Quy trình điều hành thanh khoản

Một phần của tài liệu Quản trị tài sản nợ Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Trang 28 - 29)

- Bước 1: Bộ phận điều hành thanh khoản xác định số dư tiền mặt, chuyển khoản thông qua các báo cáo gồm “báo cáo số dư thực tế chuyển khoản trong nước”, “báo cáo tồn quỹ tiền mặt tại Hội sở”, “báo cáo số dư thực tế chuyển khoản nước ngoài”.

- Bước 2: Bộ phận điều hành thanh khoản xác định số dư tiền chuyển khoản cần duy

trì trong ngày để đảm bảo tuân thủ DTBB theo quy định của NHNN.

- Bước 3:Tại CN phòng kế toán căn cứ thanh khoản thực tế đầu ngày và nhu cầu thanh khoản phát sinh trong ngày tại CN và so sánh với định mức thanh khoản tại CN để cân đối nhu cầu thanh khoản cho CN. Cụ thể trường hợp thừa hoặc thiếu thanh khoản thì CN sẽ thực hiện điều chuyển vốn đi hoặc nhận vốn về từ Hội sở; còn trường hợp thanh khoản đáp ứng nhưng chưa phù hợp với mục đích sử dụng thì CN sẽ chủ động rút tiền mặt từ tiền chuyển khoản hoặc nộp tiền mặt vào tài khoản thanh toán.

Bước 4:Căn cứ vào các nguồn dữ liệu bên trên và trên cơ sở cân đối tổng nguồn vốn

và sử dụng vốn để tạo lập báo cáo thanh khoản đầu ngày toàn NH gửi ban lãnh đạo trước 10h. Bộ phận điều hành thanh khoản cân đối giữa tổng thanh khoản hiện có và

nhu cầu thanh khoản để báo cáo đến ban lãnh đạo về tình hình cân đối, đề xuất xử lý thanh khoản trong ngày. Trong ngày, bộ phận điều hành thanh khoản tiếp tục theo dõi tình hình thanh khoản từng thời điểm để trình ban lãnh đạo đề xuất xử lý trường hợp thanh khoản biến động ngoài phạm vi đề xuất xử lý thanh khoản đầu ngày. Nhìn chung, công tác quản trị thanh khoản của NH đầy đủ các nội dung tácnghiệp cần thiết để đảm bảo an toàn thanh khoản cho NH. Bên cạnh đó, với cơ cấu TSN hiện tại thì NH đã tuân thủ các quy định của NHNN về khả năng chi trả. Như chúng ta đã biết, tình trạng thanh khoản nóng trong năm 2011 đã gây ra những hệ lụy nhất định cho thị trường tài chính mà sự thể hiện rõ nhất là tình trạng lãi suất leo thang như đã phân tích trong phần rủi ro lãi suất nêu trên. Bên cạnh một số nguyên nhân gây nên tình trạng trên như tăng trưởng tín dụng quá nóng; khách hàng đầu tư trích tữ vàng, USD do thông tin bất cân xứng, thiếu minh bạch; cạnh tranh không lành mạnh dựa trên lãi suất giữa các NH; … thanh khoản nóng còn do việc quản trị thanh khoản tại các NH chưa tốt; công tác phân tích thị trường còn yếu kém, không dự báo trước được biến động của thị trường để dự phòng vốn thanh khoản và điều chỉnh kịp thời, nên khi thị trường biến động mạnh, lạm phát xảy ra, các NH bị ảnh hưởng mạnh, dẫn đến rủi ro trong thanh khoản. Thanh khoản là vấn đề sống còn của NH, do vậy cần tập trung nâng cao năng lực quản trị của NH cũng như tăng cường liên kết toàn hệ thống, tiến đến xây dựng các chuẩn mực quản trị theo tiêu chuẩn quốc tế để đảm bảo an toàn hiệu quả trong hoạt động kinh doanh NH.

Một phần của tài liệu Quản trị tài sản nợ Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w