3. Ba trường phái triết học không chính thống.
3.3. Trường phái phật giáo.
*Thân thế, sự nghiệp của Phật Thích Ca.
Phật giáo là trào lưu tôn giáo triết học xuất hiện vào khoảng thế kỉ thứ VI tr.CN .Ngừoi sáng lập ra Phật giáo là Tất Đạt Đa (Siddharta), họ là Gôtama, dòng họ này thuộc bộ tộc Sakya. Ông là thái tử của vua Tịnh Phạn, vua một nước nhỏ ở Bắc Ấn Độ lúc đó (nay thuộc đất Nêpan) sáng lập.
Về năm sinh của Phật hiện nay có nhiều tài liệu khác nhau nhưng nhìn chung nhiều ý kiến cho rằng Phật sinh ngày 8/4 năm 563 tr.CN nhìn chung nhiều ý kiến cho rằng Phật sinh ngày 8/4 năm 563 tr.CN nhưng theo truyền thống phật lịch thì tính là ngày 15/4 ( rằm tháng tư )gọi là ngày phật đản
Mặc dù sinh ra trong gia đình qúy tộc dòng dõi Đế Vương, nhưng trước bối cảnh xã hội phân chia đẳng cấp khắc nghiệt,với sự bất lực của con người trước những khó khăn của cuộc đời và xã hội đã khiến ông sớm có ý định từ bỏ cuộc đời giàu sang phú quý để đi tìm đạo lí cứu đời.
Vì vậy năm 29 tuỏi người đã rời bỏ hoàng cung xuất gia tu đạo ,đến năm 35 tuổi người đã đắc đạo tìm ra chân lí. Ông trở thành người sáng lập ra tôn giáo mới, gọi là Phật giáo.
Từ đó người đi khắp nơi để truyền bá đạo lí của mình, sau này ông được suy tôn với nhiều danh hiệu khác nhau: đức phật (Buddha), Người giác ngộ hay Thích Ca - mâu ni (sakya muni),Thánh thích ca (vị thánh dòng họ thích ca )
Xét về mặt triết học, phật giáo được coi là triết lí thâm trầm sâu sắc về vũ trụ và con người.
Với mục đích nhằm giải phóng con người khỏi mọi khổ đau bằng chính cuộc sống đức độ của con người,phật giáo nhanh chóng chiếm được tình cảm và niềm tin của đông đảo quần chúng lao động.nó đã trở thành biểu tượng của lòng từ bi bác ái trong đạo đức truyền thống của cácdân tộc Châu Á.
• Kinh điển của phật giáo rất đồ sộ gồm ba bộ phận gọi là Tam tạng kinh, bao gồm: Tạng kinh,
Tạng luật, Tạng luận.