Tạo điều kiện phát triển công nghiệp ô tô trong nước đồng thời vẫn

Một phần của tài liệu Chính sách quản lí nhập khẩu ô tô của Việt Nam và định hướng hoàn thiện (Trang 76 - 77)

đảm bảo lợi ích người tiêu dùng

Quản lý nhập khẩu phải vì mục tiêu cuối cùng là hiệu quả kinh tế - xã hội. Đây là nguyên tắc tất yếu trong việc quản lý bất cứ một hoạt động nào của Nhà nước. Do vậy, hiệu quả kinh tế - xã hội là thước đo mức độ hợp lý, đúng đắn của chính sách quản lý nói chung và quản lý nhập khẩu ô tô nói riêng. Để đạt được mục đích này, Nhà nước phải tổng hòa được lợi ích kinh tế của riêng mỗi nhóm đối tượng và của toàn xã hội.

Trong trường hợp này, các nhóm có lợi ích liên quan đến chính sách nhập khẩu ô tô nguyên chiếc bao gồm người tiêu dùng, các doanh nghiệp liên doanh, các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp chuyên kinh doanh nhập khẩu ô tô và Nhà nước nói chung. Nếu như Nhà nước không khuyến khích nhập khẩu ô tô nguyên chiếc bằng việc đưa ra mức thuế suất nhập khẩu cao, lúc đó chỉ làm lợi ích của người tiêu dùng bị xâm hại bởi tình trạng khan hiếm và đội giá của mặt hàng này. Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô, nghe qua thì có vẻ như là vô hại vì thuế cao họ sẽ tăng giá bán lên. Nhưng xét một cách sâu xa thì tất yếu doanh thu của những doanh nghiệp này cũng sẽ bị suy giảm do tính cạnh tranh của xe nhập khẩu giảm, người tiêu dùng cũng không đủ thu nhập để chi trả cho dòng xe nhập. Vậy nhà nước sẽ được gì khi áp dụng mức thuế cao như vậy? Theo thống kê, nguồn thu từ thuế ô tô hiện khoảng 500 triệu USD mỗi năm. Con số này còn quá ít so với so với tổng số tiền ngân sách dành ra để đầu tư vào giao thông là gần 60 000 tỷ đồng mà đó là còn chưa kể đến các nguồn đầu tư khác từ nước ngoài và tư nhân.

Việc giảm thuế tiêu thụ đặc biệt từ 100% xuống còn 50% và thuế suất thuế nhập khẩu từ 100% xuống 60% ( nay là 82% ) với xe con mới nguyên chiếc nhập

khẩu đã thể hiện được ảnh hưởng người tiêu dùng trong nước đối với chính sách. Thế nhưng, dù thuế có giảm, giá xe nhập khẩu vẫn còn cao và gây nhiều thiệt hại cho người tiêu dùng.

Do đó, trong thời gian tới, chính sách nhập khẩu ô tô nguyên chiếc cần thiết phải được Nhà nước xem xét lại để đảm bảo hiệu quả xã hội một cách tối đa. Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn ở Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới có thể đưa ra những biện pháp phù hợp.

Một phần của tài liệu Chính sách quản lí nhập khẩu ô tô của Việt Nam và định hướng hoàn thiện (Trang 76 - 77)