1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hiệp định hợp tác kinh tế Việt Nam Nhật Bản: cơ hội và thách thức đối với mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

102 3,5K 22

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 317,9 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quan hệ kinh tế ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản với lịch sử gần 40 năm thiết lập quan hệ đã và đang không ngừng phát triển. Trong bối cảnh xu thế hợp tác song phương trên thế giới và khu vực diễn ra ngày càng sôi nổi, bên cạnh hàng loạt các Hiệp định đối tác kinh tế mà Nhật Bản đã kí kết, ngày 01 tháng 10 năm 2009 Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam Nhật Bản (VJEPA) đã chính thức có hiệu lực. Hiệp định hứa hẹn sẽ mang lại nhiều cơ hội trong quan hệ hợp tác kinh tế và giao lưu văn hóa giữa hai dân tộc. Đặc biệt đối với một nước nông nghiệp như Việt Nam, kì vọng về mặt lợi ích lớn đã được đặt vào hoạt động xuất khẩu nông sản sang thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên sau gần 3 năm thực hiện Hiệp định, phía doanh nghiệp và nhà nước đều bộc lộ không ít nhược điểm, thiếu xót và sai lầm, nguyên nhân chủ yếu do trình độ nhận biết về cơ hội và thách thức mà Hiệp định VJEPA mang lại chưa toàn diện và đầy đủ, dẫn đến những hậu quả không đáng có và kết quả chưa được như kì vọng. Vậy câu hỏi đặt ra là: Những thách thức và cơ hội mà Hiệp định này mang đến cho hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản là gì? Khóa luận“Hiệp định hợp tác kinh tế Việt Nam Nhật Bản: cơ hội và thách thức đối với mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản” mong muốn sẽ góp phần đánh giá một cách toàn diện về những ảnh hưởng có tính chất hai mặt của hiệp định đối với hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam, đồng thời đưa ra những kiến nghị giải pháp để tối đa hóa cơ hội, giảm thiểu hóa thách thức đó. 2. Mục đích của đề tài Mục đích của đề tài là phân tích những thách thức và cơ hội mà Hiệp định VJEPA mang đến đối với hoạt đông xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, từ đó đưa ra những kiến nghị và giải pháp trên cả phương diện vĩ mô và vi mô nhằm tận dụng tốt những cơ hội mà hiệp định mang lại. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản về thực trạng hoạt động dưới ảnh hưởng của Hiệp định VJEPA, những cơ hội và thách thức Hiệp định mang đến và biện pháp để tận dụng cơ hội cũng như hạn chế những thách thức. Phạm vi nghiên cứu tập trung vào việc đánh giá cơ hội và thách thức mà VJEPA mang lại cho hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản từ sau khi Hiệp định có hiệu lực ngày 01 tháng 10 năm 2009 cho tới hết năm 2011. 4. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích và tổng hợp Phương pháp phân tích SWOT Phương pháp so sánh Phương pháp phân tích, tổng hợp xuyên suốt bài khóa luận để đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. Phương pháp so sánh được áp dụng trong việc so sánh tình hình xuất khẩu giai đoạn trước và sau khi hiệp định có hiệu lực, từ đó đánh giá tầm ảnh hưởng của Hiệp định. Phương pháp phân tích SWOT dùng để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như thách thức đối với hoạt động này dưới tác động của Hiệp định, qua đó đưa ra những chiến lược về giải pháp cần thiết. 5. Cấu trúc của đề tài

Trang 1

Họ tên sinh viên: Nguyễn Thị Thành

Mã sinh viên: 0851010659 Lớp: Anh 15

Khóa: 47 Người hướng dẫn khoa học: ThS Trần Thị Kiều Minh

Hà Nội, tháng 5 năm 2012

Trang 2

Với tình cảm chân thành nhất, em xin gửi lời cảm ơn tới Khoa Kinh tế vàKinh doanh quốc tế, Trường Đại học Ngoại Thương cùng toàn thể các thầy cô trongtrường đã truyền đạt do em kiến thức, phương pháp học tập, nghiên cứu khoa họctrong suốt thời gian học tập tại Trường

Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới ThS: Trần Thị Kiều Minh đã tậntình hướng dẫn và chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này, cho emnhững lời khuyên ý nghĩa trong việc định hướng, nghiên cứu và hoàn thành khóaluận, giúp em nhận thấy giá trị của việc nghiên cứu và học tập một cách nghiêm túc

và có hệ thống

Cuối cùng, em xin cảm ơn bố mẹ, bạn bè đã luôn bên cạnh, giúp đỡ, ủng hộ

em trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận

Sinh viênNguyễn Thị Thành

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM- NHẬT BẢN VÀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯƠNG NHẬT BẢN 3

1.1 Lí do ra đời Hiệp định 3

1.1.1 Xu thế hợp tác song phương trên thế giới và khu vực 3

1.1.2 Tiềm năng hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam- Nhật Bản 4

1.1.3 Quá trình đàm phán và ra đời của hiệp định 5

1.2 Nội dung của Hiệp định VJEPA và các lợi ích đối với mặt hàng nông sản 6 1.2.1 Nội dung cơ bản của Hiệp định VJEPA 6

1.2.2 Một số vấn đề của Hiệp định có liên quan trực tiếp tới hoạt động xuất khẩu nông sản từ Việt Nam sang Nhật Bản 9

1.2.3 Lộ trình cắt giảm thuế của Hiệp định VJEPA 13

1.3 Khái quát về hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam và thị trường Nhật Bản 15

1.3.1 Khái quát chung về tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam 15

1.3.2 Thị trường Nhật Bản 16

1.3.3 Một số mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản 21

CHƯƠNG 2: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN KHI HIỆP ĐỊNH VJEPA CÓ HIỆU LỰC 24

2.1 Thực trạng hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản 24

2.1.1 Giai đoạn trước khi hiệp định VJEPA có hiệu lực ( giai đoạn 1) 24

2.1.2 Giai đoạn sau khi hiệp định VJEPA có hiệu lực 29

2.2 Phân tích SWOT hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bảndưới ảnh hưởng của hiệp định VJEPA 38

2.2.1 Điểm mạnh 38

Trang 4

2.2.4 Thách thức 47

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TẬN DỤNG TỐI ĐA LỢI THẾ CỦA HIỆP ĐỊNH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẢU NÔNG SẢN VIỆT NAM VAO THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 54

3.1 Các định hướng giải pháp 54

3.1.1 Định hướng 1: Phát huy điểm mạnh và tận dụng các cơ hội 55

3.1.2 Định hướng 2: Khắc phục các điểm yếu nhằm nắm bắt các cơ hội: 55

3.1.3 Định hướng 3: Phát huy các điểm mạnh trên cơ sở nhận thức các thách thức……… ……….56

3.1.4 Định hướng 4: Khắc phục triệt để các điểm yếu nhằm vượt qua các thách thức:… 56

3.1 Giải pháp vĩ mô 57

3.1.1 Giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững 57

3.1.2 Tăng cường liên kết quốc tế trong sản xuất, xuất khẩu nông sản 61

3.1.3 Phổ biến rộng rãi nội dung của hiệp định 62

3.1.4 Tăng cường quan hệ ngoại giao và hợp tác kinh tế Việt Nam- Nhật Bản 63

3.2 Giải pháp vi mô 64

3.2.1 Nâng cao chất lượng hàng nông sản 64

3.2.2 Thiết lập quan hệ với các công ty thương mại Nhật Bản 67

3.2.3 Tăng cường nâng cao chất lượng hàng nông sản xuất khẩu 67

3.2.4 Giải pháp thâm nhập thị trường 70

3.3.5 Tìm hiểu các quy định trong Hiệp định VJEPA 73

KẾT LUẬN 76

Trang 5

Từ viết

tắt Giải nghĩa tiếng Việt

C/O Giấy chứng nhận xuất xứ

CTH Quy tắc chuyển đổi mã số HS

FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FTA Hiệp định khu vực thương mại tự do

GATT Hiệp định chung về thuế quan và thương mại

GSP Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập

IQ Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế

JICA Năng lực cạnh tranh

JGAP Bộ tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt Nhật Bản

MAFF Bộ nông, lâm, thủy sản Nhật Bản

METI Bộ kinh tế, thương mại và công nghiệp Nhật Bản

MOIT Bộ công nghiệp và thương mại

LVC Hàm lượng giá trị nội địa của hàng hóa

ODA Hỗ trợ phát triển chính thức

SPS Hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật

VietGAP Bộ tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt của Việt Nam

VJEPA Hiệp đinh đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản

DANH MỤC BIỂU

Biều đồ 1.1: Cơ cấu kênh phân phối hàng hóa của Nhật Bản

7 1 2

Trang 6

4 4 35 6

Biểu đồ 2.12: Kim ngạch xuất khẩu tiêu, điều sang Nhật Bản giai đoạn 2

DANH MỤC BẢNG

6

0 Bảng 3.1: Mô hình phân tích

SWOT………54 Bảng 3.2: Bảng minh họa biểu cam kết giảm thuế của Nhật Bản………75

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục.1: Một số mặt hàng hưởng thuế ưu đãi 0% khi Hiệp định có hiệu lực Phụ lục 2: Một số mặt hàng tiềm năng lộ trình giảm thuế trong 3 năm

Phụ lục 3: Một số mặt hàng tiềm năng lộ trình giảm thuế trong 7 năm

Phụ lục 4: Một số mặt hàng tiềm năng lộ trình giảm thuế trong 15 năm Phụ lục 5: Các cơ quan tổ chức cung cấp thông tin

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Quan hệ kinh tế - ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản với lịch sử gần 40năm thiết lập quan hệ đã và đang không ngừng phát triển Trong bối cảnh xu thếhợp tác song phương trên thế giới và khu vực diễn ra ngày càng sôi nổi, bên cạnhhàng loạt các Hiệp định đối tác kinh tế mà Nhật Bản đã kí kết, ngày 01 tháng 10năm 2009 Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) đã chính thức cóhiệu lực Hiệp định hứa hẹn sẽ mang lại nhiều cơ hội trong quan hệ hợp tác kinh tế

và giao lưu văn hóa giữa hai dân tộc Đặc biệt đối với một nước nông nghiệp nhưViệt Nam, kì vọng về mặt lợi ích lớn đã được đặt vào hoạt động xuất khẩu nông sảnsang thị trường Nhật Bản

Tuy nhiên sau gần 3 năm thực hiện Hiệp định, phía doanh nghiệp và nhànước đều bộc lộ không ít nhược điểm, thiếu xót và sai lầm, nguyên nhân chủ yếu dotrình độ nhận biết về cơ hội và thách thức mà Hiệp định VJEPA mang lại chưa toàndiện và đầy đủ, dẫn đến những hậu quả không đáng có và kết quả chưa được như kìvọng

Vậy câu hỏi đặt ra là: Những thách thức và cơ hội mà Hiệp định này mangđến cho hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản là

gì? Khóa luận“Hiệp định hợp tác kinh tế Việt Nam- Nhật Bản: cơ hội và thách thức đối với mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản”

mong muốn sẽ góp phần đánh giá một cách toàn diện về những ảnh hưởng có tínhchất hai mặt của hiệp định đối với hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam,đồng thời đưa ra những kiến nghị giải pháp để tối đa hóa cơ hội, giảm thiểu hóathách thức đó

2 Mục đích của đề tài

Mục đích của đề tài là phân tích những thách thức và cơ hội mà Hiệp địnhVJEPA mang đến đối với hoạt đông xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thịtrường Nhật Bản, từ đó đưa ra những kiến nghị và giải pháp trên cả phương diện vĩ

mô và vi mô nhằm tận dụng tốt những cơ hội mà hiệp định mang lại

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trang 9

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động xuất khẩu nông sản của ViệtNam sang thị trường Nhật Bản về thực trạng hoạt động dưới ảnh hưởng của Hiệpđịnh VJEPA, những cơ hội và thách thức Hiệp định mang đến và biện pháp để tậndụng cơ hội cũng như hạn chế những thách thức

Phạm vi nghiên cứu tập trung vào việc đánh giá cơ hội và thách thức màVJEPA mang lại cho hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trườngNhật Bản từ sau khi Hiệp định có hiệu lực ngày 01 tháng 10 năm 2009 cho tới hếtnăm 2011

4 Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu:

5 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận chung, danh mục từ viết tắt, danh mục bảngbiểu, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục, bài khóa luận gồm ba chương:

Chương I Tổng quan về Hiệp định VJEPA và hoạt động xuất khẩu nông sản của

Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

Chương II Cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt

Nam sang thị trường Nhật Bản dưới ảnh hưởng của Hiệp định VJEPA.

Chương III Giải pháp tận dụng tối đa lợi ích của Hiệp định đối với hoạt động

xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản.

Trang 10

1.1.1 Xu thế hợp tác song phương trên thế giới và khu vực

Chủ nghĩa khu vực đã bắt đầu có những bước phát triển nổi bật kể từ nhữngnăm đầu của thập niên 1990 song song với xu thế toàn cầu hóa trên thế giới Bướcsang năm 2001, thất bại của vòng đàm phán Đô Ha trong khuôn khổ Hiệp địnhchung về thuế quan và thương mại (GATT) đã làm lung lay hệ thống thương mại đaphương toàn cầu, dẫn tới làn sóng hình thành các Hiệp định thương mại tự do(FTAs) song phương và nhiều bên ở khắp mọi nơi

FTA (Free Trade Agreement) là một Hiệp ước thương mại giữa hai hoặcnhiều quốc gia, theo đó các nước sẽ tiến hành theo lộ trình việc cắt giảm và xóa bỏhàng rào thuế quan cũng như phi thuế quan nhằm tiến tới việc thành lập một khuvực mậu dịch tự do Tùy thuộc vào đặc điểm và trình độ phát triển của các bên thamgia, các đàm phán FTAs sẽ xác lập lợi ích cân bằng và đưa ra những thỏa thuậntương đương Theo đó các nước đang phát triển thường tiến hành đàm phán FTAsvới các nước phát triển nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu Ngược lại các nướcphát triển với lợi thế về công nghệ và vốn như luôn có chủ trương tìm kiếm lợi ích

từ các FTAs trong hoạt động đầu tư các ngành chế tạo, dịch vụ, gây dựng và đadạng hóa các chuỗi cung ứng phạm vi khu vực và toàn cầu, tăng cường kiểm soátcác vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn kỹ thuật, môi trường…Thôngqua các FTAs, các quốc gia cũng mong muốn tăng cường mối quan hệ ngoại giao,chính trị bằng cách dành cho nhau sự đối xử tốt hơn trong quan hệ kinh tế vàthương mại, đặc biệt là khi xu thế đối đầu trực tiếp được dần thay thế bằng xu thếhòa hoãn

Như vậy xét trên bình diện thế giới việc thiết lập các FTAs không chỉ là mộthiện tượng mang tính tạm thời trong bối cảnh hệ thống thương mại đa biên củaWTO đang bế tắc mà sẽ trở thành một xu thế không ngừng biến đổi về cả nội dung,

Trang 11

hình thức, đặc tính pháp lý để thích nghi và đáp ứng với yêu cầu phát triển ([25],tr.3)

Là một nước phát triển Nhật Bản đã thiết lập hàng loạt các Hiệp định đối táckinh tế (EPAs), lần đầu tiên với Singapore năm 2002, sau đó là với các nước trongkhối ASEAN khác như Brunay, Indonexia, Malaixia,ThaiLan, Hiệp định đối táckinh tế toàn diện ASEAN- Nhật Bản (AJEPA) năm 2003, và hiện đang khẩn trươngđàm phán một số FTAs khác với Austraulia, Newzealand, Ấn Độ, các nước thuộcHội đồng các quốc gia vùng vịnh (GCC).Trong khi đó Việt Nam cùng với ASEANcũng đã kí các FTAs với Trung Quốc (ACFTA) năm 2002, Ấn Độ (AIFTA), NhậtBản (AJEPA) năm 2003, Hàn Quốc (AKFTA) năm 2004, Austraulia và NewZealand (AANZ FTA) năm 2004, EU năm 2007 Trước tình hình đó, Hiệp định đốitác kinh tế Việt Nam- Nhật Bản VJEPA ra đời như một sự tất yếu nhằm bảo đảmtính cạnh tranh của hàng hóa hai nước so với các nước khác và góp phần tạo nêncấu trúc sản xuất, kinh doanh mới, mang tính khu vực và toàn cầu, giúp doanhnghiệp 2 bên có cơ hội hợp tác, tham gia chặt chẽ hơn vào chuỗi cung ứng giá trịtrong khu vực ([6], tr.8)

1.1.2 Tiềm năng hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam- Nhật Bản

Việt Nam và Nhật Bản chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1973.Nhật Bản là một cường quốc kinh tế lớn trên thế giới với thế mạnh về vốn, côngnghệ, kỹ thuật quản lý là những yếu tố rất cần thiết trong giai đoạn phát triển theohướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay của Việt nam Trong khi đó ViệtNam lại có một môi trường kinh tế, chính trị ổn định, nguồn nhân lực dồi dào thuhút các dự án đầu tư trực tiếp của Nhật Bản nhằm mở rộng chuỗi sản xuất của mìnhtrong khu vực Đông Á và Đông Nam Á

Về cơ cấu kinh tế, Việt Nam và Nhật Bản có sự bổ sung lẫn nhau và ít mangtính cạnh tranh đối đầu trực tiếp, cụ thể : Việt nam xuất khẩu sang Nhật Bản cácloại nông, lâm, thủy, hải sản, … trong khi nhập khẩu từ Nhật bản chủ yếu là các mặthàng phục vụ cho sản xuất công nghiệp, nhu cầu tiêu dùng đặc thù trong nước vàmột số sản phẩm tiêu dùng chất lượng cao nhưng chưa sản xuất được như: máymóc, sản phảm điện tử, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng, linh kiện, sắt thép…

Trang 12

1.1.3 Quá trình đàm phán và ra đời của hiệp định

-Tháng 12 năm 2005, Ủy ban bàn về việc thực hiện Hiệp định đối tác kinh tếgiữa Việt Nam và Nhật Bản chính thức được thành lập trong phiên họp cấp cao ViệtNam - Nhật Bản

-Ngày 16 tháng 1 năm 2007 hai nước tiến hành đàm phán chính thức Hiệpđịnh sau hai phiên họp của Ủy Ban vào tháng 2 năm 2006 tại Hà Nội và tháng 4năm 2006 tại Tokyo

-Ngày 18 tháng 1 năm 2007 nguyên tắc đàm phán được thống nhất với mụcđích tạo thuận lợi cho các hoạt động như đầu tư, thương mại hàng hóa và dịch vụgiữa Hai bên, đồng thời công bố các vấn đề sẽ đưa ra đàm phán

-Trong hai ngày 26 và 27 tháng 1 năm 2007, Hai bên tiếp tục tiến hành phiênđàm phán chính thức thứ hai tại Hà Nội Trong đó Việt nam bày tỏ mong muốnNhật Bản giảm thuế nhập khẩu chủ yếu các sản phẩm nông-lâm-ngư nghiệp, cònNhật Bản thì đưa ra đề nghị giảm các dòng thuế nhập khảu sản phẩm công nghiệpcủa Việt Nam

-Ngày 6 tháng 6 năm 2007, trong phiên đàm phán thứ ba tại thủ đô Tokyohai bên tiến hành thảo luận chi tiết về các lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ, tiêu chuẩn vệsinh, tiêu chuẩn kỹ thuật…

-Từ 13 đến 14 tháng 11 năm 2007 Hai bên đàm phán các lĩnh vực còn lạinhư buôn bán hàng hóa, hợp tác kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ, môitrường đầu tư và kinh doanh, quyền sở hữu trí tuệ, quy định về xuất xứ…

-Từ ngày 20 đến ngày 22 tháng 8 năm 2008, phiên đàm phán chính thức lầnthứ 8 đã diễn ra ở thủ đô Tokyo Nhật Bản, thống nhất nhiều vấn đề quan trọng nhưdịch vụ, đầu tư, thương mại hàng hóa

-Chiều ngày 29 tháng 9 năm 2008, sau nhiều phiên đàm phán chính thức vàkhông chính thức, nguyên tắc của Hiệp định VJEPA đã hoàn tất tại Hà Nội

-Ngày 25 tháng 12 năm 2008, Bộ trưởng bộ Công Thương Việt Nam ông VũHuy Hoàng và Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản ông Hirofumi Nakasone đã cùngnhau ký kết Hiệp định VJEPA tại Thủ đô Tôkyo

Trang 13

-Ngày 24 tháng 6 năm 2009 Hiệp định được phê chuẩn bởi Thượng việnNhật

-Ngày 28 tháng 5 năm 2009 Hiệp định được phê chuẩn bởi Hạn viện NhậtBản

-Cuối cùng ngày 01 tháng 10 năm 2009 sau khi Quốc hội Nhật Bản thôngqua Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam -Nhật Bản đã chính thức có hiệu lực

VJEPA là hiệp định tự do thương mại thứ 10 mà Nhật Bản ký kết nhưng vớiViệt Nam là Hiệp định tự do thương mại song phương đầu tiên, đánh dấu một bước

đi quan trọng trong tiến trình hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu của ViệtNam nói riêng và trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước nói chung

1.2 Nội dung của Hiệp định VJEPA và các lợi ích đối với mặt hàng nông sản

1.2.1 Nội dung cơ bản của Hiệp định VJEPA

1.2.1.1 Mục tiêu của hiệp định

Chương I của hiệp định hợp tác kinh tế Việt Nam- Nhật Bản về các quy địnhchung đã đề cập rõ 7 mục tiêu của hiệp định bao gồm:

- Tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại hàng hóa giữa các Bên

- Đảm bảo bảo vệ sở hữu trí tuệ và thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực này

- Thúc đẩy hợp tác và phối hợp trong việc thực hiện hiệu qua các luật cạnhtranh của mỗi Bên

- Tạo thuận lợi cho di chuyển của thể nhân giữa hai Bên

- Cải thiện môi trường kinh doanh của mỗi bên

- Thiết lập khuôn khổ để tăng cường hợp tác chặt chẽ hơn trong các lĩnh vựcnhất trí trong Hiệp định này

- Xây dựng các thủ tục hiệu quả để thực thi Hiệp định này và để giải quyết cáctranh chấp ([4], tr.2)

Theo đó, có thể thấy mục tiêu chung của việc ký kết Hiệp định là tạo ra mộtkhuôn khổ chung thuận lợi cho nhiều hoạt động hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư

đã được hai Bên thống nhất, hỗ trợ phát triển những lĩnh vực mà hai Bên có thếmạnh và tối đa hóa các lợi ích của Hiệp định mang lại

Trang 14

1.2.1.2 Thương mại hàng hóa

Thương mại hàng hóa là nội dung quan trọng nhất của Hiệp định này, baogồm các vấn đề xung quanh việc phân loại hàng hóa, đối xử quốc gia, cắt giảm thuếquan, trợ cấp xuất khẩu và các biện pháp phi thuế quan

Đối với vấn đề cắt giảm thuế quan, theo điều 16, mỗi Bên sẽ xóa bỏ hoặc cắtgiảm thuế hải quan đối với hàng hóa xuất xứ của Bên kia theo đúng lộ trình cam kếtnhằm xây dựng một khu vực thương mại tự do xong phương hoàn chỉnh Cụ thể làtrong vòng 10 năm kể từ khi có hiệu lực, phía Nhật Bản sẽ miễn thuế 94,53% cácmặt hàng xuất khẩu của Việt Nam Ngược lại, phía Việt Nam cũng sẽ miến giảm87,66% thuế suất các mặt hàng xuất khẩu của Nhật Bản Các mặt hàng có mức camkết tự do hóa mạnh nhất làn nông sản, dệt may, hóa chất, linh kiện điện tử…

Ngay sau khi hiệp định có hiệu lực, 2686 dòng thuế sẽ được hưởng mức thuế0%, chiếm 28% biểu thuế cam kết của hàng hóa Việt nam xuất sang Nhật Theo lộtrình đến năm 2018 sẽ có thêm 3717 mặt hàng được xóa bỏ thuế quan hoàn toànchiếm 67% biểu thuế Như vậy mức thuế xuất khẩu bình quân hiện hành của hànghóa xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản là 5,05% sẽ giảm xuống2,8% vào năm 2018 – một mức mở cửa thị trường cao nhất mà Nhật Bản dành chomột nước ASEAN

Về phía mình, Việt nam cam kết cắt giảm hơn 8873 dòng thuế cho đến cuối

lộ trình (năm 2025), chiếm khoảng 96% tổng số dòng thuế đưa vào cắt giảm Mứcthuế bình quân hiện hành của hàng hóa Nhật Bản vào Việt Nam là trên 14% [25], sẽgiảm xuống còn 7% sau 10 năm thực hiện Hiệp định Dù mức giảm thuế cuối cùngcao hơn nhưng tốc độ giảm thuế của Việt Nam lại nhanh hơn rất nhiều so với NhậtBản

Về các biện pháp phi thuế quan được áp dụng thì điều 19 Hiệp định quy địnhrằng các Bên không được áp dụng hoặc duy trì bất kỳ biện pháp phi thuế quan nàođối với hàng hóa nhập khẩu của Bên kia hoặc đối với hàng hóa xuất khẩu hoặc bán

để xuất khẩu dành cho Bên kia phù hợp với quy định của Hiệp định WTO Mỗi bên

có trách nhiệm đảm bảo tính minh bạch của các biện pháp phi thuế quan được phép

áp dụng bao gồm hạn chế số lượng; đồng thời đảm bảo việc áp dụng này hoàn toàn

Trang 15

phù hợp với mục tiêu giảm đến mức tối thiểu sự bóp méo thương mại, tối đa hóakhả năng.

1.2.1.3 Quy tắc xuất xứ

Điều 24 của Hiệp định quy định một hàng hóa được coi là có xuất xứ củamột nước thành viên nếu hàng hóa đó thảo mãn một trong các tiêu chuẩn sau đây:

- Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bột ại nước thành viên đó

- Đáp ứng các tiêu chí xuất xứ đối với hàng hóa vó xuất xứ không thuần túy

- Được sản xuất toàn bộ tại nước thành viên đó từ những nguyên liệu có xuất

xứ của nước thành viên đó ([4], tr.17)

1.2.1.4 Các thủ tục hải quan

Chương 4 VJEPA quy định về thủ tục hải quan với các điểm đáng lưu ý sau:

Thứ nhất, để đảm bảo tính minh bạch trong quá trình làm thủ tục, mỗi nước

phải sẵn sàng cung cấp thông tin liên quan đến việc áp dụng luật Hải quan một cáchchính xác và nhanh chóng khi có bất kỳ cá nhân nào quan tâm hoặc có thay đổi, sửađổi trong luật hải quan của nước mình

Thứ hai, Hải quan mỗi nước phải nỗ lực tận dụng công nghệ thông tin và

viễn thông, ứng dụng hải quan điện tử, và hợp tác trao đổi thông tin với nhau để đẩynhanh việc thông quan hàng hóa giữa hai nước

Thứ ba, Hiệp định đề cập các thủ tục cần thiết để thông quan hàng hóa

thương mại giữa hai nước, đặc biệt nhấn mạnh sự minh bạch, đơn giản hóa và hàihòa, hợp tác và trao đổi thông tin khi tiến hành mọi thủ tục hải quan

1.2.1.5 Các biện pháp vệ sinh kiểm dịch

Tất cả các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch (SPS) sẽ được áp dụng trongthương mại hàng hóa giữa hai nước đã được quy định trong điều 45 và 46 của Hiệpđịnh, bên cạnh việc khẳng định lại quyền lợi và nghĩa vụ của các Bên liên quan tớibiện pháp này căn cứ theo Hiệp định SPS của hiệp định WTO

1.2.1.6 Thương mại dịch vụ

Hiệp định VJEPA quy định một số vấn đề liên quan tới thương mại dịch vụ,theo đó mỗi Bên sẽ dành cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của Bên kia sự đối xửkhông kém thuận lợi hơn so với quy định trong Biểu cam kết cụ thể Đồng thời cácBên phải đảm bảo rằng các biện pháp của một Bên liên quan tới các yêu cầu và thủ

Trang 16

tục bằng cấp, yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật và yêu cầu cấp phép của nhà cung cấpdịch vụ của Bên kia không tạo ra những rào cản không cần thiết đối với thương mạidịch vụ.

1.2.1.7 Di chuyển thể nhân

Về vấn đề này, trong Hiệp định quy định mỗi Bên phải cho phép nhập cảnh

và tạm trú của thể nhân của Bên khác khi họ đã tuân thủ đầy đủ các luật lệ và quyđịnh về việc nhập cảnh và tạm trú Không Bên nào được áp đặt hoặc duy trì bất kỳhạn chế nào về số người nhập cảnh hợp pháp hoặc tạm trú trừ khi được quy địnhkhác ([4], tr.47)

1.2.2 Một số vấn đề của Hiệp định có liên quan trực tiếp tới hoạt động xuất khẩu nông sản từ Việt Nam sang Nhật Bản.

Nông sản là một trong những lĩnh vực thế mạnh và được quan tâm khá nhiềutrong Hiệp định với những nội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất là về vấn đề cắt giảm thuế quan Nhật Bản hiện đang sử dụng Hệ

thống thuế ưu đãi GSP dành cho nhiều mặt hàng nhập khẩu có xuất xứ từ nhóm cácquốc gia đang phát triển hoặc kém phát triển Theo đó Việt Nam sẽ được Nhật Bảncho hưởng ưu đãi trên nguyên tắc lợi ích từ ưu đãi thuế GSP theo đúng những quyđịnh về lộ trình giảm thuế đã được thỏa thuận Đối với một số sản phẩm thuộc diệnloại trừ hoặc sẽ đàm phán lại, việc áp dụng sẽ tùy thuộc chính sách GSP của NhậtBản Cụ thể trong vòng 10 năm mức giảm thuế của Nhật Bản dành cho nông sảnViệt Nam là khoảng 83,8% về giá trị nông sản xuất khẩu Trong số đó ngay khiVJEPA có hiệu lực đã có tới 784 trong số 2.020 dòng thuế nông sản được xóa bỏthuế, chiếm 36% tổng số dòng thuế nông sản và chiếm 67,6% giá trị hàng xuất khẩucủa Việt Nam Các dòng thuế có lộ trình giảm từ 3-5 năm bao gồm 14 sản phẩm cónhiều tiềm năng xuất khẩu, chiếm khoảng 14% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sảncủa Việt Nam sang thị trường Nhật Nhật Bản cũng sẽ tiếp tục giảm và loại bỏ thuếnhập khẩu đối với 72 dòng nông sản trong 7 năm và 214 dòng có lộ trình giảm vàloại bỏ thuế quan trong 10 năm

Thứ hai là về vấn đề xuất xứ Đây là một trong những nội dung quan trọng

nhất của hiệp đinh VJEPA Tương tự các FTAs khác mà Việt Nam đã tham gia

Trang 17

trước đây, quy tắc xuất xứ VJEPA bao gồm các điều khoản chính như quy tắc cộnggộp, tối thiểu, công đoạn gia công đơn giản, vận chuyển thẳng, quy định về bao bì,phụ tùng, phụ kiện, dụng cụ, nguyên vật liệu gián tiếp, đánh bắt ngoài lãnh hải bằngtàu thuyền thuộc sở hữu của các bên

Theo quy định, hàng hóa hưởng ưu đãi là hàng hóa có xuất xứ thuần túyhoặc hàng hóa đáp ứng được một trong hai tiêu chí: hàm lượng giá trị nội địa (LVC)

và chuyển đổi mã số HS ở cấp độ 4 chữ số (CTC) Để được công nhận xuất xứ, theotiêu chí LVC, hàng hóa đó phải có hàm lượng giá trị nội địa không nhỏ hơn 40% vàcông đoạn sản xuất cuối cùng để tạo ra hàng hóa đó phải được thực hiện tại nướcthành viên, theo tiêu chí CTC tất cả các nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụngtrong quá trình sản xuất ra hàng hóa tại nước thành viên đã trải qua một quá trìnhchuyển đổi mã số hàng hóa ở cấp độ 4 số (chuyển đổi nhóm) theo Hệ thống hài hòa.Nhà xuất khẩu lựa chọn áp dụng một trong hai tiêu chí trên để xin cấp chứng nhậnxuất xứ của hàng hóa mẫu VJ

Ngoài ra, VJEPA còn cho phép áp dụng quy tắc De Minimis để xác địnhxuất xứ hàng hóa trong trường hợp hàng hóa không thuần túy không thỏa mãn LCV

và CTC Đặc biệt lưu ý tới quy tắc cộng gộp và quy tắc vận chuyển trực tiếp trongvấn đề liên quan đến xác định quy tắc xuất xứ được quy định trong hiệp đinh.Theoquy tắc cộng gộp, nguyên liệu có xuất xứ của một nước thành viên được sử dụng đểsản xuất ra hàng hóa ở nước thành viên khác được coi là nguyên liệu có xuất xứ củanước thành viên nơi diễn ra công đoạn gia công, chế biến hàng hóa đó Nghĩa làhàng hóa được sản xuất toàn bộ tại Việt Nam nhưng nguyên liệu được nhập khẩu từNhật Bản thì hàng hóa này vẫn được xem là có xuất xứ Việt Nam.Theo quy tắc vậnchuyển trực tiếp hàng hóa sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan nếu hàng hóa đó đượcvận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu; hoặc có thể đi qua cácnước khác nhưng chỉ quá cảnh, lưu kho tạm thời, bốc dỡ hàng nhằm bảo quản hànghóa trong tình trạng tốt Như vậy nếu có thể bán hàng trực tiếp cho nhà phân phốiNhật Bản thì các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam sẽ được hưởng lợi ích từ ưu đãithuế quan

Về việc thực hiện C/O trong Hiệp định VJEPA, Bộ Công thương quy định rõtrong thông tư số 10/2009TT-BCT với các nội dung liên quan tới thủ tục đăng kí hồ

Trang 18

sơ thương nhân và hồ sơ đề nghị cấp C/O Khi người đề nghị cấp C/O nộp hồ sơ sẽ

có cán bộ tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Sau đó cán bộ này thông báo bằng văn bảnvới người đề nghị về việc sẽ cấp C/O hoặc đề nghị bổ sung chứng từ hay từ chốicấp C/O trong trường hợp người đề nghị cấp chưa tuân thủ đúng các thủ tục quyđịnh Nếu hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ, C/O phải được cấp trong thời hạn không quá 3ngày làm việc Trong trường hợp việc kiểm tra trên hồ sơ là chưa đủ làm căn cứ đểcấp hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, cơ quan cấp C/O có thể tiến hànhkiểm tra tại chính nơi sản xuất Khi đó cán bộ kiểm tra, người đề nghị cấp và/hoặcngười xuất khẩu cùng kí vào biên bản Trong trường hợp người đề nghị cấp và/hoặcngười xuất khẩu từ chối kí, cán bộ kiểm tra phải ghi rõ lí do từ chối đó, và kí xácnhận vào biên bản Thời hạn xử lý đối với trường hợp này là không quá 5 ngày làmviệc kể từ ngày người đề nghị cấp nộp hồ sơ đầy đủ Tổ chức cấp C/O có thể thu hồilại C/O đã cấp nếu phát hiện người xuất khẩu, người đề nghị cấp C/O giả mạochứng từ hoặc C/O được cấp không phù hợp với các tiêu chuẩn xuất xứ Vụ XuấtNhập khẩu trực thuộc Bộ Công thương là cơ quan hướng dẫn thực hiện và kiểm tracấp C/O, thực hiện các thủ tục đăng kí mẫu chữ ký của người có thẩm quyền cấp C/

O và mẫu con dấu của các Tổ chức cấp C/O của Việt Nam với cơ quan có thẩmquyền của Nhật Bản và chuyển mẫu chữ ký đó cho Bộ tài chính (Tổng cục Hảiquan) [11]

Thứ ba là vấn đề về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm Nhật Bản là

quốc gia có yêu cầu khắt khe nhất về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm nênđây là vấn đề họ không bao giờ đàm phán Tuy nhiên, theo thỏa thuận trong hiệpđịnh VJEPA, Chính phủ Nhật Bản sẽ hợp tác rất nhiều để giúp đỡ Việt Nam trongvấn đề nâng cao năng lực đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng của hàng hóa xuất khẩuphù hợp với các yêu cầu của Nhật bản Nội dung Hiệp định cũng khẳng định rõ camkết của Việt Nam và Nhật Bản trong việc tuân thủ quy đinh SPS, ngăn chặn việc sửdụng các biện pháp SPS trên mức cần thiết hoặc như một rào cản “trá hình” đối vớicác mặt hàng nhập khẩu, đặc biệt là nông sản Hiệp định cũng đề ra một số cơ chếnhư thành lập tiểu ban về SPS để các cơ quan quản lý của hai bên có thể thảo luậnbiện pháp xử lý đối với các rào cản thương mại trong lĩnh vực này cũng như công

Trang 19

nhận hợp chuẩn Ngoài ra mỗi bên sẽ thành lập điểm hỏi đáp về SPS để cung cấpthông tin cho các doanh nghiệp và công chúng hai nước.

Thứ tư là vấn đề áp dụng các biện pháp phi thuế quan trong xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai nước Hiệp định VJEPA nêu rõ hai bên phải tuân thủ quy định

của WTO về việc chỉ được phép sử dụng một số biện pháp phi thuế quan trongnhững bối cảnh nhất định với những điều kiện cụ thể, đồng thời đảm bảo tính minhbạch của các biện pháp đó Thực tế, để bảo hộ sản xuất trong nước, cho tới nayNhật Bản vẫn áp dụng biện pháp quản lý định hướng đối với một số nhóm sảnphẩm bao gồm hạn ngạch thuế quan (TRQ), hạn nghạch nhập khẩu (IQ), giấy phépnhập khẩu và cấm nhập khẩu

TRQ là biện pháp hạn chế nhập khẩu áp dụng cho các sản phẩm nông nghiệpphù hợp với quy định trong Hiệp định Nông nghiệp của WTO Theo đó một mặthàng nhập khẩu (thường là các mặt hàng nông sản nhạy cảm) sẽ áp dụng đồng thờimức thuế trong và ngoài hạn ngạch Hầu hết sản phẩm áp dụng TRQ trong lĩnh vựcnông sản này đều thuộc nhóm “không cam kết giảm thuế” trong hiệp định VJEPA

ví dụ như các mặt hàng gạo, bột mì, lúa mạch, đậu lạc…

Về IQ - Một trong những biện pháp mà WTO hầu như không cho phép cácnước áp dụng - thì kể từ sau Hiệp định VJEPA Nhật Bản vẫn là một trong nhữngthành viên WTO còn áp dụng hạn ngạch này với một số sản phẩm thủy sản nhằmngăn chặn việc hủy hoại tài nguyên biển, đặc biệt là cá loại thủy sản có nguy cơtuyệt chủng

Biện pháp phi thuế quan cuối cùng là cấm nhập khẩu thường chỉ được ápdụng vì lí do chính trị như cấm vận hoặc an ninh, xã hội, bảo vệ vật nuôi, cây trồng,sức khỏe con người, theo từng giai đoạn và không mang ý nghĩa phân biết đối xửgiữa hàng hóa nhập khẩu, sản xuất trong nước hay các nước đối tác Các biện phápnày không ảnh hưởng đến quan hệ thương mại song phương Việt Nam – Nhật Bản

Ngoài ra Hiệp định VJEPA cũng quy định hết sức chi tiết về các khía cạnhkhác như cạnh tranh, giải quyết tranh chấp…mà thực tế rất dễ xảy ra khi các doanhnghiệp Việt Nam xuất khẩu sản phẩm của mình sang thị trường Nhật Bản Đâycũng là những vấn đề mà hai bên cần hết sức chú ý để đảm bảo lợi ích và mối quan

hệ lâu dài

Trang 20

1.2.3 Lộ trình cắt giảm thuế của Hiệp định VJEPA

1.2.3.1 Nhóm nông sản xuất khẩu của Việt nam có nhiều lợi ích nhất

Có 505 trong tổng số 2020 dòng thuế nông sản chiếm khoảng 24% kimngạch xuất khẩu sang Nhật sẽ có lộ trình cắt giảm thuế theo từng năm theo lộ trình,

có thể kéo dài từ 3 đến 15 năm tùy thuộc vào từng nhóm sản phẩm Sau một lộ trìnhnhất định, từ 0 đến 10 năm, 23 trong tổng số 30 mặt hàng xuất khẩu hàng đầu củaViệt Nam sang Nhật sẽ được hưởng thuế suất 0% Một số chủng loại mặt hàng cóthể kể đến như sau:

- Mật ong: mức hạn nghạch mà Nhật Bản dành cho Việt Nam là 100 tấn hàngnăm và sẽ tăng dần cho tới khi xuất khẩu mật ong của Việt nam đạt 150 tấn Thuếsuất trong hạn ngạch là 12,8%

- Rau quả: Ngay khi hiệp định có hiệu lực, Nhật Bản sẽ loại bỏ thuế nhậpkhẩu đối với sầu riêng nhập khẩu từ Việt nam.Và trong vòng từ 5-7 năm tiếp theo,thuế suất đối với rau chân vịt, hạt tiêu và ngô ngọt cũng sẽ giảm dần về 0%

- Cà phê và chè: Nhật bản sẽ cắt giảm dần và đưa thuế nhập khẩu đối với càphê rang và chè xanh về 0% trong vòng 15 năm

- Nông sản chế biến: Trong vòng 4 năm, Nhật bản sẽ cắt giảm thuế suất đốivới nước sốt cà chua và loại bỏ thuế suất đối với cà ri và sản phẩm cà ri trong vòng

7 năm

- Gỗ và sản phẩm gỗ: Thuế suất đối với gỗ xẻ sẽ được Nhật Bản loại bỏ ngaysau khi Hiệp định có hiệu lực và tới năm 2016 sẽ loại bỏ thuế suất đối với gỗ ván

1.2.3.2 Những mặt hàng không thuộc điện cam kết giảm thuế

Theo Hiệp định VJEPA, có hai nhóm sản phẩm không thuộc đối tượng cắtgiảm thuế của Nhật Bản bao gồm Nhóm loại trừ (X) và Nhóm đàm phán sau (C2).Nhóm loại trừ X bao gồm 735 dòng thuế nông sản (trong tổng số 2350 dòng) gồmnhững sản phẩm thuộc diện áp dụng nhiều biện pháp quản lý chặt chẽ như hạn chếđịnh lượng, hạn ngạch thuế quan của Nhật Bản trong khuôn khổ cho phép củaWTO Nhóm C2 gồm các mặt hàng mà Nhật Bản đang tiến hành cải cách cơ cấu

Trang 21

nuôi trồng và Nhật Bản đã cam kết sẽ nối lại đàm phán vào khi quá trình cải cách cơcấu có tác dụng tích cực.

1.2.3.3 Các mặt hàng nông sản có thuế ưu đãi 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực

Nhật Bản cam kết sẽ xóa bỏ thuế quan ngay sau khi Hiệp định có hiệu lựcđối với 784 trong số 2020 dòng thuế nông sản Trong đó 202 dòng đã có thuế GSPdành cho Việt Nam là 0% , 451 dòng đã có thuế suất MFN và 333 dòng có thuế suất

từ 1,2 đến 21% sẽ giảm về 0% ngay Như vậy, chỉ có131 sản phẩm thực sự có ý

nghĩa thương mại lớn với lộ trình giảm thuế xuống 0% (Xem thêm phụ lục 1)

1.2.3.4 Các mặt hàng nông sản tiềm năng có lộ trình giảm thuế sau 3 đến 5 năm

Các dòng thuế có lộ trình từ 3 đến 5 năm bao gồm 14 sản phẩm với kimngạch xuất khẩu chiếm khoảng 14% tổng xuất khẩu nông sản sang thị trường NhậtBản Trong đó Việt Nam đã có truyền thống và lợi thế xuất khẩu hầu hết các sảnphẩm như mì chính, đậu tương, gừng và các loại hoa quả như chuối, sầu riêng,

chôm chôm, vải chế biến (Xem thêm phụ lục 2)

1.2.3.5 Các mặt hàng nông sản tiềm năng có lộ trình giảm thuế sau 7 đến 10 năm

Nhật Bản cam kết giảm và loại bỏ thuế nhập khẩu đối với 72 dòng nông sảnNhật Bản trong 7 năm và 214 dòng khác trong 10 năm Trong số đó, đáng chú ýlànhững mặt hàng mà thời gian qua các doanh nghiệp của Việt Nam đã có nhiều lợithế xuất khẩu sang Nhật Bản và các nước trên thế giới bao gồm các mặt hàng rau,

quả chế biến, ngô, sắn chế biến, các loại gia vị, nước sốt (Xem thêm phụ lục 3) 1.2.3.6 Các mặt hàng nông sản có tiềm năng có lộ trình giảm thuế trong 15 năm

Theo cam kết trong Hiệp đinh, 96 dòng nông sản Nhật Bản sẽ có lộ trìnhgiảm thuế trong 15 năm Đây là lộ trình giảm thuế chậm nhất bởi phần lớn các sảnphẩm thuộc nhóm này ban đầu đều chịu chính sách bảo hộ mạnh mẽ nhất bằng thuếquan của Nhật Bản Trong số đó có các mặt hàng Việt Nam có nhiều lợi thế xuấtkhẩu như các sản phẩm từ trà xanh, chè, cà phê, khoai lang, hành và hoa quả chế

biến (Xem thêm phụ lục 4)

1.2.3.7 Hạn ngạch thuế quan đối với mật ong

Đây là một trong những cam kết đặc biệt trong lĩnh vực nông sản của hiệpđịnh Theo cam kết này, hàng năm 100 tấn mật ong của Việt Nam sẽ được hưởng

Trang 22

ưu đãi thuế là 12.8% thấp hơn nhiều so với mức thuế MFN là 25.5% Để đượchưởng ưu đãi này doanh nghiệp Việt Nam cần đăng kí khối lượng xuất khẩu với Bộcông thương và có Giấy chứng nhận xuất xứ cần thiết đối với sản phẩm mật ong đó.

1.2.3.8 Vấn đề nhập khẩu gạo của Nhật Bản

Hiệp định VJEPA cho phép gạo là mặt hàng thuộc nhóm loại trừ và khôngthuộc đối tượng giảm thuế, việc xuất khẩu gạo sang thị trường Nhật Bản, nếu có, sẽtuân theo cam kết của Nhật Bản trong khuôn khổ WTO ([6], tr.32-41)

1.3 Khái quát về hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam và thị trường Nhật Bản

1.3.1 Khái quát chung về tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam

Từ xưa tới nay Nông nghiệp vẫn luôn là ngành kinh tế quan trọng của mộtnước nông nghiệp như Việt Nam Nền nông nghiệp Việt Nam đạt được nhiều thànhtựu đáng kể từ sau giai đoạn đổi mới đặc biệt là từ những năm 1990 trở đi không chỉtrên phương diện sản xuất mà cả trên phương diện xuất khẩu đa dạng hóa sản phẩmnhư gạo, cà phê,chè, cao su, hạt tiêu, hạt điều… tới hàng loạt các nước trên thịtrường Châu Á như Nhật Bản, ASEAN, thị trườngcác nước khối EU và châu Mỹ.Tổng kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng trong suốt 10 năm liên tiếp: năm 2000 kimngạch xuất khẩu của Việt Nam đã đạt 14308 triệu USD trong đó kim ngạch xuấtkhẩu nông sản chiếm 30%, đạt 4300 triệu USD, tăng hơn năm 1991 là 3,9 lần [23]

Năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản ướctính đạt khoảng 15 tỷ USD trong đó nông sản đạt trên 8 tỷ, giảm 8% so với năm

2008, nguyên nhân chính là do cầu sụt giảm tại các thị trường chủ lực

Năm 2010, tỷ trọng hàng nông lâm sản xuất khẩu chiếm khoảng 30-35%khối lượng hàng nông sản thực phẩm làm ra, trong đó lúa gạo chiếm khoảng 20%,

cà phê 95%, cao su 85%, hạt điều 90%, chè 80%, hạt tiêu 95% Một số nông sảncủa Việt Nam như gạo, cà phê, hạt điều, hạt tiêu đã khẳng định được vị thế trên thịtrường thế giới Thị trường tiêu thụ nông sản mở rộng, ngoài các khu vực tiêu thụtruyền thống nông sản của Việt Nam, như Trung Quốc, ASEAN, Nga và các nước

Trang 23

Đông Âu, nông sản Việt Nam cũng đã thâm nhập thị trường Trung Đông, EU, Hoa

Kỳ và Châu Phi

Năm 2011, xuất khẩu Gạo chiếm 26,8% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản,trị giá gạo xuất khẩu đạt 3,66 tỷ USD tăng 12,6% về trị giá so với năm trước Trịgiá cà phê xuất khẩu đạt gần 2,75 tỷ USDtăng48,7% so với năm 2010 Các thịtrường xuất khẩu lớn gồm EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản.Tổng trị giá xuất khẩu cao su của

cả nước đạt 3,23 tỷ USD, tăng 35,4% so với năm 2010, đối tác chính là TrungQuốc, tiếp theo là các thị trường: EU, Malaixia, Đài Loan, Nhật Bản.1

Như vậy, hoạt động xuât khẩu nông sản của Việt Nam ngày càng gặt háiđược nhiều thành công với việc gia tăng sản lượng, trị giá và mở rộng thị trườngxuất khẩu

1.3.2 Thị trường Nhật Bản

Nhật Bản bao gồm chủ yếu là các đảo với diện tích khoảng 0,3% toàn thếgiới Tuy rất nghèo về tài nguyên khoáng sản, hàng năm phải nhập khẩu hơn 99%nhu cầu về dầu thô; 100% khoáng sản bô xít dùng cho sản xuất nhôm, thép; hơn97% than đá, 40% nông sản [31]…nhưng Nhật Bản luôn là một quốc gia có tiềmlực vể kinh tế, tài chính và khoa học kỹ thuật xếp thứ hai toàn thế giới Do đó, thịtrường Nhật Bản là một thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng đối với nhiều quốc giatrong đó có Việt Nam

1.3.2.1 Đặc điểm dân cư

Thứ nhất, cơ cấu dân cư theo độ tuổi của Nhật Bản biến động theo xu hướng

giảm tỷ lệ trẻ em, thanh niên và tăng tỷ lệ người già [21], ngoài ra thanh niên lại ít

có xu hướng muốn làm việc trong ngành nông nghiệp Điều này đã gây ra ảnhhướng lớn tới tỷ trọng nhập khẩu các mặt hàng nông sản của nước này

Thứ hai, cơ cấu hộ gia đình Nhật Bản có sự thay đổi, ngày càng nhiều người

sống độc thân, tỷ lệ hộ gia đình một hoặc hai người chiếm tới 52,7% , trong đó

1Số liệu thống kể của Tổng cục Hải quan Việt Nam

Trang 24

27,6% là hộ độc thân và tỷ lệ này đang có xu hướng ngày càng tăng2 Điều này dẫnđến cơ cấu hàng hóa phục vụ gia đình giảm và những sản phẩm như rau quả đônglạnh, thực phẩm chế biến sẵn được ưa chuộng.

Thứ ba, tỷ lệ phụ nữ ở Nhật Bản cao hơn nam giới nhưng chênh lệch

giới nhưng phụ nữ lại là người kiểm soát ngân sách và quyết định việc chi tiêu tronggia đình

1.3.3.2 Rào cản thương mại đối với hàng nông sản

Từ trước tới nay, hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩmNhật Bản áp dụng hầu như luôn cao hơn những tiêu chuẩn quốc tế thông thường(tuy nhiên vẫn đảm bảo phù hợp với các nguyên tắc của tổ chức WTO) Tất cả cácsản phẩm muốn tiêu thụ tại Nhật Bản đều phải tuân thủ những tiêu chuẩn cần thiết,

đã qua kiểm tra và được cấp giấy chứng nhận đầy đủ, một số tiêu chuẩn là bắt buộc,một số khác là tự nguyện, phù hợp từng mặt hàng Dưới đây là một số tiêu chuẩnbắt buộc phổ biến đối với hàng nông sản:

-Luât tiêu chuẩn nông nghiệp của Nhật bản (JAS)

Luật tiêu chuẩn nông nghiệp JAS do Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật bản đặt

ra, trong đó quy định tất cả các tiêu chuẩn về chất lượng bao gồm các quy tắc về ghinhãn chất lượng, đóng dấu chất lượng và bắt buộc tất cả các nhà sản xuất cũng nhưcác nhà nhập khẩu phải tuân theo Các sản phẩm chịu sự điều chỉnh của luật nàybao gồm đồ uống, các sản phẩm chế biến, lâm sản và các mặt hàng nông nghiệp, thúnuôi, dầu và chất béo, thủy hải sản, các loại gỗ dán, gỗ ván, ván lát sàn, gỗ xẻ

-Tiêu chuẩn môi trường

Môi trường là vấn đề ngày càng được quan tâm tại Nhật Bản Hiện nay, Cụcmôi trường Nhật Bản đang khuyến khích người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm cóđóng dấu dấu Ecomark - không làm hại môi sinh Để đươc đóng dấu Ecomark, dù làsản phẩm nội địa hay nhập khẩu đều phải đáp ứng ít nhất một trong các tiêu chuẩnsau:

+ Việc sử dụng các sản phẩm đó không hoặc rất ít gây ô nhiễm môi trường

+ Việc sử dụng sản phẩm đó mang lại nhiều lợi ích đối với môi trường

2Kết quả điều tra của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản năm 2007

Trang 25

+ Việc sử dụng sản phẩm đó đóng góp đáng kể vào việc bảo vệ môi trường.

-Luật bảo vệ thực vật

Luật này ra đời nhằm mục đích ngăn ngừa tình trạng lây nhiêm các loại vikhuẩn, sâu bệnh, có khả năng gây hại cho cây trồng và mùa màng, trong đó quyđịnh cụ thể biện pháp xử lý đối với các sản phẩm từ những vùng có nguy cơ lâynhiễm cao hoặc bị cấm nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản Các sản phẩm có nguy

cơ lây nhiễm sẽ bị khử nhiễm bằng cách đốt cháy, xông khói hoặc trả lại Hàngnông sản buộc phải có “Chứng nhận kiểm dịch thực vật” của nước xuất khẩu trướckhi xuất sang Nhật

-Luật vệ sinh thực phẩm

Theo quy định của Luật vệ sinh thực phẩm, những loại thực vật chứa độc tốhoặc có những chất phụ gia có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người đều bị cấmkinh doanh Để xác định mức độ an toàn của sản phẩm, trong luật cũng có hướngdẫn cụ thể về lượng kháng sinh và lượng phụ gia tối đa cho phép trên một đơn vị đolường, các thông tin cần thiết phải có trên nhãn mác sản phẩm nhập khẩu và các quyđịnh về nhãn mác sản phẩm biến đổi gen Việc tiến hành kiểm dịch an toàn vệ sinhthực phẩm đối với thực phẩm chế biến phải do các bộ phận giám sát kiểm dịch thựcphẩm tại các phòng thí nghiệm của Nhật Bản đảm nhiệm Do đó, trước khi nhậpkhẩu, nhà nhập khẩu có thể gửi mẫu hàng đến giám định tại phòng giám định của

bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi hay các cơ quan chức năng của Nhật Bản để lấy kếtquả và làm chứng từ hợp pháp để khai báo khi tiến hành nhập khẩu thực phẩm vàoNhật Bản

-Luật an toàn sản phẩm

Luật này quy định các tiêu chuẩn đối với một số sản phẩm đặc biệt, có yêucầu cao về độ an toàn Các sản phẩm này phải có cấu trúc, vật liệu không gây nguyhiểm cho người sử dụng, phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia về an toàn sản phẩm vàgắn nhãn PS Mark Nếu không có nhãn này, sản phẩm có thể sẽ không được lưuthông trên thị trường Nhật Bản

1.3.3.3 Đặc điểm về hành vi tiêu dùng

Ở Nhật Bản, các tiêu chuẩ như tiêu chuẩn nông sản Nhật Bản (JAS), tiêuchuẩn công nghiệp Nhật bản (JIS) luôn được người tiêu dùng Nhật Bản đề cao và

Trang 26

nắm rõ hơn cả các tiêu chuẩn quốc tế, với đòi hỏi rất cao về chất lượng, sự tiệndụng, độ bền cũng như độ tin cậy của sản phẩm Trong giai đoạn kinh tế trì trệ,tuy nhu cầu về sản phẩm giá rẻ có xu hướng tăng lên nhưng họ vẫn đặc biệt quantâm đến an toàn vệ sinh thực phẩm, xuất xứ thực phẩm và luôn nắm rõ các thông tinquan trọng liên quan đến các loại thực phẩm như nhãn mác, thương hiệu Khi xuấtkhẩu sang thị trường này, các nhà nhập khẩu Nhật Bản chú trọng ngay từ khâunguyên liệu, bảo quản sau thu hoạch đến công nghệ chế biến sản phẩm Khi kí kếthợp đồng với họ, tất cả các vấn đề có liên quan tới chất lượng hàng hóa như hàngphải được giao đúng mẫu, giao trong thời hạn giao hàng quy định đều được thỏathuận kỹ lưỡng và một khi vi phạm hợp đồng có thể sẽ bị hủy bỏ ngay lập tức.

Người dân Nhật Bản có xu hướng mua sắm nhiều tại các cửa hàng bán lẻ.Nguyên nhân là do diện tích sinh hoạt rất hạn chế không tiện cho dự trữ, họ thườngxuyên phải đi mua sắm, do đó việc tới các cửa hàng bán lẻ mua sắm sẽ tiện lợi hơn

Ngoài ra người tiêu dùng Nhật Bản cũng rất ưa chuộng sự đa dạng hóatrong sản phẩm Hàng hóa càng có mẫu mã đa dạng phong phú sẽ càng thu hút sựquan tâm của họ Tuy nhiên, vấn đề đáng quan tâm nhất của người Nhật Bản hiệnnay là môi trường sinh thái Việc đóng gói không cần thiết và các sản phẩm ít thânthiện với môi trường như các sản phẩm dùng một lần là không phù hợp [22]

1.3.3.4 Thu nhập và chi tiêu

Nhật Bản là một nước phát triển có thu nhập bình quân đầu người thuộcnhóm cao nhất thế giới hiện nay Đối với người lao động, bên cạnh lương tháng còn

có các khoản tiền thưởng 1 năm 2 lần vào tháng 6 (hoặc tháng 7) và tháng 12 hàngnăm tạo ra hai đỉnh điểm về sức mua trong năm

Trong những năm cuối của thập niên 90 chi tiêu của các hộ gia đình NhậtBản giảm liên tục do suy thoái kinh tế và mất ổn định trong thu nhập Tuy nhiên chitiêu bình quân đầu người thì không thay đổi nhiều do quy mô hộ gia đình có xuhướng nhỏ đi Hơn nữa, trong cơ cấu chi tiêu của người Nhật Bản, chi tiêu cho thựcphẩm vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất, trước năm 2005 tỷ trọng của nhóm hàng thực phẩm

có xu hướng giảm dần (từ 25,37% năm 1990 xuống còn 22,86% năm 2005) nhưngsang năm 2006, 2007 đã tăng cao hơn so với năm 2005 (23,09% năm 2006 và23,02% năm 2007 [19])

Trang 27

1.3.3.5 Đặc điểm hệ thông phân phối

Người Nhật Bản có thói quen mua sắm tại các cửa hàng bán lẻ

Biều đồ 1.1: Cơ cấu kênh phân phối hàng hóa của Nhật Bản

Nguồn: Cục xúc tiến thương mại Việt Nam

Tuy nhiên, những năm trở lại đây, cửa hàng bách hóa tổng hợp, siêu thị, vàcửa hàng tiện ích đang có xu hướng phát triển mạnh và ngày càng phổ biến tại NhậtBản Các kênh phân phối hàng nhập khẩu này thay đổi theo từng loại hàng hóa,mạng lưới buôn bán và các công ty tham gia vào quá trình phân phối

Việc phân phối hàng hóa nhập khẩu hàng hóa tại Nhật Bản chủ yếu được tiếnhành như sau: người nhập khẩu (công ty thương mại tổng hợp) liên hệ với đại lýnhập khẩu độc quyền để nhập khẩu hàng hóa từ nhà sản xuất nước ngoài, sau đóđem phân phối cho các nhà bán buôn, tiếp theo các nhà bán buôn mới cung cấp đếncác nhà bán lẻ Như vậy, để tới được tay người tiêu dùng, hàng hóa nhập khẩu phảitrải qua nhiều khâu với những mối quan hệ phức tạp giữa các nhà sản xuất, cácnhà nhập khẩu, các công ty thương mại, các nhà bán buôn và các nhà bán lẻ ảnhhưởng nhiều tới giá cả hàng hóa Tuy nhiên trong những năm gần đây, phương thức

Trang 28

nhập khẩu này đã dần đa dạng hóa Một số nhà bán lẻ và bán buôn lớn đã trực tiếpđặt và nhập khẩu hàng từ nước ngoài, sử dụng nhãn mác riêng Các nhà sản xuấttrong nước cũng bắt đầu tiến hành nhập khẩu hàng hóa từ các cơ sở đầu từ ở nướcngoài.

Một đặc điểm đặc thù trong hệ thống phân phối tại Nhật Bản là tồn tại việckiểm soát giá bán lẻ của nhà sản xuất do mối liên kết chặt chẽ giữa nhà sản xuất vàcác nhà bán lẻ Cụ thể các nhà sản xuất sẽ cung cấp tài chính cho các nhà bán lẻthông qua các nhà bán buôn và sẵn sàng mua lại hàng hóa nếu không bán được,ngược lại các nhà bán lẻ chỉ được kinh doanh những mặt hàng do nhà bán buôn vànhà sản xuất giao Điều này tạo ra sự phức tạp, khép kín dẫn tới sự thiếu linh hoạttrong khâu phân phối hàng hóa và khó khăn khi thâm nhập vào thị trường Nhật Bản

1.3.3 Một số mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản

1.3.3.1 Cà phê

Đây là mặt hàng nông sản xuất khẩu đứng thứ hai sau gạo của Việt Nam.Hiện nay cà phê Việt nam được xuất khẩu đi khoảng 60 nước trên thế giới trong đócác thị trường xuất khẩu chính của Việt nam là các nước EU, Mỹ, và Châu Á trong

đó có Nhật Bản Do đặc điểm địa lý nằm trong khu vực khi hậu ôn đới không thíchhợp cho việc trồng cây cà phê nên Nhật hoàn toàn phải nhập khẩu cà phê từ cácnước bên ngoài, đây chính là điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu cà phê từ ViệtNam sang thị trường này Cà phê nhập khẩu vào Nhật Bản chia làm 4 loại: cà phêdạng hạt chưa rang gọi là cà phê nhân sơ chế, cà phê dạng hạt đã rang gọi là cà phênhân thông thường, cà phê bột uống liền và các tinh chất, chiết xuất của cà phê.Ngày nay do máy pha cà phê khá phổ biến nên cà phê nguyên chất được người tiêudùng Nhật Bản ưa chuộng hơn cả Xuất khẩu cà phê sang Nhật chịu sự điều phốicủa luật an toàn thực phẩm, luật bảo vệ công nghiệp, luật đo lường và các quy định

về nhãn mác hàng hóa

1.3.3.2 Chè

Đã từ rất lâu chè được coi là thức uống phổ biến của người Nhật đặc biệt làngười cao tuổi Các loại chè nhập khẩu chủ yếu của Nhật Bản gồm có: chè xanh,chè thảo dược, chè uống liền, chè đen, và một số loại chè khác trong đó chủ yếu là

Trang 29

chè xanh, trong những năm gần đây, tỷ trọng chè đen có phần tăng lên Do có ảnhhưởng trực tiếp đến sức khỏe con người nên mặt hàng này phải tuân theo quy địnhcủa luật bảo vệ thực phẩm, luật đo lường Hiện nay thông qua các kênh quảng càonhư báo chí truyền hình, intenet, và cơ quan xúc tiến nhập khẩu Nhật Bản, việcnhập khẩu trực tiếp chè ngày càng nhiều Tuy nhiên sản phẩm chè của Việt Namxuất khẩu sang Nhật Bản chủ yếu dưới dạng chè thô, rời, chưa chế biến, sau đó sẽtiến hành gia công và đóng gói dán mác tiêu thụ của Nhật hoặc do công ty nhậpkhẩu Nhật Bản nhập chè đã chế biến nhưng tự đóng gói và bán lẻ tại Nhật Đây làmột vấn đề mà cách doanh nghiệp xuất khẩu chè hiện nay của Việt Nam cần đặcbiệt lưu ý và có biện pháp xử lý.

1.3.3.3 Cao su

Nhật Bản là một trong các nước tiêu thụ cao su tự nhiên lớn nhất trên thếgiới trong khi lại không tự sản xuất được loại cao su này Hàng năm Nhật Bản nhậpkhẩu các loại cao su phục vụ tiêu dùng và sử dụng trong các ngành công nghiệpkhác như đế dày, dép cao su, găng tay cao su ống cao su, phụ thuộc nhiều vào kếhoạch sản xuất, tiêu thụ và giá dầu thô Việt Nam cũng là một trong các nước cungcấp cao su xuất sang thị trường Nhật Bản trong suốt thời gian qua Tuy nhiên, tínhđến hết năm 2010 thị phần cao su xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam chỉ chiếmkhoảng 1,4% kim ngạch nhập khẩu cao su của Nhật Bản với chủng loại xuất khẩuchủ yêu là cao su tự nhiên đã định chuẩn về kỹ thuật (TSNR) trong khi Nhật Bản lạichủ yếu nhập khẩu cao su ly tâm (RSS 3 và TSR 20) để sản xuất lốp ôtô Trongtương lai chúng ta cần có những biện pháp khắc phục để đẩy mạnh tỷ trọng xuấtkhẩu cao su sang thị trường này

1.3.3.4 Rau quả

Mức tiêu thụ rau quả của Nhật bản thuộc loại cao nhất thế giới, đặc biệt làđối với các mặt hàng rau xanh giàu vitamin Trước đây người Nhật thường trực tiếphái và lựa rau của những người bán rau quả trong vùng sau đó tự chế biến rau tạinhà Tuy nhiên những năm gần đây, việc tự sản xuất chỉ đủ đáp ứng 40% nhu cầutrong nước nên việc nhập khẩu rau quả của Nhật Bản tăng mạnh, đặc biệt là sự giatăng nhập khẩu các các mặt hàng rau đông lạnh Điều này là cơ hội lớn đối với thị

Trang 30

trường rau quả Việt Nam Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu rau quả sang Nhật Bảncủa Việt Nam chưa thực sự cao vì rau quả và các sản phẩm chế biến nhập khẩu vàoNhật Bản phải tuân thủ theo những điều luật hết sức nghiêm ngặt về luật vệ sinhthực vật và luật bảo vệ thực vật mà các doanh nghiệp xuất khẩu chưa đáp ứng được.

1.3.3.5 Gỗ và các sản phẩm từ gỗ

Hàng năm, nhu cầu nhập khẩu đồ gỗ nội, ngoại thất của Nhật Bản là hơn 2 tỷUSD/năm Tốc độ tăng trưởng của mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam xuấtkhẩu sang Nhật Bản là khá nhanh, chiếm 8,3% thị phần nhập khẩu đồ gỗ của thịtrường Nhật Bản và đang có xu hướng tăng hơn nữa Trước đây, các công ty trongnước là nhà cung cấp chủ yếu các mặt hàng đồ gỗ nội thất chủ yếu do Tuy nhiên,gần đây do nguồn nguyên liệu đang thiếu hụt, đồng thời chi phí nhân công của quácao, Nhật Bản đang chuyển hướng sang nhập khẩu đồ gỗ nội thất từ các nước khác.Đây là điểm thuận lợi để các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ của ta tăng kim ngạchxuất khẩu sang thị trường Nhật Bản vào các năm sau này

1.3.3.6 Gạo

Gạo là một trong những mặt hàng nông sản xuât khẩu chủ lực của Việt Nam.Trong thời gian trước đây, gạo Việt Nam xuât khẩu sang Nhật Bản chủ yếu là gạothơm, với giá cao gấp 3 đến 4 lần giá gạo nội địa Tuy nhiên, vấn đề kiểm dịch thựcvật với mức dư lượng thuốc trừ sâu trong sản phẩm gạo của Việt Nam thực hiệnchưa tốt, nên từ đầu năm 2009 trở lại đây, Việt Nam đã hầu như không còn xuấtkhẩu mặt hàng này sang Nhật Bản

Như vậy, Hiệp định hợp tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản VJEPA ra đờitrong bối cảnh hợp tác song phương trên thế giới diễn ra sôi nổi và mạnh mẽ vàquan hệ kinh tế ngoại giao giữa hai nước ngày càng tốt đẹp, đem lại nhiều lợi ích vềmọi mặt cho cả hai phía.Với những tiềm lực về sản xuất nông nghiệp của Việt Nam

và những khó khăn khi đứng trước thị trường Nhật Bản, Hiệp định hứa hẹn sẽ mangđến những cơ hội và thách thức mới cho hoạt động xuất khẩu nông sản của ViệtNam sang thị trường

Trang 31

2.1 Thực trạng hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

2.1.1 Giai đoạn trước khi hiệp định VJEPA có hiệu lực ( giai đoạn 1)

Một thời gian ngắn sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao, Nhật Bản đã trởthành bạn hàng lớn thứ hai của Việt Nam trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa

kể từ cuối năm 1976 Tuy nhiên trong giai đoạn 1979-1991 sau đó, quan hệ hainước trở nên căng thẳng do bất đồng quan điểm, thậm chí đã từng có thời gian phíaNhật Bản đơn phương chấm dứt các mối quan hệ chính thức và các khoản viện trợ

đã cam kết, đồng thời thực hiện bao vây cấm vận kinh tế Việt Nam Chỉ sau khi tìnhhình thế giới chuyển từ chiến tranh lạnh sang toàn cầu hóa và khu vực hoá nhữngnăm 1992-2008, Việt Nam và Nhật Bản mới bắt đầu nối lại quan hệ và phát triểnngày càng mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực [13] Kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bảnngày càng tăng: trong đó, năm 2008 kim nghạch nhập khẩu từ Việt Nam của NhậtBản đạt 756 tỷ USD (tăng 21,7% so với 2007), kim ngạch nhập khẩu nông thủy sản,thực phẩm là 59,7 tỷ USD chiếm 7,9 % tổng kim ngạch nhập khẩu.3

Trang 32

trên thị trường Nhật Bản Năm 2005 sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam sangNhật Bản đạt khoảng 80.000 tấn, chủ yếu là gạo thơm, sau đó tuy có tăng liên tiếptăng trong các năm tiếp theo và đến 2008 đã đạt mức cao nhất 200 000 tấn nhưngtính đến 4 tháng đầu năm 2009, sản lượng này đã giảm rõ rệt chỉ còn 4.166 tấntương đương 1.725.516 USD trước khi mất hẳn thị phần4 Nguyên nhân chủ yếu là

do Nhật Bản kiểm soát quá gắt gao về vấn đề chất lượng, nhất là dư lượng thuốcbảo vệ thực vật mà doanh nghiệp Việt Nam chưa đáp ứng được

2.1.1.2 Mặt hàng rau quả

Biểu đồ 2.1: Kim ngạch xuất khẩu rau quả sang Nhật Bản giai đoạn 1

Đơn vị: triệu USD

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam

Nhìn vào biểu đồ trên có thể thấy sự biến động không đều về kim ngạch xuấtkhẩu rau quả của Việt Nam sang Nhật Bản trong giai đoạn từ năm 2004 đến 9 thángđầu năm 2009 Nguyên nhân chủ yếu đến từ sự thay đổi bất thường trong nhu cầutiêu dùng của người dân Nhật Bản, tình hình nguồn cung trong nước và những daođộng về tỷ giá hối đoái Ước tính chung tổng kim ngạch xuất khẩu trong gần 6 nămđạt xấp xỉ 157 triệu USD trong đó riêng 9 tháng đầu năm 2009 là 21 triệu USD,tăng 0,4% so với cùng kì năm 2008 Các loại rau xuất khẩu chủ yếu là hành, cảibắp, bông cải xanh và có xu hướng tăng các loại rau ít quen thuộc tại thị trườngNhật bản như rau diếp, hẹ tây, tỏi tây, salat, củ cải đường…Việc xuất khẩu quả cóphần khó khăn hơn do một số loại trái cây có tiềm năng của Việt Nam đã bị Nhật

4Số liệu từ Hiệp hội lương thực Việt Nam

2004 2005 2006 2007 2008 9 tháng đầu năm 2009 0

Trang 33

Bản liệt vào danh sách có dòi đục như: cam, quít, mít, vú sữa, đu đủ, nhãn, chômchôm, thanh long, hồng xiêm, mận, …

Trong thời gian qua, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 5 châu Á về sản lượngsản xuất rau quả, tuy nhiên chỉ khoảng 15% [5] tập trung cho xuất khẩu Trong khi

đó, thị trường rau quả Nhật Bản lại đang ngày một mở cửa do khả năng cạnh tranhcũng như năng lực sản xuất các mặt hàng nông sản trong nước giảm và nhu cầu đadạng hóa sản phẩm của người tiêu dùng lại ngày một tăng cao Thực tế này cho thấytương lai tươi sáng của hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Nhật Bảntrong thời gian tới, đặc biệt là sau khi hiệp định VJEPA có hiệu lực

2.1.1.3 Mặt hàng chè

Bảng 2.1: Xuất khẩu chè của Việt Nam sang Nhật Bản

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng số lượng

0,374

Trang 34

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam

Theo số liệu trên, xuất khẩu chè của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản giaiđoạn 1996-2006 chiếm khoảng 5% tổng lượng xuất khẩu, trong đó cao nhất là năm

2003 đạt 3,55 nghìn tấn, chiếm gần 6% tổng khối lượng xuất khẩu Sản lượng trong

2 năm 2007, 2008 giảm xuống chủ yếu là do chè xuất khẩu của Việt Nam chưa đápứng được thị hiếu người tiêu dùng Nhật Bản Tuy chiếm tỷ trọng lớn trong kimngạch xuất khẩu của Việt Nam nhưng trong tổng khối lượng chè nhập khẩu củaNhật Bản thì thị phần của Việt Nam lại khá ít (năm 2007 là 0,6%) và giá chè xuấtkhẩu của Việt Nam ở mức thấp so với giá nhập khẩu của Nhật Bản Việc Hiệp địnhĐối tác Kinh tế toàn diện Việt – Nhật VJEPA có hiệu lực sẽ là động lực thúc đẩy tự

do thương mại hàng hoá và tăng cường năng lực cạnh tranh cho ngành chè ViệtNam

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam

Như vậy kể từ năm 2004 cho tới 9 tháng đầu năm 2009 bình quân hàng nămkim ngạch cà phê xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản tăng xấp xỉ 34,5% về giátrị, đáng chú ý có sự gia tăng đột biến trong năm 2008 lên đến hơn 127 triêu USD,chiếm 6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước Tuy nhiên sản lượng

Trang 35

giảm rõ rệt trong 9 tháng đầu năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm chỉ ở

mức trên 59 triệu USD Sự chậm lại trong tốc độ tăng trưởng là do nguyên nhân bắt

nguồn từ cả hai phía Đối với Nhật Bản, đây là giai đoạn khó khăn trong nền kinh tế

do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế và một số yếu tố khác như tỷ giá, lạm phát

Trong khi đó, chính bản thân ngành cà phê xuất khẩu của Việt nam cũng có vấn đề

Chất lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam còn thấp và không ổn định, chưa đáp

ứng đầy đủ các tiêu chuẩn xuất khẩu, do đó thường xuyên bị ép cấp, ép giá, làm

giảm giá trị xuất khẩu Ngoài ra khâu tổ chức thu mua trong nước cũng chưa tốt, hệ

thống đại lý thu mua cà phê hình thành một cách tự phát (chủ yếu là các đại lý tư

nhân) do đó mỗi khi giá cả thị trường biến động mạnh sẽ gây ra sự đổ vỡ theo dây

chuyền từ đại lý tới nhà xuất khẩu

2.1.1.5 Mặt hàng cao su

Mặc dù cũng không kém phần tiềm năng nhưng trên thực tế, giai đoạn này,

thị phần cao su xuất khẩu của nước ta tại Nhật bản chỉ đạt khoảng 1,4% với kim

ngạch khá khiêm tốn, khoảng 30 triệu USD/năm

Biểu đồ 2.3: Kim ngạch xuất khẩu cao su sang Nhật Bản giai đoạn 1

Đơn vị: USD

2004 2005 2006 2007 2008 9 tháng đầu năm 2009 0

Trang 36

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam

Kim ngạch xuất khẩu cao su tự nhiên của ta sang Nhật bản nhìn chung có xuhướng tăng qua các năm, trừ năm 2009 Trong giai đoạn 2004-2008, tổng trị giáxuất khẩu này liên tục tăng từ 15 triệu USD (2004) lên tới hơn 34,5 triệu USD(2008) , tăng gấp 2,3 lần Năm 2009 giá dầu thô và nguyên liệu trên thế giới giatăng đã khiến giá cao su tự nhiên cũng tăng đột biến làm giảm cầu tại thị trườngNhật Bản, dẫn tới sự sụt giảm trong kim ngạch xuất khẩu

Điểm yếu của Việt Nam ở đây là chưa tạo sự đa dạng về chủng loại cao suxuất khẩu phù hợp với nhu cầu của Nhật Bản Cụ thể, ta chủ yếu sản xuất cao sukhối SVR 3L trong khi đó Nhật bản chủ yếu nhập cao su ly tâm (RSS 3 và TSR 20)

để sản xuất lốp ô tô Đó là nguyên nhân tại sao mặt hàng cao su của ta lại xuất khẩusang Nhật rất ít so với Thái Lan, Indonesia và Malaysia Với những cơ hội mở rasau khi VJEPA có hiệu lực, thị trường cao su Nhật Bản hứa hẹn sẽ được khai tháctốt hơn bởi các nhà sản xuất và xuất khẩu Việt Nam

2.1.1.6 Mặt hàng gỗ và các sản phẩm từ gỗ

Năm 2009, mặc dù bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ khủng hoảng kinh tế toàncầu nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang Nhật Bản 8 tháng đầunăm vẫn đạt 234 triệu USD, chỉ giảm 2,35% so với cùng kỳ 2008 [10] Theo dựđoán của các nhà nghiên cứu kinh tế, hiệp định VJEPA được kí kết và có hiệu lựctrong nhóm các mặt hàng nông sản, mặt hàng gỗ rất có tiềm năng

Tóm lại, Nhật Bản là một thị trường nhập khẩu nông sản đầy tiềm năngnhưng lại chưa được khai thác triệt để đối với các doanh nghiệp Việt Nam, Hiệpđịnh VJEPA ra đời trong bối cảnh như vậy hứa hẹn sẽ mở ra một cơ hội lớn và tạo

đà cho sự mở rộng mạnh mẽ thị phần nông sản xuất khẩu của Việt Nam vào thịtrường này

2.1.2 Giai đoạn sau khi hiệp định VJEPA có hiệu lực

Trang 37

Kể từ tháng 10 năm 2009, sau khi Hiệp định VJEPA có hiệu lực, hoạt độngxuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản nói chung và các mặt hàng nôngsản nói riêng đã tăng mạnh cả về chất lẫn lượng.

Xét về kim ngạch xuất khẩu, gỗ là mặt hàng có tỷ trọng đóng góp lớn nhấtqua các năm, theo sau lần lượt là cao su, sắn, hạt tiêu, hạt điều và hàng rau quả Xét

về tính ổn định và tốc độ tăng trưởng, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng rau quả,cao su, hạt tiêu, hạt điều nhìn chung có xu hướng tăng ổn định dần qua từng năm,tiếp đến là mặt hàng gỗ và mặt hàng sắn Riêng tình hình xuất khẩu cà phê sangNhật Bản trong giai đoạn này tuy tăng qua các năm nhưng trong từng năm lại códấu hiệu sụt giảm

Gạo - mặt hàng xuất khẩu số 1 của Việt Nam đã mất hẳn thị phần trên thịtrường Nhật Việc này diễn ra sau sự kiện lô hàng gạo xuất khẩu gạo của Việt Nam

bị yêu cầu ngừng nhập khẩu do chứa dư lượng thuốc trừ sâu có hàm lượng cao vàođầu năm 2009

Kế đó là mặt hàng chè- một mặt hàng được đánh giá cao về tiềm năng xuấtkhẩu sang Nhật Bản Tuy nhiên trên thực tế, sau khi VJEPA có hiệu lực, chè ViệtNam xuất khẩu sang thị trường này hầu như không đáng kể, bù vào đó là sự giatăng của các mặt hàng khác như sắn, gỗ

Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam sang Nhật Bản trong giai đoạn 3 tháng cuối năm 2009 cho tới 2 tháng đầu năm

2012

Trang 38

Đơn vị: USD

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam

3 tháng cuối năm 2009

6 tháng đầu năm 2010

6 tháng cuối năm 2010

6 tháng đầu năm 2011

6 tháng cuối năm 2011

2 tháng đầu năm 2012 Hàng rau

quả

8.659.312 16.785.12

0

18.817.562

262120362

255.056.255

342.440.112

94.174.023

Trang 39

Biểu đồ 2.4: Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang

Nhật Bản giai đoạn 2

Đơn vị : USD

Trang 40

Sắn và các sản phẩm từ sắn Hạt tiêu

Cà phê Hạt điều Hàng rau quả

Ngày đăng: 14/06/2014, 09:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Bộ Công Thương, 2009, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản giới thiệu về hệ thống tiêu chuẩn JAS, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản giới thiệu về hệ thống tiêu chuẩn JAS
[2] Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2012, Quyết định 316/QĐ-BNN-HTQT năm 2012 phê duyệt dự án “Tăng cường năng lực hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm nông, thủy sản”, Cơ quan hợp tác quốc tế của Nhật Bản (JICA) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định 316/QĐ-BNN-HTQT năm 2012 phê duyệt dự án “Tăng cường năng lực hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm nông, thủy sản”
[3] Cục xúc tiến thương mại Bộ Công Thương, 2010, Bản tin xuất khẩu, số 154 ngày 10/01/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản tin xuất khẩu
[6] Vũ Huy Hoàng, 2009, Những điều doanh nghiệp cần biết về hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam- Nhật Bản, Bộ Công Thương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những điều doanh nghiệp cần biết về hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam- Nhật Bản
[7] Ngô Vĩnh Long, 2005, Vài câu hỏi về quan hệ giữa ngoại giao và công việc cải tạo xã hội chủ nghĩa trong thập kỷ sau miền Nam được giải phóng, Thời đại mới- tạp chí nghiên cứu và thảo luận, số 6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vài câu hỏi về quan hệ giữa ngoại giao và công việc cải tạo xã hội chủ nghĩa trong thập kỷ sau miền Nam được giải phóng
[8] Hương Ly, 2012, Xuất khẩu: Vượt kỳ vọng, Vietnam Business Forum – Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xuất khẩu: Vượt kỳ vọng
[9] Pascal Liu; Phòng Thương Mại và Thị trường; FAO, 2007,Các quy định, tiêu chuẩn và chứng nhận đối với hàng nông sản xuất khẩu, FAO Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các quy định, tiêu chuẩn và chứng nhận đối với hàng nông sản xuất khẩu
[10] Trung Tâm Thông Tin Công nghiệp và Thương Mại - Bộ Công Thương (VITIC), 2009, Tình hình xuất khẩu gỗ & sản phẩm gỗ của Việt Nam 8 tháng năm 2009 và triển vọng sang một số thị trường , Vinanet - mạng thông tin thương mại - thị trường Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình xuất khẩu gỗ & sản phẩm gỗ của Việt Nam 8 tháng năm 2009 và triển vọng sang một số thị trường
[12] Trần Thị Nhung, 2008, Những bước tiến trong quan hệ kinh tế Việt Nam- Nhật Bản từ 2003 đến nay, Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 6 tháng 6/2008, tr 196 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những bước tiến trong quan hệ kinh tế Việt Nam- Nhật Bản từ 2003 đến nay
[13] TS. Trần Anh Phương, 2006, 33 năm quan hệ Việt Nam- Nhật Bản( 1973- 2006), tạp trí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 9 tháng 9/2006, tr125 Sách, tạp chí
Tiêu đề: tạp trí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới
[14] Vinanet, 06/01/2010, Nhật Bản - Thị trường tiềm năng của nông sản Việt Nam, Cổng thông tin kinh tế Việt Nam và thế giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vinanet, 06/01/2010, "Nhật Bản - Thị trường tiềm năng của nông sản Việt Nam
[16] Vụ Chính sách Thương mại Đa Biên, 2011, Quá trình đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) của VIệt Nam và nhu cầu hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình đàm phán và triển khai các cam kết FTA, Bộ Công Thương.II- Tài liệu tiếng nước ngoài Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quá trình đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) của VIệt Nam và nhu cầu hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình đàm phán và triển khai các cam kết FTA
[17] Customs & Tariff Bureau, MOFF JAPAN, 2008, Japan’s economic Parnership Agreement, May 30/2008 < http://www.customs.go.jp/ &gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Customs & Tariff Bureau, MOFF JAPAN, 2008, Japan’s economic Parnership Agreement
[20] Graeme Macfadyen & Tim Huntington Region, 2007, Potential costs and benefits of fisheries certification for countries in the Asia–Pacific, Asia-Pacific fishery commission food and agriculture organixation of the united nations regional office for Asia and the Pacific Bangkok Sách, tạp chí
Tiêu đề: Potential costs and benefits of fisheries certification for countries in the Asia–Pacific
[21] Ministry of Internal Affairs and Communications, Population census of Japan, Japan Staticstic BureauIII- Các website Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ministry of Internal Affairs and Communications, Population census of Japan, Japan Staticstic Bureau
[22] Bộ Công Thương, 2008, Hệ thống phân phối bán lẻ tại Nhật Bản và cơ hội tiếp cận cho xuất khẩu của Việt Nam,http://wto.nciec.gov.vn/Lists/MarketAccess_vn/DispForm.aspx?ID=40 Link
[4] Hiệp định giữa Nhật Bản và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về đối tác kinh tế: Hiệp định hợp tác kinh tế Việt Nam- Nhật Bản: VJEPA Khác
[5] Hiệp hội rau quả Việt Nam A, 2009, số liệu thống kê thị phần rau quả xuất khẩu của Việt Nam Khác
[11] Thông tư số 10/2009/TT-BCT quy định việc thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Nhật Bản về đối tác kinh tế Khác
[15] Viên nghiên cứu Đông Bắc Á, số liệu về nguồn vốn ODA Nhật Bản dành cho Việt Nam qua các năm Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam   sang Nhật Bản trong giai đoạn 3 tháng cuối năm 2009 cho tới 2 tháng đầu năm - Hiệp định hợp tác kinh tế Việt Nam Nhật Bản: cơ hội và thách thức đối với mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản
Bảng 2.2 Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam sang Nhật Bản trong giai đoạn 3 tháng cuối năm 2009 cho tới 2 tháng đầu năm (Trang 32)
Bảng 3.1: Mô hình phân tích SWOT - Hiệp định hợp tác kinh tế Việt Nam Nhật Bản: cơ hội và thách thức đối với mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản
Bảng 3.1 Mô hình phân tích SWOT (Trang 55)
Bảng 3.2: Bảng minh họa biểu cam kết giảm thuế của Nhật Bản - Hiệp định hợp tác kinh tế Việt Nam Nhật Bản: cơ hội và thách thức đối với mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản
a ̉ng 3.2: Bảng minh họa biểu cam kết giảm thuế của Nhật Bản (Trang 74)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w