MỤC LỤCDANH MỤC BẢNG BIỂUDANH MỤC CHỮ VIẾT TẮTLỜI NÓI ĐẦU1CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP3Ô TÔ CỦA VIỆT NAM31.1. Quá trình hình thành và phát triển ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam31.1.1. Thời kì trước năm 199131.1.2. Thời kì từ năm 1991 đến nay41.2. Đặc điểm của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam131.2.1. Công nghiệp phụ trợ non kém131.2.2. Công nghệ kĩ thuật còn lạc hậu151.2.3. Thị trường nội địa nhỏ bé161.3. Vai trò của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam181.3.1. Đáp ứng nhu cầu vận tải trong nước181.3.2. Đóng góp khoản thu lớn cho ngân sách nhà nước191.3.3. Giải quyết việc làm cho người lao động191.3.4. Thúc đấy sự phát triển của các ngành quan trọng khác201.4. Chiến lược phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010211.4.1. Chiến lược phát triển phương tiện vận tải đường bộ211.4.2. Chiến lược phát triển công nghiệp ô tô trong nước22CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ25NHẬP KHẨU Ô TÔ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001 2011252.1. Tình hình nhập khẩu ô tô Việt Nam giai đoạn 2001 – 2011252.1.1. Kim ngạch nhập khẩu252.1.2. Thị trường nhập khẩu312.2. Thực trạng chính sách quản lý nhập khẩu ô tô của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay352.2.1. Chính sách thuế nhập khẩu352.2.2. Các biện pháp hạn chế định lượng502.2.3. Các biện pháp về tiêu chuẩn kỹ thuật522.3. Đánh giá thực trạng chính sách quản lý nhập khẩu ô tô552.3.1. Những thành tựu552.3.2. Những bất cập56CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHẬP KHẨU Ô TÔ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020613.1. Quan điểm phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt nam613.1.1. Quan điểm chung của Đảng và Nhà nước về phát triển ngành cơ khí Việt Nam613.1.2. Quan điểm phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam613.2. Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Viêt Nam đến năm 2020.633.3. Định hướng hoàn thiện chính sách quản lý nhập khẩu ô tô663.3.1. Thực hiện các cam kết quốc tế663.3.2. Đảm bảo tính ổn định nhất quán693.3.3. Đảm bảo tính cạnh tranh bình đẳng doanh nghiệp703.3.4. Tạo điều kiện phát triển công nghiệp ô tô trong nước đồng thời vẫn đảm bảo lợi ích người tiêu dùng713.3.5. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ cán bộ làm công tác hoạch định chính sách thuế723.4. Các khuyến nghị nhằm tăng hiệu quả chính sách quản lý nhập khẩu ô tô723.4.1. Kiến nghị với Nhà nước723.4.2. Kiến nghị với doanh nghiệp77KẾT LUẬN80DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO82 DANH MỤC BẢNG BIỂUBảng 1.1: Các liên doanh sản xuất ô tô tại Việt Nam5Bảng 1.2 : Sản lượng ô tô của 11 liên doanh sản xuất và lắp ráp ô tô tại Việt Nam từ năm 2001 đến 20047Bảng 1.3: Danh sách 18 thành viên VAMA13Bảng 1.4. Số lượng xe mới tiêu thụ của các thành viên VAMA năm 201117Bảng 1.5 : Cơ cấu các phương tiện giao thông Việt Nam21Bảng 2.1: Lượng ô tô nhập khẩu vào Việt Nam từ năm 2001 đến năm 200725Bảng 2.2: Kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc năm 201128Bảng 2.3: Kim ngạch nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô từ các thị trường34năm 2008, 2009, 2010, 201134Bảng 3.1. Dự kiến sản lượng ô tô các loại đến năm 202064Hình 1.1: Thị phần của các liên doanh sản xuất ô tô ở Việt Nam năm 20048 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮTTừ viết tắtTiếng AnhTiếng ViệtAPECAsiaPacific Economic Cooperation Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình DươngASEANAssociation of Southeast Asian NationsHiệp hội các Quốc gia Đông Nam ÁAFTAASEAN Free Trade Area Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN CKDComplete knock – down Xe nguyên chiếc thao rờiIKDIncomplete knock– down Bộ linh kiệnFDIForeign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoàiUSD MỹUnited States dollar Đồng đô laWTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giớiVAMA Vietnam Automobile Manufacturers Association Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam LỜI NÓI ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tàiNgành công nghiệp ô tô của Việt Nam vẫn là một ngành non trẻ, Chính phủ Việt Nam đã tạo điều kiện rất lớn cho việc phát triển ngành công nghiệp ô tô với mong muốn đưa ngành công nghiệp ô tô trở thành ngành mũi nhọn vào năm 2020. Trong những năm qua Nhà nước đã luôn khẳng định vai trò chủ chốt của ngành công nghiệp ô tô trong sự nghiệp phát triển kinh tế và luôn tạo điều kiện thuận lợi thông qua việc đưa ra các chính sách ưu đãi để khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào sản xuất ô tô và phụ tùng. Nhưng sau hơn 20 năm xây dựng và phát triển ngành, công nghiệp ô tô Việt Nam dường như vẫn chưa đi được bao xa so với điểm xuất phát. Tính cho đến thời điểm hiện tại,công nghiệp ô tô Việt Nam chỉ mới dừng lại ở mức lắp ráp đơn thuần. Việt Nam vẫn chưa sản xuất được linh kiện, phụ tùng nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất lắp ráp các loại ô tô trong nước. Giá của ô tô Việt Nam thuộc dạng đắt nhất thế giới, gây rất nhiều thiệt thòi cho người tiêu dùng nội địa. Thực tế này đã khiến Chính phủ cùng với các Bộ ngành liên quan xem xét lại một cách chi tiết và khách quan những thành quả đã đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại, để từ đó có cơ sở vạch ra một chiến lược cụ thể cho việc phát triển ngành. Trong đó hoạt động nhập khẩu ô tô là một lĩnh vực đặc biệt quan trọng trong bối cảnh Việt nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế.Vậy phải chăng đã đến lúc nhà nước đưa ra các chính sách để điều chỉnh việc nhập khẩu ô tô, hay là vẫn tiếp tục bảo hộ thị trường ô tô nội địa? Chính những lí do đặc biệt trên đã khiến người viết lựa chọn đề tài “ Chính sách quản lí nhập khẩu ô tô của Việt Nam và định hướng hoàn thiện” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.2. Mục đích nghiên cứuMục đích của đề tài là trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động của ngành công nghiệp ô tô và đánh giá các chính sách quản lý nhập khẩu ô tô của Việt Nam trong những năm qua để từ đó đề xuất các định hướng hoàn thiện các chính sách này.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan đến ngành công nghiệp ô tô Việt Nam nhưng tập trung hơn vào chính sách quản lý nhập khẩu ô tô của Việt Nam.Về phạm vi nghiên cứu, trong khuôn khổ bài khóa luận, người viết chỉ tập trung nghiên cứu các chính sách quản lý nhập khẩu ô tô của Việt Nam từ năm 2001 đến hết năm 2011.4. Nhiệm vụ nghiên cứuĐánh giá thực trạng hoạt động của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.Phân tích tình hình nhập khẩu ô tô của Việt Nam trong những năm gần đây.Phân tích chính sách quản lý nhập khẩu ô tô của Việt Nam từ năm 2001 đến hết năm 2011.Rút ra được các ưu, nhược điểm của các chính sách đó.Đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện hơn các chính sách trong giai đoạn sắp tới của Việt Nam.5. Phương pháp nghiên cứuKhóa luận sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, phương pháp đối chiếu và phương pháp thống kê toán.6. Kết cấu của khóa luậnNgoài lời nói đầu, kết luận, mục lục và các danh mục tài liệu tham khảo, nội dung nghiên cứu của khóa luận được trình bày trong 3 chương:Chương I : Tổng quan về ngành công nghiệp ô tô Việt NamChương II : Chính sách quản lý nhập khẩu ô tô của VN giai đoạn 2001 – 2011Chương III : Định hướng hoàn thiện chính sách quản lý nhập khẩu ô tô Việt Nam đến năm 2020Trong quá trình thực hiện bài viết, người viết xin được chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và chỉ bảo của TS – Nguyễn Xuân Nữ đã giúp tôi hoàn thành bài khóa luận của mình. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, người viết cũng không tránh được khỏi những sai sót, tôi rất kính mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để bài khóa luận của mình được hoàn thiện hơn.Hà Nội, ngày 11 tháng 05 năm 2012
Trang 1KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Thương mại quốc tế
CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHẬP KHẨU Ô TÔ CỦA VIỆT NAM VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN
Họ và tên sinh viên : Đỗ Quang Hải
Trang 2DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP 3
Ô TÔ CỦA VIỆT NAM 3
1.1 Quá trình hình thành và phát triển ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam 3
1.1.1 Thời kì trước năm 1991 3
1.1.2 Thời kì từ năm 1991 đến nay 4
1.2 Đặc điểm của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam 13
1.2.1 Công nghiệp phụ trợ non kém 13
1.2.2 Công nghệ kĩ thuật còn lạc hậu 15
1.2.3 Thị trường nội địa nhỏ bé 16
1.3 Vai trò của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam 18
1.3.1 Đáp ứng nhu cầu vận tải trong nước 18
1.3.2 Đóng góp khoản thu lớn cho ngân sách nhà nước 19
1.3.3 Giải quyết việc làm cho người lao động 19
1.3.4 Thúc đấy sự phát triển của các ngành quan trọng khác 20
1.4 Chiến lược phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 21
1.4.1 Chiến lược phát triển phương tiện vận tải đường bộ 21
1.4.2 Chiến lược phát triển công nghiệp ô tô trong nước 22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ 25
NHẬP KHẨU Ô TÔ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001 - 2011 25
2.1 Tình hình nhập khẩu ô tô Việt Nam giai đoạn 2001 – 2011 25
2.1.1 Kim ngạch nhập khẩu 25
2.1.2 Thị trường nhập khẩu 31
2.2 Thực trạng chính sách quản lý nhập khẩu ô tô của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay 35
2.2.1 Chính sách thuế nhập khẩu 35
2.2.2 Các biện pháp hạn chế định lượng 50
2.2.3 Các biện pháp về tiêu chuẩn kỹ thuật 52
2.3 Đánh giá thực trạng chính sách quản lý nhập khẩu ô tô 55
Trang 32.3.2 Những bất cập 56
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHẬP KHẨU Ô TÔ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 61
3.1 Quan điểm phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt nam 61
3.1.1 Quan điểm chung của Đảng và Nhà nước về phát triển ngành cơ khí Việt Nam 61
3.1.2 Quan điểm phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam 61
3.2 Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Viêt Nam đến năm 2020 63
3.3 Định hướng hoàn thiện chính sách quản lý nhập khẩu ô tô 66
3.3.1 Thực hiện các cam kết quốc tế 66
3.3.2 Đảm bảo tính ổn định nhất quán 69
3.3.3 Đảm bảo tính cạnh tranh bình đẳng doanh nghiệp 70
3.3.4 Tạo điều kiện phát triển công nghiệp ô tô trong nước đồng thời vẫn đảm bảo lợi ích người tiêu dùng 71
3.3.5 Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ cán bộ làm công tác hoạch định chính sách thuế 72
3.4 Các khuyến nghị nhằm tăng hiệu quả chính sách quản lý nhập khẩu ô tô 72
3.4.1 Kiến nghị với Nhà nước 72
3.4.2 Kiến nghị với doanh nghiệp 77
KẾT LUẬN 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
Trang 4Bảng 1.1: Các liên doanh sản xuất ô tô tại Việt Nam 5 Bảng 1.2 : Sản lượng ô tô của 11 liên doanh sản xuất và lắp ráp ô tô tại Việt Nam từ năm 2001 đến 2004 7 Bảng 1.3: Danh sách 18 thành viên VAMA 13 Bảng 1.4 Số lượng xe mới tiêu thụ của các thành viên VAMA năm 2011 17 Bảng 1.5 : Cơ cấu các phương tiện giao thông Việt Nam 21 Bảng 2.1: Lượng ô tô nhập khẩu vào Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2007.25 Bảng 2.2: Kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc năm 2011 28 Bảng 2.3: Kim ngạch nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô từ các thị trường 34 năm 2008, 2009, 2010, 2011 34 Bảng 3.1 Dự kiến sản lượng ô tô các loại đến năm 2020 64
Hình 1.1: Thị phần của các liên doanh sản xuất ô tô ở Việt Nam năm 2004 8
Trang 5Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
Cooperation
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu
Á – Thái Bình DươngASEAN Association of Southeast Asian
IKD Incomplete knock– down Bộ linh kiện
FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoàiUSD Mỹ United States dollar Đồng đô la
WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
Manufacturers' Association
Hiệp hội các nhà sản xuất ô tôViệt Nam
Trang 6LỜI NÓI ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam vẫn là một ngành non trẻ, Chính phủViệt Nam đã tạo điều kiện rất lớn cho việc phát triển ngành công nghiệp ô tô vớimong muốn đưa ngành công nghiệp ô tô trở thành ngành mũi nhọn vào năm 2020.Trong những năm qua Nhà nước đã luôn khẳng định vai trò chủ chốt của ngànhcông nghiệp ô tô trong sự nghiệp phát triển kinh tế và luôn tạo điều kiện thuận lợithông qua việc đưa ra các chính sách ưu đãi để khuyến khích các doanh nghiệptrong và ngoài nước đầu tư vào sản xuất ô tô và phụ tùng Nhưng sau hơn 20 nămxây dựng và phát triển ngành, công nghiệp ô tô Việt Nam dường như vẫn chưa điđược bao xa so với điểm xuất phát Tính cho đến thời điểm hiện tại,công nghiệp ô
tô Việt Nam chỉ mới dừng lại ở mức lắp ráp đơn thuần Việt Nam vẫn chưa sản xuấtđược linh kiện, phụ tùng nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất lắp ráp các loại ô tô trongnước Giá của ô tô Việt Nam thuộc dạng đắt nhất thế giới, gây rất nhiều thiệt thòicho người tiêu dùng nội địa Thực tế này đã khiến Chính phủ cùng với các Bộngành liên quan xem xét lại một cách chi tiết và khách quan những thành quả đã đạtđược cũng như những hạn chế còn tồn tại, để từ đó có cơ sở vạch ra một chiến lược
cụ thể cho việc phát triển ngành Trong đó hoạt động nhập khẩu ô tô là một lĩnh vựcđặc biệt quan trọng trong bối cảnh Việt nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng vàonền kinh tế quốc tế
Vậy phải chăng đã đến lúc nhà nước đưa ra các chính sách để điều chỉnh việcnhập khẩu ô tô, hay là vẫn tiếp tục bảo hộ thị trường ô tô nội địa? Chính những lí dođặc biệt trên đã khiến người viết lựa chọn đề tài “ Chính sách quản lí nhập khẩu ô tôcủa Việt Nam và định hướng hoàn thiện” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình
2 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động của ngànhcông nghiệp ô tô và đánh giá các chính sách quản lý nhập khẩu ô tô của Việt Namtrong những năm qua để từ đó đề xuất các định hướng hoàn thiện các chính sách này
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan đến ngành côngnghiệp ô tô Việt Nam nhưng tập trung hơn vào chính sách quản lý nhập khẩu ô tô
Trang 7của Việt Nam.
Về phạm vi nghiên cứu, trong khuôn khổ bài khóa luận, người viết chỉ tậptrung nghiên cứu các chính sách quản lý nhập khẩu ô tô của Việt Nam từ năm 2001đến hết năm 2011
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đánh giá thực trạng hoạt động của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
Phân tích tình hình nhập khẩu ô tô của Việt Nam trong những năm gần đây.Phân tích chính sách quản lý nhập khẩu ô tô của Việt Nam từ năm 2001 đếnhết năm 2011
Rút ra được các ưu, nhược điểm của các chính sách đó
Đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện hơn các chính sách trong giai đoạnsắp tới của Việt Nam
5 Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp phântích tổng hợp, so sánh, phương pháp đối chiếu và phương pháp thống kê toán
6 Kết cấu của khóa luận
Ngoài lời nói đầu, kết luận, mục lục và các danh mục tài liệu tham khảo, nộidung nghiên cứu của khóa luận được trình bày trong 3 chương:
Chương I : Tổng quan về ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
Chương II : Chính sách quản lý nhập khẩu ô tô của VN giai đoạn 2001 – 2011 Chương III : Định hướng hoàn thiện chính sách quản lý nhập khẩu ô tô Việt
Nam đến năm 2020
Trong quá trình thực hiện bài viết, người viết xin được chân thành cảm ơn sựhướng dẫn và chỉ bảo của TS – Nguyễn Xuân Nữ đã giúp tôi hoàn thành bài khóaluận của mình Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, người viết cũng không tránhđược khỏi những sai sót, tôi rất kính mong nhận được sự góp ý của các thầy cô đểbài khóa luận của mình được hoàn thiện hơn
Hà Nội, ngày 11 tháng 05 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Đỗ Quang Hải
Trang 8CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP
Ô TÔ CỦA VIỆT NAM
1.1 Quá trình hình thành và phát triển ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam
1.1.1 Thời kì trước năm 1991
Trước năm 1954 xe ô tô sử dụng ở Việt Nam hoàn toàn là xe của nước ngoàimang từ Pháp sang với các nhãn xe nổi tiếng như Peogoet, Renault, Phụ tùng đượcnhập 100% từ Pháp, Việt Nam chỉ làm những chi tiết đơn giản như bulong, ecu,…phục vụ cho sửa chữa xe Các hãng của Pháp thành lập các gara vừa trưng bày bán
xe, vừa tiến hành dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng và sửa chữa Tuy nhiên, số lượng xe
ô tô sửa dụng ở Việt Nam trong thời kì này là rất ít ỏi
Ngày 2/9/1960, hai chiếc xe đầu tiên lắp ráp tại Việt Nam đã tham gia diễuhành tại quảng trường Ba Đình Sau hai xe này, Việt Nam không sản xuất thêm nữa
vì chất lượng xe có nhiều hạn chế
Thời kỳ này Việt Nam đã đề nghị Liên xô giúp đỡ xây dựng một nhà máy sảnxuất động cơ D50 với tất cả các công đoạn hoàn chỉnh từ đúc gang thép, rèn đến giacông cơ khí chính xác Năm 1975 khi nhà máy đang xây dựng thì miền Nam hoàntoàn giải phóng Thời gian sau đó, quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với các nước xã hộichủ nghĩa không còn được như trước, làm ảnh hưởng đến việc hoàn chỉnh nhà máy
và duy trì hoạt động sau này Cuối cùng ta không tiếp tục sản xuất nữa
Từ năm 1975 đến năm 1991, Việt Nam chủ yếu là nhập khẩu xe ô tô của cácnước khối XHCN hoặc nhập sát xi về đóng thành xe khách Thời gian này không cóđầu tư vào sản xuất lắp ráp ô tô với các dây chuyền đồng bộ Nhiệm vụ chính củacác nhà máy lúc đó chỉ là sửa chữa và đại tu xe Ngành công nghiệp luyện kim, vậtliệu chưa phát triển Tính chất kế hoạch hóa mất dần tác dụng, sự bao cấp đầuvào, đầu ra cho các nhà máy ô tô không còn được như trước, cùng với đó thiết bị kĩthuật, máy móc lỗi thời, lạc hậu Ở miền Bắc, các nhà máy đứng trước nguy cơđóng cửa do sự xuống cấp nghiêm trọng, ngay cả nhà máy cơ khí Ngô Gia Tự 3 – 2,niềm tự hào của chúng ta trước kia đã phải cho một bộ phận công nhân nghỉ khônglương Ở miền Nam, chúng ta không có nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô, chỉ có các
Trang 9xưởng sửa chữa và bán phụ tùng xe ngoại nhập.
Đại hội Đảng VI năm 1986 đã đánh dấu bước chuyển mình của nền kinh tếViệt Nam Chính phủ bắt đầu thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, làm bạn vớitất cả các nước trên thế giới trên cơ sở hợp tác đôi bên cùng có lợi Đảng và Nhànước đã nhìn thấy những điểm yếu về vốn, về công nghệ, về con người, … củangành trong khi nền kinh tế của chúng ta cần nhiều chủng loại xe để phục vụ côngcuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Để phát triển ngành công nghiệp ô tô, chúng ta cần có nguồn vốn lớn, trangthiết bị, công nghệ hiện đại, với đội ngũ cán bộ đủ năng lực và trình độ để có thể sửdụng tốt hệ thống trang thiết bị đó Song tại thời điểm này, việc chúng ta tự đầu tưtoàn bộ trang thiết bị, công nghệ hoàn chỉnh để sản xuất xe là điều không thể Mặtkhác, chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý, công tác đào tạocán bộ cho ngành công nghiệp này Trên thế giới đã có một số nước đi theo conđường tự đầu tư bằng việc vay vốn nước ngoài như Agentina, Mexico song vì vốnvay quá lớn, số lượng xe tiêu thụ ban đầu còn ít dẫn đến tình trạng tồn đọng nợ, tạothành gánh nặng cho Ngân sách nhà nước
Chúng ta đã đi theo một hướng khác Song song với việc kêu gọi các nhà đầu
tư nước ngoài vào đầu tư tại Việt Nam, chúng ta đã ban hành một loạt các chínhsách về ưu đãi đầu tư Điều này đã làm thị trường ô tô trong nước sôi động hơn,nhiều nhà đầu tư đã đến Việt Nam để tìm hiều thị trường, nghiên cứu các hướng đầu
tư có lợi nhất Tuy nhiên do thời kì này ta còn bị Mỹ cấm vận về kinh tế nên cáchãng sản xuất xe hơi lớn của Mỹ, Nhật Bản và Châu Âu còn dè dặt trong việc quyếtđịnh có đầu tư tại Việt Nam hay không Họ thường đầu tư gián tiếp thông qua mộtcông ty Châu Á nào đó Tuy nhiên, đây cũng là những tiền đề quan trọng cho việcthành lập các liên doanh lắp ráp ô tô tại Việt Nam thời gian sau đó
1.1.2 Thời kì từ năm 1991 đến nay
Ngành công nghiệp ô tô chỉ thực sự hình thành từ năm 1991 khi Chính phủcho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được sản xuất và lắp ráp ô tôtại Việt Nam
Đầu tiên là sự xuất hiện của 2 công ty liên doanh là MeKong và VMC Saugần 10 năm hình thành và phát triển,đến năm 2000 cả nước đã có 11 liên doanh
Trang 10thuộc Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) với tổng số vốn đầu tư là543,429 triệu đô la, các liên doanh ô tô có tổng sản lượng đăng ký 148,200chiếc/năm, giải quyết công ăn việc làm cho hơn 3000 lao động
Bảng 1.1: Các liên doanh sản xuất ô tô tại Việt Nam
70%
-Nhà máy cơ khí Cổ Loa
-Nhà máy SAKYNO30%
-Nhà máy ô tô Hòa Bình
-Trancimex30%
-SAMCO-Nhà máy ô tô 1-530%
Trang 11-Tổng công ty máy vàđộng lực công nghiệp20%
-SAMCOGOVIMEX30%
-Nhà máy sửa chữa ô
tô số 133%
17.030
(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Hiện nay Công ty Toyota Việt Nam đang đứng đầu về sản lượng và doanh sốbán hàng trong các liên doanh ô tô ở Việt Nam Đồng thời đây cũng được đánh giá làcông ty có hệ thống dịch vụ tốt nhất ở Việt Nam Hầu hết ô tô do các liên doanh FDIsản xuất là các loại xe con và các loại xe có nhu cầu lớn ở thị trường Việt Nam Tuynhiên, hiện nay các loại xe do liên doanh sản xuất đều có giá cao hơn so với các sảnphẩm cùng loại của Trung Quốc, Hàn Quốc và khối nước SNG sản xuất được nhậpkhẩu vào Việt Nam
Với 11 liên doanh ô tô, trừ Công ty Hino sản xuất xe tải nặng, còn lại đều cóthể tổ chức sản xuất bất kỳ sản phẩm nào Các DN này đại diện cho những nhà sảnxuất lớn với bí quyết công nghệ khác nhau nên hầu như ít phối hợp, mà cạnh tranhlộn xộn Hầu hết các liên doanh chỉ mới thực hiện phương thức lắp ráp dạng CKD2hoặc ở dạng IKD với dây chuyền công nghệ gần giống nhau như hàn lắp khung xe,tẩy rửa sơn (trong đó chỉ có 1 số DN có dây chuyền sơn tĩnh điện như Toyota, Ford,Mitsubshi còn lại các DN khác phải thuê hoặc không sử dụng công nghệ sơn tĩnhđiện), lắp ráp kèm thiết bị kiểm tra Riêng Công ty Toyota năm 2003 đầu tư dâychuyền dập chi tiết thân xe Tỷ lệ nội địa hoá của các liên doanh cao nhất không quá
Trang 1213%, thấp nhất là 2% Việc đào tạo nhân lực và chuyển giao công nghệ cũng mới chỉđáp ứng cho công đoạn lắp ráp ô tô.
Theo báo cáo của Hiệp hội ô tô Việt Nam thì 11 liên doanh lắp ráp ô tô ởViệt Nam năm 2002 đã sản xuất 26.706 xe ô tô gồm 37 loại xe thuộc 14 nhà máysản xuất ô tô thế giới khác nhau, đến năm 2004 đã tăng lên 40.541 chiếc
Bảng 1.2 : Sản lượng ô tô của 11 liên doanh sản xuất và lắp ráp ô tô tại Việt
(Nguồn: Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam – VAMA)
Hình 1.1: Thị phần của các liên doanh sản xuất ô tô ở Việt Nam năm 2004
Trang 13(Nguồn: Hiệp hội những nhà sản xuất ô tô Việt Nam – VAMA)
Tổng công suất tại thời điểm đăng ký của 11 liên doanh FDI là 148.200chiếc/năm Khai thác công suất của các liên doanh năm 2002 mới đạt trung bìnhkhoảng 18% so với công suất thiết kế Năm 2001, công ty Toyota Việt Nam có thịphần lớn nhất ( chiếm 29% ) cũng chỉ bán ra chưa đến 6000 chiếc Tỷ lệ nội địa hóacủa các doanh nghiệp FDI mới đạt cao nhất là 10%, thấp nhất là 2%, tỷ lệ sử dụnglinh kiện trong nước chưa được bao nhiêu so với cam kết theo dự án ban đầu củacác liên doanh, chỉ mới sử dụng một số ít chi tiết được sản xuất trong nước giái trịcòn thấp như ắc quy, săm lốp, ghế ngồi, dây điện, ăng ten
Ngoài ra công nghiệp ô tô Việt Nam hiện nay còn bao gồm trên 160 DN sảnxuất lắp ráp, sửa chữa ô tô trong nước ra đời
Nền tảng của các DN ô tô trong nước là những DN cơ khí lớn trước kia làmcông việc sửa chữa đại tu xe, nay được bổ sung, nâng cao năng lực sản xuất Các
DN này hầu hết được tổ chức theo hướng chuyên môn hoá một số chủng loại xe (xetải, xe khách, xe chuyên dùng) với dây chuyền sản xuất đơn giản là gò, hàn, sơn, lắpráp thiếu sự hợp tác lẫn nhau Trang thiết bị phần lớn lạc hậu Trừ Công ty Cơ khí
ô tô 1/5 đã đầu tư 433 tỷ đồng sản xuất xe buýt và xe 24 chỗ, thì các DN còn lại chủyếu là lắp ráp ô tô từ sát xi nhập khẩu có xuất xứ SNG hoặc Trung Quốc Tổng giátrị tài sản mỗi DN không vượt quá 20 tỷ đồng Các doanh nghiệp sản xuất ô tô ViệtNam bao gồm:
- Công ty ô tô 1-5:
Đây là nhà sản xuất lớn nhất của tổng công ty cơ khí giao thông vận tải(Transinco) Hoạt động của công ty là sản xuất các trang thiết bị xây dựng và cơkhí, xe khách và xe tải Cho đến nay, công ty đang tập trung sản xuất xe buýt và đây
là dự án lớn nhất về xe buýt có vốn của Transinco Với mạng lưới khắp cả nướccông ty đã tự hào là nhà sản xuất xe buýt lớn nhất Việt Nam
-Công ty cơ khí ô tô 3-2:
Đơn vị quản lý của công ty cũng là tổng công ty cơ khí giao thông vận tải,các hoạt động chính của công ty là sản xuất các loại xe buýt , sửa chữa và bảodưỡng xe Vì có công suất nhỏ nên công ty chỉ nhận các đơn đặt hang từ các tỉnhmiền Bắc và mạng lưới phân phối cũng bị giới hạn Hiện tại, nhà máy cũng là văn
Trang 14phòng đại diện của công ty.
- Công ty ô tô Hòa Bình:
Đây cũng chính là đơn vị nằm dưới sự điều hành của tổng công ty cơ khígiao thông vận tải Transinco, với kinh nghiệm nhiều năm sản xuất xe buýt và xe tải,cùng với công ty ô tô 1-5 và 3-2, các sản phẩm chính của công ty này là xe buýt
- Công ty TRACIMEXCO:
Đây là một công ty của Bộ giao thông vận tải, Tracimexco nổi tiếng là mộtcông ty chuyên xuất nhập khẩu các trang thiết bị xây dựng và cơ khí, vật tư xâydựng và xe buýt Bên cạnh các chi nhánh và các công ty liên, công ty còn có mộtmạng lưới phân phối trên toàn quốc
- Công ty SAMCO:
Là một công ty của Sở giao thông công chính thành phố Hồ Chí Minh và cácchi nhánh của mình, các công ty liên doanh và công ty cổ phần, Samco được biếtđến là nhà sản xuất ô tô chuyên dụng, xe tải và xe buýt Nhà máy ô tô An Lạc ( mộtchi nhánh của SAMCO) là nhà sản xuất ô tô chính của công ty
- Công ty TNHH Trường Hải:
Được đặt tại thị xã Đồng Nai, Công ty TNHH Trường Hải được xem như làmột nhà sản xuất tư nhân chuyên nhập khẩu các xe của hãng KIA và các phụ tùnglắp ráp xe tải và xe buýt Mặt khác, công ty cũng nhập các xe cũ từ Hàn Quốc đểsửa chữa và bán
- Công ty cơ khí ô tô xe máy Thanh Xuân:
Công ty Cơ khí Ô tô Xe máy Thanh Xuân là doanh nghiệp Nhà nước đượcthành lập lại theo quyết định số: 1107/2002-QĐ.BCA (H11) ngày 4 tháng 11 năm
2002 của Bộ trưởng Bộ Công an Là một công ty của Bộ công an, công ty bắt đầu lắpráp xe vào đầu năm 2002 với công suất nhỏ Công ty nhập trực tiếp các phụ tùng dướidạng IKD, CKD từ công ty Ulianopcki Automobile của Nga để lắp ráp xe UAZ
- Công ty cơ khí và thiết bị điện:
Là một công ty trực thuộc Sở Giao thông công chính Đà Nẵng, bắt đầu từđầy năm 2003, Công ty cơ khí Đà Nẵng đã hợp nhất với công ty Thiết bị cơ khí vàđiện Xưởng sản xuất ô tô của Công ty trực thuộc công ty ô tô Đà Nẵng Hoạt độngchính của công ty là sản xuất các trang thiết bị cơ, lắp ráp xe con và xe buýt hiệu
Trang 15UAZ, bảo dưỡng và đại tu ô tô.
- Nhà máy ô tô Xuân Kiên ( Vinaxuki):
Nhà máy ô tô Xuân Kiên thuộc xí nghiệp tư doanh Xuân Kiên, đã tiến hànhđầu tư sản xuất ô tô từ năm 2003, hiện đã khánh thành giai đoạn 1 với số vốn là 300
tỉ đồng ( không kể vốn lưu động ) Năng lực sản xuất ô tô của nhà máy đạt 15.000
xe tải nhẹ, 3000 xe bán tải, 10.000 xe tải nặng, 7000 xe buýt mỗi năm Là mộtdoanh nghiệp tư nhân lớn nhất ở Việt Nam , Vinaxuki đã đưa ra thị trường 13 loạixe: xe tải, xe bán tải, xe buýt các loại với giá bán xe rẻ nhất chỉ có 5900USD/chiếc.Tuy giá rẻ nhưng chất lượng được đánh giá khá cao bởi công nghệ sản xuất tiên tiếnhiện đại
Đây là nhà máy ô tô được đánh giá là đầu tư có bài bản và hiện đại nhất từtrước đến nay của doanh nghiệp 100% vốn trong nước với hàng loạt các dây chuyềnsản xuất có công nghệ hiện đại của các nước có ngành công nghiệp ô tô phát triểnnhư Đức, Italia, Nhật Bản
Có thể nói, các liên doanh có vai trò cực kỳ quan trọng trong bước đầu tạodựng nên ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong khi vai trò của các doanh nghiệptrong nước là khá mờ nhạt
Giai đoạn từ 2003 đến nay, trong quá trình tăng tốc đàm phán gia nhậpWTO, Việt Nam phải ban hành, điều chỉnh các chính sách cho phù hợp với yêu cầucủa WTO Hàng loạt chính sách ưu đãi mang tính phân biệt đối xử trái với cácnguyên tắc của WTO trong ngành này (ví dụ chính sách giảm thuế tiêu thụ đặc biệtđối với ô tô sản xuất trong nước) dần được dỡ bỏ Doanh nghiệp ô tô trong nướcgặp khá nhiều khó khăn
Năm 2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên WTO Đây là thời điểm
mà do những biến động về kinh tế, chính sách đối với ngành ô tô (đặc biệt là chínhsách thuế) thường xuyên thay đổi và khó dự đoán Mặc dầu vậy, do một số nguyênnhân khách quan thuận lợi (tốc độ tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, sự gia tăng vềmức sống dân cư, nhu cầu sử dụng xe ô tô trong nước có xu hướng tăng cao …), sảnlượng ô tô sản xuất trong nước có xu hướng tăng mạnh
Năm 2010 (sau hơn 3 năm khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức củaWTO) tổng công suất thiết kế của ngành ô tô có thể lên đến 800.000 xe/năm Trong
Trang 16số các doanh nghiệp đang hoạt động, hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam(VAMA) quy tụ 18 doanh nghiệp ( gồm 12 doanh nghiệp FDI và 6 doanh nghiệpnội địa), công suất thiết kế 245.000 xe/ năm, có thể coi là lực lượng nòng cốt Hiệphội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam là một tổ chức phi chính phủ, phi chính trị vàphi lợi nhuận, được thành lập trên nguyên tắc tự nguyện của các nhà sản xuất ô tôđược cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam Được thành lập vào Ngày 03/08/2000theo quyết định số 52/2000/QD-BTCCBCP của Ủy ban tổ chức và nhân sự Chínhphủ (nay gọi là Bộ Nội vụ) Với tên đầy đủ là : "Hiệp hội các nhà sản xuất Ô tôViệt Nam " và tên giao dịch là : "VAMA" Năm 2005 chứng kiến sự có mặt lần đầutiên của 5 công ty vốn đầu tư trong nước trong hiệp hội gồm Tổng công ty cơ khígiao thông Sài Gòn (SAMCO), Công ty ô tô Trường Hải, Tổng công ty máy độnglực và máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM), Tập đoàn than Việt Nam(VINACOAL) và Công ty tư nhân Xuân Kiên Kể từ khi thành lập, các thành viênVAMA đã có những bước phát triển đáng ghi nhận và trở thành những doanhnghiệp đi đầu trong việc đóng thuế cho Nhà nước với khoảng 2 tỷ USD và tạo rahơn 65.000 việc làm trực tiếp và gián tiếp đến năm 2011.
Trang 17Mục đích của Hiệp hội (VAMA):
Khuyến khích sự phát triển và tiến bộ của ngành công nghiệp ô tô Việt Namnói riêng và góp phần vào sự phát triển kinh tế và sự thịnh vượng của cộng đồng nóichung
Đại diện và bảo vệ quyền hạn và lợi ích hợp pháp của người lao động cũngnhư người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp thành viên của Hiệp hội
Bảo đảm và cải thiện quyền hạn và lợi ích hợp pháp của người sử dụng xetrên các phương diện chất lượng, độ tin cậy, sự an toàn, việc bảo vệ môi trường,dịch vụ và bảo hành; tranh thủ và ứng dụng những thành tựu tiến bộ nhất của côngnghệ ô tô cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
Tham gia vào các chương trình nghiên cứu và phát triển về ô tô cũng nhưviệc bảo đảm bảo vệ tốt môi trường tại Việt Nam
Các hoạt động chính của VAMA:
Kể từ khi thành lập vào năm 2000, VAMA luôn có mối quan hệ chặt chẽ vớicác ban ngành đại diện của Chính phủ như Bộ Tài Chính, Bộ Khoa học và Côngnghệ, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công nghiệp, Phòng Đăng kiểm, Tổng cục tiêuchuẩn đo lường chất lượng,… trong việc xây dựng các tiêu chuẩn và chính sáchphát triển vì sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
• Hỗ trợ hoạch định chính sách
• Áp dụng khoa học kỹ thuật
• Bảo vệ môi trường
• Hợp tác quốc tế
Trang 18Bảng 1.3: Danh sách 18 thành viên VAMA
5 Công ty Liên doanh Mercedes Benz Việt
Nam
Mercedes-Benz
9 Công ty liên doanh ô tô Hòa Bình Kia, Mazda, BMW
11 Công ty liên doanh sản xuất ô tô Ngôi Sao Mitsubishi
12 Tổng công ty cơ khí giao thông Sài Gòn Samco
14 Tổng công ty máy động lực và máy nông
16 Doanh nghiệp tư nhân Xuân Kiên Vinaxuki
(Nguồn: Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam VAMA Ghi chú: các đơn vị có số thứ tự từ 12 đến 16 là doanh nghiệp nội địa)
Từ đây có thể thấy, nếu như quan điểm xây dựng công nghiệp ô tô Việt Namthuở sơ khai là đi từ sản xuất phụ tùng cơ bản rồi nâng dần lên sản xuất ô tô đãkhông có tính thực tiễn thì nay đã được thay thế bởi con đường đi từ lắp ráp ô tô rồitiến hành từng bước nội địa hóa sản xuất phụ tùng như các nước ASEAN và Châu
Á đã trải qua
1.2 Đặc điểm của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
1.2.1 Công nghiệp phụ trợ non kém
Chiếc ô tô là một sản phẩm công nghiệp vô cùng phức tạp Một chiếc ô tôhiện đại có trên 25.000 chi tiết Bản thân các nhà sản xuất ô tô không thể tự mìnhsản xuất ra toàn bộ số lượng lớn các chi tiết đó Các công ty sản xuất ô tô nhận được
từ các nhà cung cấp phần lớn các chi tiết lắp ráp và nguyên vật liệu sản xuất Sựkhác nhau về tỷ lệ cũng như nội dung phân chia giữa phần giá trị hàng hoá mà các
Trang 19nhà sản xuất ô tô tự tạo ra và phần mà họ đặt hàng các nhà cung cấp tuỳ theo truyềnthống và quan điểm quản lý của từng nhà sản xuất Thông thường phần giá trị hànghoá mà bản thân nhà sản xuất ô tô tạo ra vào khoảng 20% tới 40% tổng giá trị ô tô.Nếu ví ngành công nghiệp ô tô như một quả núi thì các doanh nghiệp sản xuất, lắpráp là phần ngọn, còn phần quan trọng nhất là chân núi chính là công nghiệp phụtrợ Chính vì lẽ đó ngành công nghiệp ô tô yêu cầu phụ trợ công nghiệp lớn và phứctạp trong khi đó các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam vẫn còn nhỏ bé, tỷ lệnội địa hóa còn quá thấp Thực tế công nghiệp ô tô Việt Nam còn phụ thuộc quánhiều vào việc nhập khẩu hầu hết nguyên vật liệu, phụ tùng, sản xuất các sản phẩmcần nhiều lao động, các doanh nghiệp ô tô Việt Nam chỉ làm việc lắp ráp ô tô chủyếu từ nguồn linh kiện nhập khẩu, chứ chưa hề chế tạo các bộ phận quan trọng của
ô tô như động cơ, hộp số và hệ thống truyền động Hầu hết các liên doanh chỉ mớithực hiện phương thức lắp ráp với dây chuyền công nghệ gần giống nhau như hànlắp khung xe, tẩy rửa sơn Tính chung tỉ lệ nội địa hóa của tất cả doanh nghiệp sảnxuất, lắp ráp ô tô trong nước vào thời điểm hiện nay đều không đạt mục tiêu đề ra
so với con số cam kết Cụ thể, dòng xe dưới 9 chỗ, tỉ lệ nội địa hóa dưới 15% trongkhi quy hoạch đề ra 50%; tỉ lệ nội địa hóa ở xe khách trên 10 chỗ, xe tải, xe chuyêndùng đạt 30 - 40%, trong khi theo quy hoạch là 60% Tỷ lệ nội địa hoá của các liêndoanh cao nhất không quá 25% (Toyota Việt Nam cho biết chiếc xe Vios mới ramắt cuối tháng 9/2007 có tỷ lệ nội địa hoá đạt 25%), thấp nhất là 2% Việc đào tạonhân lực và chuyển giao công nghệ cũng mới chỉ đáp ứng cho công đoạn lắp ráp ô
tô Nguyên nhân chính là do các doanh nghiệp trong nước không đủ niềm tin và ýthức tích luỹ kỹ năng trong doanh nghiệp như: yêu cầu tính năng nâng cao, chấtlượng, giá thành, thời gian giao hàng, dịch vụ, tốc độ… Một nguyên nhân nữa là cáccán bộ quản lý bậc trung, cán bộ quản lý kỹ thuật, công nhân tay nghề cao đều bịthiếu hụt và không ổn định
So với Thái Lan, mặc dù cái tên chưa thể hiện rõ trên bản đồ công nghiệp ô
tô thế giới (nước này hầu hết chỉ làm xe Pick-up), nhưng cũng đã có đến trên 1.000doanh nghiệp phụ trợ Trong khi ở Việt Nam, con số vài chục doanh nghiệp phụ trợ
là quá nhỏ bé so với 11 liên doanh doanh và hơn 40 doanh nghiệp trong nước đangsản xuất lắp ráp ô tô hiện nay
Trang 20Một hiện trạng cụ thể về sự chậm trễ trong khả năng cung ứng của các doanhnghiệp sản xuất linh kiện phụ tùng Việt Nam cho công nghiệp phương tiện vậnchuyển Câu chuyện này xuất phát từ phản ánh của các doanh nghiệp lắp ráp ô tôNhật Bản tại Việt Nam, khi họ ký hợp đồng đặt hàng sản xuất và cung ứng linh kiệnphụ tùng với một số doanh nghiệp sản xuất trong nước Thông thường phải mất tốithiểu 3 năm các doanh nghiệp Nhật Bản mới có thể được các nhà sản xuất linh kiệnphụ tùng Việt Nam cung cấp đầy đủ các loại linh kiện phụ tùng phù hợp sau khi kýhợp đồng, đây là một khoảng thời gian quá dài đối với các nhà sản xuất Nhật Bảnkhi họ đang phải đối đầu với cuộc cạnh tranh hết sức quyết liệt với ngay chínhnhững người đồng nghiệp và đồng hương là các nhà sản xuất và lắp ráp ô tô NhậtBản tại các nước Đông Nam Á khác.
1.2.2 Công nghệ kĩ thuật còn lạc hậu
Nền công nghiệp ô tô Việt Nam ra đời trong khi nền công nghiệp ô tô trênthế giới đã phát triển mạnh mẽ, đặc biệt một số nước như: Nhật Bản, Trung Quốc,Thái Lan, Đức…Xuất phát điểm thấp và chậm hơn rất nhiều so với sự phát triểnchung của thế giới đã khiến cho ngành công nghiệp ô tô nước ta quá lạc hậu và kém
xa về trình độ công nghệ so với các nước trong khu vực và trên thế giới Con đường
để nước ta đạt đến trình độ phát triển cao để có thể bước ra trường quốc tế còn rấtdài, rất xa và đầy cam go, thử thách
Nền công nghiệp ô tô Việt Nam được hình thành từ nền công nghiệp cơ khí lạchậu nên các trang thiết bị máy móc để lại đều đã quá cũ và lỗi thời lạc hậu so với thời
kỳ mới, trình độ đội ngũ cán bộ công nhân nhìn chung còn quá nhỏ bé, đội ngũ laođộng thực thụ được đào tạo trong ngành công nghiệp ô tô còn quá mỏng và hạn chế,còn thiếu và chất lượng chưa cao nên khó đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành.Bên cạnh đó nền tảng của các doanh nghiệp ô tô trong nước là những doanh nghiệp cơkhí lớn trước kia làm công việc sửa chữa đại tu xe, nay được bổ sung, nâng cao nănglực sản xuất Các doanh nghiệp này hầu hết được tổ chức theo hướng chuyên môn hoámột số chủng loại xe (xe tải, xe khách, xe chuyên dùng) với dây chuyền sản xuất đơngiản là gò, hàn, sơn, lắp ráp thiếu sự hợp tác lẫn nhau Trang thiết bị phần lớn lạc hậu.Trừ một vài doanh nghiệp có đầu tư lớn như Xuân Kiên, Trường Hải còn lại tổng giátrị tài sản mỗi doanh nghiệp không vượt quá 20 tỷ đồng
Trang 211.2.3 Thị trường nội địa nhỏ bé
Hơn 10 năm trở lại đây, thị trường này đã thực sự sôi động trở lại bởi sự cómặt của các nhà đầu tư nước ngoài Họ đã liên tục tung ra nhiều chủng loại xe vớikiểu dáng hấp dẫn, tiện nghi, chất lượng cao đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàngtrong nước và nước ngoài Chúng ta đều thấy rằng xe hơi ngày càng thâm nhập vàođời sống kinh tế xã hội của toàn cầu, Việt Nam chúng ta cũng không nằm ngoài xuthế này
Thị trường của các nhà sản xuất ô tô Việt Nam là thị trường nội địa nhưng cóthể khẳng định thị trường Việt Nam còn hết sức nhỏ bé, dung lượng chỉ hơn100.000 xe/năm mà có đến vài trăm chủng loại xe khác nhau Quy mô thị trườngtrong nước hiện chỉ tương đương 1/20 của Thái Lan nên trong nhiều năm qua,doanh nghiệp lắp ráp nước ngoài vẫn không thể thu hút được các nhà sản xuất phụtrợ ruột của mình vào Việt Nam Kích cỡ thị trường là yếu tố quan trọng để pháttriển công nghiệp ô tô Yếu tố quy mô nhỏ đến lượt nó lại kéo theo khó khăn trongphát triển công nghiệp phụ trợ Thị trường ô tô Việt Nam trong những năm qua tăngtrưởng mạnh mẽ song vẫn quá nhỏ bé để đạt được hiệu quả sản xuất
Lực lượng chủ yếu trong công nghiệp ô tô của nước ta là từ phía các liêndoanh với nước ngoài Chỉ tính riêng 11 doanh nghiệp thuộc VAMA đã đầu tư 526triệu USD, với năng lực sản xuất lắp ráp 148.000 xe một năm, lộ trình nội địa hóacũng được cam kết rõ ràng Các doanh nghiệp còn cạnh tranh lộn xộn, chưa thực sự
có quy củ và chuyên nghiệp Do thị trường kinh doanh chưa đủ lớn do đó chưa thực
sự là sân chơi tiềm năng cho các doanh nghiệp Với các doanh nghiệp FDI ô tô, trừCông ty Hino sản xuất xe tải nặng, còn lại đều có thể tổ chức sản xuất bất kỳ sảnphẩm nào Các doanh nghiệp này đại diện cho những nhà sản xuất lớn với bí quyếtcông nghệ khác nhau nên hầu như ít phối hợp với nhau mà cạnh tranh thiếu lànhmạnh và công bằng
Mặt khác, tất cả sản phẩm đầu ra đều được nhắm vào tiêu thụ nội địa, mà thịtrường ô tô Việt Nam còn rất nhỏ bé nên trong những năm qua các doanh nghiệpchuyên lắp ráp ô tô chỉ tiêu thụ được khoảng 30.000-50.000 xe/năm, luôn đạt dưới2/3 công suất thiết kế (tùy theo từng thời điểm) Cả năm 2007 tất cả các doanhnghiệp thuộc VAMA tiêu thụ được 80.501 xe, trong đó có 23.007 xe dân dụng
Trang 22Năm 2008 số xe tiêu thụ là 108.402 xe, trong đó có 26.333 xe dân dụng Tính chung
cả năm 2009, các doanh nghiệp thành viên đã bán ra được 119.460 xe, tăng 7% sovới năm trước Trong đó, xe du lịch đạt 34.656 xe, tăng 47%; phân khúc xe 2 cầu/xe
đa dụng đạt 28.067 xe, tăng 3% và xe thương mại đạt 56.737 xe, giảm 7% so vớinăm ngoái Đứng đầu về tổng lượng xe bán ra trong năm qua vẫn là Công ty ToyotaViệt Nam với việc bán ra được 30.110 xe; tiếp đến là Công ty Trường Hải 21.617xe; Vinamotor 15.284 xe; GM Daewoo bán được 14.200 xe Theo nhận định củaVAMA, do tác động của suy giảm kinh tế và thắt chặt cho vay tiêu dùng từ ngânhàng nên thị trường ô tô trong nước khá trầm lắng, không có sự tăng trưởng vềlượng xe bán ra của các doanh nghiệp trong các ba năm gần đây
Bảng 1.4 Số lượng xe mới tiêu thụ của các thành viên VAMA năm 2011
Đợn vị tính: Chiếc
Loại xe
Xe đa dụng MPV
Xe việt
dã SUV
Xe Minibus , Bus
Xe tải, Pick-up
Trang 231.3 Vai trò của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
1.3.1 Đáp ứng nhu cầu vận tải trong nước
Giao thông vận tải được ví như là “mạch máu của nền kinh tế”, hình ảnh sosánh này đủ nói lên vai trò và tầm quan trọng của ngành giao thông vận tải đối với
sự phát triển kinh tế đất nước Giao thông vận tải giúp cho hàng hóa được lưuchuyển dễ dàng từ một địa điểm này đến một địa điểm khác, thúc đẩy sản xuất pháttriển Cùng với sự phát triển vượt bậc về kinh tế xã hội, nhu cầu của con người ngàycàng được nâng cao, do đó nhu cầu lưu thông hàng hoá và những đòi hỏi về đi lạingày càng tăng Có thể nói trong giai đoạn hiện nay, khi xu thế toàn cầu hoá diễn rangày càng sôi động, người ta càng nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của giao thôngvận tải nói chung và ngành công nghiệp ô tô nói riêng, ngoài ra việc chưa xây dựngcác tuyến tàu điện ngầm và giá thành của vận tải bằng đường không còn quá cao.Nhận thức được điều này, trong Chiến lược phát triển công nghiệp ô tô giai đoạn
2010 tầm nhìn đến 2020 do Chính phủ phê duyệt, công nghiệp ô tô đã được coi làngành công nghiệp rất quan trọng đối với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
và xây dựng tiềm lực an ninh, quốc phòng của đất nước Theo đó, cả nước chỉ có 3ngành công nghiệp mũi nhọn là cơ khí chế tạo (ô tô, đóng tàu, thiết bị toàn bộ, máynông nghiệp, cơ điện tử); thiết bị điện tử, viễn thông và công nghệ thông tin; sảnphẩm từ công nghệ mới (năng lượng mới, năng lượng tái tạo, công nghiệp phầnmềm, nội dung số) Sau đó là 7 ngành công nghiệp ưu tiên gồm dệt may, da giày,nhựa, chế biến nông lâm thủy sản, khai thác chế biến bauxit nhôm, thép, hóa chất.Các ngành công nghiệp mũi nhọn được hưởng những ưu đãi cao hơn ngành côngnghiệp ưu tiên
Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, với chính sách mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài, kinh tế nước ta
có những bước tiến vượt bậc: sản xuất phát triển, khối lượng hàng hoá ngày một giatăng Hàng hoá sản xuất ra phải sử dụng các phương tiện chuyên chở để phân phốiđến điểm đích cuối cùng Ô tô chiếm ưu thế hơn hẳn các phương tiện vận tải khácnhờ tính năng cơ động và có thể thích hợp với mọi địa hình đường bộ Vì vậy, nếuphát triển công nghiệp ô tô sẽ đem lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội bởi những thếmạnh lâu dài của nó
Trang 241.3.2 Đóng góp khoản thu lớn cho ngân sách nhà nước
Theo lời ông Nguyễn Xuân Chuẩn, Thứ trưởng bộ Công nghiệp - Chủ tịchHội kỹ sư ô tô Việt Nam: “Nếu chúng ta không phát triển công nghiệp ô tô thì mỗinăm ta phải bỏ ra 1,4 tỷ USD để nhập ô tô Ngược lại, nếu phát triển và cố gắng đạt
tỷ lệ nội địa hoá 30% thì sau 10 năm nữa, công nghiệp trong nước chế tạo sẽ đạt giátrị khoảng 250 triệu USD, bằng giá trị xuất khẩu gạo của hàng triệu người làm nôngnghiệp, trong khi đó công nghiệp ô tô chỉ cần 10.000 người” Một phần số thu chongân sách Nhà nước là từ thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăngđối với mặt hàng ô tô nhập khẩu Bên cạnh đó, những chính sách bảo hộ ngành sảnxuất ô tô trong nước sẽ giúp Nhà nước có được một nguồn thu lớn từ các doanhnghiệp sản xuất ô tô trong nước thông qua thuế thu nhập doanh nghiệp và tiêu thụđặc biệt, giá trị gia tăng cho mặt hàng này
Ô tô, linh kiện phụ tùng sản xuất ô tô là nhóm hàng hóa nhập khẩu có mứcthuế lớn đóng góp chủ yếu cho ngân sách Nhà nước trong các năm qua Để thànhmột chiếc xe thương phẩm, xe ô tô từ nước ngoài phải đóng 3 thứ thuế sau: thuếnhập khẩu (82%), thuế Tiêu thụ đặc biệt (50%), thuế VAT (10%) Kim ngạch nhậpkhẩu ô tô chiếm khoảng 1,1% tổng kim ngạch nhập khẩu, với giá trị hơn 1 tỉ đô lanhập khẩu 54.619 ô tô nguyên chiếc năm 2011, áp dụng mức thuế suất nhập khẩutrên đối với xe ô tô nguyên chiếc thì phần thuế Nhà nước thu được sẽ hơn 820 triệu
đô la chưa tính đến khoản thu từ thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng.Tương tự, với 2,07 tỉ đô la giá trị linh kiện nhập khẩu năm 2011 với mức thuế suấtnhập khẩu từ 20-30% đối với mặt hàng này, phần thuế thu được sẽ vào khoảng 517triệu đô la Phân tích trên đây để chỉ ra rằng, việc nhập ô tô không những không gây
ra lạm phát mà trái lại còn bình ổn ngân sách, giúp ngân sách dư tiền để tài trợ chocác tập đoàn kinh tế chủ đạo
1.3.3 Giải quyết việc làm cho người lao động
Do đặc thù sản phẩm của ngành công nghiệp ô tô là các phương tiện vận tải,các loại xe, máy thiết bị chuyên dùng nên chúng ta cũng cần xây dựng và hoàn thiện
hệ thống hạ tầng cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành công nghiệp này Một tácđộng thuận chiều, nếu chúng ta có hệ thống cơ sở hạ tầng tốt sẽ góp phần thu hútđược các nhà đầu tư nước ngoài, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động
Trang 25Theo tính toán với quy mô thị trường khoảng 500.000 xe/năm thì công nghiệp ô tô
sẽ tạo ra khoảng hơn 1 triệu việc làm với sự tham gia của hàng nghìn doanh nghiệp
Số lượng ô tô không nhỏ đang lưu thông là ô tô tải lớn, trung bình và ô tôchở khách từ 12 chỗ ngồi trở lên, do vậy người điều khiển xe thường là các lái xechuyên nghiệp Chính vì vậy khi đưa những phương tiện này vào khai thác, đươngnhiên đã tạo ra số việc làm không ít cho các lái xe chuyên nghiệp và nhiều thợ sửachữa, bảo dưỡng Còn đối với linh kiện phụ tùng ô tô nhập khẩu đã tạo ra công ănviệc làm cho những lao động làm việc trong các nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô trongnước Phần lớn người lao động Việt Nam làm việc tại các liên doanh này được tiếpxúc với phương pháp làm việc khoa học và hiệu quả, được đào tạo một cách bàibản, năng lực và trình độ không ngừng được nâng cao Điều này sẽ đảm bảo vềnguồn nhân lực cần thiết cho việc phát triển ngành khi các doanh nghiệp trong nướccủa Việt nam đủ sức thành lập nên các doanh nghiệp của riêng mình và giảm bớt sựphụ thuộc vào nước ngoài
1.3.4 Thúc đấy sự phát triển của các ngành quan trọng khác
Theo các chuyên gia, công nghiệp ô tô vốn được coi là xương sống củangành công nghiệp Bởi công nghiệp ô tô hàm chứa rất nhiều những công nghệ cơbản như chế tạo máy, luyện kim, đúc, khuôn mẫu, vật liệu và điện tử Những côngnghệ này hoàn toàn có thể áp dụng sang các lĩnh vực sản xuất khác và công nghiệp
ô tô phát triển sẽ thúc đẩy những ngành công nghiệp như điện tử, luyện kim, hoáchất, nhựa cùng phát triển theo
Công nghiệp ô tô là nguồn động lực cho phát triển các ngành công nghiệpkhác Một chiếc xe du lịch hiện đại có từ 20.000-30.000 chi tiết, và tính trên toànthế giới thì ngành công nghiệp ô tô tiêu thụ 77% cao su thiên nhiên, 50% cao sutổng hợp, 67% chì, 40% máy công cụ, 25% thuỷ tinh, 64% gang rèn, 205 vật liệubán dẫn Các linh kiện điện tử đã chiếm tới hơn 30% trong giá trị chiếc xe, cao hơn
cả giá trị của thép trong ô tô Thực tế cho thấy sự phát triển của ngành công nghiệp
ô tô sẽ thúc đẩy và lôi kéo sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp khác
Tóm lại, việc phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong giai đoạn đấtnước đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá là điều hết sức cần thiết,đòi hỏi không chỉ sự nỗ lực của bản thân ngành công nghiệp ô tô mà còn cần có sự
Trang 26quan tâm giúp đỡ của Đảng, Nhà nước và các ngành sản xuất khác.
1.4 Chiến lược phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam giai đoạn
2001 – 2010
1.4.1 Chiến lược phát triển phương tiện vận tải đường bộ
Phương tiện vận tải đường bộ là một phần không thể thiếu trong hệ thốnggiao thông vận tải Theo chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020,phương tiện vận tải đường bộ chủ yếu đảm nhận việc gom hàng, tạo chân hàng, vậnchuyển hàng hóa, hành khách với cự ly ngắn và trung bình Phát triển phương tiệngiao thông vận tải đường bộ với cơ cấu chủng loại và quy mô hợp lý phù hợp vớiđiều kiện của hệ thống cơ sở hạ tầng
Nhanh chóng loại bỏ các xe cũ nát, không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật lưu hànhtheo tiêu chuẩn Việt Nam và khu vực ASEAN
Tăng cường phương tiện vận tải công cộng và hạn chế phương tiện cá nhângồm ô tô con và xe máy
Nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông của người tham gia giao thôngbằng công tác tuyên truyền qua các hình thức thông tin đại chúng và giáo dục trongtrường học
Bảng 1.5 : Cơ cấu các phương tiện giao thông Việt Nam
n v tính: % Đơn vị tính: % ị tính: %
Trang 271.4.2 Chiến lược phát triển công nghiệp ô tô trong nước
Theo như Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm
2010, tầm nhìn tới năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì mục tiêutổng quát phát triển công nghiệp ô tô đến năm 2010 là xây dựng và phát triển ngànhcông nghiệp ô tô Việt Nam trở thành một ngành quan trọng của đất nước, có khảnăng đáp ứng ở mức cao nhất nhu cầu thị trường trong nước và tham gia vào thịthường khu vực và thế giới Các mục tiêu cụ thế là:
Về các loại xe thông dụng (xe tải, xe khách, xe con) đáp ứng khoảng 50% nhu cầu về số lượng và đạt tỷ lệ nội địa hoá đến 40% vào năm 2005, đáp ứngtrên 80% nhu cầu trong nước về số lượng và đạt tỷ lệ sản phẩm sản xuất trong nước60% vào năm 2012 (riêng động cơ phấn đấu đạt tỷ lệ sản xuất trong nước 50%, hộp
40%-số đạt 90%)
Về các loại xe chuyên dụng: đáp ứng được 30% nhu cầu trong nước về sốlượng, đạt tỷ lệ sản xuất trong nước 40% vào năm 2005 , tiến tới đáp ứng 60% nhucầu trong nước về số lượng, đạt tỷ lệ sản xuất trong nước 60% vào năm 2010
Các loại xe cao cấp: phấn đấu đạt tỷ lệ sản xuất trong nước 2-%-25% vàonăm 2005 và 40%-50% vào năm 2010, đáp ứng phần lớn nhu cầu thị trường trongnước Các loại xe tảu, xe khách cao cấp đạt tỷ lệ sản xuất trong nước 20% vào năm
2005 và 35%-40% vào năm 2010, đáp ứng 80% nhu cầu trong nước
Về động cơ, hộp số và phụ tùng : lựa chọn để tập trung phát triển một số loạiđông cơ hộp số, bộ truyền động và phụ tùng với số lượng lớn phục vụ lắp ráp ô tôtrong nước và xuất khẩu Để đạt được mục tiêu trên, định hướng phân bố lực lượngsản xuất và phân công sản xuất như sau:
Khuyến khích việc bố trí các dự án sản xuất - lắp ráp ô tô và sản xuất phụtùng tại 3 vùng kinh tế trọng điểm và các địa bàn lân cận nhằm tận dụng các lợi thếsẵn có, gồm : các tỉnh thành phố trong và ráp ranh khu vực tam giác tăng trưởngkinh tế là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ning ( miền Bắc), các tỉnh từ Đà Nẵng đếnKhánh Hoà ( miền Trung), các tỉnh thành phố trong và giáp ranh khu vực tứ giáctăng trưởng kinh tế là Thành phố Hồ Chí Minh - Bà Rịa Vũng Tàu - Đồng Nai -Bình Dương (miền Nam), riêng thành phố Cần Thơ phục vụ khu vực đồng bằngsông Cửu Long
Trang 28Bốn tổng công ty lớn sẽ được giao đảm nhiệm nòng cốt trong công nghiệpsản xuất lăp ráp ô tô và triền khai các dự án đầu tư, cụ thể là:
Tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam tập trung lắp ráp, sản xuất xekhách, xe tải cỡ trung và nhỏ, xe con, động cơ hộp số, cụm truyền động
Tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp tập trung lắp ráp sản xuất
xe tải hạng trung và nhỏ, xe khách, xe con, động cơ hộp số, cụm truyền động
Tổng công ty than tập trung lắp ráp, sản xuất xe tải nặng và xe tải hạng trung,
xe chuyên dụng và một số loại phụ tùng ô tô
Tổng công ty ô tô Sài Gòn tập trung lắp ráp sản xuất xe khách, xe chuyêndụng và một số loại phụ tùng ô tô
Các doanh nghiệp phải phối hợp chặt chẽ với nhau và tiến tới hình thành tậpđoàn ô tô, làm nòng cốt của công nghiệp ô tô Việt Nam Bộ công nghiệp cũng đưa
ra hướng phát triển là: đầu tư mới đồng bộ có trọng điểm một số dự án lớn, tậptrung vào bốn cụm công nghiệp ô tô đó là:
Cụm công nghiệp ô tô Đông Anh – Hà Nội (30 ha): xây dựng nhà máy sảnxuất 5000 ô tô khách và 20000 bộ khung gầm mỗi năm Mục tiêu chiến lược củanhà máy là đầu tư một dây chuyền công nghệ dập tấm dày để sản xuất các loại dầmcho khung ô tô, công nghệ hàm tán, xử lý kim loại, công nghệ lắp ráp khung gầm ô
tô Đây là nguồn cung cấp các loại khung gầm ô tô cho các nhà máy sản xuất xekhách, xe buýt, xe tải, xe chuyên dùng
Cụm công nghiệp ô tô Bắc Giang (50 ha), cụm công nghiệp này gồm 4 dự án lớn:
Dự án xây dựng nhà máy sản xuất xe tải nhỏ có công suất 12000 xe/năm.Mục tiêu của dự án là xây nhà máy có dây chuyển sản xuất ô tô tải dưới 5 tấn, vớidây chuyền công nghệ dập tấm mỏng để sản xuất ca bin xe tải và vỏ xe khách vàmột dây chuyền công nghệ sản xuất hộp số, cầu chủ động
Dự án xây dựng nhà máy sản xuất ô tô loại từ 4 đến 12 chỗ ngồi công suất
25000 xe/năm Mục tiêu của dự án là thiết kế, sản xuất các loại xe từ 4, 7, 9 12 chỗngồi phục vụ vận tải hành khách và các vùng nông thông, thị xã, xe taxi giá thấp với
vỏ, khung gầm sản xuất trong nước và công nghệ sơn hiện đại
Dự án xây dựng nhà máy lắp ráp, sản xuất động cơ Diesel cố công suất từ 80đến 400 mã lực, sử dụng cho ô tô và các loại xe chuyên dùng khác Mục tiêu của dự
Trang 29án là đầu tư công nghệ để sản xuất được một số chi tiết chính của động cơ như thânmáy, nắp máy, cụm piston, xec măng và công nghệ lắp ráp một số loại động cơDiesel để sản xuất xe khách xe tải phổ thông
Các dự án sản xuất phụ tùng ô tô như: sản xuất kính an toàn trang bị nội thất,nhựa nhíp ô tô và các chi tiết của động cơ, hộp số, cầu chủ động …
Cụm công nghiệp xe máy Văn Lâm - Hưng Yên (15ha) : xây dựng nhà máy
xe ô tô xe máy Cửu Long Mục tiêu của dự án là đầu tư công nghệ sản xuất xe ô tôphổ thông ( loại phục vụ vận tải hành khách liên huyện, liên xã và xe tải nhỏ) Côngnghệ sản xuất động cơ xăng dùng cho xe máy, lắp ráp sản xuất xe máy mangthương hiệu Cửu Long, công suất 200000 xe/năm
Cụm công nghiệp ô tô xe máy tại thành phố Hồ Chí Minh: đầu tư xây dựngnhà máy sản xuất xe phổ thông, xe máy Đảm bảo cung cấp sản phẩm xe khách, xetải nhẹ, xe máy cho khu vực phía Nam
Chình phủ cũng yêu cầu Bộ Công nghiệp tạo điều kiện để các liên doanhthực hiện lộ trình nội địa hoá, khuyến khích liên kết với doanh nghiệp trong nướcsản xuất phụ tùng và phát triển công nghiệp hỗ trợ Bên cạnh đó Bộ Tài chính cótrách nhiệm nghiên cứu, đề xuất các chính sách thuế theo hướng khuyến khích nângcao tỷ lệ nội địa hoá phục vụ lắp ráp, sản xuấtô tô và phụ tùng Đồng thời thiết kế
cơ chế ưu đãi cho các dự án chế tạo động cơ ô tô, hộp số, truyền động và sản xuất ô
tô thông dụng chuyên dùng
Qua các số liệu dự báo về nhu cầu phương tiện vận tải đường bộ ở trên vàđịnh hướng phát triển công nghiệp ô tô trong nước, chúng ta nhận thấy đến năm
2010 chúng ta vẫn phải nhập khẩu ô tô do sản xuất trong nước chưa đáp ứng đượcnhu cầu Ô tô mỗi năm cần bổ sung khoản 14,2 nghìn xe trong khi hiện nay các liêndoanh sản xuất các loại xe này qua nhiều, ngoài ra nhà nước còn đầu tư sản xuất cả
ô tô con trong tương lai, do đó trong tương lai thị trường Việt Nam sẽ dư thừa ô tôcon Ô tô khách tính đến năm 2010, mỗi năm chúng ta cần khoảng 23,7 nghìn xe
Trang 30CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHẬP KHẨU Ô TÔ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001 - 2011
2.1 Tình hình nhập khẩu ô tô Việt Nam giai đoạn 2001 – 2011
2.1.1 Kim ngạch nhập khẩu
2.1.1.1 Ô tô mới
Bảng 2.1: Lượng ô tô nhập khẩu vào Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2007
n v tính: Chi c Đơn vị tính: % ị tính: % ếc
9
29355
21355
24961
21279
12496
30330Loại 12 chỗ ngồi trở xuống
9Loại trên 12 chỗ ngồi 3066 1161 1006 1059 749 850 1223
8
24911
16094
16445
1233
10729
Nguồn: Cục Công nghệ thông tin và thống kê hải quan – Tổng cục Hải quan (2008)
Trong những năm 2001 - 2004, lượng ô tô nhập khẩu tăng liên tục từ 16362 chiếclên 24961 chiếc vào năm 2004, tăng gần 50% trong 4 năm Tuy nhiên, lượng nhập khẩunày giảm chút ít vào năm 2005 xuống 21.279 chiếc rồi cuối cùng lâm vào tình trạngđóng băng ở năm 2006 với mức nhập khẩu chỉ còn 1 nửa so với năm 2004
Sang năm 2006, tình hình nhập khẩu ô tô nguyên chiếc có nhiều biến động.Đây là thời điểm trước khi Chính phủ cho phép nhập khẩu ô tô dưới 12 chỗ ngồi đãqua sử dụng nên xuất hiện tâm lý chờ đợi của người tiêu dùng Phải tới khi các quyđịnh liên quan đến việc nhập khẩu ô tô cũ đã rõ ràng, cộng với giá xe đã qua sửdụng cũng không thấp hơn nhiều so với giá xe sản xuất trong nước thì thị trườngnhững tháng cuối năm 2006 mới hồi phục nhẹ Lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩuvào Việt Nam trong năm 2006 là 12.496 chiếc, giá trị kim ngạch nhập khẩu ô tô
Trang 31nguyên chiếc các loại đạt 212 triệu USD, giảm 28% so với năm 2005 Trong đó chỉ
có ô tô dưới 12 chỗ ngồi là tăng mạnh gấp 2 lần, điều này chủ yếu là do thuế nhậpkhẩu ô tô nguyên chiếc bắt đầu được giảm ( từ 100% xuống còn 90% ) cộng thêmtác động của việc điều chỉnh giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô mới nhập khẩu
từ 80% xuống 50%
Trái ngược hẳn với tình trạng ảm đạm của năm 2006, thị trường ô tô nhậpkhẩu năm 2007 lại vô cùng sôi động Theo số liệu của tổng cục thống kê, năm 2007,lượng xe ô tô nhập khẩu về tăng ở mức kỷ lục, đạt 30.330 chiếc, gấp 2,3 lần so vớinăm 2006, kim ngạch nhập khẩu lên tới 523 triệu USD Trong năm 2007, Bộ TàiChính 3 lần giảm thuế xe nhập Cụ thể lần thứ nhất vào ngày 11-1, giảm từ 90% còn80%; lần thứ hai vào ngày 8-8, còn 70% và lần thứ ba vào ngày 16-11, tiếp tục giảmcòn 60% Đây cũng là một động thái theo lộ trình cam kết với WTO, đồng thời đểtăng sự cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước, tạo ra một thịtrường lành mạnh nhằm hạ giá bán, và để người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn.Thuế giảm khiến ô tô nhập khẩu trở nên rẻ hơn, chênh lệch giữa ô tô nhập khẩu và ô
tô lắp ráp là không nhiều Với lợi thế về chất lượng, mẫu mã và “chính hãng” ô tônhập khẩu được người tiêu dùng ưa chuộng hơn
Đối với xe nguyên chiếc, có thể nói 2008 là năm nhiều biến động nhất từ trướctới nay của thị trường ô tô nhập khẩu với hai lần tăng thuế nhập khẩu liên tiếp chỉ trongtháng 3 và tháng 4 Ở giai đoạn giữa năm, các trào lưu tranh thủ nhập khẩu “chạy” thuế
và mua “chạy” giá đã tạo nên những cơn sốt “nóng”, “lạnh” bất thường của thị trường.Kim ngạch nhập khẩu năm 2008 đã tăng gần gấp đôi so với năm trước về giá trị đạt 1,04
tỷ đô la và tăng 22.400 chiếc về số lượng Sở dĩ kim ngạch nhập khẩu ô tô năm 2008 vẫntăng kỷ lục một phần lớn là do hệ quả từ năm 2007 để lại
Năm 2009 cũng được coi là cao điểm của kim ngạch nhập khẩu ô tô mớinguyên chiếc, lượng nhập khẩu năm 2009 đạt mức kỷ lục với gần 80.600 xe và đạt giátrị khoảng 1,86 tỷ USD Đây là mức cao nhất từ trước tới nay Còn so với năm 2008,nhập khẩu xe ô tô nguyên chiếc đã tăng đến 57,4% về lượng và 13,6% về giá trị ViệcChính phủ tung ra gói kích cầu trong năm 2009, cùng với giảm VAT và thuế trước bạ ô
tô đã góp phần hâm nóng thị trường ô tô nói chung Những biến đổi mới nhất dành chonhập khẩu và thuế trước bạ đã làm cho thị trường ô tô trở nên sôi động khi khách hàng
Trang 32mua xe chạy vào cuối năm 2009 Không những thế, trong năm 2009 nỗi lo vì sự biếnđộng tỷ giá ảnh hưởng đến giá trị của tiền đồng cũng luôn thường trực cũng đã tácđộng đến các quyết định mua trên thị trường Do đó, đầu tư vào của cải, vàng hay ô
tô là một trong những cách an toàn nhất để bảo đảm giá trị
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kết thúc năm 2010, lượng ô tônguyên chiếc nhập khẩu vào nước ta đạt 53.841 chiếc, giảm 33,2% so với năm
2009, tương đương giá trị 978,5 triệu USD, giảm 22,9% (Nhật Minh, 2011, Báođiện tử Dân trí, http://dantri.com.vn) Chính sách thuế và các biện pháp kiềm chếnhập khẩu, cùng với một số yếu tố như giá USD trên thị trường tự do tăng mạnhtrong năm 2010 rõ ràng đã có tác dụng giảm lượng xe ngoại cập cảng Việt Nam
Dù kinh tế còn khó khăn và nhiều biện pháp được áp dụng để kiềm chế nhậpkhẩu xe ô tô nhưng năm 2011 đã khép lại với lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩuchỉ tăng 1,4% so với năm 2010 lên 54.619 chiếc, tương đương giá trị hơn 1 tỷ USD,tăng 5,1% Báo cáo từ Tổng cục Thống kê cho biết, ước tính riêng trong tháng cuốinăm 2011 đã có 3.619 ô tô nguyên chiếc được nhập khẩu, đạt giá trị kim ngạch 60 triệuUSD Tháng trước đó, lượng ô tô nhập khẩu là 3.000 chiếc, đạt giá trị kim ngạch 52triệu USD Điểm khác biệt so với các năm trước là những tháng cuối năm 2011, kimngạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc không những không tăng mà còn có xu hướngsụt giảm Năm 2011 là một năm nhiều sóng gió đối với ô tô nhập khẩu khi được xếpvào nhóm hàng hóa cần hạn chế nhập khẩu Do vậy, rải rác trong năm đã có nhiềuchính sách được áp dụng với loại hàng hóa này Có thể kể đến như hai lần Tổng cụcHải quan tăng giá tính thuế, Bộ Công Thương ban hành Thông tư 20 với các quyđịnh siết chặt ô tô nhập khẩu không chính hãng, thuế nhập khẩu xe đã qua sử dụngtăng mạnh… khiến nhiều nhà nhập khẩu ô tô và cửa hàng kinh doanh xe ô tô phảiđóng cửa, chuyển hướng kinh doanh
Trang 33Bảng 2.2: Kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc năm 2011
Lượng ( chiếc ) Giá trị ( triệu USD)
Còn kể từ khi Nghị định 12/2006/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ ngày1/5/2006, lượng xe nhập khẩu tăng liên tục từ tháng 5/2006, trung bình mỗi tháng cókhoảng trên 100 chiếc xe ô tô đã qua sử dụng được nhập khẩu về Việt Nam Chính sáchgiảm thuế trong năm 2007 cũng khiến ô tô nhập khẩu trở nên hấp dẫn hơn, từ đó gia tănglượng nhập khẩu, tính đến ngày 1/10/2007 đã có khoảng 2.187 chiếc xe ô tô cũ đượcnhập về, trong đó lượng xe hạng trung ( tương đương với các dòng xe do VAMA sảnxuất ) được nhập khẩu về không nhiều như dự đoán của giới chuyên môn Ngược lại60% lượng xe cũ được nhập về là thuộc các dòng xe hạng sang, 30% thuộc về loại xenhỏ có dung tích xi lanh dưới 10 Đây là một lượng khá lớn đối với mặt hàng còn nhiềuhoài nghi từ phía người tiêu dùng Tại thời điểm giữa năm 2008, sau 2 lần tăng thuế vào
Trang 34năm 2008, ô tô nhập khẩu đang chững lại chờ đợi chính sách mới của chính phủ vànhững diên biến mới về cung cầu trên thị trường
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan thì trong 17 tháng kể từ cột mốc chophép nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng, dòng xe hạng thấp là Kia Morning dẫn đầu về
số lượng nhập khẩu, chiếm 29,7% với giá bán khá rẻ từ 15.000 – 17.000USD Đứngthứ 2 là các dòng xe hạng sang như Lexus (15%), Mercedes ( 12% ), BMW( 10,4%), điều đáng chú ý là sự xuất hiện của rất nhiều những mẫu siêu xe và siêusang như Rolls Royce Phantom, Hummer, Bently,… chiếm khoảng 3,8% Còn dòng
xe hạng trung chỉ chiếm 29,1% lượng xe cũ nhập về
Năm 2009, theo thống kê của Tổng cục Hải quan, từ ngày 01/01/2009 đếnngày 30/10/2009 có khoảng 3.591 chiếc xe ô tô đã qua sử dụng dưới 16 chỗ ngồinhập khẩu vào Việt Nam, chiếm tỉ trọng 9,25% trên tổng số xe nhập, trong đó:
Dòng xe cao cấp từ trên 4.0 Mercedes, BMW, LEXUS,… là 620 chiếc chiếm17,28% số xe đã qua sử dụng nhập khẩu Dòng xe thông dụng từ trên 2.0 đến 4.0như: TOYOTA, HONDA,… là 934 chiếc chiếm 26% còn dòng xe ô tô giá rẻ từ 2.0trở xuống là 2037 chiếc chiếm 56,72% số xe đã qua sử dụng nhập khẩu trong đó có
sử dụng loại 9 chỗ ngồi trở xuống và dung tích xi-lanh từ 1.5L trở lên
2.1.1.3 Linh kiện, phụ tùng ô tô
Nhìn chung, trong một thời gian dài, với chính sách bảo hộ đánh thuế cao đối
Trang 35với ô tô nguyên chiếc nhập khẩu và thuế suất thấp với linh kiện, phụ tùng nên kimngạch nhập khẩu linh kiện phụ tùng ô tô luôn có chiều hướng gia tăng Tuy từ năm
2003, Nhà nước cũng dần dỡ bỏ các biện pháp bảo hộ đối với các nhà sản xuất ô tôtrong nước nhưng do tỷ lệ bảo hộ hiệu quả qua thuế còn rất cao nên nhìn chung kimngạch nhập khẩu linh kiện, phụ tùng qua các năm đều có sự gia tăng
Lượng linh kiện nhập khẩu năm 2006 giảm do áp dụng chính sách tính thuếtheo từng phụ tùng riêng cùng với tâm lý chờ đợi mua ô tô nhập khẩu giá rẻ khiViệt Nam gia nhập WTO Lượng nhập khẩu giảm 46% so với năm 2005 chỉ đạt47.000 bộ, ở mức 283 triệu USD
Năm 2007, lượng linh kiện ô tô nhập khẩu tăng mạnh, Cụ thể, tính đến hếttháng 8/2007, xét về số lượng, linh kiện ô tô tăng thêm 19.587 bộ, tương đươngtăng 78,4% Kim ngạch tuyệt đối dành cho nhập khẩu linh kiện là 481 triệu USD
Trước quyết định tăng thuế ô tô nguyên chiếc, 3 tháng đầu năm 2008 lượnglinh kiện nhập khẩu tăng đột biến Tháng 3/2008, giá trị nhập khẩu ước đạt là 142triệu USD tăng 35% so với tháng 2 và 77% so với cùng kỳ năm 2007 Theo số liệucủa Tổng cục Hải quan, năm 2008 nhóm hàng này có giá trị tăng rất mạnh 51,9% sovới năm 2007, đạt kim ngạch 1,8 tỷ USD
Theo báo cáo thống kê, kim ngạch nhập khẩu linh kiện phụ tùng ô tô của cảnước tháng 12/2009 đạt gần 230,31 triệu USD, tăng 11,54% so tháng 11/2009, nângtổng kim ngạch nhập khẩu cả năm 2009 lên hơn 1,8 tỷ USD (giảm 6,04% về kimngạch so với năm 2008)
Kim ngạch nhập khẩu các loại linh kiện phụ tùng ô tô vào Việt Nam năm 2010trị giá 1,93 tỷ USD, chiếm 2,28% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá cả nước trongnăm 2010, tăng 7,25% so với năm 2009; trong đó linh kiện phụ tùng ô tô 9 chỗ ngồi trởxuống chiếm 43,2%, đạt 835,85 triệu USD (Báo điện tử Trung Tâm Thông Tin Côngnghiệp và Thương Mại - Bộ Công Thương(VITIC), 2011, http://www.vinanet.com.vn )
Năm 2011 kim ngạch nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô các loại của cảnước trị giá 2,07 tỷ USD, chiếm 1,94% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoácủa cả nước, tăng 7,35% so với năm 2010 (trong đó riêng linh kiện ô tô 9 chỗ ngồitrở xuống chiếm 44,91%, tương đương 931,9 triệu USD)
2.1.2 Thị trường nhập khẩu
Trang 362.1.2.1 Ô tô nguyên chiếc
Thị trường nhập khẩu ô tô đã được mở rộng rất nhiều trong giai đoạn 2001 –
2011 Nhìn chung ô tô được nhập khẩu từ nhiều nước khác nhau, nhưng số lượnglớn nhất được nhập khẩu từ Hàn Quốc chiếm khoảng 60 – 70 % tổng số ô tô nhậpkhẩu vào Việt Nam trong những năm qua Các tổ chức cá nhân nhập khẩu muanhiều xe từ thị trường ô tô bãi của Hàn Quốc vì rất nhiều lí do Công nghiệp ô tôcủa Hàn Quốc rất phát triển, ô tô được bán rộng rãi trên khắp thế giới đặc biệt là cácnước đang phát triển hoặc kém phát triển Đây là đất nước có vị trí địa lý rất gần vớiViệt Nam, phong tục tập quán có rất nhiều điểm tương đồng Mặt hàng xe ô tô côngcộng, phục vụ giao thông vận tải công cộng như xe buýt các loại chủ yếu vẫn đượcnhập khẩu tại thị trường này Cụ thể về cơ cấu thị trường như sau:
Năm 2002 các nguồn nhập khẩu ô tô nguyên chiếc lớn nhất của Việt Nam làHàn Quốc, chiếm 71% tổng lượng, cùng với Nga, Đức chiếm tỷ trọng 86% vềlượng và 67% về trị giá Sang năm 2003, nguồn nhập chủ yếu vẫn là Hàn Quốcchiếm 71% về số lượng và 50% về giá trị, tiếp sau là Nga và Mỹ Thời điểm này,hầu hết các thị trường lớn nhập xe đều giảm, riêng Mỹ tăng từ 867 xe năm trước lêngần 1500 xe Trong năm 2004, thị trường Hàn Quốc cung cấp 70% lượng xe nhậpkhẩu, tiếp theo là Mỹ ( 10%), Nhật Bản ( 5% ) chủ yếu là xe dưới 12 chỗ ngồi
Các năm sau đó, Hàn Quốc tiếp tục vẫn là thị trường lớn nhất cung cấp ô tônguyên chiếc cho Việt Nam, tiếp theo vẫn là các thị trường Nhật Bản, Nga, Mỹ,Trung Quốc Có thể thấy sự thay đổi về cơ cấu thị trường nhập khẩu ô tô nguyênchiếc của Việt Nam từ năm 2002 đến năm 2008 qua biểu đồ sau:
Trang 37Biểu đồ 2.1: Cơ cấu thị trường nhập khẩu ô tô nguyên chiếc
Nguồn: Cục Công nghệ thông tin và thống kê hải quan – Tổng cục Hải quan ( 2009 )
Tháng đầu năm 2010, Việt Nam nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ 10 thịtrường trên thế giới, trong đó Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu chính của ViệtNam về mặt hàng này với 1.714 chiếc, trị giá 18,3 triệu USD, tăng 120,8% về lượng
và 166,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2009
Nhật Bản – tuy đứng thứ hai sau thị trường Hàn Quốc về xuất khẩu ô tônguyên chiếc sang thị trường Việt Nam, nhưng lại là thị trường có mức xuất khẩutăng mạnh mặt hàng này sang Việt Nam So với cùng kì năm 2009, tháng 1/2010,Việt Nam nhập khẩu 485 chiếc, trị giá 92 triệu USD (tăng gấp hơn 9 lần về lượng
và gấp hơn 3 lần về trị giá so với cùng kỳ năm 2009); so với tháng 12/2009, lượng ô
tô nhập về từ thị trường này giảm 54,33%
Đứng thứ ba là thị trường Hoa Kỳ với lượng nhập 457 chiếc, trị giá 9,3 triệuUSD tăng 102,2% về lượng nhưng giảm 9,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2009
So với tháng cuối năm 2009, lượng ô tô nhập từ Hoa Kỳ giảm 77,4% về lượng và82,11% về trị giá
Tính chung 6 tháng đầu năm 2011 về nguồn gốc xuất xứ áp đảo thị trường ô
tô nhập ngoại vào Việt Nam là xe từ Hàn Quốc, với 15.199 chiếc, chiếm 44,5% thị
Trang 38phần, tương đương giá trị 152 triệu USD Đứng thứ 2 là xe từ Nhật Bản (3.734chiếc), rồi tới Đài Loan (3.650 chiếc), Trung Quốc đại lục (3.328 chiếc), và TháiLan (2.829 chiếc).
Đáng lưu ý là xe nhập từ Trung Quốc đại lục tuy đứng thứ 4 về số lượng nhưnglại đứng thứ 2 về giá trị trong tổng nhập khẩu vào Việt Nam nửa đầu năm 2011 với117,2 triệu USD Trong kỳ, nếu so sánh tương quan với xe nhập từ Hàn Quốc, ô tô nhập
từ Trung Quốc chỉ bằng gần 1/5 về lượng nhưng bằng 2/3 về giá trị
Các loại xe tải, chuyên dụng, ngoài Nhật Bản và Hàn Quốc, chúng ta cònnhập chủ yếu từ các nước Châu Âu, các nước này có ngành công nghiệp ô tô đã rấtphát triển có thể sản xuất những loại xe đòi hỏi kỹ thuật sản xuất phức tạp
2.1.2.2 Linh kiện phụ tùng ô tô
Năm 2002, linh kiện ô tô dạng CKD, SKD các loại số nhập từ 2 thị trườngNhật Bản và Hàn Quốc chiếm 74% về lượng và 69% về trị giá Sang năm 2003, thịtrường Nhật Bản và Hàn Quốc với số lượng mỗi nước là 17.500 bộ, chiếm 27% tỷtrọng về lượng nhập
Trước năm 2006, nước xuất khẩu sản phẩm này nhiều nhất sang Việt Nam làNhật Bản, sau đó là Hàn Quốc Trung bình mỗi năm tổng kim ngạch nhập khẩu phụtùng từ Nhật Bản của nước ta là 6.627.000 USD Cơ cấu thị trường nhập khẩu phụtùng của nước ta cũng thay đổi liên tục theo từng năm nhưng chủ yếu vẫn là nhậpkhẩu từ hai nước này Ngoài ra, chúng ta còn nhập khẩu từ một số nước như TháiLan, Thụy Điển, Pháp, Trung Quốc, … nhưng với kim ngạch rất thấp
Các năm tiếp theo, Thái Lan, Trung Quốc, Hà Lan vươn lên cùng với NhậtBản và Hàn Quốc trở thành những thị trường chủ yếu cung cấp linh kiện phụ tùng ô
tô cho Việt Nam Đặc biệt là thị trường Thái Lan đã dần trở thành nhà cung cấp linhkiện lớn nhất cho Việt Nam
Kim ngạch nhập khẩu linh kiện ô tô năm 2009 từ các thị trường hầu hết đềutăng so với năm 2008 Nhập khẩu từ Thái Lan dẫn đầu về kim ngạch với 405,95triệu USD và cũng dẫn đầu về mức tăng trưởng so với năm 2008 tới 68,61% Nhậpkhẩu từ Hàn Quốc xếp thứ 2 về mức độ tăng trưởng với 52,78%, đạt 287,46 triệuUSD; kim ngạch nhập từ Đức tăng 52,07%; từ Đài Loan tăng 50,06%; Nhật Bảntăng 16,95%; Philipines tăng 15,6%; Trung Quốc tăng 6,69% Kim ngạch nhập
Trang 39khẩu từ Nga năm 2009 chỉ đạt 5,85 triệu USD, giảm mạnh nhất tới 77,02%; tiếptheo là nhập từ Indonesia giảm 38,95%; Achentina giảm 21,58% So với năm 2008,năm 2009 Việt Nam có thêm 7 thị trường mới đó là: Hà Lan, Ấn Độ, Malaysia, TâyBan Nha, Hoa Kỳ, Braxin và Thụy Điển.
Bảng 2.3: Kim ngạch nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô từ các thị trường
Nguồn: Tổng cục Hải quan (2011)
Năm 2011 nhập khẩu phụ tùng ô tô từ thị trường Thái Lan trị giá 491,74 triệuUSD, chiếm 23,7% tổng kim ngạch, tăng 15,65% so với năm 2010; nhập từ HànQuốc 483,21 triệu USD, chiếm 23,29%, tăng 41,48%; nhập từ Nhật Bản 413,13triệu USD, chiếm 19,91%, tăng nhẹ 3,33%; nhập khẩu từ Trung Quốc 218,93 triệuUSD, chiếm 10,55%, giảm 23,2%; nhập từ Hà Lan 141,21 triệu USD, chiếm 6,81%,tăng 44,53% so với năm 2010
Trái ngược với 3 thị trường chính là Thái Lan, Hàn Quốc và Nhật Bản, năm
2011 nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô từ các thị trường khác đa số bị sụt giảmkim ngạch so với năm 2010; trong đó các thị trường có độ sụt giảm mạnh từ 40%đến trên 60% như: Thụy Điển (giảm 64,87%, đạt 2,65 triệu USD); Achentina (giảm59,57%, đạt 9,66 triệu USD); Nga (giảm 46,63%, đạt 4,4 triệu USD); Braxin (giảm43,12%, đạt 4,16 triệu USD) Ngược lại, kim ngạch nhập khẩu từ Tây Ban Nha tăngmạnh nhất 71,15%, đạt 8,53 triệu USD; tiếp đến Hà Lan tăng 44,53%, đạt 141,21triệu USD; Hàn Quốc tăng 41,48%, đạt 483,21 triệu USD… thị trường Nhật Bảntăng ít nhất 3,33% về kim ngạch so với năm 2010
Trang 402.2 Thực trạng chính sách quản lý nhập khẩu ô tô của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay
Trong giai đoạn từ năm 2001 đến hết năm 2002, chính sách quản lý hoạtđộng nhập khẩu ô tô không có nhiều thay đổi so với khoản thời gian trước đó Kể từthời điểm 01/01/2003 theo cam kết hội nhập đã được quy định ở Thông tư số11/2001/TT-BTM ban hành ngày 18/04/2001, Nhà nước đã có rất nhiều chính sáchgiảm dần sự bảo hộ như bỏ giấy phép nhập khẩu ô tô dưới 9 chỗ ngồi tức là ô tômới nguyên chiếc được nhập khẩu tự do Tuy nhiên, mặt hàng ô tô cũ đã qua sửdụng vẫn chưa được phép nhập khẩu vào thị trường Việt Nam ngoại trừ: xe củanhững người đi công tác, lao động, định cư ở nước ngoài về, xe của cán bộ ngoạigiao, sứ quán, các xe dưới dạng ODA
Có thể nói, chính sách quản lý nhập khẩu có tác động trực tiếp đến số lượng,chủng loại, giá trị của mặt hàng ô tô nguyên chiếc được nhập khẩu vào thị trườngViệt Nam Cơ chế quản lý hoạt động nhập khẩu ô tô nguyên chiếc và linh kiện phụtùng ô tô ngày càng có tính sâu rộng Tuy vậy, ô tô không chỉ được xem là mặt hàngNhà nước hạn chế tiêu dùng, mà còn là mặt hàng thuộc dạng xa xỉ và phải chịu thuếtiêu thụ đặc biệt, nghĩa là không được khuyến khích tiêu thụ do cơ sở hạ tầng chưatốt, đường sá chưa bảo đảm để tạo ra sự thông thoáng của giao thông Điều này giảithích cho việc hiện nay Nhà nước đang sử dụng một mức thuế rất cao đánh vào mặthàng ô tô bên cạnh những công cụ chính sách để điều chỉnh hoạt động nhập khẩu
đã qua sử dụng bị nâng giá lên mức cao hơn từ vài nghìn USD đến cả chục nghìn USD
Chẳng hạn, dòng xe 7 chỗ hiệu Toyota Venza dung tích 2,7 lít, 1 cầu do Mỹsản xuất có giá mới 21.000 USD, dòng xe 2 cầu giá 22.000 USD, trong khi giá cũ là20.000 USD Tương tự, loại xe Toyota Venza có dung tích xi lanh 3,5 lít, giá tốithiểu mới áp dụng là 23.000 USD với dòng xe 1 cầu, và 24.000 đối với dòng xe 2