Kim ngạch nhập khẩu

Một phần của tài liệu Chính sách quản lí nhập khẩu ô tô của Việt Nam và định hướng hoàn thiện (Trang 30 - 35)

2.1.1.1. Ô tô mới

Bảng 2.1: Lượng ô tô nhập khẩu vào Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2007

Đơn vị tính: Chiếc

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Ô tô ngyên chiếc 28269 29355 21355 24961 21279 12496 30330 Loại 12 chỗ ngồi trở xuống 920 757 1436 3542 5447 3199 14079 Loại trên 12 chỗ ngồi 3066 1161 1006 1059 749 850 1223 Ô tô tải 22168 24911 16094 16445 12334 7676 10729 Loai khác 2115 2526 2819 3915 2749 771 4299

Nguồn: Cục Công nghệ thông tin và thống kê hải quan – Tổng cục Hải quan (2008)

Trong những năm 2001 - 2004, lượng ô tô nhập khẩu tăng liên tục từ 16362 chiếc lên 24961 chiếc vào năm 2004, tăng gần 50% trong 4 năm. Tuy nhiên, lượng nhập khẩu này giảm chút ít vào năm 2005 xuống 21.279 chiếc rồi cuối cùng lâm vào tình trạng đóng băng ở năm 2006 với mức nhập khẩu chỉ còn 1 nửa so với năm 2004.

Sang năm 2006, tình hình nhập khẩu ô tô nguyên chiếc có nhiều biến động. Đây là thời điểm trước khi Chính phủ cho phép nhập khẩu ô tô dưới 12 chỗ ngồi đã qua sử dụng nên xuất hiện tâm lý chờ đợi của người tiêu dùng. Phải tới khi các quy định liên quan đến việc nhập khẩu ô tô cũ đã rõ ràng, cộng với giá xe đã qua sử dụng cũng không thấp hơn nhiều so với giá xe sản xuất trong nước thì thị trường những tháng cuối năm 2006 mới hồi phục nhẹ. Lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu vào Việt Nam trong năm 2006 là 12.496 chiếc, giá trị kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc các loại đạt 212 triệu USD, giảm 28% so với năm 2005. Trong đó chỉ có ô tô dưới 12 chỗ ngồi là tăng mạnh gấp 2 lần, điều này chủ yếu là do thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc bắt đầu được giảm ( từ 100% xuống còn 90% ) cộng thêm

tác động của việc điều chỉnh giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô mới nhập khẩu từ 80% xuống 50%.

Trái ngược hẳn với tình trạng ảm đạm của năm 2006, thị trường ô tô nhập khẩu năm 2007 lại vô cùng sôi động. Theo số liệu của tổng cục thống kê, năm 2007, lượng xe ô tô nhập khẩu về tăng ở mức kỷ lục, đạt 30.330 chiếc, gấp 2,3 lần so với năm 2006, kim ngạch nhập khẩu lên tới 523 triệu USD. Trong năm 2007, Bộ Tài Chính 3 lần giảm thuế xe nhập. Cụ thể lần thứ nhất vào ngày 11-1, giảm từ 90% còn 80%; lần thứ hai vào ngày 8-8, còn 70% và lần thứ ba vào ngày 16-11, tiếp tục giảm còn 60%. Đây cũng là một động thái theo lộ trình cam kết với WTO, đồng thời để tăng sự cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước, tạo ra một thị trường lành mạnh nhằm hạ giá bán, và để người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn. Thuế giảm khiến ô tô nhập khẩu trở nên rẻ hơn, chênh lệch giữa ô tô nhập khẩu và ô tô lắp ráp là không nhiều. Với lợi thế về chất lượng, mẫu mã và “chính hãng” ô tô nhập khẩu được người tiêu dùng ưa chuộng hơn.

Đối với xe nguyên chiếc, có thể nói 2008 là năm nhiều biến động nhất từ trước tới nay của thị trường ô tô nhập khẩu với hai lần tăng thuế nhập khẩu liên tiếp chỉ trong tháng 3 và tháng 4. Ở giai đoạn giữa năm, các trào lưu tranh thủ nhập khẩu “chạy” thuế và mua “chạy” giá đã tạo nên những cơn sốt “nóng”, “lạnh” bất thường của thị trường. Kim ngạch nhập khẩu năm 2008 đã tăng gần gấp đôi so với năm trước về giá trị đạt 1,04 tỷ đô la và tăng 22.400 chiếc về số lượng. Sở dĩ kim ngạch nhập khẩu ô tô năm 2008 vẫn tăng kỷ lục một phần lớn là do hệ quả từ năm 2007 để lại.

Năm 2009 cũng được coi là cao điểm của kim ngạch nhập khẩu ô tô mới nguyên chiếc, lượng nhập khẩu năm 2009 đạt mức kỷ lục với gần 80.600 xe và đạt giá trị khoảng 1,86 tỷ USD. Đây là mức cao nhất từ trước tới nay. Còn so với năm 2008, nhập khẩu xe ô tô nguyên chiếc đã tăng đến 57,4% về lượng và 13,6% về giá trị. Việc Chính phủ tung ra gói kích cầu trong năm 2009, cùng với giảm VAT và thuế trước bạ ô tô đã góp phần hâm nóng thị trường ô tô nói chung. Những biến đổi mới nhất dành cho nhập khẩu và thuế trước bạ đã làm cho thị trường ô tô trở nên sôi động khi khách hàng mua xe chạy vào cuối năm 2009. Không những thế, trong năm 2009 nỗi lo vì sự biến động tỷ giá ảnh hưởng đến giá trị của tiền đồng cũng luôn thường trực cũng đã tác động đến các quyết định mua trên thị trường. Do đó, đầu tư vào của cải, vàng hay ô

tô là một trong những cách an toàn nhất để bảo đảm giá trị.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kết thúc năm 2010, lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu vào nước ta đạt 53.841 chiếc, giảm 33,2% so với năm 2009, tương đương giá trị 978,5 triệu USD, giảm 22,9% (Nhật Minh, 2011, Báo điện tử Dân trí, http://dantri.com.vn). Chính sách thuế và các biện pháp kiềm chế nhập khẩu, cùng với một số yếu tố như giá USD trên thị trường tự do tăng mạnh trong năm 2010 rõ ràng đã có tác dụng giảm lượng xe ngoại cập cảng Việt Nam.

Dù kinh tế còn khó khăn và nhiều biện pháp được áp dụng để kiềm chế nhập khẩu xe ô tô nhưng năm 2011 đã khép lại với lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu chỉ tăng 1,4% so với năm 2010 lên 54.619 chiếc, tương đương giá trị hơn 1 tỷ USD, tăng 5,1%. Báo cáo từ Tổng cục Thống kê cho biết, ước tính riêng trong tháng cuối năm 2011 đã có 3.619 ô tô nguyên chiếc được nhập khẩu, đạt giá trị kim ngạch 60 triệu USD. Tháng trước đó, lượng ô tô nhập khẩu là 3.000 chiếc, đạt giá trị kim ngạch 52 triệu USD. Điểm khác biệt so với các năm trước là những tháng cuối năm 2011, kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc không những không tăng mà còn có xu hướng sụt giảm. Năm 2011 là một năm nhiều sóng gió đối với ô tô nhập khẩu khi được xếp vào nhóm hàng hóa cần hạn chế nhập khẩu. Do vậy, rải rác trong năm đã có nhiều chính sách được áp dụng với loại hàng hóa này. Có thể kể đến như hai lần Tổng cục Hải quan tăng giá tính thuế, Bộ Công Thương ban hành Thông tư 20 với các quy định siết chặt ô tô nhập khẩu không chính hãng, thuế nhập khẩu xe đã qua sử dụng tăng mạnh… khiến nhiều nhà nhập khẩu ô tô và cửa hàng kinh doanh xe ô tô phải đóng cửa, chuyển hướng kinh doanh.

Bảng 2.2: Kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc năm 2011

Lượng ( chiếc ) Giá trị ( triệu USD)

Tháng 1/2011 6.100 103 Tháng 2/2011 3.700 60 Tháng 3/2011 5.700 115 Tháng 4/2011 5.546 113 Tháng 5/2011 5.300 116 Tháng 6/2011 7.000 122 Tháng 7/2011 4.000 72 Tháng 8/2011 3.000 79 Tháng 9/2011 4.000 69 Tháng 10/2011 3.000 55 Tháng 11/2011 3.000 52 Tháng 12/2011 3.605 64 Cả năm 2011 53.951 1.020 Năm 2011 so với 2010 102,1% 104,2%

Nguồn: Tổng cục Hải quan ( năm 2011 )

2.1.1.2. Ô tô cũ đã qua sử dụng

Ngay từ đầu tháng 04/2006, trước khi Nghị định 12/2006/NĐ-CP cho phép nhập khẩu ô tô cũ có hiệu lực thì nó đã có tác động đến thị trường ô tô trong nước. Theo thống kê của Bộ công nghiệp, lượng ô tô sản xuất và tiêu thụ trong tháng 4/2006 của các nhà sản xuất ô tô trong nước thuộc Hiệp hội các nhà sản xuất và lắp ráp ô tô Việt Nam – VAMA chỉ bằng 70% so với cùng kỳ năm trước (năm 2005). VAMA cho biết nguyên nhân của tình trạng sụt giảm này là do tâm lý người dân chờ đợi xe ô tô cũ nhập về sau ngày 1/5/2006.

Còn kể từ khi Nghị định 12/2006/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ ngày 1/5/2006, lượng xe nhập khẩu tăng liên tục từ tháng 5/2006, trung bình mỗi tháng có khoảng trên 100 chiếc xe ô tô đã qua sử dụng được nhập khẩu về Việt Nam. Chính sách giảm thuế trong năm 2007 cũng khiến ô tô nhập khẩu trở nên hấp dẫn hơn, từ đó gia tăng lượng nhập khẩu, tính đến ngày 1/10/2007 đã có khoảng 2.187 chiếc xe ô tô cũ được nhập về, trong đó lượng xe hạng trung ( tương đương với các dòng xe do VAMA sản xuất ) được nhập khẩu về không nhiều như dự đoán của giới chuyên môn. Ngược lại 60% lượng xe cũ được nhập về là thuộc các dòng xe hạng sang, 30% thuộc về loại xe nhỏ có dung tích xi lanh dưới 10. Đây là một lượng khá lớn đối với mặt hàng còn nhiều hoài nghi từ phía người tiêu dùng. Tại thời điểm giữa năm 2008, sau 2 lần tăng thuế vào

năm 2008, ô tô nhập khẩu đang chững lại chờ đợi chính sách mới của chính phủ và những diên biến mới về cung cầu trên thị trường.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan thì trong 17 tháng kể từ cột mốc cho phép nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng, dòng xe hạng thấp là Kia Morning dẫn đầu về số lượng nhập khẩu, chiếm 29,7% với giá bán khá rẻ từ 15.000 – 17.000USD. Đứng thứ 2 là các dòng xe hạng sang như Lexus (15%), Mercedes ( 12% ), BMW ( 10,4%), điều đáng chú ý là sự xuất hiện của rất nhiều những mẫu siêu xe và siêu sang như Rolls Royce Phantom, Hummer, Bently,… chiếm khoảng 3,8%. Còn dòng xe hạng trung chỉ chiếm 29,1% lượng xe cũ nhập về.

Năm 2009, theo thống kê của Tổng cục Hải quan, từ ngày 01/01/2009 đến ngày 30/10/2009 có khoảng 3.591 chiếc xe ô tô đã qua sử dụng dưới 16 chỗ ngồi nhập khẩu vào Việt Nam, chiếm tỉ trọng 9,25% trên tổng số xe nhập, trong đó:

Dòng xe cao cấp từ trên 4.0 Mercedes, BMW, LEXUS,… là 620 chiếc chiếm 17,28% số xe đã qua sử dụng nhập khẩu. Dòng xe thông dụng từ trên 2.0 đến 4.0 như: TOYOTA, HONDA,… là 934 chiếc chiếm 26% còn dòng xe ô tô giá rẻ từ 2.0 trở xuống là 2037 chiếc chiếm 56,72% số xe đã qua sử dụng nhập khẩu trong đó có 1110 chiếc xe dưới 1.0.

Hầu hết các dòng xe đã qua sử dụng có xuất xứ từ Hàn Quốc, nhãn hiệu phổ biến vẫn là Kia Morning với giá khai báo từ 3.800 USD đến 4.000 USD. Đây cũng là các dòng xe không chịu tác động bởi đợt điều chỉnh thuế nhập khẩu của Bộ Tài chính hồi tháng 8/2011. Giới kinh doanh nhìn nhận lượng xe cũ về thị trường bất ngờ tăng so với hồi tháng 8 là do sức ép của quy định siết nhập khẩu xe mới. Nhu cầu thị trường vẫn còn, trong khi xe mới lại khó về, nhà nhập khẩu buộc phải chuyển hướng sang ô tô qua sử dụng. Thuế nhập khẩu đang tăng mạnh đối với xe từ 1,5 lít trở lên, đặc biệt là các dòng sang và siêu sang là nguyên nhân vắng bóng các dòng xe cao cấp. Những tháng cuối năm thị trường ô tô nhập khẩu đã qua sử dụng rơi vào tình trạng ảm đạm do Thông tư 20/2011 của Bộ Công Thương và Quyết định 36/2011/QĐ-TTg áp dụng cách tính thuế nhập khẩu “kép” đối với ô tô đã qua sử dụng loại 9 chỗ ngồi trở xuống và dung tích xi-lanh từ 1.5L trở lên.

2.1.1.3. Linh kiện, phụ tùng ô tô

với ô tô nguyên chiếc nhập khẩu và thuế suất thấp với linh kiện, phụ tùng nên kim ngạch nhập khẩu linh kiện phụ tùng ô tô luôn có chiều hướng gia tăng. Tuy từ năm 2003, Nhà nước cũng dần dỡ bỏ các biện pháp bảo hộ đối với các nhà sản xuất ô tô trong nước nhưng do tỷ lệ bảo hộ hiệu quả qua thuế còn rất cao nên nhìn chung kim ngạch nhập khẩu linh kiện, phụ tùng qua các năm đều có sự gia tăng.

Lượng linh kiện nhập khẩu năm 2006 giảm do áp dụng chính sách tính thuế theo từng phụ tùng riêng cùng với tâm lý chờ đợi mua ô tô nhập khẩu giá rẻ khi Việt Nam gia nhập WTO. Lượng nhập khẩu giảm 46% so với năm 2005 chỉ đạt 47.000 bộ, ở mức 283 triệu USD.

Năm 2007, lượng linh kiện ô tô nhập khẩu tăng mạnh, Cụ thể, tính đến hết tháng 8/2007, xét về số lượng, linh kiện ô tô tăng thêm 19.587 bộ, tương đương tăng 78,4%. Kim ngạch tuyệt đối dành cho nhập khẩu linh kiện là 481 triệu USD.

Trước quyết định tăng thuế ô tô nguyên chiếc, 3 tháng đầu năm 2008 lượng linh kiện nhập khẩu tăng đột biến. Tháng 3/2008, giá trị nhập khẩu ước đạt là 142 triệu USD tăng 35% so với tháng 2 và 77% so với cùng kỳ năm 2007. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2008 nhóm hàng này có giá trị tăng rất mạnh 51,9% so với năm 2007, đạt kim ngạch 1,8 tỷ USD.

Theo báo cáo thống kê, kim ngạch nhập khẩu linh kiện phụ tùng ô tô của cả nước tháng 12/2009 đạt gần 230,31 triệu USD, tăng 11,54% so tháng 11/2009, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu cả năm 2009 lên hơn 1,8 tỷ USD (giảm 6,04% về kim ngạch so với năm 2008).

Kim ngạch nhập khẩu các loại linh kiện phụ tùng ô tô vào Việt Nam năm 2010 trị giá 1,93 tỷ USD, chiếm 2,28% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá cả nước trong năm 2010, tăng 7,25% so với năm 2009; trong đó linh kiện phụ tùng ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống chiếm 43,2%, đạt 835,85 triệu USD. (Báo điện tử Trung Tâm Thông Tin Công nghiệp và Thương Mại - Bộ Công Thương(VITIC), 2011, http://www.vinanet.com.vn )

Năm 2011 kim ngạch nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô các loại của cả nước trị giá 2,07 tỷ USD, chiếm 1,94% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của cả nước, tăng 7,35% so với năm 2010 (trong đó riêng linh kiện ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống chiếm 44,91%, tương đương 931,9 triệu USD).

Một phần của tài liệu Chính sách quản lí nhập khẩu ô tô của Việt Nam và định hướng hoàn thiện (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w