Các biện pháp hạn chế định lượng

Một phần của tài liệu Chính sách quản lí nhập khẩu ô tô của Việt Nam và định hướng hoàn thiện (Trang 55 - 57)

Bên cạnh việc sử dụng các công cụ thuế để điều chỉnh hoạt động nhập khẩu ô tô. Nhà nước cũng sử dụng các biện pháp khác như: Cấm nhập, quy định nhập khẩu bằng giấy phép, hạn ngạch. Trong quá trình đàm phán vào WTO, Việt Nam đã phải chịu một sức ép ghê gớm từ các nước thành viên. Việt Nam đã bảo hộ cho xe ô tô trong nước suốt một thời gian dài nên không cho nhập xe cũ, nhưng đã đến lúc phải thực hiện các cam kết quốc tế. Việc cho phép nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng là thể hiện việc Việt Nam thực hiện cam kết với cộng đồng quốc tế đối với vấn đề gia nhập WTO bởi gia nhập WTO đồng nghĩa với việc Việt Nam phải bỏ hoàn toàn quota.

Thông tư 03/2006/TTLT-BTM-BGTVT-BTC-BCA

an đã ban hành Thông tư 03/2006/TTLT-BTM-BGTVT-BTC-BCA hướng dẫn việc nhập khẩu ô tô chở người dưới 16 chỗ ngồi đã qua sử dụng theo nghị định 12/2006/NĐ-CP. Cụ thể tại mục II của Thông tư đã quy định: Cấm nhập khẩu ô tô cứu thương đã qua sử dụng và tháo rời ô tô khi vận chuyển và khi nhập khẩu.

Trong năm 2008, Chính phủ đã cho phép Bộ Công Thương triển khai biện pháp kiểm soát nhập siêu bằng quy định cấp giấy phép không tự động đối với mặt hàng ô tô nhằm hạn chế lượng xe hơi về thị trường Việt Nam. Theo đó, từ 22/8 đến hết năm 2008, ô tô nhập khẩu buộc phải có giấy phép không tự động do Bộ Công Thương cấp. Mỗi lô hàng nhập khẩu của doanh nghiệp sẽ được cấp giấy phép nhập khẩu không tự động dưới hình thức xác nhận đăng ký nhập khẩu.

Việc xác nhận đăng ký nhập khẩu sẽ do Vụ trưởng hoặc các phó vụ trưởng Vụ Xuất nhập khẩu thực hiện. Thời hạn cấp phép theo chế độ tự động được thực hiện trong vòng 10 ngày làm việc, kể từ ngày Bộ nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ. Khi làm thủ tục nhập khẩu, ngoài bộ hồ sơ nhập khẩu theo quy định hiện hành, doanh nghiệp sẽ phải xuất trình cho cơ quan hải quan đơn đăng ký nhập khẩu đã được Bộ xác nhận. Quyết định trên chính thức được ban hành ngày 1/8, và sau 21 ngày sẽ chính thức có hiệu lực. Thời gian thi hành quyết định chỉ kéo dài đến hết ngày 31/12/2008. Các lô hàng thuộc đối tượng tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh, nhập khẩu phi mậu dịch… sẽ không cần phải có giấy phép nhập khẩu không tự động. Đây là một trong những biện pháp tạm thời nhằm giảm bớt việc nhập khẩu ô tô ồ ạt vào Việt Nam từ đầu năm đến nay. Sau khi quyết định công bố, số lượng xe hơi nhập khẩu đã giảm mạnh trong khi thị trường xe nhập khẩu gần như “đóng băng” hoàn toàn.

Mới đây nhất, vào ngày 12/5/2011, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 20/2011/TT-BCT quy định bổ sung thủ tục nhập khẩu xe ô tô chở người loại từ 09 chỗ ngồi trở xuống. kể từ ngày 26/6/2011, để nhập khẩu loại mặt hàng trên, ngoài việc thực hiện các quy định hiện hành, các thương nhân phải nộp bổ sung thêm một số loại giấy tờ cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để hoàn thiện thủ tục. Doanh nghiệp buộc phải có giấy chỉ định hoặc giấy ủy quyền của nhà nhập khẩu, nhà phân phối của chính hãng sản xuất hay hợp đồng đại lý của chính hãng sản xuất đã được cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài hợp pháp hóa lãnh sự

theo quy định của pháp luật. Đồng thời, doanh nghiệp cũng phải có được giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô đủ điều kiện do Bộ Giao thông Vận tải cấp. Các loại giấy tờ trên doanh nghiệp có thể nộp một bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính.

Mặc dầu, mục tiêu hướng tới của Thông tư 20 là giảm nhập siêu, nhằm lành mạnh hóa thị trường, tăng chất lượng phục vụ người tiêu dùng và đời sống nhân dân và thực thi các biện pháp đảm bảo người tiêu dùng và an toàn giao thông, nhưng giới kinh doanh ô tô nhập khẩu đánh giá quy định của Bộ Công Thương giống như một động tác “khép cửa” đối với thị trường ô tô nhập khẩu không chính thức. Bởi lẽ sẽ không hề đơn giản để doanh nghiệp có được các loại giấy tờ theo quy định tại thông tư này.

Một phần của tài liệu Chính sách quản lí nhập khẩu ô tô của Việt Nam và định hướng hoàn thiện (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w