Định hướng 4: Khắc phục triệt để các điểm yếu nhằm vượt qua các thách thức:

Một phần của tài liệu Hiệp định hợp tác kinh tế Việt Nam Nhật Bản: cơ hội và thách thức đối với mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản (Trang 57 - 62)

W T: Việt Nam cần các giải pháp

3.1.4. Định hướng 4: Khắc phục triệt để các điểm yếu nhằm vượt qua các thách thức:

Trước thực tế giá trị cũng như chất lượng sản phẩm nơng sản của Việt Nam cịn chưa cao như hiện nay thì các giải pháp nâng cao chất lượng hàng nơng sản đê có thể đáp ứng các tiêu chuẩn ngành và rào cản về kỹ thuật đối với hàng nông sản của Nhật Bản không thể chỉ dựa vào sự hỗ trợ của Nhật Bản đã nói tới trong nhóm định hướng 2 mà cịn phải dựa vào nỗ lực của bản thân chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam. Chính phủ phải thiết lập hệ thống pháp luật chặt chẽ với các điều kiện tiêu chuẩn về tồn bộ quy trình từ trồng trọt, thu hoạch, sản xuất, chế biến đên đóng gói hàng nơng sản xuất khẩu phù hợp với tiêu chuẩn của Nhật Bản; đưa ra những biện pháp cưỡng chế và xử phạt nghiêm túc dành cho các đối tượng ngoan cố không chấp hành đúng quy định; tăng cường hoạt động phổ biến hiểu biết về luật cho cộng đồng doanh nghiệp và người dân. Bản thân doanh nghiệp và người dân cũng cần tự giác tìm hiểu, nâng cao ý thức nghề nghiệp và đạo đức kinh doanh của mình. Tương tự như vậy để khắc phục điểm yếu về sự thiếu am hiểu thị trường Nhật Bản và tính cộng đồng yếu của các doanh nghiệp xuất khẩu nhằm vượt qua thách thức trong khâu thâm nhập thị trường, Việt Nam cần phải tăng cường học hỏi kinh nghiệm thành công từ các nước đối thủ cạnh tranh khác, khơng ngừng kiểm điểm thiếu xót trong từng doanh nghiệp, triệt tiêu những tư tưởng thương mại hóa và cá nhân ảnh hưởng lợi ích chung. Bên cạnh đó Việt Nam cũng nên thành lập nhiều trụ sở Thương vụ tại Nhật Bản và ngược lại để làm cầu nối cũng cấp thông tin về nhu cầu,

thị hiếu người tiêu dùng, đặc điểm phân phối hàng hóa và cập nhật chính sách đối với hàng nơng sản của chính phủ Nhật Bản. Đối mặt với thách thức trong vấn đề lộ trình cắt giảm thuế cũng như chính sách bảo hộ hàng hóa nơng sản của Nhật Bản, Việt Nam cần các biện pháp nâng cao hiểu biết của cộng đồng doanh nghiệp về chính sách cũng như về nội dung Hiệp định VJEPA thông qua tổ chúc các hội thảo phổ biến Hiệp định, tuyên truyền qua các phương tiện truyền thông đại chúng và thành lậpcác cơ quan hỏi đáp chun mơn ở nhiều nơi. Có được sự am hiểu và nhận thức đầy đủ như vậy, doanh nghiệp mới có thể tiến hành vạch kế hoạch kinh doanh phù hợp và đạt hiệu quả cao.

Xét trên góc độ vi mơ và vĩ mơ, những nhóm định hướng trên có thể được cụ thể thành các giải pháp như sau:

3.1. Giải pháp vĩ mô

3.1.1. Giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững

Trong những năm gần đây, đặc biệt là từ sau khi gia nhập WTO tình hình sản xuất nơng sản của Việt Nam trở nên bất ổn. Không những giá nông sản lên xuống thất thường mà bản thân hiệu quả sản xuất cũng kém. Thời kỳ tăng trưởng xuất khẩu dựa vào chiều rộng đã khơng cịn phù hợpvới xu thế bảo hộ hàng hoá trong nước với những rào cản kỹ thuật ngày càng tăng như hiện nay, vì vây các ngành chức năng và doanh nghiệp cần định vị chiến lược cạnh tranh, phát triển nông sản đi vào chiều sâu, theo hướng bền vững.

3.1.1.1. Quy hoạch sản xuất tổng thể trên toàn quốc và cung cấp đầy đủ thông tin cho nông dân.

Đây là biện pháp nhằm hạn chế tình trạng tự phát thường xảy ra trong nông nghiệp. Marketing hiện đại đã chỉ ra rằng doanh nghiệp phải sản xuất thứ mà thị trường cần, chứ khơng phải bán thứ mình có, điều đó cũng có nghĩa người sản xuất cần đi từ nhu cầu thị trường, xác định rõ các yếu tố như sản xuất cho ai, bao nhiêu để lập kế hoạch sản xuất và lưu thơng hàng hóa. Muốn vậy, một mặt nhà nước phải có biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp làm tốt ở khâu tổ chức thị trường và các kênh phân phối nông sản nhằm tạo ra những tiền đề bên trong cho sản xuất và phân công lao động, đồng thời tạo ra các tiền đề bên ngồi để đưa sản xuất hàng hố ở nơng thơn lên quy mô lớn, tiếp cận với thị trường thế giới. Chúng ta có thể tiến hành thơng qua một số biện pháp cụ thể như sau:

- Thành lập các cơ quan chuyên nghiên cứu thị trường (bao gồm cả thị trường trong và ngoài nước), giá thành sản phẩm, nguyên vật liệu, thơng tin chi phí sản xuất, chi phí chế biến nơng sản, xu hướng tiêu dùng. Sau đó cơ quan này có trách nhiệm tổng hợp số liệu và đưa ra dự báo về nhu cầu, giá cả vào từng thời điểm cụ thể. Các thông tin đều phải đảm bảo được cập nhật thường xuyên, công bố một cách công khai, dễ tiếp cận.

- Cần phải có quy hoạch tổng thể mang tầm quốc gia đối với mỗi mặt hàng nông sản cụ thể sao cho phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu...từng vùng, miền. Quy hoạch ở mức độ chi tiết, cụ thể chỉ rõ ra loại cây trồng nào sẽ được sản xuất ở đâu với số lượng bao nhiêu, quy mơ và diện tích ra sao, nhất là với những loại cây trồng chủ lực như: gạo, cà phê, cao su.... Bên cạnh đó các cơ quan chức năng cũng cần tiến hành rà soát lại tất cả diện tích trồng các loại cây hiện có, những diện tích đem lại năng suất cao, chất lượng tốt sẽ giữ lại và phát triển lâu dài, ngược lại thì phải bỏ đi hoặc tìm cách cải tiến. Đồng thời cơ quan này cũng phải đưa ra quy định bắt buộc cho người nuôi trồng việc áp dụng các phương thức sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tuyệt đối khơng sử dụng phân bón vơ cơ, thuốc trừ sâu và kháng sinh, đảm bảo an toàn chất lượng. Tất cả các thông tin này đều phải công khai và được cung cấp đầy đủ cho cơ quan chức năng từng địa phương. Các cơ quan này theo đó cũng phải chủ động có trách nhiệm trong việc cập nhật, tổng hợp số liệu, nắm bắt rõ ràng tình hình và quy mơ sản xuất hiện tại để có thể thơng báo đến bà con nông dân. Nông dân trên cơ sở thơng tin được cung cấp đó sẽ tự xem xét nhu cầu thị trường và năng lực sản xuất của mình để ra quyết định cụ thể việc sản xuất, hạn chế tình trạng sản xuất dư thừa, theo phong trào. Việc quy hoạch có thể được thực hiện trên phạm vi từng tỉnh theo mục tiêu phát triển của riêng từng tỉnh, cũng có thể tiến hành quy hoạch theo từng vùng.

- Giao cho Bộ Nông nghiệp và phát triển nơng thơn quản lý diện tích đã được quy hoạch để canh tác các loại cây trồng nông nghiệp quan trọng phục vụ an ninh lương thực đồng thời chịu trách nhiệm đề xuất chiến lược để tránh tình trạng chuyển đổi diện tích nơng nghiệp một cách tùy tiện.

Đây là điều kiện cần thiết để tiến tới cấu trúc lại nền sản xuất nông nghiệp theo hướng gắn chặt sản xuất với thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm cho phù

hợp với yêu cầu của thị trường, trên cơ sở phát huy tối đa các lợi thế so sánh vùng, địa phương.

3.1.1.2. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao, giá trị cao.

Trong một thời gian dài nền nông nghiệp nước ta chủ yếu phát triển trên nền tảng nông nghiệp truyền thống, chưa chú trọng áp dụng khoa học công nghệ như một yếu tố thúc đẩy tăng trưởng. Đây là một cản trở rất lớn đối với sự phát triển chung của toàn ngành so với các nước khác trên thế giới như Đài Loan, Israen, Đức, Nhật Bản. Thực tế này địi hỏi chúng ta phải nhanh chóng bắt tay vào cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nền nơng nghiệp để tránh tính trạng lạc hậu, lãng phí nhân lực và khả năng bị triệt tiêu phát triển trong tương lai. Để tiến hành cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nền nơng nghiệp, một mặt chúng ta phải học cách áp dụng công nghệ thơng tin, tự động hóa vào trong sản xuất nơng nghiệp, mặt khác cũng cần phải chú trọng đầu tư thay đổi bên trong quy trình tức là phải biết áp dụng và chuyển giao các kết quả khoa học công nghệ trong nông nghiệp như công nghệ cao và công nghệ sinh học, tạo ra các giống cây con ngắn ngày, cho năng suất, chất lượng cao và khả năng chống chịu tốt. Một trong những chiến lược phát triển rất nên tiệp cận hiện nay đó là kỹ thuật biến đổi gene, nhằm tạo ra những sản phẩm mới lạ, nâng cao những phẩm chất ưu việt với những nét độc đáo thu hút thị hiếu người tiêu dùng nước ngồi. Có như vậy mới có thể đảm bảo đảm sức cạnh tranh của nền nông nghiệp với giá trị cao, thân thiện với môi trường và phát triển bền vững.

3.1.1.3. Tăng cường hỗ trợ cho nông dân.

Trước hết là hỗ trợ về cơ sở vật chất để thúc đẩy sản xuất các mặt hàng chiến lược. Theo cam kết giảm thuế nhập khẩu hàng cơng nghiệp Nhật Bản trong VJEPA chúng ta có thể nhập khẩu nhiều máy móc, trang thiết bị hiện đại của Nhật Bản phục vụ sản xuất nông nghiệp với giá cả cạnh tranh hơn. Đồng thời, người dân cũng phải được hỗ trợ phổ biến cách thức sử dụng, quy trình kỹ thuật, sản xuất đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm và bảo vệ mơi trường. Trong đó quan trọng nhất là đẩy nhanh chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cũng như công nghệ sơ chế ban đầu cho nông dân để họ thực sự là những cơng nhân nơng nghiệp.

Ngồi ra, nhà nước cũng có thể hỗ trợ nơng dân thơng qua các chương trình khuyến nơng thông qua việc tập huấn, tuyên truyền phổ biến ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng các mơ hình trình diễn cho nơng dân học tập. Để đạt được

hiệu quả cao, các chương trình khuyến nơng phải được xây dựng theo một danh mục chương trình phù hợp với định hướng và quy hoạch phát triển nơng nghiệp, phù hợp nguồn kinh phí khuyến nông, điều kiện kinh tế xã hội, điều kiện địa lý và phù hợp khả năng tiếp nhận khoa học và công nghệ của của từng địa phương. Mặt khác, để nâng cao hiệu quả các chương trình cần có mạng lưới cán bộ khuyến nơng từ Trung ương đến tận thôn bản tuyên truyền, phổ biến cơ chế, chính sách, quy định của Nhà nước, quy hoạch, định hướng về sản xuất nông nghiệp, thông tin khoa học kỹ thuật, thị trường, giá cả nông lâm thuỷ sản cho nông dân. Đồng thời cán bộ cũng phải cập nhật thông tin theo chiều ngược lại từ các thôn bản, các địa phương để giúp các nhà tư vấn hoạch định chính sách cho sản xuất nơng nghiệp một cách chính xác và kịp thời.

Nhà nước cần có cơ chế vay ưu đãi cho sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu, đặc biệt đối với những mặt hàng chủ lực và những mặt hàng có tiềm năng lớn.Triển khai sớm và đưa vào hoạt động có hiệu quả quỹ và cơ quan bảo hiểm xuất khẩu.

Cũng nhằm mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững, không chỉ nhà nước mà bản thân các doanh nghiệp và người nông dân cũng cần phải nỗ lực trong công tác này. Những năm gần đây giữa doanh nghiệp và nơng dân thường có hiện tượng phá vỡ hợp đồng do khi giá cả thịtrường xuống thì doanh nghiệp khơng muốn mua hàng, ngược lại khi giá cả thị trường lên thì nơng dân lại giữa hàng khơng bán. Tầm nhìn hạn chế như vậy khơng những ảnh hưởng tới q trình sản xuất của người dân mà cịn cản trở tới hoạt động của các doanh nghiệp, do đó cần phải có những biện pháp để tăng cường, thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ giữ hai bên. Các hộ nông dân sản xuất trong khu vực phải thay đổi phương thức sản xuất theo hướng hợp tác tự nguyện thông qua các câu lạc bộ, tổ hợp tác, hợp tác xã, cử ra ban đại diện để làm việc với doanh để nâng cao tính cạnh tranh, sản xuất nơng nghiệp hiệu quả và giảm thiểu rủi ro. Ban quản lý và người dân phải tính tốn chi phí và xác định giá thành sản xuất trước mỗi vụ thu hoạch. Bản thân doanh nghiệp cũng phải tính tốn chi phí, giá thành, trên cơ sở đó thống nhất với nông dân trong việc phân chia lợi nhuận. Ngoài ra, các cơ quan chức năng cũng cần tiến hành nghiên cứu, xây dựng cơ chế, văn bản pháp quy, công khai thông tin nhằm hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp

có cơ sở pháp lý tự nguyện hợp tác với nhau, đổi mới phương thức sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

Phương thức sản xuất nhỏ lẻ, manh mún của các doanh nghiệp Việt Nam như hiện nay đi ngược lại mục tiêu phát triển sản xuất nơng nghiệp theo hướng hàng hóa, do đó các doanh nghiệp cũng phải tăng cường củng cố mối quan hệ, tạo sự hợp tác, phát triển vững chắc. Cơ quan quản lý nhà nước cũng có thể đưa ra các biện pháp và chính sách phù hợp tạo thuận lợi và hỗ trợ doanh nghiệp để giải quyết vấn đề này.

Một phần của tài liệu Hiệp định hợp tác kinh tế Việt Nam Nhật Bản: cơ hội và thách thức đối với mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w