Tìm hiểu các quy định trong Hiệp định VJEPA

Một phần của tài liệu Hiệp định hợp tác kinh tế Việt Nam Nhật Bản: cơ hội và thách thức đối với mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản (Trang 73 - 77)

W T: Việt Nam cần các giải pháp

3.3.5. Tìm hiểu các quy định trong Hiệp định VJEPA

Trước hết, muốn tận dụng tốt những cơ hội của Hiệp định VJEPA đối với hoạt động xuất khẩu nông sản, các doanh nghiệp cần phải nắm rõ tất cả các quy tắc, quy định của Hiệp định có liên quan tới hàng nông sản bao gồm các nội dụng có liên quan tới những cam kết về cắt giảm thuế quan, thủ tục hải quan, quy tắc xuất xứ, tính hiệu lực, pháp lý…chẳng hạn, những quy định tại thơng tư của Bộ Tài chính về biểu thuế nhập khẩu của Việt Nam, hay thông tư của Bộ Công Thương về quy tắc xuất xứ... Đây là yếu tố rất quan trọng trước khi tiến hành xuất khẩu hàng hoá sang Nhật Bản.

Đặc biệt, muốn tận dụng các ưu đãi về thuế quan trong Hiệp định VJEPA, các doanh nghiệp cần nắm bắt kỹ thuật đọc và hiểu các cam kết về thuế quan của Nhật Bản. Năm 2008, biểu thuế nhập khẩu của Nhật Bản gồm 9730 dòng và được phân theo cấp độ HS 9 số. Theo Hiệp định VJEPA, Biểu cam kết giảm thuế của Nhật được rút gọn thành 4 hoặc 6 số, để có thể hiệu cặn kẽ mức độ cam kết, các doanh nghiệp cần nắm một số khái niệm cơ bản trong biểu thuế.

Bảng 3.2: Bảng minh họa biểu cam kết giảm thuế của Nhật Bản

Nguồn: ([6], tr.7-8)

Cột 1 Cột2 Cột 3 Cột 4 Cột 5

Mã thuế quan

Động vật sống Thuế

suất cơ bản Phân loại Chú thích

Chương 1 Ngựa, lừa, la sống

01.01 Loại thuần chủng để làm giớng 0101.10 Ngựa:

Được chứng nhận là những loài khác ngồi những loại Thoroughbred,

Thoroughbred-grade,Arab, Anglo- Arab hoặc Arab-grade ( dưới đây được gọi chung là” ngựa lai giống”) nhằm phù hợp với các điều khoảng của Nội Các

Khác:

“ Ngựa lai giống” được chứng nhận là những loại sử dụng với mục đích khá ngoài ngựa đua và những loại không mang thai nhằm phù hợp với điều khoảng của Nội các

Khác Ngựa, lừa, la A A A X A

Diễn giải Bảng 3.2 minh họa các cam kết thuế của Nhật Bản như sau:

- Cột 1 (Mã hàng hóa) và Cột 2 (Mô tả hàng hóa): dựa trên hệ thống HS 2007 và phân loại theo cấp độ 6 số;

- Cột 3 (Thuế suất cơ sở): là mức thuế suất ban đầu trước khi thực hiện lộ trình giảm thuế

- Cột 4 (ký hiệu cam kết) : Ký hiệu công thức cắt giảm thuế

- Cột 5 (Ghi chú): Ghi chú đối với một số dòng thuế xóa bỏ thuế quan nhưng các bước cắt giảm không đều hoặc những dòng thuế không xóa bỏ thuế quan

mà giảm thuế đến một mức nhất định, có lộ trình giảm thuế riêng. ([6], tr.7- 8)

Sau khi đọc hiểu được cam kết về thuế quan, các doanh nghiệp Việt nam có thể tính toán và xác định được quy mô và mặt hàng hướng tới xuất khẩu của mình, tuy nhiên phải đảm bảo sản phẩm sản xuất ra đạt tiêu chuẩn của Nhật Bản.

Với việc nắm rõ các quy định và hiểu được các nguyên tắc trong Hiệp định VJEPA, các doanh nghiệp mới có thể bắt đầu tiến hành lập kế hoạch, chiến lược, sản xuất, chế biến, đóng gói và xuất khẩu sản phẩm nông sản vào thị trường Nhật Bản sao cho đảm bảo tận dụng được tối đa những lợi thế mà Hiệp định mang lại.

KẾT LUẬN

Như vậy, Hiệp định VJEPA ra đời đánh dấu một bước phát triển mới bền vững trong quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản. Những lợi ích to lớn mà Hiệp định mang lại cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam nói chung và xuất khẩu nơng sản nói riêng là vơ cùng to lớn. Tuy nhiên bên cạnh đó là vơ vàn thách thức mà các doanh nghiệp xuất khẩu, nhà nước và cả người dânViệt Nam phải đối mặt.

Vấn đề cốt lõi suy cho cùng vẫn nằm ở chất lượng hàng hóa xuất khẩu, đặc biệt là hàng nông sản. Xét về mặt kinh tế, chất lượng là mấu chốt quyết định khả năng thâm nhập thị trường khó tính như Nhật Bản, nhưng xét về mặt đạo đức, quan trọng hơn, việc tiêu dung mặt hàng này sẽ gây ra tác động trực tiếp tới sức khỏe cộng đồng. Kể từ sau Hiệp định VJEPA, kim ngạch xuất khẩu của hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản hầu như đang có chiều hướng tăng, tuy nhiên theo như đánh giá của nhiều chuyên gia cả hai nước, thì sự phát triển này chưa xứng đáng với tiềm năng. Một thực tế đáng buồn là hiện nay, nhận thức cũng như ý thức của tập thể doanh nghiệp và người dân Việt Nam chưa thực sự cao, còn mắc khá nhiều khuyết điểm như chạy theo cái lợi trước mắt, sản xuất đơn lẻ, vi phạm đạo đức kinh doanh, đạo đức nghề nghiệp, coi thường pháp luật, thiếu hiêu biết…dẫn đến hậu quả là hàng lọat hàng hóa đã khơng đáp ứng được tiêu chuẩn an toàn của Nhật Bản và bị cấm xuất khẩu hoặc giảm sản lượng xuất khẩu. Thậm chí đối với những mặt hàng có ưu thế thì giá cả cũng thấp hơn nhiều so với giá nhập khẩu thông thường của Nhật Bản.

Đây là một bài tốn hóc búa địi hịi sự nỗ lực của cả cơ quan chức năng cũng như cộng đồng doanh nghiệp, người dân. Vấn đề trước tiên phải làm đó là tập trung phát triển một nền nông nghiệp bền vững để tạo nguồn cung dồi dào, đảm bảo chất luợng cho xuất khẩu nơng sản. Sau đó là từng bước thâm nhập vào thị trường Nhật Bản. Đó cũng chính là biện pháp để tối đa hóa cơ hội đồng thời vựot qua thách thức mà Hiệp định mang lại.

Một phần của tài liệu Hiệp định hợp tác kinh tế Việt Nam Nhật Bản: cơ hội và thách thức đối với mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w