Đánh giá hoạt động quản trị tài sản nợ tại Sacombank

Một phần của tài liệu Quản trị tài sản nợ Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Trang 30 - 32)

- Như được phân tích, đánh giá chi tiết trong các phần trên, hoạt động quản trị TSN ở Sacombank về cơ bản đã xây dựng được một hệ thống quản trị tương đối tốt, khá đầy đủ các nội dung cần thiết cho một quy trình quản lý.

 Thứ nhất, cơ chế điều hòa vốn nội bộ theo phương thức tập trung mà

đối nguồn vốn và sử dụng vốn cũng như hạn chế được các rủi ro trong hoạt động kinh doanh NH, đây là nội dung mà hiện tại vẫn còn nhiều NHTM chưa xây dựng được.

 Thứ hai, với một hệ thống các quy định chặt chẽ về điều hành hoạt động thanh khoản đã giúp công tác quản trị thanh khoản thời gian qua tương đối ổn định, điều đó được thấy rõ khi mà Sacombank có thể điều hành tốt hoạt động kinh doanh của mình trước các đợt sóng tiền tệ giai đoạn 2010 – 2012. Trong cơ cấu nguồn vốn, bên cạnh việc duy trì nguồn tiền gửi từ TCKT & DC ở mức ổn định nhờ bám sát diễn biến thị trường và đề ra giải pháp kịp thời linh hoạt theo đặc thù từng địa bàn thì Sacombank còn có các giấy tờ có giá có tính thanh khoản cao, điều này giúp NH huy động được vốn từ thị trường mở để hỗ trợ tốt cho thanh khoản hàng ngày. Bên cạnh đó, với uy tín thương hiệu đối với các NH và định chế tài chính quốc tế được gầy dựng suốt thời gian qua, Sacombank đã đa dạng hóa và tăng dần nguồn vốn huy động thông qua các nguồn vốn ủy thác với kỳ hạn dài và lãi suất hợp lý, giảm dần sự phụ thuộc vào thị trường trong nước.

 Thứ ba, tương tự hoạt động điều hành thanh khoản, trong hoạt động tín dung Sacombank luôn kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng hiệu quả và là một trong những NH có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất trong nhóm NHTM – dưới 1% khi tỷ lệ nợ xấu trong toàn ngành NH ở thời điểm cuối năm 2009 và 2010 là 2,5%.

 Thứ tư, với những quy định chặt chẽ riêng có của NH về thanh khoản tiền mặt, tỷ lệ dự trữ cũng như các tỷ lệ cho vay/huy động, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung dài hạn cho phép NH có thể xây dựng cơ cấu TSN hợp lý. Sacombank đang cố gắng rút ngắn khoảng cách và dần tiệm cận với các chuẩn mực quốc tế. Hiện nay, Sacombank là một trong số ít NHTM có hệ thống quản lý rủi ro hiệu quả trong ngành, thể hiện qua việc kiểm soát hàng ngày các chỉ số an toàn hoạt động liên quan đến rủi ro tín dụng, thị trường và hoạt động. Đến cuối năm 2012 một số chỉ số tài chính của Sacombank như sau: tỷ lệ an toàn vốn 9,97%; dư nợ cho vay/tổng tài sản 54,64%; dư nợ cho vay/nguồn vốn huy động 61,4%; TSC sinh lời/tổng tài sản 85,64%. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận trong từng khía cạnh quản trị vẫn còn một vài hạn chế nhất định.

 Trong hoạt động điều hòa vốn nội bộ, một số trường hợp như tiền gửi bị rút trước hạn hoặc thanh toán lãi vay trễ hạn hay trả trước hạn chưa được đề

cập hướng xử lý giá nội bộ trong phương pháp điều hòa vốn hiện hữu. Trong quá trình triển khai phương pháp mới thì Hội sở vẫn đang tiến hành thu thập ý kiến đóng góp từ phía chi nhánh để tiếp tục có những điều chỉnh phù hợp nhằm hoàn thiện phương pháp điều hòa vốn.

 Về cơ chế điều hành lãi suất, cần xây dựng chính sách dự báo hiệu quả, có khả năng phản ứng với những biến động của thị trường, tránh tình trạng bị động trước các diễn biến của thị trường.

 Đối với quản trị rủi ro lãi suất thì hiện tại Sacombank chỉ dừng lại ở việc điều hành, xây dựng, điều chỉnh các khoản mục của bảng cân đối dựa trên các báo cáo quản trị và những dự báo về biến động của thị trường trong tương lai, mà chưa có giải pháp cụ thể nào để hạn chế các rủi ro trong hoạt động kinh doanh.

Kết luận chương 2

Chương này tập trung làm rõ được thực trạng hoạt động quản trị TSN tại Sacombank từ mô hình cơ cấu tổ chức đến chi tiết các hoạt động tác nghiệp trong mô hình quản trị TSN. Trong đó tập trung phân tích, đánh giá một số khoản mục TSN trọng yếu trong bảng cân đối kế toán, phân tích rủi ro lãi suất, quản trị thanh khoản, cơ chế điều hòa vốn nội bộ và điều hành lãi suất cũng như hệ thống báo cáo quản trị phục vụ hoạt động quản trị TSN. Qua đó đã trình bày được các điểm mạnh cũng như những hạn chế vẫn còn tồn tại cả về mặt chủ quan lẫn khách quan, giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện về thực trạng hoạt động quản trị TSN của Sacombank. Từ thực tế trên, trong chương 3 sẽ đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện hoạt động quản trị TSN tại Sacombank.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Quản trị tài sản nợ Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Trang 30 - 32)