Với xu hướng thương mại quốc tế như hiện nay, việc ngăn chặn nhập siêu bằng hàng rào thuế quan là khó và chỉ mang tính chất tạm thời, về lâu dài chúng ta phải thực hiện đúng những cam kết cắt giảm thuế quan theo lộ trình với WTO. Như vậy, hàng rào kỹ thuật chính là một biện pháp hạn chế nhập siêu một cách bền vững. Ô tô là một mặt hàng bị hạn chế tiêu dùng, một sản phẩm công nghệ cao nên nó có những đặc thù riêng về kỹ thuật. Riêng đối với ô tô nhập khẩu thì tiêu chuẩn kỹ thuật là một yếu tố rất quan trọng đặc biệt là ô tô cũ đã qua sử dụng. Cùng với mục tiêu không để Việt Nam trở thành một bãi rác công nghiệp, nhà nước đã đặt ra một số quy định khá khắt khe về tiêu chuẩn kỹ thuật đối với xe nhập khẩu.
TheoThông tư 03/2006/TTLT-BTM-BGTVT-BTC-BCA
Ô tô đã qua sử dụng được nhập khẩu phải đảm bảo điều kiện: không quá 05 năm tính từ năm sản xuất đến thời điểm ô tô về đến cảng Việt Nam, cụ thể là năm 2006 chỉ được nhập ô tô loại sản xuất từ năm 2001 trở lại đây. Ô tô các loại có tay lái bên phải (tay lái nghịch kể cả dạng tháo rời và dạng đã được chuyển đổi tay lái trước khi nhập khẩu vào Việt Nam, trừ các loại phương tiện chuyên dùng có tay lái bên phải hoạt động trong phạm vi hẹp gồm: xe cần cẩu; máy đào kênh rãnh; xe quét đường, tưới đường, xe chở rác và chất thải sinh hoạt; xe thi công mặt đường; xe chở khách trong sân bay và xe nâng hàng trong kho, cảng; xe bơm bê tông; xe chỉ di chuyển trong sân gol, công viên cũng không được nhập khẩu.
Cấm nhập khẩu ô tô các loại đã thay đổi kết cấu, chuyển đổi công năng so với thiết kế ban đầu, kể cả ô tô có công năng không phù hợp với số nhận dạng của ô tô hoặc số khung của nhà sản xuất đã công bố, bị đục sửa số khung, số máy trong mọi trường hợp và dưới mọi hình thức.
Ngày 02/03/2006, Bộ Giao thông vận tải ban hành tiêu chuẩn ngành 22 TCN 302- 06 nêu rõ những thông số kỹ thuật cơ bản cần đáp ứng, bao gồm:
Kích thước giới hạn cho phép của xe:
Chiều dài: Không lớn hơn 12,2m , riêng của xe nối toa không lớn hơn 20m Chiều rộng: Không lớn hơn 2,50m
Chiều cao: Với xe có khối lượng toàn bộ trên 5 tấn, chiều cao không được quá 4,00m; riêng đối với xe hai tầng, chiều cao không được quá 4,20m.
Trên thế giới hiện có 3 hệ thống tiêu chuẩn khí thải an toàn với môi trường đó là của Mỹ, Nhật, và Châu Âu. Việt Nam chọn bộ tiêu chuẩn Châu Âu (Euro 2) vì năm 1998 chúng ta tham gia APEC, mà theo quy định thì các thành viên của APEC bắt buộc phải theo bộ tiêu chuẩn này. Thái Lan, Malaysia cũng đang áp dụng Euro 2. Thậm chí, Singapore, đất nước nổi tiếng về môi trường cũng chỉ đang áp dụng Euro 2.
Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, kể từ 1/7/2007, các loại xe cơ giới là ô tô, xe máy các loại sản xuất trong nước hoặc mới nhập khẩu bắt buộc phải áp dụng các mức tiêu chuẩn khí thải tương đương tiêu chuẩn Euro 2 đối với từng loại xe
Giới hạn lớn nhất cho phép của khí thải:
Đối với xe lắp động cơ cháy cưỡng bức: Cacbonmonoxit CO(% thể tích ) không được vượt quá 3%; hydrocacbon HC (ppm thể tích ) ≤ 600 đối với động cơ 4 kỳ, ≤ 7800 đối với động cơ 2 kỳ và ≤ 3300 đối với động cơ đặc biệt. Đối với việc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam tương đương mức EURO 2: Mức ồn tối đa cho phép đối với xe phải thỏa mãn tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6436:1998. Ngoài ra, quy định này cũng nêu ra các yêu cầu về hệ thống phanh, hệ thống lái, bánh xe, hệ thống chiếu sáng, tín hiệu, tải trọng trục cho phép lớn nhất, hệ thống nhiên liệu, khung và thân vỏ, khoang chở khách… Bên cạnh đó, với mục đích bảo vệ môi trường chống ô nhiễm, Chính phủ cũng có các văn bản chỉ đạo như Quyết định số 249/2005/QĐ-
TTg ngày 10/10/2005 quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, Nghị định số 23/2004/NĐ-CP ngày 13/1/2004 quy định niên hạn sử dụng của ô tô tải và ô tô con chở người. Cụ thể, không quá 25 năm đối với ô tô tải; không quá 20 năm đối với ô tô chở người; không quá 17 năm đối với ô tô chuyển đổi công năng từ các loại xe khác thành ô tô chở người trước ngày 01 tháng 01 năm 2002. Niên hạn sử dụng của xe ô tô được tính bắt đầu từ năm sản xuất ô tô. Một số trường hợp đặc biệt khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép. niên hạn sử dụng ô tô được tính bắt đầu từ năm đăng ký ô tô.
Bộ Giao thông vận tải cũng đưa ra Quyết định số 35/2005/QĐ-BGTVT
ngày 21/7/2005 về việc kiểm tra chất lượng và an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường của xe cơ giới nhập khẩu vào Việt Nam. Các xe ô tô muốn được nhập khẩu vào Việt Nam phải có hồ sơ hợp lệ được kiểm tra từng chiếc bao gồm kiểm tra tổng quát ( số khung, số động cơ, kích thước, trọng lượng, sự phân bố trọng lượng … ) và kiểm tra bộ phận ( thân, vỏ, buồng lái, động cơ, hệ thống truyền lực…).
Để ngăn chặn tình trạng gian lận về năm sản xuất thông qua việc sửa số khung, số máy để nâng đời xe, Bộ Thương mại, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính và Bộ Công an đã ký thông tư liên bộ số 03/TTLT/BTM-BGTVT-BTC- BCA ngày 31 tháng 3 năm 2006 đề ra các biện pháp quản lý chặt chẽ. Theo chủ trương ban đầu, thì chỉ các loại xe ô tô “còn 80%” mới được phép nhập vào thị trường Việt Nam, nhưng thực tế cho thấy để xác định thế nào là xe còn “80%” không phải là một việc dễ dàng. Vì vậy, các nhà ra chính sách đi đến quyết định cuối cùng là ô tô các loại đã qua sử dụng được nhập khẩu chỉ phải đảm bảo điều kiện đã qua sử dụng không quá 5 năm, tính từ năm sản xuất đến năm nhập khẩu, tức là những xe được sản xuất từ năm 2001 trở lại. Để xác định chính xác năm sản xuất của xe, cơ quan hải quan căn cứ theo các tiêu chuẩn: Số nhận dạng của ô tô, số khung ô tô, theo các tài liệu kỹ thuật và theo năm sản xuất ghi trong giấy đăng ký xe hoặc giấy hủy đăng ký xe đang lưu hành ở nước ngoài. Trong trường hợp đặc biệt, cơ quan kiểm tra chất lượng được phép thành lập hội đồng giám định, trong đó có sự tham gia của các chuyên gia kỹ thuật chuyên ngành để xác định.
Ngoài ra, ô tô đã qua sử dụng từ 15 chỗ trở xuống chỉ được phép nhập khẩu vào Việt Nam qua 4 cửa khẩu cảng biển là TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng,
Cảng Cái Lân – Quảng Ninh. Lý do chủ yếu là vì những cửa khẩu này đảm bảo có kho bãi thuận tiện cho việc lưu giữ hàng hóa trong thời gian chờ kết quả kiểm tra của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về chất lượng.