1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giải pháp vượt qua hàng rào kỹ thuật của mỹ đối với hàng nông sản xuất khẩu của việt nam

36 1,4K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 255 KB

Nội dung

Trước những thực tế đó, mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu nông sản vào thị trườngMỹ đòi hỏi phải có sự nhìn nhận toàn diện về những rào cản kỹ thuật tại thị trường này mà mặt hàng nông sản Việ

Trang 1

MỤC LỤC

Trang 2

Trước những thực tế đó, mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu nông sản vào thị trường

Mỹ đòi hỏi phải có sự nhìn nhận toàn diện về những rào cản kỹ thuật tại thị trường này

mà mặt hàng nông sản Việt Nam có thể gặp phải trong quá trình xuất khẩu Chỉ trên cơ

sở nắm rõ các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật mà thị trường Mỹ đối với hàng nông sảnxuất khẩu của Việt Nam ta mới có cơ sở rõ ràng trong đàm phán, yêu cầu đối tác mởcửa thị trường, đồng thời xây dựng được hệ thống các giải pháp thích hợp để vượt ràocản, nâng cao hiệu quả xuất khẩu

Trang 3

Tổng hợp những nội dung trên, nhóm chúng tôi quyết định chọn đê tài: “Giải pháp vượt qua hàng rào kỹ thuật của Mỹ đối với hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam” làm nội dung đề tài nghiên cứu.

Nhằm làm rõ những vấn đề trên, bài tiểu luận của chúng tôi gồm 4 phần:

Chương 1: Tổng quan về thị trường Mỹ và các rào cản kỹ thuật của Mỹ đối vớihàng nông sản

Chương 2: Thực trạng vượt rào cản kỹ thuật của hàng nông sản Việt Nam tại thịtrường Mỹ

Chương 3: Đề xuất giải pháp tăng cường khả năng ứng phó với rào cản kỹ thuậtcủa Mỹ đối với mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam

Trong quá trình nghiên cứu, không tránh khỏi những hạn chế về kiến thức chuyênmôn nên nội dung còn có một số thiếu sót, vì vậy nhóm rất mong nhận được sự góp ý

từ phía cô giáo và các bạn

Trang 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG MỸ VÀ CÁC RÀO CẢN

KỸ THUẬT CỦA MỸ ĐỐI VỚI HÀNG NÔNG SẢN

1.1 Tổng quan về thị trường Mỹ:

1.1.1 Khái quát về nền kinh tế Mỹ

Trước hết, Mỹ là một thị trường xuất nhập khẩu khổng lồ, với sức mua lớn, đadạng về thu nhập, đa dạng về chủng loại và nhu cầu hàng hóa Mặt hàng xuất khẩuchính của Mỹ chủ yếu là sản phẩm chế tạo như máy móc văn phòng, thiết bị viễnthông, thép và sản phẩm thép, ô tô và phụ tùng ô tô, hóa chất…; sản phẩm nhập khẩuchính của Mỹ là thực phẩm, quặng các loại, kim loại màu, nhiên liệu chủ yếu là dầu

mỏ, hàng dệt và may mặc, giày dép Ngoài ra còn là những sản phẩm chế tạo như thiết

bị điện tử, ô tô, phụ tùng ô tô, thiết bị điện, hóa chất…

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ chiếm 50% GDP thế giới, 1/3 buôn bánquốc tế Tỷ trọng của nền kinh tế Mỹ trong nền kinh tế thế giới tuy giảm song hiện nayvẫn giữ ở mức 22% GDP thế giới (năm 2011 GDP của Mỹ đạt gần 13.860 tỷ USD)

Với diện tích khoảng 9,4 triệu km2 và dân số trên 311,6 triệu người, Mỹ thực sựtrở thành một cường quốc kinh tế với sức mua lớn nhất thế giới Các “con Rồng” Châu

Á đã phát triển nhanh nhờ vào việc chiếm lĩnh được thị phần khá lớn tại thị trường này.Điều này có thể khẳng định rằng tất cả các quốc gia trên thế giới đều mong muốn thiếtlập quan hệ thương mại với Mỹ, vì Mỹ là một thị trường có sức mua lớn và một nềntảng khoa học công nghệ cao

Trang 5

Biểu đồ 1.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Mỹ từ 1991 - 2011

Nguồn: Congressional Research Service with data from U.S Department of

Commerce, Bureau of Economic Analysic

Mỹ là một quốc gia chi phối gần như tuyệt đối hầu hết các tổ chức kinh tế quốc

tế như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ Tiền tệQuốc tế (IMF)… bởi Mỹ có tiềm lực tài chính đóng góp nhiều và theo đó quyền phủquyết áp đảo trong các tổ chức này rất lớn Bên cạnh đó đồng USD có vai trò thống trịthế giới Với 24 nước gắn trực tiếp đồng tiền của họ vào đồng USD, trên 55 nước “neogiá” vào đồng USD để thị trường tự do ổn định tỷ giá, các nước còn lại ở nhiều mức độkhác nhau vẫn sử dụng hệ thống dựa vào chỉ tiêu biến động của đồng USD để tính toángiá trị đồng tiền của mình Và đặc biệt với một thị trường chứng khoán chi phối hàngnăm khoảng 8000 tỷ USD (trong khi các thị trường chứng khoán Nhật chỉ vào khoảng

3800 tỷ USD, thị trường EU khoảng 4000 tỷ USD), mọi sự biến động của đồng USD

và hệ thống tài chính Mỹ đều có ảnh hưởng đáng kể đến sự biến động của nền tài chínhquốc tế

Từ một nền kinh tế như vậy, các chiến lược kinh tế thương mại của Mỹ bao giờcũng được đặt trong các chương trình điều chỉnh tổng thể nhằm làm thích ứng, thậmchí làm thay đổi các xu thế phát triển của thế giới Với tiềm năng to lớn và những ưu

Trang 6

thế nêu trên, trong những thập kỷ tới, Mỹ vẫn là cường quốc kinh tế số một của thếgiới, và đặc biệt đóng vai trò chi phối đối với nền kinh tế và thương mại trong khu vựccũng như trên toàn cầu.

1.1.2 Tiềm năng nhập khẩu của thị trường Mỹ.

Ngoài dân số đông thứ ba thế giới với thu nhập bình quân đầu người rất cao(năm 2011 khoảng 47084 USD), điều khiến cho Mỹ trở thành thị trường tiêu thụ khổng

lồ là thói quen tiêu xài và nợ của người dân ở nước này Người Mỹ sẵn sàng mua chịu

và trả nợ dần từ những thứ đắt tiền đến quần áo, giày dép … Mặc dù sau cuộc khủnghoảng tài chính cuối 2007, người Mỹ đã giảm bớt tiêu xài và tỷ lệ tiết kiệm cá nhân cótăng lên nhưng mức độ không đáng kể

Bảng 1.1: Chi tiêu trung bình của người Mỹ 2007 - 2011($)

Trang 7

Với đặc điểm cơ cấu kinh tế nói trên, để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng hàng năm,

Mỹ phải nhập khẩu một lượng hàng hóa cực lớn Do ảnh hưởng của khủng hoảng, kimngạch nhập khẩu sáu tháng đầu 2009 có giảm nhưng nhờ sáu quý tăng trường liên tựcnên nhập khẩu đã tăng trở lại sau đó Tổng kim ngạch nhập khẩu của Mỹ vào năm

2011 đạt 2263 tỉ USD Trong đó, những mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn là máymóc thiết bị điện tử: 283,3 tỉ USD ; quần áo: 43.3 tỉ USD; đồ gỗ nội thất: 43 tỉ USD; …

Biểu đồ 1.2: Tỷ trọng các mặt hàng nhập khẩu của Mỹ

Nguồn: www.worldsrichestcountries.com/top_us_imports.html

1.2 Tổng quan về các rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với hàng nông sản

Trong giai đoạn hiện nay, khi xu thế tự do hóa thương mại ngày càng phát triểnmạnh mẽ, Mỹ là thị trường nhập khẩu nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam songdường như Mỹ đã và đang cố tình tìm cách gây khó khăn cho Việt Nam Đặc biệt, từcuối năm 2011 trở lại đây, nhóm mặt hàng nông sản khi vào thị trường này gặp ngàycàng nhiều trắc trở, khó khăn

1.2.1 Những rào cản kỹ thuật chung đối với mặt hàng nông sản tại thị trường Mỹ.

Mỹ đã sử dụng một loạt các biện pháp có tính chất rào cản thương mại nhằmhạn chế sản phẩm nông sản từ thị trường nước ta khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ.Những rào cản kĩ thuật này chính là quy chế nhập khẩu chung và các biện pháp bảo vệquyền lợi người tiêu dùng của Mỹ, mặt khác Mỹ đã và đang cố tình tìm cách gây khókhăn cho hàng xuất khẩu nông sản của Việt Nam

1.2.1.1 Tiêu chuẩn về kỹ thuật, chất lượng:

Trang 8

Các qui định hiện hành về thông tin dinh dưỡng trên nhãn hàng thực phẩm, baogồm các mặt hàng nông sản tiêu thụ tại Hoa Kỳ như sau:

(1) Liều lượng dùng và số lần dùng của mỗi hộp;

(2) Tổng lượng calo và lượng calo từ chất béo mỗi lần dùng;

(3) Tổng lượng chất béo và lượng chất béo no (saturated) tính theo gram; tổnglượng choresrol và sodium (miligram), tổng lượng Carbohydrate, dietary fiber, đường

và protein tính bằng gam mỗi lần dùng;

(4) Phần trăm của tất cả các thành phần liệt kê tính theo tỷ lệ cần cho cơ thể trongmột ngày trên cơ sở lượng calo cần thiết hàng ngày là 2.000 calo;

(5) Tỷ lệ % trong mức khuyến cáo tiêu thụ hàng ngày (recommended dailyallowances - RDA) của Hoa Kỳ của một số loại vitamin và chất khoáng của 1 lần dùng.(6) Ghi các trị giá cần hàng ngày, các trị giá kiến nghị tính bằng gram hoặcmiligram - tuỳ theo từng thành phần - đối với chất béo, chất béo no, cholesterol,sodium, carbohydrate, dietary fiber, cùng với lượng calo trên gram đối với chất béo,carbohydrate, và protein

(7) Các chất dinh dưỡng khác được coi là thành phần cơ bản trong thức ăn củangười có thể được liệt kê nếu những chất này chiếm ít nhất 2% RDA của Hoa Kỳ

1.2.1.2 Tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn dịch tễ:

Mỹ đòi hỏi các doanh nghiệp chế biến hàng thực phẩm xuất khẩu sang thịtrường Mỹ phải tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm chặt chẽ theo LuậtHiện đại hóa An toàn thực phẩm (FSMA) mới được chính phủ nước này ban hành

Cụ thể, theo đạo luật này, từ năm 2012, Mỹ sẽ thực hiện quy trình kiểm tra hếtsức ngặt nghèo đối với các sản phẩm nông sản Toàn bộ quy trình kiểm tra này sẽ đượcchuyển từ cục Quản lý dược phẩm và thực phẩm (FDA) về Bộ Nông nghiệp Mỹ Tạihội thảo, ông David Lennarz – nguyên chuyên gia kĩ thuật của FDA, phó chủ tịch Công

ty Registrar Corp Hoa Kì đã giới thiệu về các quy định của Mỹ liên quan đến việc xuấtkhẩu nông sản sang thị trường Mỹ, quy định về an toàn thực phẩm bảo vệ người tiêudùng của FDA, quy định về hiện đại hóa an toàn thực phẩm của FDA, những thay đổichủ yếu so với các quy định trước đây và ảnh hưởng của luật tới các việc sản xuất xuất

Trang 9

khẩu sang Hoa Kỳ Các quy định này đề ra các mức độ nhiễm tối đa cho phép của cácthành phẩm trong vật liệu nhựa,chất bảo quản vào thực phẩm nhằm bảo vệ sức khỏe và

an toàn của con người

1.2.1.3 Quy định về nhãn mác, đóng gói và bao bì :

Tất cả các loại bao gói, nhãn mác, bao bì đều phải được dán nhãn thích hợp, đápứng các yêu cầu của Quy định với hàng nông sản Tất cả các thông tin trên về nhãnmác, bao bì hàng nông sản phải chính xác và không sai lệch hoặc dễ gây nhầm lẫn vàkhông được ghi sai về chất lượng, số lượng, thành phần cấu tạo, bản chất, tính an toàn,giá trị, xuất xứ hoặc các nội dung khác

Các thông tin ghi trên bao bì,nhãn mác phải bao gồm : tên thông thường của sảnphẩm, số lượng hàng hóa, nhận dạng nơi kinh doanh chính của người hoặc cho ngườisản xuất ra sản phẩm hoặc đóng gói sản phẩm để bán lại, tên nước xuất xứ của sảnphẩm, hoặc từ ngữ khác biểu thị một cách rõ ràng về nước mà ở đó sản phẩm đượcgieo trồng ( đối với sản phẩm nhập khẩu, )

Quy định đối với một số mặt hàng nông sản như thực phẩm, nhiên liệu, nguyênvật liệu, dược phẩm không được chứa thành phẩm bổ sung

FDA còn đưa ra yêu cầu phải ghi rõ thành phần, giá trị dinh dưỡng

Chất liệu bao bì đóng gói giới hạn trong một số chất cho phép, có thể tái sinh vàtái sử dụng Nếu doanh nghiệp xuất khẩu không đáp ứng được thì doanh nghiệp nhậpkhẩu phải đóng gói lại, hao phí đóng gói lại khiến doanh nghiệp nhập khẩu khôngmuốn mua hàng từ người xuất khẩu cũ nữa

Bao bì nhựa phải đảm bảo không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, việc tiếpxúc giữa sản phẩm và chất nhựa của bao bì không gây ra bất cứ phản ứng và nguy hạinào

Quy định về nhãn xuất xứ:

Trang 10

Theo qui định của Luật an ninh nông nghiệp và phát triển nông thôn (gọi tắt làLuật nông nghiệp 2002) được Tổng thống George W Bush ký ban hành ngày13/5/2002, một số nông sản: rau quả, thịt (bò, cừu, bê, lợn), và thủy sản bán tại các củahàng bán lẻ bắt buộc phải có nhãn xuất xứ Đối với thủy sản, nhãn xuất xứ còn phải ghi

rõ sản phẩm được đánh bắt tự nhiên hay nuôi trồng Cũng theo qui định của luật này,các cơ sở bán lẻ còn phải lưu giữ hồ sơ xác nhận xuất xứ hàng hóa

1.2.1.4 Quy định kĩ thuật về môi trường:

Cấm đưa ra thị trường những sản phẩm nông sản gây ảnh hưởng tới môi trườngnước nhập khẩu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới động, thực vật, tới môi trường sinhthái tại nước nhập khẩu Đặc biệt là các sản phẩm đóng gói, bao bì khi phân hủy

Các sản phẩm nông sản khi xuất khẩu sang thị trưởng Mỹ cần phải tìm hiểu vềgiấy chứng nhận toàn cầu về Thực hành nông nghiệp tốt GAP, bởi gần đây, việc cần cógiấy chứng nhần này cho các sản phẩm nông sản, đặc biệt là nông nghiệp đang được ápdụng rộng rãi, và dần dần được đưa vào phổ biến cho doanh nghiệp xuất khẩu hàngnông sản

Quy trình kiểm tra sản phẩm tuân theo hệ thống rào cản kỹ thuật trên là hết sứcgắt gao và đòi hỏi các doanh nghiệp nước ta phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu Cácdoanh nghiệp Việt Nam chủ yếu còn đối mặt với các rào cản liên quan đến toàn bộ quátrình sản xuất chủ yếu là các tiêu chuẩn về môi trường và trách nhiệm xã hội

Tuy nhiên, từ năm 2009 trở lại đây, Mỹ đã lợi dụng những đạo luật thương mạinhằm tạo lực cản cho các mặt hàng nông sản của nước ta khi xuất khẩu sang thị trường

Mỹ Vì vậy, trước khi xuất khẩu các sản phẩm, hàng hóa nông sản sang thị trường Mỹ,các doanh nghiệp nước ta cần tìm hiểu kỹ thị trường mình hướng đến, tìm hiểu kĩ cácrào cản kĩ thuật đối với các mặt hàng nông sản khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ Vàđiều quan trọng nữa là các doanh nghiệp cần cải tiến công nghệ, nâng cao năng lực sảnxuất khi sản xuất sản phẩm để có thể tạo ra sản phẩm, hàng hóa đạt chất lượng cao, tiêuchuẩn tốt

Trang 11

1.2.2 Ảnh hưởng của các rào cản kỹ thuật của Mỹ tới nông sản xuất khẩu

Hàng rào kỹ thuật trong thương mại thực chất là những biện pháp kỹ thuật cầnthiết để bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo vệ người tiêu dùng và là công cụ trực tiếp bảo hộsản xuất trong nước Đây cũng là rào cản hợp lý hạn chế nhập khẩu những hàng hóakhông đạt tiêu chuẩn ảnh hưởng xấu tới môi trường, sức khỏe con người, động thực vật

lý chất lượng quốc tế vào sản xuất, quy trình chế biến của doanh nghiệp, bồi dưỡngnăng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ Kết quả là năng lực cạnh tranh của các sảnphẩm, của doanh nghiệp tại nước xuất khẩu ngày càng được nâng cao và khẳng địnhtrên thị trường thế giới

- Bảo vệ môi trường sống

Khi đáp ứng các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường của nước nhập khẩu thì hoạtđộng sản xuất đó mặc nhiên cũng tuân thủ quy định bảo vệ môi trường Do đó sẽ hạnchế tình trạng ô nhiễm môi trường, khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên của nướcxuất khẩu Có thể nói, rào cản kỹ thuật đã có những đóng góp đáng kể vào công tác bảo

vệ môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái và góp phần phát triển bền vững

Trang 12

- Các bên đối tác dễ dàng hiểu nhau khi đàm phán về một mặt hàng

Nhờ những yêu cầu kỹ thuật đã được công bố rộng rãi bằng văn bản và cácphương tiện thông tin chung nên nhà xuất khẩu dễ dàng tiếp cận và thực thi Khi cóvướng mắc phát sinh về hàng hóa cả hai bên chỉ cần đối chiếu với các quy định, vănbản có sẵn về chuẩn hàng hóa Đàm phán dễ dàng và nhanh chóng hơn

1.2.2.2 Tác động tiêu cực

Bên cạnh những tác động tích cực nêu trên, rào cản kỹ thuật cũng tạo cho nhàxuất khẩu không ít những khó khăn Với tư cách là công cụ bảo hộ trực tiếp được thừanhận, rào cản kỹ thuật gây sự cản trở hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, quan hệthương mại giữa các bên Để phù hợp với các tiêu chuẩn này vừa khó khăn vừa tốnkém Ngoài các tiêu chuẩn quy định do các tổ chức quốc tế đưa ra, các rào cản này còn

do các nước tự đặt Có khi các tiêu chuẩn này cùng được đặt ra nhưng lại không thốngnhất gây sự không đồng bộ trong các rào cản thậm chí sự không đồng bộ giữa các vùngcác miền trong cùng một quốc gia Sự phức tạp cản trở thương mại giữa hai bên nếubên xuất khẩu không hiểu rõ luật

Ngoài ra do sự chênh lệch về trình độ giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu,các nước nhập khẩu có nền kinh tế phát triển thường đưa ra các yêu cầu quá cao so vớitrình độ đáp ứng của nước xuất khẩu là các nước đang phát triển Các rào cản này thực

sự đã trở thành những thách thức lớn đối với các nước có trình độ thấp hơn Sự hạn chế

về năng lực, kinh nghiệm cũng như trình độ khoa học công nghệ… của các nước xuấtkhẩu sẽ khiến họ khó có thể vượt qua các rào cản này

Trang 13

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VƯỢT RÀO CẢN KỸ THUẬT CỦA HÀNG

NÔNG SẢN VIỆT NAM TẠI THỊ TRƯỜNG MỸ 2.1 Tình hình xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường Mỹ của các doanh nghiệp Việt Nam (giai đoạn 2001-2011)

Kim ngạch xuất khẩu của VN vào Mỹ liên tục tăng nhanh trong những năm qua,đặc biệt từ sau Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ vào cuối năm 2001 Nếu như trướcnăm 2001, kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ chưa đến 1 tỷ USD thì đến năm 2011 con sốnày đã lên đến 17 tỷ USD Trong cùng xu thế đó, xuất khẩu nông sản cũng gặp nhiềuthuận lợi và tăng nhanh

Một số mặt hàng nông sản của Việt Nam như tiêu, cà phê… có nhiều thuận lợikhi xuất khẩu vào các thị trường như Mỹ Sở dĩ như vậy vì đây không phải là các mặthàng truyền thống của họ, không bị gây khó khăn bởi nhà sản xuất nước sở tại Vềcạnh tranh, các mặt hàng nông sản của Việt Nam có nhiều lợi thế do giá rẻ hơn so vớicác nước xuất khẩu khác cùng đi vào thị trường này Vì vậy nhiều năm qua Mỹ là mộttrong những thị trường XK chủ lực các mặt hàng nông sản của nước ta Đối với cácmặt hàng nông sản, xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ gần như là luôn luôn xuấtsiêu

Trang 14

Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng xuất khẩu, mặt hàng nông sản Việt Nam cũngphải đối mặt với nhiều khó khăn từ phía thị trường này đặt ra như các hàng rào phi thuếquan, đặc biệt là các rào cản kỹ thuật đang ngày một nhiều và phức tạp

Dưới đây là những thông tin cụ thể về thực trạng tình hình xuất khẩu các mặthàng nông sản chính của Việt Nam sang thị trường Mỹ

2.1.1 Tình hình xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính

Việt Nam được đánh giá là một trong số 15 quốc gia xuất khẩu nông sản nhiềunhất vào thị trường Mỹ Không ít mặt hàng nông sản Việt Nam như hạt điều, cà phê,

hồ tiêu, cao su,… và nhiều mặt hàng trái cây khác được chấp thuận vào thị trường Hoa

Kỳ sau khi Việt Nam đảm bảo các yêu cầu về mặt an toàn vệ sinh thực phẩm Bảng sauthể hiện tình hình xuất khẩu của các mặt hàng đó trong những năm gần đây:

Bảng 2.1: Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam sang

thị trường Mỹ giai đoạn 2009-2011

Lượng (tấn)

Trị giá (USD)

Lượng (tấn)

Trị giá (USD )

Lượng (tấn)

Trị giá (USD) Hàng rau

Hạt điều 53.195 255.224.12

2 61.771 372.368.401 47.549

397.659.392

341.092.531

Chè 5.353 5.730.482 4.577 4.916.907 4.506 4.937.160

Trang 15

Đứng thứ hai là mặt hàng ngô non đóng lon, ngô luộc Ngoài rau, các loại khoailang, hành củ, tỏi, gừng, nghệ cũng được người Mỹ ưa dùng.

Thay đổi rõ nét nhất là Hoa Kỳ đã tăng nhập khẩu cho các sản phẩm rau, quảtươi và giảm dần các sản phẩm rau, quả đóng hộp

Tuy nhiên, thời gian tới, nông sản Việt Nam cần phải vượt qua rào cản cao hơnkhi Hoa Kỳ thực hiện kiểm tra chất lượng các mặt hàng nông sản nhập khẩu theo quyđịnh của nước này Theo đó, Hoa Kỳ sẽ thực hiện quy trình kiểm tra ngặt nghèo đốivới các sản phẩm hàng hóa của các nước khi xuất khẩu vào thị trường nước này BộNông nghiệp Hoa Kỳ có quyền ra lệnh kiểm tra hoặc thu hồi sản phẩm xuất khẩu vào

Trang 16

Hoa Kỳ nếu không đảm bảo chất lượng và tính phí cho chủ hàng xuất khẩu sản phẩmđó.

Cà phê hạt

Thị trường Mỹ vẫn là một trong số những thị trường tiêu thụ cà phê lớn củanước ta Trong năm 2011, tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam là 1,2 triệutấn thì xuất khẩu sang Mỹ là nhiều nhất chiếm 11,55% ( hơn 138 nghìn tấn)

Việt Nam hiện đứng thứ bảy về giá trị xuất khẩu và thứ năm về số lượng trong

số các nước xuất khẩu cà phê sang Mỹ Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của ViệtNam sang Mỹ là 341 triệu USD trong năm 2011 Thị trường Mỹ chủ yếu tiêu thụ càphê arabica (70%)

Cùng với xu hướng tăng giá chung của các mặt hàng nông sản, mặc dù khốilượng cà phê xuất khẩu hầu như không tăng nhưng giá trị xuất khẩu vẫn đạt được sựtăng trưởng kỷ lục Khối lượng xuất khẩu năm 2011 chỉ đạt 138 nghìn tấn và giá trị là

341 triệu USD, ít hơn về lượng nhưng tăng tới 36,4% về giá trị so với năm ngoái

Trang 17

Mặc dù Mỹ là một thị trường tiềm năng cho việc xuất khẩu các mặt hàng nôngsản, nhu cầu tiêu thụ nông sản ở Mỹ rất lớn, trong đó phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu.

Mỹ phải nhập khẩu 50% các mặt hàng hoa quả tươi, 80% hàng thủy sản Các mặt hàngtrái cây nhiệt đới như thanh long, bơ, xoài, ổi, chôm chôm… rất được ưa chuộng.Nhưng có thể thấy hàng nông sản Việt Nam vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn khi tiếpcận thị trường, chưa khai thác hết tiềm năng của thị trường Một số mặt hàng, kimngạch nhập khẩu từ Việt Nam vẫn còn chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng kim ngạch nhậpkhẩu của Mỹ

Bảng 2.2: Kim ngạch nhập khẩu một số sản phẩm nông sản của Mỹ với các quốc gia trong 2 năm 2009 và 2010 (Đơn vị: triệu USD)

Nguồn: Dựa trên số liệu thống kê của UN Comtrade

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tỷ trọng hàng nhập khẩu từ Việt Nam không lớnnhưng phần lớn là do các rào cản kỹ thuật tại Mỹ ngày càng khắt khe hơn các quốc giakhác.Đặc biệt, từ cuối năm 2011 trở lại đây, nhóm mặt hàng nông sản khi vào thị

Trang 18

trường này gặp ngày càng nhiều trắc trở Theo đánh giá của giới chuyên gia, trong thờigian tới, hàng hóa nông sản Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ sẽ gặp nhiều khó khăn hơnkhi Mỹ sẽ thực hiện kiểm tra chất lượng các mặt hàng nông sản nhập khẩu vào Mỹtheo Luật Hiện đại hóa An toàn thực phẩm (FSMA) mới được Chính phủ nước này banhành

Ngay tháng 11 – 2011 vừa qua, quả thanh long – một mặt hàng nông sản cólượng xuất khẩu khá lớn của Việt Nam – bỗng dưng bị Mỹ cấm thông quan vì cho là có

dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt quá mức cho phép Một số doanh nghiệp xuấtkhẩu tại Việt Nam gặp phải trường hợp cơ quan nhập khẩu của Mỹ đã nâng tần suấtkiểm tra, lấy mẫu thanh long Việt Nam lên 100% Do vậy, công ty đã phải tạm dừngxuất khẩu vì lo lắng cho số phận những lô hàng của mình Các container hàng thanhlong đều bị cơ quan quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA) giữ lại để kiểm tra dưlượng thuốc bảo vệ thực vật Chưa kể đến việc đi kèm với đó là thời gian lô hàng bị giữlại ở cửa khẩu để kiểm tra trước khi thông quan, nguy cơ hoa quả sẽ mất đi độ tươi vàdẫn đến hỏng, bởi trái cây sau khi đến Mỹ trong vòng 7 ngày phải bán hết, nếu không

sẽ chỉ còn đường bỏ đi vì không còn đảm bảo chất lượng nữa Điều đáng nói ở đâychính là các cơ quan chức năng Mỹ mặc dù đã cấp phép cho thanh long của Việt Namvào Mỹ, nhưng đến nay vẫn chưa công bố về chỉ tiêu dư lượng thuốc bảo vệ thực vật(Maximum Residue Limits - MRL) cho phép

Một khó khăn khác với mặt hàng quả này để xâm nhập vào thị trường của Mĩ

là quá trình chiếu xạ thanh long Đã phải mất đến 4 năm để đáp ứng các quy trình sảnxuất, chiếu xạ của phía Mỹ, đến năm 2008 Việt Nam mới xuất được lô hàng thanh longđầu tiên vào Mỹ

Cũng trong năm 2011 (cụ thể là từ tháng 7 đến tháng 11) khoảng 600 tấn mậtong của Việt Nam đã bị Cơ quan dược phẩm Mỹ trả lại Lý do mà nước này đưa ra làbởi, mật ong của ta nhiễm một loại thuốc trừ nấm có tên là Carbenzamin Theo đánh

Ngày đăng: 24/12/2016, 21:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1) Nguyễn Hữu Khải, 2005, Hàng rào phi thuế quan trong chính sách thương mại quốc tế, Nhà xuất bản Lao Động-Xã Hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hàng rào phi thuế quan trong chính sách thương
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao Động-Xã Hội
2) Bùi Xuân Lưu, 2009, Giáo trình kinh tế Ngoại Thương, NXB Lao Động Xã Hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế Ngoại Thương
Nhà XB: NXB Lao Động Xã Hội
4) Báo Đại đoàn kết (2012), Xuất khẩu nông sản vào thị trường Mỹ cẩn trọng với những chiêu gây khó dễ. Truy cập tại: http://www.giatieu.com/xuat-khau-nong-san-vao-thi-truong-my-can-trong-voi-nhung-chieu-gay-kho-de/425/(Truy cập ngày:27/11/2012) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xuất khẩu nông sản vào thị trường Mỹ cẩn trọng với nhữngchiêu gây khó dễ. "Truy cập tại:"http://www.giatieu.com/xuat-khau-nong-san-vao-thi-truong-my-can-trong-voi-nhung-chieu-gay-kho-de/425/
Tác giả: Báo Đại đoàn kết
Năm: 2012
5) Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ (2012), Quy định về xuất sứ hàng hóa của Hoa Kỳ.Truy cập tại: http://xuatnhapkhauvietnam.com/quy-dinh-ve-xuat-xu-hang-hoa-cua-hoa-ky.html(Truy cập ngày: 28/11/2012) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định về xuất sứ hàng hóa của Hoa Kỳ."Truy cập tại: "http://xuatnhapkhauvietnam.com/quy-dinh-ve-xuat-xu-hang-hoa-cua-hoa-ky.html
Tác giả: Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ
Năm: 2012
3) Bộ Thương Mại, 2000, Chiến lược xuất nhập khẩu thời kỳ 2001-2010 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w