0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Đặc điểm lâm sàng: (xem mục 3 2 3.3).

Một phần của tài liệu BỆNH SỐT RÉT ( MALARIA ) DOCX (Trang 29 -31 )

• Cơn sốt có 3 giai đoạn, có chu kỳ

• Hồng cầu giảm, bạch cầu bình thường hoặc giảm

• Gan lách: sưng

- KSTSR thể vô tính trong máu: dương tính.

6.2. Chẩn đoán phân biệt:

6.2.1. Chẩn đoán SR sơ nhiễm với:- Thương hàn: SR sơ nhiễm và thương hàn đều có sốt liên miên, li bì, gan lách sưng, bạch cầu không cao v.v..; Thương đều có sốt liên miên, li bì, gan lách sưng, bạch cầu không cao v.v..; Thương

hàn khác ở đặc điểm: lưỡi quay, bụng đầy chướng, hố chậu phải óc ách, gõ

đục, thường có phân lỏng - khắm - mầu mận chín từ tuần thứ 2-3, thiếu máu không tăng rõ như SR, bạch cầu ái toan thường âm tính, cấy máu và Widal (+).

- Sốt do ấu trùng mò (sốt mò): sốt mò cũng có sốt cao liên tục, xuất hiện vào

mùa mưa, bạch cầu bình thường như SR sơ nhiễm. Sốt mò khác ở chỗ, có nốt loét đặc hiệu vẩy nâu đen không đau không ngứa, hạch sưng to ở khu vực nốt

loét, hồng cầu không giảm rõ, phản ứng kết hợp bổ thể và miễn dịch huỳnh

quang gián tiếp với kháng nguyên đặc hiệu (+) (Weil felix OXK (OX

Kingsbury) có giá trị tương đối).

- Dengue xuất huyết độ I: Dengue xuất huyết độ I dễ nhầm với SR sơ nhiễm

vì sốt giao động, bạch cầu cũng giảm. Dengue xuất huyết độ I khác ở chỗ: thường chỉ sốt 3-7 ngày rồi tự về bình thường, da và niêm mạc xung huyết rõ, véo da hoặc dây thắt dương tính, có máu lâu đông tại mũi kim tiêm chích, thời gian chảy máu thường dài, tiểu cầu thường giảm, hồng cầu không giảm mà có xu hướng tăng do cô máu, hematocrit tăng, phản ứng NNKHC (HI) dương tính.

- Nhiễm virut đường hô hấp (virut cúm, Adeno): da niêm mạc xung huyết rõ,

thường ho, kèm theo viêm mũi họng và đường hô hấp trên, không thiếu máu, đợt sốt trung bình chỉ 3-5 ngày.

6.2.2. Phân biệt SR tái phát với: một số bệnh nhiễm khuẩn cũng có sốt thành

cơn hàng ngày, thậm chí có thể rét run, vã mồ hôi.• Nhiễm khuẩn huyết

• Viêm đường dẫn mật

• áp xe gan, lao phổi v.v..

6.3. Chẩn đoán sinh học đặc hiệu:

6.3.1. Phát hiện KSTSR trong máu ngoại vi (kỹ thuật thường quy).- Lấy máu đầu ngón tay và nhuộm: dàn trên lam kính 1 giọt dày tròn 1cm2 và 1 giọt đầu ngón tay và nhuộm: dàn trên lam kính 1 giọt dày tròn 1cm2 và 1 giọt

mỏng (250-450 mm2), để khô, cố định giọt mỏng và phá huỷ hồng cầu ở giọt

dày, nhuộm May Grunwalld Giemsa, chú ý dùng Giemsa mới - không cặn, và

dùng nước pH trung tính.

- Soi giọt dày để phát hiện nhanh và đếm số lượng; soi giọt mỏng để định loại

KST.

- Trung bình phải xem mỗi lam 20 phút (theo TCYTTG). Chỉ được kết luận

âm tính khi đã soi tới 100 đến 200 vi trường trên giọt dày (hoặc ít nhất >

50.000 hồng cầu trên giọt mỏng). Chỉ được kết luận dương tính khi thấy thể

vô tính trong hồng cầu.

Một phần của tài liệu BỆNH SỐT RÉT ( MALARIA ) DOCX (Trang 29 -31 )

×