Chiến lược phát triển công nghiệp ô tô trong nước

Một phần của tài liệu Chính sách quản lí nhập khẩu ô tô của Việt Nam và định hướng hoàn thiện (Trang 27 - 94)

Theo như Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn tới năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì mục tiêu tổng quát phát triển công nghiệp ô tô đến năm 2010 là xây dựng và phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trở thành một ngành quan trọng của đất nước, có khả năng đáp ứng ở mức cao nhất nhu cầu thị trường trong nước và tham gia vào thị thường khu vực và thế giới. Các mục tiêu cụ thế là:

Về các loại xe thông dụng (xe tải, xe khách, xe con) đáp ứng khoảng 40%- 50% nhu cầu về số lượng và đạt tỷ lệ nội địa hoá đến 40% vào năm 2005, đáp ứng trên 80% nhu cầu trong nước về số lượng và đạt tỷ lệ sản phẩm sản xuất trong nước 60% vào năm 2012 (riêng động cơ phấn đấu đạt tỷ lệ sản xuất trong nước 50%, hộp số đạt 90%)

Về các loại xe chuyên dụng: đáp ứng được 30% nhu cầu trong nước về số lượng, đạt tỷ lệ sản xuất trong nước 40% vào năm 2005 , tiến tới đáp ứng 60% nhu cầu trong nước về số lượng, đạt tỷ lệ sản xuất trong nước 60% vào năm 2010.

Các loại xe cao cấp: phấn đấu đạt tỷ lệ sản xuất trong nước 2-%-25% vào năm 2005 và 40%-50% vào năm 2010, đáp ứng phần lớn nhu cầu thị trường trong nước. Các loại xe tảu, xe khách cao cấp đạt tỷ lệ sản xuất trong nước 20% vào năm 2005 và 35%-40% vào năm 2010, đáp ứng 80% nhu cầu trong nước.

Về động cơ, hộp số và phụ tùng : lựa chọn để tập trung phát triển một số loại đông cơ hộp số, bộ truyền động và phụ tùng với số lượng lớn phục vụ lắp ráp ô tô trong nước và xuất khẩu. Để đạt được mục tiêu trên, định hướng phân bố lực lượng sản xuất và phân công sản xuất như sau:

Khuyến khích việc bố trí các dự án sản xuất - lắp ráp ô tô và sản xuất phụ tùng tại 3 vùng kinh tế trọng điểm và các địa bàn lân cận nhằm tận dụng các lợi thế sẵn có, gồm : các tỉnh thành phố trong và ráp ranh khu vực tam giác tăng trưởng kinh tế là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ning ( miền Bắc), các tỉnh từ Đà Nẵng đến Khánh Hoà ( miền Trung), các tỉnh thành phố trong và giáp ranh khu vực tứ giác tăng trưởng kinh tế là Thành phố Hồ Chí Minh - Bà Rịa Vũng Tàu - Đồng Nai - Bình Dương (miền Nam), riêng thành phố Cần Thơ phục vụ khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Bốn tổng công ty lớn sẽ được giao đảm nhiệm nòng cốt trong công nghiệp sản xuất lăp ráp ô tô và triền khai các dự án đầu tư, cụ thể là:

Tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam tập trung lắp ráp, sản xuất xe khách, xe tải cỡ trung và nhỏ, xe con, động cơ hộp số, cụm truyền động.

Tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp tập trung lắp ráp sản xuất xe tải hạng trung và nhỏ, xe khách, xe con, động cơ hộp số, cụm truyền động.

Tổng công ty than tập trung lắp ráp, sản xuất xe tải nặng và xe tải hạng trung, xe chuyên dụng và một số loại phụ tùng ô tô.

Tổng công ty ô tô Sài Gòn tập trung lắp ráp sản xuất xe khách, xe chuyên dụng và một số loại phụ tùng ô tô.

Các doanh nghiệp phải phối hợp chặt chẽ với nhau và tiến tới hình thành tập đoàn ô tô, làm nòng cốt của công nghiệp ô tô Việt Nam. Bộ công nghiệp cũng đưa ra hướng phát triển là: đầu tư mới đồng bộ có trọng điểm một số dự án lớn, tập trung vào bốn cụm công nghiệp ô tô đó là:

Cụm công nghiệp ô tô Đông Anh – Hà Nội (30 ha): xây dựng nhà máy sản xuất 5000 ô tô khách và 20000 bộ khung gầm mỗi năm. Mục tiêu chiến lược của nhà máy là đầu tư một dây chuyền công nghệ dập tấm dày để sản xuất các loại dầm cho khung ô tô, công nghệ hàm tán, xử lý kim loại, công nghệ lắp ráp khung gầm ô tô. Đây là nguồn cung cấp các loại khung gầm ô tô cho các nhà máy sản xuất xe khách, xe buýt, xe tải, xe chuyên dùng.

Cụm công nghiệp ô tô Bắc Giang (50 ha), cụm công nghiệp này gồm 4 dự án lớn: Dự án xây dựng nhà máy sản xuất xe tải nhỏ có công suất 12000 xe/năm. Mục tiêu của dự án là xây nhà máy có dây chuyển sản xuất ô tô tải dưới 5 tấn, với dây chuyền công nghệ dập tấm mỏng để sản xuất ca bin xe tải và vỏ xe khách và một dây chuyền công nghệ sản xuất hộp số, cầu chủ động.

Dự án xây dựng nhà máy sản xuất ô tô loại từ 4 đến 12 chỗ ngồi công suất 25000 xe/năm. Mục tiêu của dự án là thiết kế, sản xuất các loại xe từ 4, 7, 9 12 chỗ ngồi phục vụ vận tải hành khách và các vùng nông thông, thị xã, xe taxi giá thấp với vỏ, khung gầm sản xuất trong nước và công nghệ sơn hiện đại.

Dự án xây dựng nhà máy lắp ráp, sản xuất động cơ Diesel cố công suất từ 80 đến 400 mã lực, sử dụng cho ô tô và các loại xe chuyên dùng khác. Mục tiêu của dự

án là đầu tư công nghệ để sản xuất được một số chi tiết chính của động cơ như thân máy, nắp máy, cụm piston, xec măng và công nghệ lắp ráp một số loại động cơ Diesel để sản xuất xe khách xe tải phổ thông .

Các dự án sản xuất phụ tùng ô tô như: sản xuất kính an toàn trang bị nội thất, nhựa nhíp ô tô và các chi tiết của động cơ, hộp số, cầu chủ động …

Cụm công nghiệp xe máy Văn Lâm - Hưng Yên (15ha) : xây dựng nhà máy xe ô tô xe máy Cửu Long. Mục tiêu của dự án là đầu tư công nghệ sản xuất xe ô tô phổ thông ( loại phục vụ vận tải hành khách liên huyện, liên xã và xe tải nhỏ). Công nghệ sản xuất động cơ xăng dùng cho xe máy, lắp ráp sản xuất xe máy mang thương hiệu Cửu Long, công suất 200000 xe/năm.

Cụm công nghiệp ô tô xe máy tại thành phố Hồ Chí Minh: đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất xe phổ thông, xe máy. Đảm bảo cung cấp sản phẩm xe khách, xe tải nhẹ, xe máy cho khu vực phía Nam.

Chình phủ cũng yêu cầu Bộ Công nghiệp tạo điều kiện để các liên doanh thực hiện lộ trình nội địa hoá, khuyến khích liên kết với doanh nghiệp trong nước sản xuất phụ tùng và phát triển công nghiệp hỗ trợ. Bên cạnh đó Bộ Tài chính có trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất các chính sách thuế theo hướng khuyến khích nâng cao tỷ lệ nội địa hoá phục vụ lắp ráp, sản xuấtô tô và phụ tùng. Đồng thời thiết kế cơ chế ưu đãi cho các dự án chế tạo động cơ ô tô, hộp số, truyền động và sản xuất ô tô thông dụng chuyên dùng.

Qua các số liệu dự báo về nhu cầu phương tiện vận tải đường bộ ở trên và định hướng phát triển công nghiệp ô tô trong nước, chúng ta nhận thấy đến năm 2010 chúng ta vẫn phải nhập khẩu ô tô do sản xuất trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu. Ô tô mỗi năm cần bổ sung khoản 14,2 nghìn xe trong khi hiện nay các liên doanh sản xuất các loại xe này qua nhiều, ngoài ra nhà nước còn đầu tư sản xuất cả ô tô con trong tương lai, do đó trong tương lai thị trường Việt Nam sẽ dư thừa ô tô con. Ô tô khách tính đến năm 2010, mỗi năm chúng ta cần khoảng 23,7 nghìn xe.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHẬP KHẨU Ô TÔ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001 - 2011 2.1. Tình hình nhập khẩu ô tô Việt Nam giai đoạn 2001 – 2011

2.1.1. Kim ngạch nhập khẩu

2.1.1.1. Ô tô mới

Bảng 2.1: Lượng ô tô nhập khẩu vào Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2007

Đơn vị tính: Chiếc

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Ô tô ngyên chiếc 28269 29355 21355 24961 21279 12496 30330 Loại 12 chỗ ngồi trở xuống 920 757 1436 3542 5447 3199 14079 Loại trên 12 chỗ ngồi 3066 1161 1006 1059 749 850 1223 Ô tô tải 22168 24911 16094 16445 12334 7676 10729 Loai khác 2115 2526 2819 3915 2749 771 4299

Nguồn: Cục Công nghệ thông tin và thống kê hải quan – Tổng cục Hải quan (2008)

Trong những năm 2001 - 2004, lượng ô tô nhập khẩu tăng liên tục từ 16362 chiếc lên 24961 chiếc vào năm 2004, tăng gần 50% trong 4 năm. Tuy nhiên, lượng nhập khẩu này giảm chút ít vào năm 2005 xuống 21.279 chiếc rồi cuối cùng lâm vào tình trạng đóng băng ở năm 2006 với mức nhập khẩu chỉ còn 1 nửa so với năm 2004.

Sang năm 2006, tình hình nhập khẩu ô tô nguyên chiếc có nhiều biến động. Đây là thời điểm trước khi Chính phủ cho phép nhập khẩu ô tô dưới 12 chỗ ngồi đã qua sử dụng nên xuất hiện tâm lý chờ đợi của người tiêu dùng. Phải tới khi các quy định liên quan đến việc nhập khẩu ô tô cũ đã rõ ràng, cộng với giá xe đã qua sử dụng cũng không thấp hơn nhiều so với giá xe sản xuất trong nước thì thị trường những tháng cuối năm 2006 mới hồi phục nhẹ. Lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu vào Việt Nam trong năm 2006 là 12.496 chiếc, giá trị kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc các loại đạt 212 triệu USD, giảm 28% so với năm 2005. Trong đó chỉ có ô tô dưới 12 chỗ ngồi là tăng mạnh gấp 2 lần, điều này chủ yếu là do thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc bắt đầu được giảm ( từ 100% xuống còn 90% ) cộng thêm

tác động của việc điều chỉnh giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô mới nhập khẩu từ 80% xuống 50%.

Trái ngược hẳn với tình trạng ảm đạm của năm 2006, thị trường ô tô nhập khẩu năm 2007 lại vô cùng sôi động. Theo số liệu của tổng cục thống kê, năm 2007, lượng xe ô tô nhập khẩu về tăng ở mức kỷ lục, đạt 30.330 chiếc, gấp 2,3 lần so với năm 2006, kim ngạch nhập khẩu lên tới 523 triệu USD. Trong năm 2007, Bộ Tài Chính 3 lần giảm thuế xe nhập. Cụ thể lần thứ nhất vào ngày 11-1, giảm từ 90% còn 80%; lần thứ hai vào ngày 8-8, còn 70% và lần thứ ba vào ngày 16-11, tiếp tục giảm còn 60%. Đây cũng là một động thái theo lộ trình cam kết với WTO, đồng thời để tăng sự cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước, tạo ra một thị trường lành mạnh nhằm hạ giá bán, và để người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn. Thuế giảm khiến ô tô nhập khẩu trở nên rẻ hơn, chênh lệch giữa ô tô nhập khẩu và ô tô lắp ráp là không nhiều. Với lợi thế về chất lượng, mẫu mã và “chính hãng” ô tô nhập khẩu được người tiêu dùng ưa chuộng hơn.

Đối với xe nguyên chiếc, có thể nói 2008 là năm nhiều biến động nhất từ trước tới nay của thị trường ô tô nhập khẩu với hai lần tăng thuế nhập khẩu liên tiếp chỉ trong tháng 3 và tháng 4. Ở giai đoạn giữa năm, các trào lưu tranh thủ nhập khẩu “chạy” thuế và mua “chạy” giá đã tạo nên những cơn sốt “nóng”, “lạnh” bất thường của thị trường. Kim ngạch nhập khẩu năm 2008 đã tăng gần gấp đôi so với năm trước về giá trị đạt 1,04 tỷ đô la và tăng 22.400 chiếc về số lượng. Sở dĩ kim ngạch nhập khẩu ô tô năm 2008 vẫn tăng kỷ lục một phần lớn là do hệ quả từ năm 2007 để lại.

Năm 2009 cũng được coi là cao điểm của kim ngạch nhập khẩu ô tô mới nguyên chiếc, lượng nhập khẩu năm 2009 đạt mức kỷ lục với gần 80.600 xe và đạt giá trị khoảng 1,86 tỷ USD. Đây là mức cao nhất từ trước tới nay. Còn so với năm 2008, nhập khẩu xe ô tô nguyên chiếc đã tăng đến 57,4% về lượng và 13,6% về giá trị. Việc Chính phủ tung ra gói kích cầu trong năm 2009, cùng với giảm VAT và thuế trước bạ ô tô đã góp phần hâm nóng thị trường ô tô nói chung. Những biến đổi mới nhất dành cho nhập khẩu và thuế trước bạ đã làm cho thị trường ô tô trở nên sôi động khi khách hàng mua xe chạy vào cuối năm 2009. Không những thế, trong năm 2009 nỗi lo vì sự biến động tỷ giá ảnh hưởng đến giá trị của tiền đồng cũng luôn thường trực cũng đã tác động đến các quyết định mua trên thị trường. Do đó, đầu tư vào của cải, vàng hay ô

tô là một trong những cách an toàn nhất để bảo đảm giá trị.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kết thúc năm 2010, lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu vào nước ta đạt 53.841 chiếc, giảm 33,2% so với năm 2009, tương đương giá trị 978,5 triệu USD, giảm 22,9% (Nhật Minh, 2011, Báo điện tử Dân trí, http://dantri.com.vn). Chính sách thuế và các biện pháp kiềm chế nhập khẩu, cùng với một số yếu tố như giá USD trên thị trường tự do tăng mạnh trong năm 2010 rõ ràng đã có tác dụng giảm lượng xe ngoại cập cảng Việt Nam.

Dù kinh tế còn khó khăn và nhiều biện pháp được áp dụng để kiềm chế nhập khẩu xe ô tô nhưng năm 2011 đã khép lại với lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu chỉ tăng 1,4% so với năm 2010 lên 54.619 chiếc, tương đương giá trị hơn 1 tỷ USD, tăng 5,1%. Báo cáo từ Tổng cục Thống kê cho biết, ước tính riêng trong tháng cuối năm 2011 đã có 3.619 ô tô nguyên chiếc được nhập khẩu, đạt giá trị kim ngạch 60 triệu USD. Tháng trước đó, lượng ô tô nhập khẩu là 3.000 chiếc, đạt giá trị kim ngạch 52 triệu USD. Điểm khác biệt so với các năm trước là những tháng cuối năm 2011, kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc không những không tăng mà còn có xu hướng sụt giảm. Năm 2011 là một năm nhiều sóng gió đối với ô tô nhập khẩu khi được xếp vào nhóm hàng hóa cần hạn chế nhập khẩu. Do vậy, rải rác trong năm đã có nhiều chính sách được áp dụng với loại hàng hóa này. Có thể kể đến như hai lần Tổng cục Hải quan tăng giá tính thuế, Bộ Công Thương ban hành Thông tư 20 với các quy định siết chặt ô tô nhập khẩu không chính hãng, thuế nhập khẩu xe đã qua sử dụng tăng mạnh… khiến nhiều nhà nhập khẩu ô tô và cửa hàng kinh doanh xe ô tô phải đóng cửa, chuyển hướng kinh doanh.

Bảng 2.2: Kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc năm 2011

Lượng ( chiếc ) Giá trị ( triệu USD)

Tháng 1/2011 6.100 103 Tháng 2/2011 3.700 60 Tháng 3/2011 5.700 115 Tháng 4/2011 5.546 113 Tháng 5/2011 5.300 116 Tháng 6/2011 7.000 122 Tháng 7/2011 4.000 72 Tháng 8/2011 3.000 79 Tháng 9/2011 4.000 69 Tháng 10/2011 3.000 55 Tháng 11/2011 3.000 52 Tháng 12/2011 3.605 64 Cả năm 2011 53.951 1.020 Năm 2011 so với 2010 102,1% 104,2%

Nguồn: Tổng cục Hải quan ( năm 2011 )

2.1.1.2. Ô tô cũ đã qua sử dụng

Ngay từ đầu tháng 04/2006, trước khi Nghị định 12/2006/NĐ-CP cho phép nhập khẩu ô tô cũ có hiệu lực thì nó đã có tác động đến thị trường ô tô trong nước. Theo thống kê của Bộ công nghiệp, lượng ô tô sản xuất và tiêu thụ trong tháng 4/2006 của các nhà sản xuất ô tô trong nước thuộc Hiệp hội các nhà sản xuất và lắp ráp ô tô Việt Nam – VAMA chỉ bằng 70% so với cùng kỳ năm trước (năm 2005). VAMA cho biết nguyên nhân của tình trạng sụt giảm này là do tâm lý người dân chờ đợi xe ô tô cũ nhập về sau ngày 1/5/2006.

Còn kể từ khi Nghị định 12/2006/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ ngày 1/5/2006, lượng xe nhập khẩu tăng liên tục từ tháng 5/2006, trung bình mỗi tháng có khoảng trên 100 chiếc xe ô tô đã qua sử dụng được nhập khẩu về Việt Nam. Chính sách giảm thuế trong năm 2007 cũng khiến ô tô nhập khẩu trở nên hấp dẫn hơn, từ đó gia tăng

Một phần của tài liệu Chính sách quản lí nhập khẩu ô tô của Việt Nam và định hướng hoàn thiện (Trang 27 - 94)