Với công cuộc phòng chống sốt rét: Hạn chế lan truyền bệnh và KST sốt rét

Một phần của tài liệu BỆNH SỐT RÉT ( MALARIA ) docx (Trang 36 - 39)

kháng thuốc.

1.3.1. Điều trị cắt cơn và điều trị tiệt căn chống tái phát:Với P. vivax, dùng thuốc diệt thể vô tính trong hồng cầu chỉ là điều trị cắt cơn, cần dùng thêm thuốc diệt thể vô tính trong hồng cầu chỉ là điều trị cắt cơn, cần dùng thêm thuốc diệt thể ngủ trong gan (hypnozoite) mới đủ điều trị tiệt căn chống tái

phát.

Với P. falciparum, dùng thuốc diệt thể vô tính trong hồng cầu đủ đảm bảo điều trị cắt cơn và tiệt căn, vì P. falciparum không có thể ngủ trong gan.

1.3.2. Điều trị cắt đường lan truyền qua muỗi:Ngoài thuốc diệt thể vô tính

trong hồng cầu, phải dùng thêm thuốc diệt giao bào trong máu (thể hữu tính).

Biện pháp này là chỉ định bắt buộc khi: gặp một ca bệnh tại vùng không có sốt rét lưu hành, nhưng có loại muỗi truyền bệnh sốt rét; ở nơi và tập thể đang có dịch sốt rét.

1.3.3. Điều trị dự phòng cá nhân:Định kỳ uống thuốc sốt rét (hàng ngày, hàng tuần) để có một lượng thuốc thường trực trong máu sẵn sàng diệt những KST tuần) để có một lượng thuốc thường trực trong máu sẵn sàng diệt những KST

sốt rét đột nhập. Biện pháp này không áp dụng cho mọi người ở vùng sốt rét,

chỉ thực hiện cho những đối tượng chưa có miễn dịch sốt rét và mới vào vùng sốt rét trong 6 tháng đầu. Trong bộ đội cũng cần thực hiện điều trị dự phòng

cho những phân đội và cá nhân rời căn cứ, chuyển quân, hành quân, diễn tập

Với đối tượng đã mắc bệnh sốt rét đi từ vùng sốt rét ra vùng lành: cũng cần

uống một đợt điều trị dự phòng cộng với điều trị giao bào nếu vùng này có muỗi sốt rét.

1.3.4. Điều trị hàng loạt (mass treatment):Trước đây, biện pháp này thường

chỉ định ở vùng sốt rét nặng và trong vụ dịch, cho mọi cá nhân có KST hoặc

không với ý nghĩa điều trị dự phòng. Ngày nay biện pháp này cần hạn chế để

giảm nguy cơ kháng thuốc, nguy cơ suy giảm miễn dịch quần thể va chi phí

không hợp lý. Do vậy, chỉ thực hiện trong một số vụ dịch lớn (tỷ lệ KST cao

30-40%, tỷ lệ chuyển vào ác tính cao 3-5%, tử vong cao), nhưng chỉ áp dụng

trong thời gian nhất định cho những vùng và tập thể cỡ vừa và nhỏ, sống tập

trung, mật độ muỗi cao, khó khăn trong điều tra phát hiện ca bệnh và phòng

chống muỗi.

1.3.5. Điều trị phỏng đoán sốt rét (presumptive treatment):Trước đây tại vùng sốt rét, có chủ trương điều trị sốt rét cho mọi trường hợp có sốt, với mục đích sốt rét, có chủ trương điều trị sốt rét cho mọi trường hợp có sốt, với mục đích điều trị bao vây để hạn chế sốt rét ác tính và tử vong. Ngày nay biện pháp này

không còn thích hợp vì : Mạng lưới cơ sở y tế kiện toàn hơn, điểm kính hiển

vi phủ rộng hơn, đã có định nghĩa "ca bệnh sốt rét" để xác định đối tượng

điều trị, hơn nữa cũng cần giảm nguy cơ kháng thuốc và phát triển KST sốt

1.3.6. Điều trị chủ động và thụ động; điều trị do cán bộ y tế và tự điều trị:Trong

tình hình hiện nay, tại cơ sở cần chủ động phát hiện nguồn bệnh (kiện toàn y

tế cơ sở, chiến sĩ chữ thập đỏ, người tình nguyện, rải rộng mạng lưới điểm

kính, các tổ chức lưu động...) để điều trị sớm và chủ động, không nên chỉ thụ

động tiếp nhận bệnh nhân ở các phòng khám bệnh và các trạm xá, bệnh viện.

Khu vực điều trị do cán bộ y tế nhà nước cần được bổ sung bởi khu vực y tế

tư nhân có quản lý đảm bảo chất lượng, và việc "bệnh nhân tự điều trị" đòi hỏi được bồi dưỡng những kiến thức về sốt rét.

1.3.7. Điều trị chống kháng:- Hiện nay P. falciparum ở Việt Nam đã kháng mạnh với Chloroquin, tuy không đều khắp, và có hiện tượng đa kháng với mạnh với Chloroquin, tuy không đều khắp, và có hiện tượng đa kháng với

nhiều thuốc khác. Chủ trương và biện pháp điều trị chống kháng bao gồm:

không dùng thuốc lan tràn, bừa bãi; điều trị đúng phác đồ hướng dẫn đảm

bảo triệt căn; chú ý cắt đường lan truyền (để hạn chế KST kháng thuốc lan

rộng); định kỳ điều tra KST kháng thuốc ở địa phương để đưa ra phác đồ

thích hợp; quản lý ca bệnh tốt và quản lý các phòng khám bệnh và bán thuốc

tư nhân...

2. NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ SỐT RÉT:2.1. Bệnh nhân sốt rét cần được phát

hiện và điều trị thật sớm:

Một phần của tài liệu BỆNH SỐT RÉT ( MALARIA ) docx (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)