Một số khuyến nghị đối với nhà hoạch định chính sách và cơ quan hải quan.

Một phần của tài liệu Hàng rào kỹ thuật của Nhật Bản đối với ngành thủy sản ở Việt Nam và một số giải pháp để Việt Nam vượt qua những hàng rào này (Trang 25 - 28)

2.1.Đối với nhà nước

Chính phủ có thể tăng cường đầu tư khuyến khích nuôi trồng thủy sản. Cấp vốn tài trợ hoạt động nuôi trồng thủy sản sạch.

Chính phủ tham gia kí kết đàm phán với các nước nhập khẩu, công nhận lẫn nhau kết quả kiểm nghiệm của cơ quan có thẩm quyền với mặt hàng thủy sản. Phổ biến tiêu chuẩn kĩ thuật của Nhật Bản với doanh nghiệp Việt Nam.

Bộ NN&PTNT chỉ đạo các địa phương cần rà soát, quy hoạch lại diện tích nuôi trồng thủy sản, đảm bảo các điều kiện nuôi thâm canh, an toàn dịch bệnh, thực hiện việc đánh số cơ sở, vùng nuôi đối với một số đối tượng nuôi chủ lực như: tôm sú, cá tra, tôm thẻ chân trắng... Đặc biệt tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất nuôi tôm, cá tra có hiệu quả.

Bộ NN&PTNT tập trung vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của thủy sản xuất khẩu, trong đó trọng tâm là thực hiện chương trình ATVSTP phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Giải pháp mà bộ đưa ra là: tập trung rà soát lại danh mục các loại hóa

chất sử dụng trong sản xuất nuôi trồng,khai thác thủy sản,có văn bản cấm sử dụng cac chất có gây ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm xuất khẩu,hoàn thiện các văn bản pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật ATVSTP thủy sản; tăng cường công tác phổ biến, hướng dẫn kiểm tra chứng nhận thực hành sản xuất tốt cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản. Đồng thời,bộ sẽ tăng cường kiểm tra điều kiện vệ sinh các cơ sở nuôi, sản xuất thức ăn thủy sản và kiểm soát chất tồn dư, vi sinh gây hại đối với sản phẩm.

Đào tạo cán bội kĩ thuật viên giám sát chất lượng thủy sản xuất khẩu.

2.2.Đối với cơ quan hải quan

Xem xét lại thời gian quy định và thủ tục kiểm soát trước khi xuất khẩu đối với các mặt hàng thủy sản,thuế môi trường đối với bao bì PE, PA- loại vật liệu không thể thiếu trong chế biến bao gói và xuất khẩu thủy sản.

Giảm thiếu các loại giấy chứng nhận thị trường nhập khẩu không yêu cầu nhưng trong cơ quan quản lý trong nước yêu cầu doanh nghiệp trong nước đóng phí để chứng nhận.

KẾT LUẬN

Hàng rào kĩ thuật trong thương mại ngày càng được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng. Các hình thức áp dụng cũng hết sức phong phú và đa dạng. Một mặt nó góp phần to lớn vào việc bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng thông qua những sản phẩm an toàn, có chất lượng. Mặt khác vì các biện pháp phi thuế như hàng rào kĩ thuật cũng lại là những công cụ bảo hộ rất kém minh bạch và khó dự đoán cho các quốc gia xuất khẩu hàng hóa ra thị trường quốc tế. Đối với một thị trường khó tính như Nhật Bản, thì hàng hóa nhập khẩu càng đòi hỏi yêu cầu chất lượng cao.Chính vì vây, khi mà hàng hóa sản xuất tại Việt Nam còn chưa đảm bảo những tiêu chuẩn khắt khe từ phía thị trường này thì chúng ta còn gặp nhiều bất lợi trong trao đổi buôn bán.Thực tế,nhưng năm qua hàng thủy sản của Việt nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản rất nhiều lần phải trả về vì không đạt tiêu chuẩn kĩ thuật đặt ra. Muốn khắc phục những hạn chế trong hàng rào kĩ thuật đòi hỏi phải có sự chung tay góp sức của không chỉ những người dân trực tiếp khai thác và nuôi trồng thủy sản mà phải cả những doanh nghiệp chế biến cũng như các cơ quan nhà nước. Chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng trong tương lai hàng thủy sản của Việt Nam sẽ có vị thế trên thị trường Nhật Bản nói riêng và thị trường thế giới nói chung.

Một phần của tài liệu Hàng rào kỹ thuật của Nhật Bản đối với ngành thủy sản ở Việt Nam và một số giải pháp để Việt Nam vượt qua những hàng rào này (Trang 25 - 28)