Phổ biến rộng rãi nội dung của hiệp định

Một phần của tài liệu Hiệp định hợp tác kinh tế Việt Nam Nhật Bản: cơ hội và thách thức đối với mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản (Trang 62 - 64)

W T: Việt Nam cần các giải pháp

3.1.3.Phổ biến rộng rãi nội dung của hiệp định

Hiệp định VJEPA có hiệu lực từ ngày 01/10/2009 tuy nhiên theo đánh giá khách quan thì Hiệp định này chưa thực sự được phổ biến một cách rộng rãi tới tất các doanh nghiệp [27]. Hơn nữa các doanh nghiệp dù biết tới Hiệp định nhưng cũng chưa có một cái nhìn chính xác, toàn diện, nhật thức rõ nét cơ hội, và thách thức mang đến. Để khắc phục vấn đề này, Bộ công thương nên phối hợp nhiều hơn với các bộ ngành để phổ biến rộng rãi nội dung của Hiệp định.

3.1.3.1. Tổ chức các Hội thảo phổ biến về Hiệp định VJEPA

Trong giai đoạn Hiệp định cịn khá mới lạ, những hợi thảo như thế này sẽ giúp các doanh nghiệp nắm bắt được nội dung và các cam kết trong Hiệp định, hiểu

rõ cơ hội và thách thức Hiệp định mang tới cho doanh nghiệp mình. Khó khăn lớn nhất mà các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay thường xuyên gặp phải khi xuất khẩu sang Nhật Bản là: chất lượng hàng hóa xuất khẩu đơi khi khơng đạt u cầu, doanh nghiệp Việt Nam thiếu hiểu biết về thị trường Nhật Bản và chưa nắm được phương thức kinh doanh tại thị trường. Do đó nội dung của hội thảo phải đảm bảo cung cấp đẩy đủ các thông tin cần thiết về thời hạn hiệu lực và tính pháp lý, các cam kết cắt giảm thuế quan, những văn bản pháp lý có liên quan tới lộ trình cắt giảm, chỉ ra nhưng cơ hội thâm nhập vào thị trường và tận dụng các ưu đãi đó đối với những mặt hàng chủ lực và hướng dẫn cách tiếp cận tương tự với các mặt hàng khác. Bên cạnh đó, hội thảo cũng cần có các bài tham luận về Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định do chính đại diện Vụ Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương trình bày để hướng dẫn các doanh nghiệp khai thác những ưu đãi của Hiệp định trong lĩnh vực thương mại hàng hóa, thơng qua việc tận dụng quy tắc xuất xứ để được hưởng ưu đãi thuế quan, giảm giá thành sản phẩm khi xuất khẩu hàng hóa sang Nhật Bản. Trong đó phải đề cập tới đến những vấn đề cụ thể mà doanh nghiệp thường gặp phải và cách thức xử lý trong một số khâu như thực hiện khai báo và xin cấp chứng nhận xuất xứ như: chứng từ cộng gộp, khai mã HS…Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp và ban tổ chức bày tỏ suy nghĩ và chia sẻ những kinh nghiệm khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Nhật Bản, nhận định được các nguy cơ tiềm tàng của thị trường này như nguy cơ đẩy giá lên cao khi xuất khẩu, sự phức tạp trong hệ thống phần phối hàng hóa và các yêu cầu khắt khe của thị trường này, sự cạnh tranh mạnh của các doanh nghiệp nước khác.

3.1.3.2. Thành lập trung tâm Xúc tiến thương mại và công nghiệp Việt Nam tại Nhật Bản

Hiện nay đã có nhiều nước đã thành lập những trung tâm như vậy tại Nhật Bản- một thương vụ thuộc Đại sứ quán và một văn phòng/trung tâm độc lập, chuyên làm công tác xúc tiến, hỗ trợ doanh nghiệp. Đây có thể là một tổ chức trực thuộc bộ Công Thương chuyên giải đáp thắc mắc và tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại đối với Nhật Bản - một kênh hữu ích cung cấp thông tin cho doanh nghiệp khi muốn xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản. Việc tham dự hội thảo có thể mang lại cho doanh nghiệp những hiểu biết toàn diện nhưng không phải lúc nào họ cũng có thể tham dự những buổi như thế, hơn nữa, vấn đề thường nảy sinh trong

quá trình triển khai. Những tở chức này cũng có thể hỗ trợ doanh nghiệp trong việc khai thác nhu cầu thị trường và đưa sản phẩm của Việt Nam tới tay người tiêu dùng Nhật Bản.

Bên cạnh đó, để đảm bảo u cầu cơng tác nhiệm vụ của Thương vụ tại Nhật Bản khá nặng nề do đó, ngồi sự nỗ lực của tập thể thương vụ, nhà nước rất cần có cơ chế làm việc và cơ chế tài chính phù hợp, hữu hiệu.

Một phần của tài liệu Hiệp định hợp tác kinh tế Việt Nam Nhật Bản: cơ hội và thách thức đối với mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản (Trang 62 - 64)