Duyên lão tử: Là già và chết vì có sự sinh thành.

Một phần của tài liệu Chương 2-Lịch sư triết học ấn độ cổ trung đại ppt (Trang 46 - 52)

Ba là diệt đế: Phật giáo cho rằng mọi nỗi khổ đều có thể tiêu diệt được để đạt tới trạng thái niết bàn. được để đạt tới trạng thái niết bàn.

Bốn là đạo đế: Là con đường tu đạo để hoàn thiện đạo đức cá nhân, đó cũng là con đường giải thoát khỏi nỗi khổ để đạt tới hạnh nhân, đó cũng là con đường giải thoát khỏi nỗi khổ để đạt tới hạnh phúc.

Phật giáo đưa ra ra tám con đường chân chính gọi là (bát chính đạo).

• 1) Chính kiến: Là hiểu biết đúng đắn tứ diệu đế.

• 2) Chính tư duy: Là suy nghĩ đúng đắn.

• 3) Chính ngữ: Nói năng phải đúng đắn.

• 4) Chính nghiệp: Giữ nghiệp một cách đúng đắn, không làm việc xấu, nên làm việc thiện.

• 5) Chính mệnh: Giữ ngăn dục vọng đúng đắn.

• 6) Chính tinh tiến: Cố gắng nỗ lực đúng hướng, không biết mệt mỏi.

• 7) Chính niệm: Là tâm niệm tin tưởng vững chắc vào sự giải thoát.

• 8) Chính định: Là kiên định, tập trung tư tưởng cao độ mà suy nghĩ về tứ diệu đế, về vô ngã, vô thường.

* Ngoài tám con đường chân chính để diệt khổ, phật giáo còn đưa ra năm điều răn ( ngũ giới ) để mỗi người chủ động thực hiện nhằm đem lại lợi ích cho mình và cho mọi người.

Đó là: bất sát (không được sát sinh); bất dâm (không được dâm dục); bất vọng ngữ (không được nói năng gian dối, bậy bạ); bất ẩm tửu (không được uống rượu);

Liên hệ vai trò Phật giáo ở nước ta.

Phật giáo truyền vào nước ta từ những năm đầu công nguyên, với bản chất từ bi, bác ái, phật giáo nhanh chóng tìm được chỗ đứng và dần dần bám rễ vững chắc trên mảnh đất này.

Từ khi vào Việt Nam đến nay phật giáo tồn tại và phát triển phù hợp với truyền thống Việt Nam. Phật giáo trở thành quốc giáo ở các triều đại Đinh, Lý, Lê, Trần, góp phần bảo vệ chế độ phong kiến Việt Nam giữ vững nền độc lập dân tộc.

Phật giáo có công đào tạo tầng lớp trí thức cho dân tộc trong đó có nhiều vị thiền sư, quốc sư đức độ tài cao giúp nước an dân như: Ngô Chân Lưu, Vạn Hạnh, Pháp Nhuận…

Vào các thời kì hưng thịnh, phật giáo là nền tảng tư tưởng trong nhiều lĩnh vực như kinh tế ,chính trị ,văn hóa ,giáo dục, kiến trúc,hội họa…Và đã để lại những giá trị mang đậm đà bản sắc dân tộc.Từ cuối thế kỉ XIII đến nay phật giáo không phải là quốc giáo nữa. Nhưng tư tưởng tích cực của nó vẫn là nhu cầu, là sức mạnh tinh thần của nhân dân ta.

Một phần của tài liệu Chương 2-Lịch sư triết học ấn độ cổ trung đại ppt (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(52 trang)