Tăng cường nâng cao chất lượng hàng nông sản xuất khẩu

Một phần của tài liệu Hiệp định hợp tác kinh tế Việt Nam Nhật Bản: cơ hội và thách thức đối với mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản (Trang 68 - 70)

W T: Việt Nam cần các giải pháp

3.2.3.Tăng cường nâng cao chất lượng hàng nông sản xuất khẩu

3.2.3.1. Nâng cao chất lượng hàng nông sản x́t khẩu

Như đã phân tích, Nhật Bản có một hệ thống các tiêu chuẩn chất lượng và rào cản kỹ thuật vơ cùng gắt gao. Để có thể xuất khẩu nơng sản sang thị trường này, các doanh nghiệp Việt Nam khơng có cách nào khác là phải xuất khẩu hàng hóa đảm bảo chất lượng phù hợp với yêu cầu của nhà nhập khẩu Nhật Bản. Đảm bảo chất lượng nhằm tạo lòng tin cho lãnh đạo và cho khách hàng, nếu nhu cầu người tiêu dùng không được phản ánh thơng qua những u cầu về chất lượng thì sản phẩm sẽ khơng được người tiêu dùng tin tưởng.

Nhà nước có vai trị tạo ra cơ chế chính sách phù hợp tuy nhiên việc nâng cao chất lượng nông sản nằm phần lớn ở ý thức của người dân và bản thân doanh nghiệp. Bởi vậy, việc đầu tiên mà các doanh nghiệp và người dân có thể làm là thực hiện nghiêm túc các quy định, cũng như chính sách của nhà nước trong vấn đề hỗ trợ nâng cao chất lượng nông sản. Tận dụng hợp lý nguồn đầu tư từ bên trên vào đúng việc, đúng mức. Không ngừng đầu tư cải thiện công nghệ sản xuất, đưa máy móc công nghệ vào trong sản xuất nông nghiệp, đào tạo đội ngũ lao động lành nghề, ý thức cao.

Từ năm 2000, chúng ta đã có tạp chí Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng là cơ quan báo chí hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của lãnh đạo Tổng cục Tiêu chuẩn- Đo lường - Chất lượng trong khuôn khổ luật pháp và báo chí của Nhà nước [35]. Nội dung của tạp chí rất phong phú, đa dạng, chuyển tải nhuững vấn đề thời sự nhất, cốt yếu nhất của hoạt động Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng trong định hướng đổi mới và hội nhập của nền kinh tế đất nước. Các doanh nghiệp nên dành nhiều thời gian để nghiên cứu các vấn đề như: thông tin - sự kiện, nghiên cứu - trao đổi, vấn đề - giải pháp và tham gia vào diễn đàn doanh nghiệp trên tạp chí. Thông qua đó, doanh nghiệp có thể nhanh chóng cập nhật các thông tin về tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng, theo dõi các công trình nghiên cứu khoa học - nghiệp vụ. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể trao đổi ý kiến trong công tác quản lý để nâng cao chất lượng, đẩy mạnh cạnh tranh và tìm kiếm giải pháp trên diễn đàn, học hỏi kinh nghiệm, bài học về sản xuất kinh doanh giỏi của tập thể, doanh nghiệp cá nhân giỏi

ở trong nước và nước ngoài, cũng như các vấn đề có liên quan đến việc hội nhập với khu vực và quốc tế.

3.2.3.2. Kiểm soát chất lượng hàng nông sản

Để kiểm soát chất lượng hàng nông sản trước hết là phải kiểm soát các cơ sở sản xuất được phép kinh doanh xuất khẩu nông sản. Đó phải là những doanh nghiệp đã thông qua sự kiểm tra, chứng nhận nhà nước về chất lượng, an toàn thực phẩm, theo quy định của Việt Nam và Nhật Bản. Đối với các lơ hàng xuất khẩu cũng có yêu cầu chứng nhận kiểm dịch theo quy định hiện hành, cơ quan kiểm tra sẽ thực hiện đồng thời việc kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm và kiểm dịch hoặc lấy mẫu để thẩm tra hiệu quả hoạt động tự kiểm soát về an tồn thực phẩm của cơ sở khi cần thiết.

Đới với mỗi lô hàng xuất khẩu, các công ty thương mại ngoài việc thực hiện đăng ký kiểm tra, chứng nhận chất lượng, an tồn thực phẩm nơng sản xuất khẩu theo quy định, còn phải cung cấp bổ sung hợp đồng mua bán lô hàng giữa chủ hàng và cơ sở sản xuất lơ hàng, trong đó thể hiện rõ trách nhiệm đối với việc thực hiện các biện pháp xử lý của cơ quan kiểm tra trong trường hợp lô hàng bị cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu cảnh báo hoặc cơ quan kiểm tra phát hiện vi phạm quy định về kiểm tra, chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm hoặc giấy tờ ủy quyền của chủ hàng. Như vậy doanh nghiệp bắt buộc phải làm tốt và chấp hành nghiêm túc ngay từ khâu đầu tiên cho đến bước cuối cùng. Tuy nhiên, để có thể triển khai một cách đồng bộ, quản lý doanh nghiệp phải nhanh chóng nâng cao nhận thức cho người dân và người lao động trong doanh nghiệp. Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo nội bộ doanh nghiệp, trình bày rõ thực trạng sản xuất, triển khai công việc hiện tại trong công ty như tình hình sử dụng hóa chất, ô nhiễm sinh thái, phân tích những cái lợi nhỏ bé trước mắt và mức độ thiệt hại nặng nề lâu dài của các hành động vi phạm, đề ra các biện pháp xử lý nghiêm ngặt răn đe, đồng thời cũng nên tranh thủ ý kiến của toàn công ty, đề xuất các giải giải pháp quản lý và kỹ thuật hạn chế ô nhiễm do sản xuất các mặt hàng nông sản xuất khẩu.

Ngoài ra, để hạn chế tình trạng đối tác Nhật Bản chưa có sự tin tưởng vào doanh nghiệp Việt Nam, các doanh nghiệp có thể phấn đấu tổ chức một quy trình hồn chỉnh kiểm định chất lượng hàng hóa ngay từ khâu ni trồng chế biến ra sản phẩm với sự giám sát của chính chuyên gia Nhật Bản hoặc từ một tổ chức thứ ba

hoặc chính là người kiểm tra của công ty nhập khẩu. Hiện nay đã có một số công ty làm như vậy và đạt được hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Hiệp định hợp tác kinh tế Việt Nam Nhật Bản: cơ hội và thách thức đối với mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản (Trang 68 - 70)