Giải pháp thâm nhập thịtrường

Một phần của tài liệu Hiệp định hợp tác kinh tế Việt Nam Nhật Bản: cơ hội và thách thức đối với mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản (Trang 70 - 73)

W T: Việt Nam cần các giải pháp

3.2.4.Giải pháp thâm nhập thịtrường

Cho tới nay, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa am hiểu rõ về thị trường Nhật Bản nên gặp khá nhiều hạn chế trong việc thâm nhập thị trường và quảng bá sản phẩm .

Để làm tốt việc thâm nhập thị trường Nhật Bản, các doanh nghiệp Việt Nam cần tích cực tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại, khảo sát thị trường để tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu, tập quán, văn hóa kinh doanh của người Nhật và tìm kiếm khách hàng. Lựa chọn cách làm việc phù hợp với đối tác Nhật Bản dù là doanh nghiệp lớn hay các các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngồi ra, để có được thơng tin và hỗ trợ giới thiệu về khách hàng, các doanh nghiệp Việt Nam có thể tìm đến những tổ chức/đơn vị như: Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, Chi nhánh Thuơng vụ Việt Nam tại Osaka- Nhật Bản, văn phòng JETRO Hà Nội, văn phòng JETRO Việt Nam( xem them phụ lục 5). Một lưu ý khi liên hệ với các tổ chức này đề nghị hỗ trợ, đặc biệt là đối với các tổ chức/đơn vị phía Nhật Bản các doanh nghiệp phải cung cấp thông tin thật cụ thể về công ty, về sản phẩm để tạo dựng lịng tin và khẳng định uy tín cũng như tư cách hợp pháp của bản thân trước đối tác.

Bước tiếp theo, các doanh nghiệp cần phải tìm cách vượt qua các rào cản tiêu chuẩn của Nhật Bản. Muốn vậy, cần đặc biệt chú ý tới tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản JAS - một tiêu chuẩn bắt buộc đối với tất cả các mặt hàng nông sản được phép lưu thơng trên thị trường này. Có hai phương pháp để được mang nhãn JAS:

- Nhà sản xuất tự chọn một tổ chức đã được đăng kí phân loại - Nhà sản xuất tư tiến hành phân loại.

Để có thể tiến hành dán nhãn JAS theo cách thứ hai, nhà sản xuất đó phải thỏa mãn điều kiện là đã được chứng nhận bởi 1 tổ chức chứng nhận có tư cách pháp lý. Theo luật sửa đổi tháng 7/1999, tổ chức chúng nhận này cũng có thể được thực hiện bởi các tổ chức hải ngoại nếu tổ chức đó đáp ứng được tất cả các điều kiện như các tổ chức trong nước (đối với nông sản và lâm sản, chỉ áp dụng cho tổ chức hải ngoại tại các nước có hệ thống phân loại tương đương JAS mà danh sách được nêu trong Quy định của Bộ Nông - Lâm - Ngư nghiệp Nhật). Công ty hải

ngoại có thể đăng ký với Bộ này để được đăng ký là tổ chức chứng nhận và phân loại ngồi nước. Việc này mang lại nhiều thuận lợi vì đã tạo nên cơ sở pháp lý cho các sản phẩm sản xuất ở hải ngoại có thể được phân loại và cấp nhãn JAS bởi chính các cơng ty phân loại ở nước sở tại, đồng thời, các nhà sản xuất được công nhận bởi các tổ chức chứng nhận hải ngoại đã được đăng ký cũng có thể tự tiến hành các thủ tục và dán nhãn JAS [1].

Bên cạnh JAS, Nhật Bản đã xây dưng hệ thông tiêu chuẩn tự nguyện JGAP dựa trên bộ tiêu chuẩn GAP của WTO nhưng khắt khe hơn nhiều. JGAP do một ủy ban điều hành quản lý và có quyền cao nhất trong định hướng chính sách của JGAP. Ủy ban này có một Ban kỹ thuật để xây dựng các tiêu chuẩn và các quy định chung và một Hội đồng với đại diện rộng rãi của các bên liên quan là các nhà cung cấp và bán lẻ. Việc cấp giấy chứng nhận do bên tư nhân thứ ba có đủ tư cách và tiêu chuẩn tiến hành.

Tiếp theo, các doanh nghiệp cũng cần phải lên kế hoạch thâm nhập vào hai kênh mua sắm phổ biến nhất ở Nhật Bản hiện nay là hệ thống các siêu thị và chuỗi cửa hàng tiện ích:

Siêu thị là các cửa hàng có quy mơ khơng quá lớn, chủ yếu bày bán các mặt

hàng có tính chun mơn, đặc biệt là các loại thực phẩm có thời gian sử dụng ngắn như đồ ăn sẵn, thực phẩm đông lạnh,… chiếm đến 70% tổng doanh thu của siêu thị. Các siêu thị này thơng thường phải mua hàng hóa với chi phí cao hơn các cửa hàng bách hóa tổng hợp nên ln phải tạo ra sự khác biệt và phát triển thương hiệu riêng, nỗ lực tìm kiếm nguồn cung ứng tồn cầu nếu muốn cạnh tranh được trên thị trường. Một số siêu thị phải liên kết với các nhà bán lẻ khác, thành lập cơng ty bán hàng chung để có thể trực tiếp tìm nguồn cung ứng nước ngồi. Đây là cơ hội để các nhà xuất khẩu khẩu thực phẩm Việt Nam thâm nhập vào thị trường Nhật Bản [24].

Cửa hàng tiện ích: là kênh bán hàng đang ngày càng quan trọng tại Nhật Bản

với diện tích nhỏ. Ưu điểm của loại hình phân phối này là doanh thu cao và cách thức quản lý hàng dự trữ tiên tiến. Với các cửa hàng tiện ích, thời gian giao hàng ngắn và khả năng phân phối hang hóa trên tồn quốc là điều kiện được đặt lên hàng đầu trong các giao dịch. Đây là thách thức lớn cho nhiều công ty xuất khẩu thực phẩm Việt Nam. Đối tác của các cửa hàng tiện ích khơng chỉ là các nhà sản xuất

hàng tiêu dùng mà cịn là các cơng ty kinh doanh và sản xuất thành phần thực phẩm. Chiến lược tạo ra sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh của các cửa hàng này là liên tục tìm kiếm các sản phẩm thực phẩm mới lạ. Bởi vậy muốn thâm nhập vào các chuỗi cửa hàng tiện ích, doanh nghiệp Việt Nam cần phải tăng cường đổi mới hệ thống tiếp thị, phát triển các kênh sản xuất - tiêu thụ - xuất khẩu, không ngừng thay đổi và làm phong phú danh mục sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu, tuy nhiên trước tiên vẫn phải đảm bảo tất cả các điều kiện tiêu chuẩn chất lượng và vượt qua rào cả kỹ thuật cần thiết để có thể vào được thị trường Nhật Bản.

Ngoài ra một kênh phân phối đang đần phổ biến hơn ở Nhật Bản cũng nên chú ý là loại hình cửa hàng bách hóa tổng hợp (GMS). Chúng nằm dưới sự điều hành của các chuỗi phân phối quốc gia, có mạng lưới tồn quốc với hàng trăm cửa hàng lớn nhỏ khác nhau. Các GMSs thường nhập hàng có xuất xứ nước ngồi thơng qua các cơng ty thương mại để tránh những rủi. Khơng khó để thâm nhập vào các GMS nhưng hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài muốn tiêu thụ tốt sẽ phải thường xuyên thay đổi sao cho phù hợp với thị hiếu và sở thích của thị trường.

Để quảng bá sản phẩm, các doanh nghiệp có thể tập trung vào một số giải pháp sau:

- Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu sản phẩm trên thị trường Nhật Bản,

- Điều chỉnh cơ cấu sản phẩm theo nhu cầu tiêu dùng và thị hiếu người Nhật Bản,

- Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại và chi thêm ngân sách cho các dịch vụ hậu mãi nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả xuất khẩu,

- Thường xuyên tổ chức các hội chợ thương mại chuyên ngành và phát động hội thi giữa các chủ trang trại, tạo cơ hội thu hút sự chú ý của các thương gia nước ngoài đến ký hợp đồng trực tiếp tiêu thụ sản phẩm,

Hiện nay có rất nhiều các Hiệp hội về hàng nông sản Việt Nam như Hiệp hội cà phê và ca cao Việt Nam, Hiệp hội rau quả Việt Nam, Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam với vai trò đầu mối trong việc tăng cường liên kết, thúc đẩy hoạc động liên kết, thúc đẩy hoạt động liên kết giữa Việt Nam với các nước xuất khẩu cũng như nhập khẩu nông sản. Bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng cần chủ động tăng cường nâng cao nhận thức của doanh nghiệp trong việc xây dựng thương hiệu, củng cố sự tin cậy đối với khách hàng; đưa Việt Nam trở thành một điểm đến tin cậy dựa trên một chiến lược thương hiệu theo vùng lãnh thổ cho hàng nông sản Việt Nam.

Mặt khác, các doanh nghiệp Việt Nam cũng có thể thơng qua Đại sứ quán và Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản hỗ trợ doanh nghiệp thâm nhập thị trường. Như

đã phân tích, việc quảng bá sản phẩm và tiêu thụ hàng hóa tại thị trường Nhật Bản cũng là khó khăn lớn mà doanh nghiệp ta thường xuyên gặp phải. Điều này mang đến nhiều hậu quả tiêu cực cho toàn bộ hoạt động xuất khẩu của nông sản Việt Nam sang Nhật Bản. Nguyên nhân quan trọng là do người tiêu dùng Nhật Bản chưa có được sự tín nhiệm và tin tưởng về sản phẩm. Như vậy, muốn khắc phục vấn đề này, sản phẩm của Việt Nam cần có sự bảo trợ của một số các tổ chức uy tín và đáng tin cậy Nhật Bản. Các doanh nghiệp có thể liên hệ với Thương vụ, Tham tán Việt Nam tại Nhật, hoặc các cơ quan xúc tiến thương mại tại Nhật và gần nhất là JESTRO tại Việt Nam để được giúp đỡ. Tuy nhiên, để có được sự giúp đỡ này, bản thân doanh nghiệp cũng phải chứng minh được sự an toàn và chất lượng đạt tiêu chuẩn của sản phẩm.

Một phần của tài liệu Hiệp định hợp tác kinh tế Việt Nam Nhật Bản: cơ hội và thách thức đối với mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản (Trang 70 - 73)