Các kiến nghị liên quan đến định hướng chiến lược kinh doanh của

Một phần của tài liệu Quản trị tài sản nợ Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Trang 35 - 36)

đường và minh bạch hoá về các nội dung cấu thành và hoạt động của thị trường phái sinh này như: hàng hoá, giá cả, người mua, người bán, cơ chế thanh toán, quyền, nghĩa vụ các bên và sự bảo vệ của luật pháp đối với các bên tham gia trong thị trường này.

3.1.2 Các kiến nghị đối với Sacombank

3.1.2.1 Các kiến nghị liên quan đến định hướng chiến lược kinh doanhcủa của

Sacombank

Với chiến lược phát triển và phương hướng mục tiêu của Sacombank cho giai đoạn 2013 – 2015 là tiếp tục kiên định với mục tiêu “trở thành NH bán lẻ hàng đầu Khu vực” và hoạt động theo định hướng “hiệu quả - an toàn – bền vững”, Sacombank tiếp tục tăng cường sức cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Để đạt được mục tiêu trên, Sacombank cần phải:

Đối với nguồn vốn huy động, cần đẩy mạnh các biện pháp khơi tăng nguồn vốn huy động bằng cả biện pháp kinh tế, biện pháp kỹ thuật, biện pháp tâm lý. Theo đó mở rộng mạng lưới hoạt động là một trong những giải pháp thiết thực, và điều này cũng hợp lý theo chiến lược kinh doanh của Sacombank là mở rộng kênh phân phối nâng lên thành 600 điểm giao dịch đến năm 2020. Bên cạnh đó, kênh huy động từ việc phát hành giấy tờ có giá cũng như mua giấy tờ có giá nên được chú trọng khi nguồn huy động này mang tínhổn định cao và còn được sử dụng hiệu quả trong giao dịch thị trường mở.

Đáp ứng tất cả các nhu cầu của khách hàng về sản phẩm dịch vụ tài chính theo định hướng NH bán lẻ, trong đó chú trọng hoạt động bán chéo sản phẩm dịch vụ với các đối tác có liên kết và các công ty thành viên trong tập đoàn Sacombank, nhằm cung cấp cho thị trường các sản phẩm tài chính trọn gói với giá thành hợp lý. Cố gắng đạt mục tiêu tăng trưởng huy động ở mức 15-18%/năm, đặc biệt nguồn huy động từ dân cư cần duy trì ở tỷ lệ 65-85% trong tổng cơ cấu huy động của NH. Đối với dư nợ cho vay phấn đấu đạt mức tăng trưởng bình quân 18-20%/năm và duy trì tỷ lệ cho vay/huy động dao động trong khoảng 60-80%. Tập trung phát triển sản phẩm dịch vụ bán lẻ, đảm bảo chất lượng sản phẩm dịch vụ NH nhằm tối đa hóa mức độ hài

lòng của khách hàng. Đồng thời tạo sự khác biệt trong sản phẩm dịch vụ nhằm nâng cao tính cạnh tranh của NH, theo đó tăng dần tỷ trọng nguồn thu từ dịch vụ trong cơ cấu thu nhập của NH. Phân khúc khách hàng để từ đó có thể xây dựng chính sách khách hàng phù hợp với từng nhóm đối tượng khách hàng và đi kèm theo đó là công tác chăm sóc khách hàng, duy trì mối quan hệ bền vững với khách hàng.

Đối với hoạt động điều hòa vốn nội bộ, liên tục cập nhật thông tin phản hồi từ phía chi nhánh, các phòng nghiệp vụ để tiếp tục bổ sung các thiếu sót, điều chỉnh các bất cập nhằm hoàn thiện cơ chế điều hòa vốn nội bộ. Đối với các vấn đề về rút trước hạn hoặc thanh toán trễ hạn như đề cập trong chương 2, đề xuất ở đây là có thể áp dụng mức giá bán vốn chỉ bằng x% mức giá bán vốn hiện hành trong trường hợp khách hàng rút tiền gửi trước hạn, và áp dụng mức lãi suất phạt là y% trên giá mua vốn trong trường hợp khách hàng trả lãi trễ hạn hoặc trả trước hạn. Mức x% và y % có thể căn cứ trên quy định về tỷ lệ xử phạt rút trước hạn và thanh toán nợ trễ hạn hoặc trước hạn trong các quy chế về tiền gửi và tiền vay của NH. Coi trọng việc xây dựng và thực thi chính sách kiểm tra kiểm soát và kiểm toán nội bộ - chính sách và công cụ quản trị rủi ro, trong đó có chính sách tín dụng và công cụ ngăn chặn và xử lý nợ quá hạn phát sinh. Xây dựng bộ máy quản lý rủi ro tiên tiến, chuyên nghiệp và hoàn thiện bộ máy kiểm toán nội bộ theo chuẩn mực quốc tế. Phân tích, dự báo thị trường và nghiên cứu phát triển, đẩy mạnh hơn nữa vai trò của bộ phận nghiên cứu và phát triển. Đánh giá các rủi ro có thể xảy ra trong từng quy trình nghiệp vụ để triển khai kịp thời các biện pháp phòng ngừa và xử lý rủi ro.

Tăng cường mở rộng các mối quan hệ hợp tác liên kết kinh doanh trong và ngoài nước cũng như quan tâm chú trọng đến chính sách khách hàng. Không ngừng xây dựng thương hiệu, hình ảnh Sacombank thông qua các kênh truyền thông, minh bạch thông tin về hoạt động kinh doanh của NH, nâng cao năng lực tài chính bằng các công cụ như vốn, mạng lưới. Xây dựng cơ chế điều hành tập trung, kiên định và xuyên suốt từ Hội sở đến các điểm giao dịch trên cơ sở hệ thống dự báo hữu hiệu. Xây dựng và ổn định mô hình tổ chức và cơ cấu nhân sự cũng như mô hình kinh doanh cho phù hợp. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức hoạt động, hệ thống văn bản, quy trình, quy chế điều hành hoạt động của NH.

3.1.2.2 Một số yêu cầu cần thiết cho Sacombank để triển khai các công cụ pháisinh trong quản trị tài sản nợ

Một phần của tài liệu Quản trị tài sản nợ Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w