1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Hàng rào kỹ thuật của Nhật Bản đối với ngành thủy sản ở Việt Nam và một số giải pháp để Việt Nam vượt qua những hàng rào này

30 2,8K 22

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 189,25 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG======o0o======Tiểu luận Chính sách thương mại quốc tếĐề tài:Hàng rào kỹ thuật của Nhật Bản đối với ngành thủy sản ở Việt Nam và một số giải pháp để Việt Nam vượt qua những hàng rào nàySinh viên thực hiện:Nhóm 18Lớp:TMA301.1_LTGiáo viên hướng dẫn:Thầy Vũ Hoàng Việt MỤC LỤCLỜI MỞ ĐẦU4NỘI DUNG6Chương 1. Lý luận hàng chung về hàng rào kĩ thuật.61.Khái niệm62.Mục đích và xu hướng áp dụng62.1. Mục đích áp dụng62.2. Xu hướng áp dụng63.Các quy định về hàng rào kĩ thuật73.1. Các tiêu chuẩn kĩ thuật73.2. Quy định về kiểm dịch động thực vật73.3. Quy định về bảo vệ môi trường83.4. Quy định về nhãn mác bao bì8Chương 2: Tổng quan về thủy sản ở Việt Nam91.Tổng quan về xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trên một số thị trường lớn92.Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.102.1.Tình hình sản xuất thủy sản ở Việt Nam102.2.Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản112.3.Cơ cấu xuất khẩu13Chương 3. Hàng rào kĩ thuật của Nhật Bản và tác động của nó tới việc xuất khẩu thủy sản của Việt Nam141.Hàng rào kĩ thuật của Nhật Bản đối với mặt hàng thủy sản.141.1.Những nhận định tổng quan về hàng rào kĩ thuật của Nhật Bản141.2.Các hàng rào kĩ thuật đối với hàng thủy sản152.Tác động của hàng rào kĩ thuật đối với hàng thủy sản nhập khẩu của Việt Nam.202.1.Tác động tích cực202.2.Tác động tiêu cực21Chương 4. Một số giải pháp khắc phục hạn chế mà Hàng rào kĩ thuật của Nhật Bản gây ra cho thủy sản Việt Nam231.Một số giải pháp giúp tăng chất lượng thủy sản Việt Nam231.1.Đối với người nuôi trồng, khai thác231.2.Đối với doanh nghiệp chế biến xuất khẩu.262.Một số khuyến nghị đối với nhà hoạch định chính sách và cơ quan hải quan.262.1.Đối với nhà nước262.2.Đối với cơ quan hải quan27KẾT LUẬN28TÀI LIỆU THAM KHẢO29 LỜI MỞ ĐẦUHiện nay, tự do hóa là xu thế chủ đạo trong thương mại quốc tế, theo đó các quốc gia cắt giảm và tiến tới xóa bỏ những rào cản thương mại, bao gồm quá trình cắt giảm thuế quan cũng như các hàng rào phi thuế quan, xóa bỏ sự phân biệt đối xử, tạo lập sự cạnh tranh bình đẳng nhằm tạo môi trường thuận lợi cho thương mại phát triển. Tuy vậy không có nghĩa là các thị trường đã mở cửa hoàn toàn mà ngược lại, bảo hộ vẫn tồn tại dưới nhiều hình thức mới, khó phát hiện hơn, dai dẳng hơn. Đặc biệt, nhiều thị trường nhập khẩu lớn trên thế giới như: EU, Mỹ, Nhật, vv đang ngày càng áp dụng nhiều hơn hình thức bảo hộ mậu dịch bằng hàng rào kĩ thuật (Technical Barrier to Trade-TBT) thông qua các yêu cầu về tiêu chuẩn đối với hàng hóa nhập khẩu hết sức khắt khe. Là một quốc gia lấy chính sách xuất khẩu hàng hóa làm một trong các chính sách phát triển kinh tế chính, Việt Nam đã đang phải đối mặt với một thách thức lớn khi xuất khẩu các mặt hàng ra thị trường thế giới. Trong đó, thủy sản là mặt hàng thuộc nhóm xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam, đem về nguồn lợi nhuận cao cho các doanh nghiệp nhưng cũng không nằm ngoài nhóm đối tượng mà các hàng rào kỹ thuật hướng đến.Theo thống kê trong các báo cáo, hàng năm, xuất khẩu thủy sản nước ta đã đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước. Theo Vneconomy, kim ngạch xuất khẩu thủy sản 11 tháng đầu năm 2011 lên tới 5,6 tỷ USD, tăng 24,9% so với cùng kỳ năm trước - đây là cơ sở để giá trị xuất khẩu thủy sản cả năm 2011 giữ vững ở mức hơn 6 tỷ USD. Theo Bộ NN-PTNT, 3 tháng đầu năm 2011, các doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu đạt 1,1 tỷ USD, tăng khoảng 22% so với cùng kỳ năm ngoái. Thủy sản Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang các thị trường như EU, Mỹ, Nhật. Hiện nay, khi EU đang lâm vào tình trạng khủng hoảng tài chính thì Nhật trở thành một thị trường đầy tiềm năng. Tuy nhiên, càng thâm nhập sâu vào thị trường Nhật thì giới xuất khẩu thủy sản Việt Nam càng gặp nhiều khó khăn hơn do các hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là hàng rào kĩ thuật.Chính vì những lý luận trên, nhóm 18 đã lựa chọn đề tài “Hàng rào kĩ thuật của Nhật Bản đối với ngành thủy sản ở Việt Nam và một số giải pháp để Việt Nam vượt qua những hàng rào này” để nghiên cứu và làm tiểu luận nhóm. Mục đích của tiểu luận là: phân tích những hàng rào kĩ thuật của Nhật Bản đối với hàng thủy sản để tìm ra các khó khăn mà Việt Nam gặp phải khi xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản; từ đó tìm kiếm một số giải pháp giúp tăng kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản Việt nam sang thị trường Nhật Bản cũng như tăng uy tín với khách hàng (Nhật).Trong phạm vi cho phép hạn hẹp, tiểu luận này chỉ có thể nêu lên các vấn đề được nghiên cứu, những kết quả khái quát nhất từ việc phân tích, thống kê số liệu; hạn chế tối đa số lượng các bảng, biểu đồ. Do giới hạn về kiến thức và phương pháp nghiên cứu nên nhóm không tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn để tiểu luận được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!

Trang 1

Sinh viên thực hiện: Nhóm 18

Giáo viên hướng dẫn: Thầy Vũ Hoàng Việt

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 4

NỘI DUNG 6

Chương 1 Lý luận hàng chung về hàng rào kĩ thuật 6

1 Khái niệm 6

2 Mục đích và xu hướng áp dụng 6

2.1 Mục đích áp dụng 6

2.2 Xu hướng áp dụng 6

3 Các quy định về hàng rào kĩ thuật 7

3.1 Các tiêu chuẩn kĩ thuật 7

3.2 Quy định về kiểm dịch động thực vật 7

3.3 Quy định về bảo vệ môi trường 8

3.4 Quy định về nhãn mác bao bì 8

Chương 2: Tổng quan về thủy sản ở Việt Nam 9

1 Tổng quan về xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trên một số thị trường lớn 9

2 Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản 10

2.1 Tình hình sản xuất thủy sản ở Việt Nam 10

2.2 Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản 11

2.3 Cơ cấu xuất khẩu 13

Chương 3 Hàng rào kĩ thuật của Nhật Bản và tác động của nó tới việc xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 14

1 Hàng rào kĩ thuật của Nhật Bản đối với mặt hàng thủy sản 14

1.1 Những nhận định tổng quan về hàng rào kĩ thuật của Nhật Bản 14

Trang 3

1.2 Các hàng rào kĩ thuật đối với hàng thủy sản 15

2 Tác động của hàng rào kĩ thuật đối với hàng thủy sản nhập khẩu của Việt Nam 20

2.1 Tác động tích cực 20

2.2 Tác động tiêu cực 21

Chương 4 Một số giải pháp khắc phục hạn chế mà Hàng rào kĩ thuật của Nhật Bản gây ra cho thủy sản Việt Nam 23

1 Một số giải pháp giúp tăng chất lượng thủy sản Việt Nam 23

1.1 Đối với người nuôi trồng, khai thác 23

1.2 Đối với doanh nghiệp chế biến xuất khẩu 26

2 Một số khuyến nghị đối với nhà hoạch định chính sách và cơ quan hải quan.26 2.1 Đối với nhà nước 26

2.2 Đối với cơ quan hải quan 27

KẾT LUẬN 28

TÀI LIỆU THAM KHẢO 29

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, tự do hóa là xu thế chủ đạo trong thương mại quốc tế, theo đó các quốcgia cắt giảm và tiến tới xóa bỏ những rào cản thương mại, bao gồm quá trình cắt giảmthuế quan cũng như các hàng rào phi thuế quan, xóa bỏ sự phân biệt đối xử, tạo lập sựcạnh tranh bình đẳng nhằm tạo môi trường thuận lợi cho thương mại phát triển Tuyvậy không có nghĩa là các thị trường đã mở cửa hoàn toàn mà ngược lại, bảo hộ vẫntồn tại dưới nhiều hình thức mới, khó phát hiện hơn, dai dẳng hơn Đặc biệt, nhiều thịtrường nhập khẩu lớn trên thế giới như: EU, Mỹ, Nhật, vv đang ngày càng áp dụngnhiều hơn hình thức bảo hộ mậu dịch bằng hàng rào kĩ thuật (Technical Barrier toTrade-TBT) thông qua các yêu cầu về tiêu chuẩn đối với hàng hóa nhập khẩu hết sứckhắt khe Là một quốc gia lấy chính sách xuất khẩu hàng hóa làm một trong các chínhsách phát triển kinh tế chính, Việt Nam đã đang phải đối mặt với một thách thức lớnkhi xuất khẩu các mặt hàng ra thị trường thế giới Trong đó, thủy sản là mặt hàngthuộc nhóm xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam, đem về nguồn lợi nhuận cao cho cácdoanh nghiệp nhưng cũng không nằm ngoài nhóm đối tượng mà các hàng rào kỹ thuậthướng đến

Theo thống kê trong các báo cáo, hàng năm, xuất khẩu thủy sản nước ta đã đemlại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước Theo Vneconomy, kim ngạch xuất khẩu thủy sản

11 tháng đầu năm 2011 lên tới 5,6 tỷ USD, tăng 24,9% so với cùng kỳ năm trước đây là cơ sở để giá trị xuất khẩu thủy sản cả năm 2011 giữ vững ở mức hơn 6 tỷ USD.Theo Bộ NN-PTNT, 3 tháng đầu năm 2011, các doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu đạt1,1 tỷ USD, tăng khoảng 22% so với cùng kỳ năm ngoái Thủy sản Việt Nam xuấtkhẩu chủ yếu sang các thị trường như EU, Mỹ, Nhật Hiện nay, khi EU đang lâm vàotình trạng khủng hoảng tài chính thì Nhật trở thành một thị trường đầy tiềm năng Tuynhiên, càng thâm nhập sâu vào thị trường Nhật thì giới xuất khẩu thủy sản Việt Namcàng gặp nhiều khó khăn hơn do các hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là hàng rào kĩthuật

-Chính vì những lý luận trên, nhóm 18 đã lựa chọn đề tài “Hàng rào kĩ thuật của

Nhật Bản đối với ngành thủy sản ở Việt Nam và một số giải pháp để Việt Nam vượt

Trang 5

qua những hàng rào này” để nghiên cứu và làm tiểu luận nhóm Mục đích của tiểu

luận là: phân tích những hàng rào kĩ thuật của Nhật Bản đối với hàng thủy sản để tìm

ra các khó khăn mà Việt Nam gặp phải khi xuất khẩu thủy sản sang thị trường NhậtBản; từ đó tìm kiếm một số giải pháp giúp tăng kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sảnViệt nam sang thị trường Nhật Bản cũng như tăng uy tín với khách hàng (Nhật)

Trong phạm vi cho phép hạn hẹp, tiểu luận này chỉ có thể nêu lên các vấn đềđược nghiên cứu, những kết quả khái quát nhất từ việc phân tích, thống kê số liệu; hạnchế tối đa số lượng các bảng, biểu đồ Do giới hạn về kiến thức và phương phápnghiên cứu nên nhóm không tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp củathầy cô và các bạn để tiểu luận được hoàn thiện hơn Xin chân thành cảm ơn!

Trang 6

NỘI DUNGChương 1 Lý luận hàng chung về hàng rào kĩ thuật.

1 Khái niệm

Hàng rào kĩ thuật là các quy định của nhà nước đối với những nhóm hàng,mặthàng nhất định muốn nhập khẩu phải đáp ứng các yêu cầu liên quan đưa ra trong cácquy định kĩ thuật,tiêu chuẩn kĩ thuật,thủ tục đánh giá sự phù hợp,kiểm dịch động thựcvật,bảo vệ môi trường,và các quy định nhãn mác hàng

2 Mục đích và xu hướng áp dụng

2.1 Mục đích áp dụng

 Đối với người tiêu dùng: Dễ dàng lựa chọn và sử dụng những sản phẩm thíchhợp có chất lượng và thông số kĩ thuật phù hợp với yêu cầu của mình

 Đối với người sản xuất: Giúp cho việc sản xuất theo quy mô lớn theo một thông

số nhất định về kích thước,tiêu hao nguyên liệu,bán thành phẩm được sản xuất từnhiều nguồn gốc khác nhau

 Đối với người bán: Có thể dễ dàng hiểu nhau khi đàm phán về một mặt hàng

Song đối với một quốc gia ngoài mục đích mang tích chất tích cực trên hầu hếtcác nước đều dùng các biện pháp kỹ thuật như một hàng rào nhằm bảo hộ thị trườngnội địa và sản xuất trong nước

2.2 Xu hướng áp dụng

Trong nhiều năm gần đây, ngày càng có nhiều quốc gia áp dụng các quy định,tiêu chuẩn kỹ thuật trong các hoạt động thương mại quốc tế Điều đó có tác dụng tolớn trong bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng về sự an toàn trong sử dụng, tiêu thụsản phẩm thông qua chất lượng sản phẩm tiêu dùng được đảm bảo Xuất phát từ tácdụng to lớn này, các quốc gia đã và đang tăng cường xây dựng và thực hiện một chínhsách bao gồm các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng trong hoạt động thương mạitrong nước cũng như thương mại quốc tế

Khi một quốc gia muốn xuất khẩu sản phẩm của nước mình ra nước ngoài, ngoàiviệc sản phẩm đó đáp ứng được các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật trong nước còn phải

Trang 7

phù hợp với các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật của các nước nhập khẩu – đây mớichính là yếu tố quyết định đến việc sản phẩm của quốc gia đó có xuất khẩu được haykhông cũng như có thể được thị trường nước nhập khẩu chấp nhận hay không.

3 Các quy định về hàng rào kĩ thuật

Có khá nhiều các rào cản kĩ thuật, hệ thống các hàng rào này cũng ngày càng đadạng hơn và việc áp dụng chúng trong thương mại quốc tế cũng tương đối phức tạp.Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể phân chia các hình thức rào cản kĩ thuật thành 4nhóm:

 Các tiêu chuẩn kĩ thuật,quy định kĩ thuật và thủ tục đánh giá sự phù hợp

 Các quy định kiểm dich động thực vật

 Quy định về nhãn mác hàng hóa

 Quy định về bảo vệ môi trường

3.1 Các tiêu chuẩn kĩ thuật

Tiêu chuẩn kĩ thuật là quy định về đặc tính kĩ thuật và yêu cầu quản lý dùng dùnglàm chuẩn để phân loại đánh giá sản phẩm,hàng hóa,dịch vụ,quá trình môi trường vàcác đối tượng khác trong hoạt động kinh tế xã hội nhằm nâng cao hiệu quả và chấtlượng của các đối tượng này

Quy chuẩn kĩ thuật là quy định về mức giới hạn của các đặc tính kĩ thuật và yêucầu quản lý mà các sản phẩm hàng hóa,dịch vụ quá trình,môi trường và các đối tượngkhác trong hoạt động kinh tế xã hội phải tuân thủ nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh,sứckhỏe con người,bảo vệ động vật,thực vật,môi trường,lợi ích của người tiêu dùng và cácyêu cầu cần thiết khác

Thủ tục đánh giá sự phù hợp là bất kì một thủ tục nào được áp dụng trực tiếphay gián tiếp để xác định rằng các yêu cầu liên quan trong các quy định kĩ thuật,tiêuchuẩn kĩ thuật có được thực hiện được không

3.2 Quy định về kiểm dịch động thực vật

Là các biện pháp mà các nước áp dụng để bảo vệ cuộc sống của con người hoặcvật nuôi khỏi các rủi ro do lương thực gây ra do sử dụng phụ gia chất gây ô nhiễm,độc

Trang 8

tố hay các tổ chức gây bệnh,bảo vệ cuộc sống con người khỏi các bệnh lây nhiễm từvật nuôi hay cây trồng…

Quy định về kiểm dịch động thực vật là các quy định mà việc đặt ra và áp dụngchúng nhằm mục đích cơ bản là bảo đảm an toàn thực phẩm nhằm ngăn ngừa các bệnhtật lây lan qua động vật và thực vật không cho nhập vào một quốc gia

3.3 Quy định về bảo vệ môi trường

Ngày nay, để bảo vệ môi trường trong nước, tạo điều kiện cho hàng hoá củamình xâm nhập thị trường nước ngoài, nhiều quốc gia đã gắn nhãn sinh thái cho hànghoá của mình

Theo tổ chức thương mại thế giới WTO và Ngân hàng thế giới WB, nhãn sinhthái là một loại nhãn được cấp cho những sản phẩm thoả mãn một số tiêu chí nhất định

do một cơ quan chính phủ hoặc một tổ chức được chính phủ uỷ nhiệm đề ra Các tiêuchí này tương đối toàn diện nhằm đánh giá tác động đối với môi trường trong nhữnggiai đoạn khác nhau của chu kỳ sản phẩm: từ giai đoạn sơ chế, chế biến, gia công,đóng gói, phân phối, sử dụng cho đến khi bị vứt bỏ Cũng có trường hợp người ta chỉquan tâm đến một tiêu chí nhất định đặc trưng cho sản phẩm, ví dụ mức độ khí thảiphát sinh, khả năng tái chế…

Về mặt hình thức, nhãn sinh thái có thể mang tên gọi khác nhau ở từng nước Ví

dụ các nước Bắc Âu có nhãn Thiên nga trắng, Đức có nhãn Thiên thần xanh, trong khi

ở Singapore lại gọi là Nhãn xanh

3.4 Quy định về nhãn mác bao bì

Biện pháp này được quy định chặt chẽ bằng hệ thống văn bản pháp luật, theo đócác sản phẩm phải được ghi rõ các thông tin thuộc nội dung bắt buộc: hàng hóa, thànhphần cấu tạo, chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạnbảo quản, hướng dẫn sử dụng, xuất xứ hàng hóa, vv Đây là một rào cản thương mạiđược sử dụng rất phổ biến trên thế giới, đặc biệt tại các nước phát triển

Chương 2: Tổng quan về thủy sản ở Việt Nam

1 Tổng quan về xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trên một số thị trường lớn

Trang 9

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), khép lạinăm 2011, xuất khẩu (XK) thủy sản Việt Nam đã đem về cho đất nước 6,11 tỷ USD,tăng 21% so với năm 2010 Đây là thắng lợi lớn của ngành thủy sản Việt Nam, nhất làtrong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu cũng như trong nước đầy khó khăn, cộng vớinhững tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản.

Các sản phẩm xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn đều tăng mạnh về giá trị,điển hình là Mỹ - thị trường lớn nhất của thủy sản Việt Nam tăng 23,5% Đặc biệt,xuất khẩu cá tra sang Mỹ hiện đang ở mức cao so với 130 quốc gia và vùng lãnh thổnhập khẩu cá tra của Việt Nam

Bên cạnh đó, các thị trường lớn khác như Hàn Quốc, Trung Quốc và Italia lầnlượt đạt mức tăng trưởng là 32%, 49% và 41% về giá trị Không chỉ tăng tưởng ởnhững thị trường truyền thống, ngành thủy sản còn tiếp tục mở rộng xuất khẩu sangnhiều thị trường mới như chủ động xuất bán sang Các tiểu Vương quốc Ả rập Thốngnhất (UAE) 2.000 tấn thủy sản

Tuy nhiên cuộc khủng hoảng nợ công ở nhiều quốc gia châu Âu khiến cho ngânhàng ở nhiều nước hạn chế các khoản vay và điều kiện cho vay, nhà nhập khẩu buộcphải cắt giảm đơn hàng, thậm chí đàm phán hạ giá gây ra rất nhiều khó khăn đối vớidoanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam

Các mặt hàng chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam là tôm và cá tra cũng đạtnhững thành tựu nhất định Giá trị xuất khẩu tôm đạt 2,049 tỷ USD, tăng 14,7% so vớicùng kỳ năm ngoái Nhật Bản vẫn được xem là thị trường lớn nhất nhập khẩu tôm ViệtNam, đạt 505,180 triệu USD Cùng với tôm, tình hình xuất khẩu thế mạnh thứ hai củathủy sản Việt Nam là cá tra cũng khá tốt Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt1,6 tỷ USD, tăng 27,8% so với cùng kỳ 2010 Châu Âu vẫn là thị trường lớn nhất nhậpkhẩu cá tra Việt Nam, chiếm 30,2% tỷ trọng giá trị; đạt 468,7 triệu USD (tăng 1,6% sovới cùng kỳ) Tại thị trường Mỹ, kim ngạch xuất khẩu cá tra tính đến 15/11/2011 cũngđạt trên 274 triệu USD, tăng gần 100% so với cùng kỳ và sẽ tiếp tục tăng trong nhữngtháng cuối năm Thị trường ASEAN cũng đạt hơn 96,886 triệu USD, tăng 44,8% sovới cùng kỳ

Trang 10

Bên cạnh đó, tình hình xuất khẩu cá ngừ và nhuyễn thể hai mảnh vỏ của ViệtNam cũng tương đối tốt Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đạt 325,986 triệu USD, tăng27,3% so với cùng kỳ năm ngoái Nhuyễn thể hai mảnh vỏ cũng đang có chiều hướngtăng tích cực trong những tháng cuối năm, đặc biệt là tại hai thị trường Canada vàAustralia.

Trước những kết quả đạt được của xuất khẩu thủy sản năm 2011, BộNN&PTNT đã đặt mục tiêu mới cho xuất khẩu thủy sản năm 2012, phấn đấu đạt 6,3 –6,5 tỷ USD, tăng 5% so với năm 2011

2 Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.

2.1 Tình hình sản xuất thủy sản ở Việt Nam

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, chỉ riêng năm 2010, giá trị sản xuất nông,lâm nghiệp và thuỷ sản (theo giá so sánh 1994) tăng 4,7% so với năm 2009, trong đóthuỷ sản tăng 6,1% Tổng sản phẩm trong nước của khối nông, lâm nghiệp và thủy sảntăng 2,78%, trong đó thủy sản tăng 4,38% Tổng sản lượng thủy sản năm 2010 ước đạt5,07 triệu tấn, tăng 4,5% so với năm 2009, trong đó sản lượng NTTS ước đạt 2,69triệu tấn, tăng 4,7% Sang năm 2011, sản lượng thủy sản cả nước đạt 5.457 ngàn tấn,tăng 5,1% so với cùng kỳ năm ngoái Trong đó, sản lượng khai thác thủy sản đạt2.527 ngàn tấn, tăng 4,6%; sản lượng nuôi trồng đạt 2.930 ngàn tấn, tăng 7,4% cùng

kỳ năm 2010

2.1.1 Khai thác thủy sản

Theo báo cáo từ các địa phương, vụ cá Bắc 2010-2011, tình hình ngư trườnggặp nhiều biến động về thời tiết, mùa vụ và kết hợp với giá nhiên liệu tăng cao, nên tàuthuyền nằm bờ nhiều và sản lượng khai thác đạt thấp Trong năm, sản lượng khai thácchủ yếu tập trung vào vụ cá Năm 2011, nhờ thời tiết và ngư truờng thuận lợi, liên tụcxuất hiện các đàn cá nổi với trữ lượng lớn, tại ngư trường vùng khơi các nghề khaithác như câu vàng, lưới kéo, lưới rê, chài chụp kết hợp ánh sáng khai thác các đốitượng có giá trị kinh tế cao như cá song, cá dưa, cá hố, cá dưa và các loại mực; nhómloài cá nổi lớn và trung bình xuất hiện dày hơn mọi năm, nên sản lượng khai thác hảisản tăng cao hơn năm 2010

Trang 11

Tổng sản lượng khai thác thủy sản năm 2011 ước đạt 2.527 ngàn tấn, tăng 4,6%

so với cùng kỳ năm 2010, trong đó khai thác biển đạt 2.333 ngàn tấn

2.1.2 Nuôi trồng thủy sản

Năm 2011 là năm rất thuận lợi cho ngành nuôi trồng thủy sản, được mùa vàđược giá, ước sản lượng nuôi trồng thuỷ sản cả năm đạt 2.930 ngàn tấn, tăng 7,4%cùng kỳ năm 2010, trong đó tháng 12/2011 ước đạt 271 ngàn tấn Tính cả năm, cá traước đạt sản lượng 1.136.253 tấn (diện tích: 5.571,6 ha); Tôm nuôi nước lợ ước đạt435.000 tấn (diện tích: 658.000 ha); Tôm càng xanh đạt 13.000 tấn (diện tích: 8.500ha); nhuyễn thể đạt 180.000 tấn (diện tích: 30.000 ha); cá nước ngọt ước đạt trên800.000 tấn (diện tích: 380.000 ha)

Hiện nay, phần lớn diện tích tôm sú và nghêu nuôi theo phương thức quảngcanh cải tiến; đối với tôm chân trắng và cá tra là nuôi thâm canh Vùng nuôi tôm nước

lợ tập trung tại các tỉnh ĐBSCL như Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng, TràVinh, Bến Tre, Long An, và Tiền Giang Vùng nuôi cá tra tập trung ở các tỉnh AnGiang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long, Bến Tre, Sóc Trăng, Tiền Giang, Hậu Giang,

và Trà Vinh

2.2 Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản

Việt Nam đứng thứ 6 về xuất khẩu thuỷ sản trên thế giới và thứ 3 về sản lượngnuôi trồng thuỷ sản (sau Trung Quốc và Ấn Độ) với kim ngạch xuất khẩu 4,25 tỷ USDnăm 2009 Do khủng hoảng tài chính toàn cầu làm cho thị trường nhập khẩu thuỷ sản

Mỹ và EU bất ổn, nên nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã chuyểnhướng sang thị trường có mức độ ổn định cao hơn - thị trường Nhật Bản

Nhật Bản là một thị trường nhập khẩu thủy sản hàng đầu thế giới có kim ngạchnhập khẩu trung bình 15 tỷ USD/năm Với dân số hơn 120 triệu người (2009), GDPđạt trên 5000 tỉ USD (khoảng 473.000 tỷ yên), bình quân đầu người xấp xỉ40.000USD/năm, Nhật Bản đang là thị trường xuất khẩu thuỷ sản tiềm năng của ViệtNam

Việt Nam luôn nằm trong nhóm 10 quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vàothị trường Nhật Bản với kim ngạch đạt gần 800 triệu USD trong năm 2009 Các sản

Trang 12

phẩm thủy sản của Việt Nam xuất sang thị trường Nhật Bản bao gồm chủ yếu tôm vàcác loại cá như cá tra, cá basa, cá hồi, cá đuối, cá bò, cá ghim, cá ngừ hun khói, mực,bạch tuộc, ghẹ Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản trung bình hàng năm sangNhật Bản đạt bình quân 5,4% (2004-2009

Năm 2009, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản chiếm 17,8% tổnggiá trị kim ngạch xuất khẩu, đạt 757.92 triệu tấn Năm 2010, Nhật Bản tiếp tục giữ vịtrí nhà nhập khẩu thủy sản lớn thứ hai của Việt Nam (sau EU) với kim ngạch xuất khẩuđạt 549 triệu USD (tăng 18,9%) trong 8 tháng đầu năm 2010

Nhiều người nói rằng sau thảm hoạ động đất sóng thần, việc xuất khẩu sangNhật sẽ gặp khó khăn Tuy nhiên, chính thảm hoạ đó đã tạo thành một “cú hích” chonhu cầu nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài Lâu nay, vùng tâm động đất sóng thần làtrung tâm cung ứng nông sản, thực phẩm cho nước Nhật, do vậy sau thảm hoạ chínhđây lại là điều kiện thuận cho các nước xuất khẩu

Theo thống kê của Tổng cục Hải Quan, kim ngạch xuất khẩu thủy sản 15 ngàyđầu tháng 12 năm 2011 đạt 268,7 triệu USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ tháng trước,nâng tổng kim ngạch từ 1/1 – 15/12/2011 đạt 5,8 tỷ USD Với tốc độ xuất khẩu nhưhiện nay, gần như chắc chắn xuất khẩu thủy sản cả năm sẽ đạt tới mốc 6 tỷ USD Tổngcục Thống kê ước tính xuât khẩu thủy sản tháng 12/2011 đạt 580 triệu USD, nâng tổngkim ngạch cả năm 2011 đạt 6,107 tỷ USD, tăng 21,7% so với cùng kỳ năm 2011 BộNNPTNT và Tổng cục Thủy sản cũng đều ước tính kim ngạch xuất khẩu cả năm đạttrên 6 tỷ USD

Năm 2012, Tổng cục Thủy sản đặt ra một số chỉ tiêu ngành thủy sản như: Diệntích NTTS đạt 1.110 ha, bằng 101,5% so với ước thực hiện của năm 2011; sản lượngthủy sản nuôi đạt 3.150 tấn, bằng 105% so với ước thực hiện của năm 2011; khai thácthủy sản đạt 2.200 tấn và kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 6,3- 6,5 tỷ USD

Mặc dù kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản chiếm tỷ trọng lớn trong

cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam, song chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ giá trị nhập khẩu thủysản của Nhật Bản So với tiềm năng sản xuất và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, tỷ

Trang 13

lệ thị phần nhỏ như vậy chưa thể hiện đúng vị thế của Việt Nam và chưa cân xứngvới quan hệ thương mại truyền thống giữa 2 nước.

2.3 Cơ cấu xuất khẩu

2.3.1 Nhóm sản phẩm tôm

Nhóm sản phẩm tôm (chủ yếu là tôm đông lạnh): là nhóm sản phẩm quan trọngnhất trong cơ cấu xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Nhật Bản (chiếm 29,76% giátrị xuất khẩu) với doanh thu hàng năm đạt 400 triệu USD Mặc dù Việt Nam vẫn lànhà cung cấp tôm số 1 cho Nhật Bản, tuy nhiên cạnh tranh từ phía các nhà cung cấpkhác ngày càng gia tăng, đặc biệt là từ Thái Lan làm cho xuất khẩu tôm của Việt Namvào Nhật Bản giảm Trong khi nhập khẩu tôm của Nhật Bản từ Việt Nam giảm 11%,thì nhập khẩu tôm từ Thái Lan vào Nhật Bản lại tăng 28,7% trong 9 tháng đầu năm2009

Theo số liệu của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP),Việt Nam xuất khẩu tôm sang Nhật Bản đạt kim ngạch 413 triệu USD trong 9 thángđầu năm 2010 (chiếm 28,9%), đứng trong top ba nước xuất khấu lớn nhất mặt hàngtôm sang Nhật Bản (sau Inđônêsia và Thái Lan) Do năng suất và chất lượng nuôi tômcủa Việt Nam chưa cao làm cho chi phí, giá thành tôm xuất khẩu đắt, khả năng cạnhtranh kém Thêm vào đó, trình độ và kinh nghiệm marketing, quảng bá và tiếp thị trênthị trường nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu, nguồn lực đầu tư choviệc mở rộng thị trường còn hạn chế làm giảm sản lượng tôm xuất khẩu sang NhậtBản

2.3.2 Nhóm sản phẩm mực

Nhóm sản phẩm mực (mực ống, mực nang), bạch tuộc được đánh giá cao trên

thị trường Nhật Bản nên lượng tiêu dùng có xu hướng tăng Tuy nhiên, do sản phẩmmực, bạch tuộc được đánh bắt tự nhiên nên sản lượng và giá thành không ổn định vìvậy thời gian tới khả năng tăng trưởng của mặt hàng này bị hạn chế

2.3.3 Nhóm sản phẩm cá

Trang 14

Nhóm sản phẩm cá (cá ngừ tươi, cá tra, cá basa, cá đông lạnh) được thị trườngNhật Bản đánh giá cao về chất lượng Tuy nhiên cũng giống như mặt hàng mực, bạchtuộc được đánh bắt tự nhiên nên khả năng tăng trưởng của sản phẩm cá ngừ cũng bịhạn chế Việt Nam đã chủ động tìm nguồn nguyên liệu cá hồi thay thế Xuất khẩu cáhồi sang Nhật Bản trong 6 tháng đầu năm 2010 đạt gần 60 triệu USD.

Tuy nhiên, càng thâm nhập sâu vào thị trường Nhật thì giới xuất khẩu thủy sảnViệt Nam càng gặp nhiều khó khăn hơn do các hàng rào phi thuế quan, đặc biệt làhàng rào kĩ thuật Vì vậy, cần tìm ra những biện pháp để Việt Nam vượt qua hàng rào

kĩ thuật của Nhật Bản đối với ngành thủy sản nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sảncủa Việt Nam sang thị trường Nhật và tăng uy tín của hàng thủy sản Việt Nam trêntrường thế giới

Chương 3 Hàng rào kĩ thuật của Nhật Bản và tác động của nó tới việc xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

1 Hàng rào kĩ thuật của Nhật Bản đối với mặt hàng thủy sản.

1.1 Những nhận định tổng quan về hàng rào kĩ thuật của Nhật Bản

Nhật Bản sử dụng hàng rào kỹ thuật như một biện pháp để đảm bảo đảm bảocho người tiêu dùng được sử dụng các thực phẩm an toàn và chất lượng cao, đảm bảotính bền vững của môi trường cũng như sự phát triển xã hội Đồng thời qua đó, họmuốn dựng lên một hàng rào bảo hộ vô hình đối với sản xuất trong nước

Nhật Bản áp dụng Luật VSATTP; Luật Chống gây nhiễm và kiểm soát các loạidịch bệnh; Luật Ngoại thương và Ngoại hối; Luật Thương mại… chỉ cho phép nhậpvào Nhật Bản những loại thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không gâyhại cho sức khỏe của con người

Những loại thực phẩm không được phép nhập vào Nhật Bản bao gồm: các loạithực phẩm chứa các thành phần độc tố hoặc có hại, hoặc bị nghi vấn có chứa các thànhphần độc tố; các loại thực phẩm bị thối rữa hoặc bị hỏng; các loại thực phẩm khôngđáp ứng được tiêu chuẩn và đặc điểm kỹ thuật trong quá trình chế biến, công thức chếbiến hoặc nguyên liệu chế biến; các loại thực phẩm sử dụng chất phụ gia quá mức chophép; các loại thực phẩm không kèm theo các chứng từ chứng minh

Trang 15

Các mặt hàng thực phẩm phải đáp ứng đầy đủ các quy định kiểm tra nghiêmngặt như: không chứa các côn trùng gây bệnh hoặc có hại tới sức khỏe con người cótrong thịt và cá tươi, các sản phẩm thịt chế biến như hamberger, xúc xích , trái cây,rau quả hoặc ngũ cốc; không gây hại tới toàn bộ thực vật và động vật trong nước mớiđược nhập khẩu vào Nhật Bản.

1.2 Các hàng rào kĩ thuật đối với hàng thủy sản

1.2.1 Các quy định về tiêu chuẩn kĩ thuật

a Luật vệ sinh an toàn thực phẩm

Luật VSATTP của Nhật Bản quy định một danh sách các mức dư lượng hóachất có hại cho phép tồn đọng trong nông thủy sản, thực phẩm nhập khẩu vào NhậtBản

Nhật Bản đã quy định mức MRL cụ thể cho từng hợp chất dùng trong sản xuấtthủy sản tồn dư trong hàng hóa thực phẩm, dựa trên dữ liệu dư lượng hóa chất được sửdụng theo các điều kiện cụ thể gồm: hàm lượng, phương pháp sử dụng, và giai đoạnngừng sử dụng trước khi thu hoạch

Một số quy định về dư lượng hóa chất có hại trong thủy sản

- Chloramphenicol: không cho phép tồn đọng (trong mực, tôm)

Trifluralin

- Enrofloxacin: qui định MRL đối với chất Enrofloxacin là 10ppb

- Hàng hóa phải đảm bảo không có dư lượng chất kháng sinh nào vượt quá0,01 mg/kg

Nhật Bản xử lý các chất kháng sinh tổng hợp như Enrofloxacin khác với cáchợp chất khác vì ngoài việc ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tiếp xúc thường xuyênvới các chất kháng sinh này còn khiến các vi khuẩn ký sinh trong cơ thể bị khángthuốc Để phòng tránh và giảm nguy cơ kháng thuốc, Nhật Bản không cho phép cácchất kháng sinh này có trong hàng hóa thực phẩm, trừ khi nước này có quy định mứcMRL cụ thể

Nhật Bản đưa ra mức MRL dựa trên đánh giá khoa học các thông tin lấy từ dữliệu về các cuộc thử nghiệm các chất được giám sát Trong trường hợp Việt Nam cho

Ngày đăng: 31/05/2014, 14:54

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1. Sơ đồ thủ tục nhập khẩu thực phẩm - Hàng rào kỹ thuật của Nhật Bản đối với ngành thủy sản ở Việt Nam và một số giải pháp để Việt Nam vượt qua những hàng rào này
Sơ đồ 1. Sơ đồ thủ tục nhập khẩu thực phẩm (Trang 18)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w