Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Viêt Nam đến năm

Một phần của tài liệu Chính sách quản lí nhập khẩu ô tô của Việt Nam và định hướng hoàn thiện (Trang 68 - 71)

Hiện nay chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đang dần được hoàn thiện để trình Chính phủ phê duyệt trong tương lai gần. Theo như định hướng chiến lược đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 thì Chính phủ dự kiến sản lượng ô tô các loại đến năn 2020 như sau:

Tuy nhiên, qua những số liệu thống kê, các chuyên gia cũng như các nhà hoạch định chính sách cho rằng, cho đến nay có thể khẳng định rằng chiến lược trên về cơ bản đã thất bại, vì thế việc xây dựng Chiến lược phát triển ngành ô tô Việt Nam đến năm 2020 cần rút kinh nghiệm, tránh cái nhìn chủ quan, duy ý chí để có thể tạo ra một bản chiến lược khả thi, gần sát với thực tiễn.

Ngày 14/4/2011, tại Khu kinh tế mở Chu Lai tỉnh Quảng Nam, Bộ Công Thương, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam cùng một số công ty lắp ráp và sản xuất ô tô trong nước đã phối hợp tổ chức Hội thảo lần thứ nhất về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Tại đây, Bộ Công thương đã giới thiệu những nội dung chính của Quy hoạch phát triển ngành ô tô Việt Nam. Theo đó, mục tiêu của quy hoạch là lựa chọn được phương án phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

hiệu quả, ổn định và bền vững, phù hợp với bối cảnh quốc tế và khu vực, phù hợp với các cam kết của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, phù hợp với xu hướng phát triển ngành của thế giới và khu vực, phát huy được tiềm năng, lợi thế của đất nước, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế quốc dân, góp phần giảm siêu, ổn định kinh tế vĩ mô. Cũng tại cuộc hội thảo Bộ Công thương đã đưa ra dự báo nhu cầu ô tô trong nước, khả năng cạnh tranh của ô tô sản xuất tại Việt Nam, những khó khăn thách thức khi Việt Nam thực hiện theo cam kết thương mại tự do với thế giới và khu vực, các điều kiện cơ bản đảm bảo mục tiêu quy hoạch: đầu tư, công nghệ, lao động, nguyên liệu; lựa chọn dòng xe chiến lược; công nghiệp hỗ trợ…

Bảng 3.1. Dự kiến sản lượng ô tô các loại đến năm 2020

(Đơn vị: số xe) 2010 2020 Xe con 70.000 144.00 0 Xe đến 5 chỗ ngồi 60.000 116.00 0 Xe 6 – 9 chỗ ngồi 10.000 28.000 Xe khách 36.000 79.900 10-16 chỗ ngồi 21.000 44.000 17-25 chỗ ngồi 5.000 11.200 26-46 chỗ ngồi 6.000 15.180 > 46 chỗ ngồi 4.000 9.520 Xe tải 127.000 159.80 0 Đến 2 tấn 57.000 50.000 2-7 tấn 35.000 53.700 7-20 tấn 34.000 52.900 > 20 tấn 1.000 3.200 Xe chuyên dùng 6.000 14.400 TỔNG SỐ 239.000 398.00 0

Nguồn: Trích dẫn từ Quyết định số 177/2004/QĐ-TTG về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020

Từ đó, sẽ định hướng tập trung phát triển một, hai dòng xe chiến lược để giải quyết bài toán về dung lượng thị trường, phát triển công nghiệp hỗ trợ, trên cơ sở

hợp tác với các hãng sản xuất xe lớn và với các nước trong AFTA để từng bước tham gia vào chuỗi sản xuất ô tô của khu vực và thế giới. Xây dựng trung tâm cơ khí ô tô quốc gia để thu hút các nhà đầu tư lớn, có ý định sản xuất ô tô lâu dài tại Việt Nam vào đầu tư nhà máy với quy mô công suất lớn, công nghệ hiện đại, cùng với các doanh nghệp sản xuất linh kiện, phụ tùng và công nghiệp hỗ trợ khác.

Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư vào sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô phù hợp với chiến lược và quy hoạch, đặc biệt là sản xuất động cơ và linh kiện động cơ ô tô, khuyến khích hợp tác sản xuất và chuyển giao công nghệ với các công ty đa quốc gia, tiếp thu công nghệ sản xuất mới không lạc hậu. Tiếp thu và ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, kết hợp với khai thác công nghệ và thiết bị hiện đại có trong nước, đảm bảo đầu tư có hiệu quả. Xây dựng nguồn nhân lực công nghiệp chuyên ngành ô tô chất lượng cao...

Ngành công nghiệp ô tô là ngành công nghiệp quan trọng cần được ưu tiên phát triển góp phần phục vụ có hiệu quả quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng tiềm lực an ninh, quốc phòng của đất nước. Trước sự cấp thiết của vấn đề, Chính phủ nên giao cho Bộ Công Thương lập lại Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 để có cơ sở chỉ đạo phát triển ngành trong giai đoạn phát triển mới, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước đến năm 2020.

Theo Bộ Giao thông vận tải, công suất thiết kế, năng lực sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất ô tô cả nước có tổng công suất sản xuất lắp ráp hiện nay là khoảng 418.000 xe/năm, trong đó số lượng sản xuất xe tải là lớn nhất với hơn 215.000 xe/năm, tiếp theo là sản xuất xe đến 9 chỗ ngồi khoảng 157.000 xe/năm. Sản xuất xe khách chỉ chiếm trên 10,5% năng lực sản xuất xe, còn xe chuyên dùng chỉ chiếm trên 0,4%. Qua các số liệu trên, hiện nay các nhà máy sản xuất và lắp ráp ô tô trong nước mới chỉ huy động khoảng 50% công suất thiết kế. Tuy nhiên giá trị sản xuất công nghiệp của ngành sản xuất ô tô năm 2009 đạt 19.956 tỷ đồng, chiếm 2,86% so với toàn ngành công nghiệp. Ước tính vào năm 2020, nhu cầu về ô tô các loại cả nước sẽ từ 400.000-600.000 xe/năm và đến 2030 sẽ từ 1-1,8 triệu xe/năm, trong đó chiếm trên 60% là xe con; xe tải, xe khách, xe chuyên dụng... chỉ chiếm khoảng 36%. Nếu Việt Nam không có ngành công nghiệp ô tô mạnh thì đến 2020

khi thị trường ô tô bùng nổ, thị trường trong nước sẽ bị chiếm lĩnh bởi các doanh nghiệp nước ngoài và hàng năm sẽ phải chi ra khoảng 12 tỷ USD để nhập khẩu xe, đáp ứng nhu cầu trong nước, tạo nên thâm hụt lớn về cán cân thương mại.

Một phần của tài liệu Chính sách quản lí nhập khẩu ô tô của Việt Nam và định hướng hoàn thiện (Trang 68 - 71)