W T: Việt Nam cần các giải pháp
3.2.1. Nâng cao chất lượng hàng nông sản
Đây là một trong những vấn đề cốt lõi trong chiến lược xuất khẩu nơng sản của Việt Nam nói chung và đặc biệt là xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản. Đối với thị trường Nhật Bản, phương tức phát triển thị trường bằng giá rẻ, số lượng nhiều mà chất lượng không thực sự tốt chắc chắn sẽ thất bại.
Phát triển công nghệ chế biến, chuyển mục tiêu số lượng sang mục tiêu chất lượng, khai thác tài nguyên sang huy động chất xám là dấu hiệu cơ bản của một nền nông nghiệp được quản lý theo chuỗi giá trị sản xuất. Nền nông nghiệp như vậy không những tạo ra sản phẩm chất lượng cao nhờ vào sự gắn kết chặt chẽ các khâu từ sản xuất nguyên liệu, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm, mà còn dung hòa mối quan hệ giữa nhà nước - doanh nghiệp, nông dân - doanh nghiệp và nông dân - thị trường trong và ngoài nước. Để tiến hành phát triển công nghệ chế biến, nhà nước ta cần có kế hoạch quy hoạch xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung, quy mơ lớn, để từ đó tập trung đầu tư thâm canh và ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ mới đáp ứng các yêu cầu về chế biến nơng sản. Bên cạnh đó, nhà nước cũng cần tăng cường đầu tư phát triển công nghiệp chế biến nông sản gắn với vùng ngun liệu, có những chính sách ưu đãi kích thích sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế đầu tư phát triển công nghiệp chế biến nông sản.Với nguồn cung cấp nguyên liệu dồi dào, chất lượng cao, giá trị nơng sản xuất khẩu sẽ có thể được cải thiện và nâng cao. Một trong những biện pháp để thực hiện việc này đó là tăng cường sự hỗ trợ từ các trung tâm khuyến nông đối với nông dân trong việc xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng về kỹ thuật, áp dụng các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc đối với nguyên liệu nông sản, xúc tiến thị trường và xây dựng thương hiệu. Bên cạnh đó, nhà nước cũng cần có sự hỗ trợ trong khâu đẩy mạnh liên kết giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước với mục tiêu gắn hàng nông sản Việt Nam với chuỗi giá trị toàn cầu, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng tính cạnh tranh.
3.2.1.2. Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, các phòng kiểm nghiệm đánh giá chất lượng sản phẩm nông sản.
Đánh giá chất lượng của bất kỳ sản phẩm nào đều căn cứ trên mức độ đạt tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm đó. Để có thể thâm nhập được vào thị trường Nhật Bản thì hàng nơng sản Việt Nam cần phải vượt qua tất cả những rào cản về tiêu chuẩn chất lượng của Nhật Bản. Điều này đòi hỏi từ phía nhà nước cần sớm hồn chỉnh hệ thống chính sách quản lý chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế để các doanh nghiệp cũng như người sản xuất lấy đó làm mục tiêu phấn đấu trong q trình sản xuất kinh doanh, điều đó bao gồm việc xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn chất lượng chặt chẽ kèm theo các phòng kiểm nghiệm hiện đại để có thể đánh giá chất lượng một cách chính xác. Hiện nay, WTO đã có bộ tiêu chuẩn GAP (bộ
tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp tốt) và rất nhiều quốc gia đã chủ động đề ra bộ tiêu chuẩn GAP của mình như Hoa kỳ có USGAP, Nhật Bản có JGAP… Trong thời gian tới Việt Nam cũng cần nhanh chóng xây dựng bộ VIETGAP hồn chỉnh để nâng cao chât lượng và thị trường hàng nông sản.
Nhà nước xây dựng các tiêu chuẩn trên, tuy nhiên đó chỉ là điều kiện cần, điều kiện đủ để có thể thực hiện mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp sạch vẫn nằm ở khâu sản xuất và bản thân sản phẩm. Một nền nông nghiệp sạch không chỉ dừng lại ở việc sản xuất sản phẩm sạch, đảm bảo dinh dưỡng, không gây tác hại cho người sử dụng, mà cịn phải an tồn với nhà sản xuất, khơng làm suy thối, ơ nhiễm môi trường sinh thái. Muốn vậy các cơ quan chức năng cần tăng cường năng lực kiểm tra, giám sát xuyên suốt q trình sản xuất nơng sản: từ việc thu mua nguyên liêu đến khẩu đóng gói, xuất khẩu, đặc biệt lưu ý thắt chặt kiểm soát đối với các vùng sản xuất mắc phải dịch bệnh. Kèm theo đó là thắt chặt thể chế, thiết lập hệ thống các biện pháp xử lý nghiêm ngặt đối với các trường hợp cố tình vi phạm, áp dụng kỹ thuật ni trồng có hại, sử dụng các sản phẩm có thành phầm bị cấm.
3.2.1.3. Xây dựng thương hiệu cho hàng nông sản Việt Nam
Đây là một trong những căn cứ giúp đảm bảo uy tín và danh tiếng của sản phẩm, nâng cao giá trị và gia tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa nơng sản, đặc biệt là các đặc sản như cà phê Bn Ma Thuột, thanh long Bình Thuận, xồi cát Hồ Lộc, bưởi Năm Roi, hồ tiêu Chư Sê. Thời gian qua, nhà nước đã có nhiều chương trình hành động thiết thực để hỗ trợ xây dựng thương hiệu như hình thành các chợ đầu mối nông sản, tổ chức hội chợ trái cây, xúc tiến tìm kiếm thị trường, xây dựng sàn giao dịch nông sản… tuy nhiên hiệu quả đạt được chưa cao. Muốn xuất khẩu nông sản hiệu quả và bền vững thì những giải pháp này là rất cần nhưng chưa đủ. Nhà nước cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa các chương trình xây dựng thương hiệu cho các loại hàng hố nơng sản, bằng cách điều chỉnh các chương trình xúc tiến thương mại theo hướng tăng cường sự tham gia của các hiệp hội và doanh nghiệp và đưa thương hiệu trở thành một trong những điều kiện bắt buộc đối với sản xuất kinh doanh xuất khẩu.
Bên cạnh đó, nhà nước cũng có thể hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu cho hàng nông sản Việt Nam thơng qua sở hữu trí tuệ. Người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao hơn nhiều lần cho sản phẩm của các doanh nghiệp đã được trao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ. Bởi để được trao quyền sử dụng các đối
tượng sở hữu trí tuệ như vậy, doanh nghiệp cần phải đáp ứng hàng loạt các điều kiện về sản phẩm và lưu thông trên thị trường. Điều kiện về sản phẩm như: phải đảm bảo đáp ứng tiêu chí chất lượng cụ thể, phải tuân theo hệ thống kiểm soát chặt chẽ; về việc lưu thông trên thị trường như: phải đạt tiêu chuẩn chất lượng và đúng nguồn gốc xuất xứ... Ở Việt Nam việc sử dụng sở hữu trí tuệ như một cơng cụ nhằm nâng cao uy tín sản phẩm hiện nay chưa thực sự được chú trọng bởi việc này khơng cho kết quả ngay, mà địi hỏi phải kiên trì cả một q trình mới thành cơng.