Chiến lược của VPBank được Hội đồng quản trị đưa ra là“Phấn đấu đến năm 2010 trở thành ngân hàng đứng đầu khu vực phía Bắc,được đứng trong top5 cả nước, một ngân hàng có tầm cỡ trong khu
Trang 1MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU………6
CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VẤN ĐỀ HIỆU QUẢ CHO VAY CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 9
1.1. DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ……… 9
1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ……… 9
1.1.2. Đặc điểm doanh nghiệp vừa và nhỏ……… 12
1.1.3. Vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế….21 1.2. CHO VAY CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NHTM 25
1.2.1Đặc điểm cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ……… 25
1.2.2Các hình thức cho vay của NHTM đối với các DNVVN…….26
1.3 HIỆU QUẢ CHO VAY CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ…28 1.3.1 Quan điểm về hiệu quả cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ 28
1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay………29
1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ………31
1.3.3.1 Ảnh hưởng từ các nhân tố khách quan……….31
1.3.3.2 Ảnh hưởng từ các nhân tố chủ quan……….32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG VPBANK……… 35
2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VPBANK……… 35
2.1.1 Lĩnh vực hoạt động và cơ cấu tổ chức……… 35
2.1.1.1 Lĩnh vực hoạt động………35
2.1.1.2 Cơ cấu tổ chức……… 36
2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank……… 38
Trang 22.1.2.1 Hoạt động huy động vốn………38
2.1.2.2 Hoạt động tín dụng……… 40
2.1.2.3 Hoạt động dịch vụ……… 41
2.2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA VPBANK……… 42
2.2.1 Doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn……… 42
2.2.2 Thực trạng hiệu quả cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ của VPBank……….45
2.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHO VAY CÁC DNVVN CỦA VPBANK.51 2.3.1 Thành tựu đạt được……… 51
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân………53
2.3.2.1 Những hạn chế……….53
2.3.2.2 Nguyên nhân………54
CHƯƠNG 3: NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI VPBANK……… 56
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA VPBANK……… 56
3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU CỦA CHO VAY CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ……… 58
3.2.1 Đổi mới cơ chế cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ 58
3.2.2 Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định……… 59
3.2.3 Thiết lập chính sách khách hàng hợp lý, vừa thỏa mãn nhu cầu khách hàng vừa đảm bảo có lãi……….63
3.2.4 Nâng cao trình độ các cán bộ tín dụng……… 65
3.2.5 Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, marketing, thông tin đại chúng……….67
Trang 33.3 NHỮNG KIẾN NGHỊ VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔPHẦN CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH VPBANK…….68
6. DNVVN : Doanh nghiệp vừa và nhỏ
7. LSCB : Lãi suất cơ bản
8. DN : Doanh nghiệp
Trang 4DANH MỤC BẢNG
Bảng 1 : Xác định quy mô doanh nghiệp
Bảng 2 : Các nguồn tín dụng của DNVVN Việt Nam
Bảng 3 : Tình hình huy động vốn trong một số năm của VPBank
Biểu đồ : Cơ cấu ngành của nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2005 Bảng 4 : Cơ cấu dư nợ tín dụng VNĐ theo ngành kinh tế năm 2004
Bảng 5 : Cơ cấu dư nợ tín dụng VNĐ theo ngành kinh tế năm 2005
Bảng 6 : Cơ cấu dư nợ tín dụng VNĐ theo ngành kinh tế năm 2006
Bảng 7 : Cơ cấu dư nợ của doanh nghiệp vừa và nhỏ 2005 - 2006
Bảng 8: Tình hình thu lãi đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ 2005 - 2006 Bảng 9 : Tỷ lệ dư nợ xấu trong tổng dư nợ của VPBank năm 2004- 2005- 2006 Bảng 10: Tỷ lệ đảm bảo an toàn 2004 - 2005 - 2006
Trang 5
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Giáo trình NHTM – NXB ĐH KTQD HN – 2007
2 Quản trị Ngân hàng thương mại – Peter Rose – NXB Tài chính- 2001
3 Annual Report VPBank 2005 và 2006 (gồm các báo cáo kết quả kinhdoanh, bảng cân đối tài sản, báo cáo thu nhập chi phí…)
4 Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại - NXB Thống kê – 2006
5 http://www.vpb.com.vn
6 http://www.vneconomy.com.vn
7.http://www.vcci.com.vn
8 http://www.gso.gov.vn/
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đã trải qua một quá trình phát triển vô cùng ấn tượng tronghai thập niên gần đây, chính sự chuyển dịch từ một nền kinh tế kế hoạch hóatập trung truyền thống sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN từnăm 1986 đã mang lại những cải thiện sâu xắc về hiệu quả kinh tế và đờisống nhân dân Hiện nay, nền kinh tế đang trên đà phát triển mạnh mẽ với sựđồng hành của nhiều thành phần kinh tế khác nhau, đặc biệt trong sự pháttriển đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang giữ một vị trí rất quan trọng Tuynhiên, để đảm bảo sự phát triển bền vững nền kinh tế quốc dân và đồng thời
để hội nhập với xu hướng thời đại, các thành phần kinh tế cần phải khai tháctoàn diện và hiệu quả mọi nguồn lực, nhất là sự hỗ trợ của hệ thống ngânhàng, vì thế vấn đề đặt ra cho ngành ngân hàng là phải giải quyết hàng loạtkhó khăn mà các doanh nghiệp đang gặp phải
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ là những tổ chức kinh tế làm ăn kháhiệu quả, phù hợp với yêu cầu phát triển và phù hợp với khả năng nguồn vốncủa ngân hàng chính vì thế rất nhiều ngân hàng hiện nay đã chủ trương ưutiên cấp tín dụng cho đối tượng này Tuy nhiên sự tiếp cận của các doanhnghiệp này đối với ngân hàng vẫn còn rất khó khăn và thực tế cho thấynguồn vốn tín dụng ngân hàng đầu tư cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cònchưa nhiều Nguyên nhân có thể là do mục tiêu của các NHTM chủ yếu vẫn
là các doanh nghiệp lớn,tuy nhiên lý do chính là vì các doanh nghiệp vừa vànhỏ ở nước ta sử dụng vốn tín dụng còn chưa hợp lý và hiệu quả Chính vìnhững bức xúc đó mà việc đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụngđối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang là vấn đề đặc biệt chú trọng củacác ngân hàng thương mại
Trang 7Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp ngoài quốc doanhViệt Nam (VPBANK) được thành lập theo Giấy phép hoạt động số0042/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12tháng 8 năm 1993 với thời gian hoạt động 99 năm Ngân hàng bắt đầu đi vàohoạt động từ ngày 04/9/1993 theo Giấy phép thành lập số 1535/QĐ-UBngày 04/09/1993 Chiến lược của VPBank được Hội đồng quản trị đưa ra là
“Phấn đấu đến năm 2010 trở thành ngân hàng đứng đầu khu vực phía Bắc,được đứng trong top5 cả nước, một ngân hàng có tầm cỡ trong khu vựcĐông Nam Á về chất lượng, hiệu quả, độ tin cậy ”, thị trường mục tiêu màVPBank hướng đến đó là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, quy mô vừa
và nhỏ.Khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được VPBank lấy làmtrọng tâm đầu tư và khai thác, chính vì thế vấn đề được quan tâm hàng đầu
đó là hiệu quả cho vay các doanh nghiệp này Xuất phát từ thực tế đó của
VPBank em đã chọn đề tài nghiên cứu : “Nâng cao hiệu quả cho vay doanh
nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh VPBank ”.
Trong chuyên đề này, nội dung chính được chọn nghiên cứu là hoạtđộng cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTM nói chung và VPBanknói riêng Từ đó, đưa ra những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượngcho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VPBank.Tuy nhiên, vì những hạnchế nhất định, phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ dừng lại xem xét ở các khíacạnh chung về doanh nghiệp vừa và nhỏ, thực trạng và giải pháp nâng caohiệu quả cho vay các doanh nghiệp này ở VPBank – Chi nhánh Đông Đô
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung chuyên đề gồm 3chương chính:
Trang 8• CHƯƠNG I : Cơ sở lí thuyết về vấn đề hiệu quả cho vay các doanhnghiệp vừa và nhỏ
• CHƯƠNG II : Thực trạng hiệu quả cho vay các doanh nghiệp vừa vànhỏ tại Ngân hàng VPBank hiện nay
• CHƯƠNG III : Những giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay các doanhnghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng VPBank
Em xin trân thành gửi lời cảm ơn đến Ths Đoàn Phương Thảo đã tậntình hướng dẫn và chỉ bảo em hoàn thiện đề tài, cùng toàn thể các anh chị,
cô, chú tại phòng phục vụ khách hàng doanh nghiệp VPBank Đông Đô vàcác phòng ban khác có liên quan đã nhiệt tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong quátrình thực tập, nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề này
Trang 9CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VẤN ĐỀ HIỆU QUẢ CHO VAY
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
1.1 DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ
Để đưa ra khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ một cách rõ ràng vàchính xác nhất, đòi hỏi các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách cần đặtmình vào những điều kiện cụ thể của từng quốc gia cũng như thời điểmnghiên cứu khái niệm Mỗi một quốc gia có những đặc trưng và điều kiệnkinh tế khác nhau, vì vậy sự phân loại các doanh nghiệp là không thể thốngnhất ở tất cả các quốc gia trên thế giới Ví dụ, một doanh nghiệp đặt trongmôi trường kinh tế của nước này được xem là doanh nghiệp vừa và nhỏ,nhưng nếu đặt trong môi trường kinh tế kém phát triển hơn thì lại trở thànhdoanh nghiệp lớn thậm chí là rất lớn…Tương tự, nếu như trong quá khứ mộtdoanh nghiệp được coi là lớn thì đến nay nó chỉ là doanh nghiệp vừa và nhỏ.Chính vì thế, khi đề cập đến doanh nghiệp vừa và nhỏ thì ta phải biết rằng,các doanh nghiệp đó đang nằm tại quốc gia nào, trong một môi trường kinh
tế như thế nào và tại thời điểm nào Nói cách khác, khái niệm doanh nghiệpvừa và nhỏ chỉ có ý nghĩa trong phạm vi một quốc gia, tại một thời điểmnhất định Mặc dù vậy, đối với mỗi quốc gia thì việc đưa ra một khái niệm
về doanh nghiệp vừa và nhỏ cho riêng mình lại đóng một vai trò quan trọngtrong chiến lược phát triển, điều này đã được minh chứng rõ cụ thể trongthực tiễn, quốc gia có một khái niệm kinh tế càng rõ ràng thì các chính sách
hỗ trợ đưa ra càng hiệu quả
Thông thường, khái niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn gắn vớicác nhóm chỉ tiêu định tính và định lượng, trong đó, các chỉ tiêu định lượng
Trang 10đóng vai trò quyết định để phân biệt nhóm doanh nghiệp này với các doanhnghiệp lớn hơn Có ba chỉ tiêu định lượng để xác định mức độ vừa và nhỏcủa doanh nghiệp có thể được dùng độc lập, hoặc kết hợp với nhau :
• Lượng vốn đầu tư vào máy móc dây truyền sản xuất
• Số lượng lao động
• Quy mô sản xuất hoặc doanh thu từ hoạt động kinh doanh
Xét về mặt định tính, người ta xem xét đến cơ cấu của công ty, cơ cấuquản lý, ngành nghề kinh doanh, người ra quyết định chính và các rủi ro cóthể xẩy ra.Sau đây là một số định nghĩa của một vài quốc gia tiêu biểu trênthế giới:
Trong các nước thuộc cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC), doanh
nghiệp vừa và nhỏ được xếp thành các nhóm cụ thể sau:
Doanh nghiệp có quy mô vừa nếu có ít hơn 250 nhân viên, doanh thuhàng năm không vượt quá 50 triệu EUR, hoặc trị giá tổng tài sản không vượtquá 43 triệu EUR
Doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có dưới 50 công nhân, doanh thuhàng năm không vượt quá 10 triệu EUR hoặc giá trị tổng tài sản không vượtquá 9 triệu EUR
Doanh nghiệp cực nhỏ nếu có dưới 10 nhân viên, doanh thu hàng nămthấp hơn 1 triệu EUR, hoặc tổng tài sản nhỏ hơn 1,4 triệu EUR
Tại Nhật Bản, doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm khoảng 99,7% tổng sốdoanh nghiệp tại Nhật Bản, số nhân công Nhật làm việc cho những công tynày chiếm khoảng 70%, giá trị sản xuất chiếm một nửa tổng giá trị ngành.Hoạt động của họ tập trung chủ yếu vào sản xuất hàng điện tử, kỹ thuật vàhóa học; cụ thể như sau:
Trang 11Bảng 1: Xác định quy mô doanh nghiệp
Các doanh nghiệp vừa
Sản xuất, khai thác và chế
biến
< 300 người / 100 triệu Yên
Bán lẻ và dịch vụ < 50 người / 10 triệu Yên
Các doanh nghiệp nhỏ
Thương mại và dịch vụ < 5 người/dưới 5 triệu Yên
(Nguồn: Thư viện khoa học và kĩ thuật Trung ương)
Tại Indonesia, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng vai trò vô cùng
quan trọng trong nền kinh tế, chiếm hơn 90% tổng số doanh nghiệp trongnước,thu hút từ 60% - 70% việc làm tại các doanh nghiệp Inđônêxia chorằng doanh nghiệp vừa là doanh nghiệp có số lượng công nhân từ 20-99người, vốn tư bản trên 600 triệu RP (tiền Inđônêxia) doanh nghiệp nhỏ có sốlượng công nhân từ 5-19 người và vốn tư bản dưới 600 triệu RP còn doanh
nghiệp cực nhỏ có số lượng lao động từ 1-4 người (Thư viện khoa học và kĩ
thuật Trung ương)
Tại Việt Nam, căn cứ nghị định của chính phủ số 90/2001/NĐ-CPngày 23/11/2001 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, Doanhnghiệp vừa và nhỏ là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, có đăng ký kinhdoanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc
số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người Theo đó, các doanhnghiệp vừa và nhỏ bao gồm :
Trang 12Các hộ kinh doanh cá thể đăng ký theo Nghị định số 02/2000/NĐ-CPngày 03/ 02/ 2000 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh
Các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệpCác doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệpNhà nước
Các hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã
Như vậy đã có sự khác nhau rõ rệt giữa các quốc gia về khái niệmdoanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời sự phân định này chỉ mang tính tươngđối và chủ yếu căn cứ vào qui mô về vốn và lao động của doanh nghiệpđó.Tuy nhiên, ta có thể thấy rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn được sựquan tâm đặc biệt từ các chính phủ, cho dù đó là nước công nghiệp phát triểnhay nước đang phát triển Mặc dù khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ không
hề giống nhau ở mỗi quốc gia, nhưng ta có thể đi đến kết luận chung, thuậtngữ doanh nghiệp vừa và nhỏ là hàm ý nói tới một tập hợp các thực thể kinh
tế có quy mô vừa và nhỏ xét trên phương diện vốn và lao động so với mặtbằng phát triển chung của nền kinh tế ở một quốc gia nhất định
1.1.2 Đặc điểm doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đã là doanh nghiệp vừ và nhỏ thì chắc phải có những hạn chế nhấtđịnh về quy mô và nguồn lực so với các doanh nghiệp lớn,chính vì vậy cácDNVVH luôn gặp phải những khó khăn nhất định, cụ thể là :
Năng lực cạnh tranh yếu kém, trình độ tay nghề chưa cao, giá laođộng đang tăng lên ảnh hưởng tới giá thành làm giảm khả năng cạnh tranhcủa sản phẩm ; khâu kiểm soát chất lượng sản phẩm chưa được chú trọng
Năng suất lao động thấp, là do nhân tố trình độ công nghệ thấp quyếtđịnh
Ít vốn và thiếu sự hỗ trợ tài chính
Trang 13Sự yếu kém trong công tác quản lý, công tác nghiên cứu và phát triểnthì hầu như không có hoặc nếu có thì cũng được tiến hành rất chậm chạp Dochi phí quá cao nên khâu quảng cáo thương hiệu cũng bị hạn chế nhiều Hơnthế nữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường phải đối mặt với một thực tế lànhững nhân viên giỏi rất dễ ra đi trước những sự lôi kéo của các công ty haytập đoàn lớn với mức thu nhập hấp dẫn kèm theo.
Về vấn đề tiếp cận các nguồn vốn, vấn đề “đầu tiên” có ý nghĩaquyết định, các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn gặp khó khăn không nhỏ đốivới các khoản vay trung hạn, dài hạn từ các ngân hàng và các tổ chức tíndụng khác Đặc biệt, các khoản vay có bảo lãnh rất hiếm khi dành cho cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ; việc đầu tư vào khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏcòn bị hạn chế rất nhiều do sự nhận thức chưa thông thoáng Một khó khănnữa đặt ra đó là việc tiếp cận các nguồn vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏrất hạn chế Với tỷ trọng chiếm hơn 90% trong tổng số các doanh nghiệp ởhầu hết các nước trên thế giới, đáng lẽ khu vực này phải là “khách hàngruột” của các ngân hàng thương mại, song thực tế là chưa có sự gắn kết chặtchẽ giữa các DNVVH đối với các ngân hàng thương mại Trong khi đó nhucầu vốn kinh doanh của các DNVVH là rất lớn bao gồm cả vốn ngắn hạn vàtrung dài hạn Nhu cầu vốn ngắn hạn xuất hiện xuất phát từ tính chất thời vụcủa hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt đối với các doanh nghiệp thươngmại Các khoản vay hầu hết dựa trên những hợp đồng tiêu thụ có sẵn, hoặccác hợp đồng cung cấp đã ký Khối lượng mỗi khoản vay thường không lớnnhưng các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường vay nhiều lần và với thời hạnngắn vì vậy nếu tính theo doanh số cho vay trong một thời kì nhất định thìcon số này khá cao, tương đương với một doanh nghiệp lớn Vốn dài hạndùng để đầu tư vào tài sản cố định và mở rộng sản xuất Doanh nghiệp nàocũng đều muốn mở rộng phạm vi hoạt động cũng như quy mô để có thể trở
Trang 14thành các doanh nghiệp lớn hơn Để làm được điều đó, các kế hoạch đổi mớicông nghệ, Marketing của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều cần tới nguồnvốn dài hạn.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn huy động từ nhiều nguồn khác nhaunhằm đáp ứng nhu cầu về vốn :
• Vay từ các cá nhân, các tổ chức tín dụng thương mại
• Vay từ các ngân hàng thương mại
(Nguồn : Phòng thống kê, Bộ Kế hoạch đầu tư, tháng 9 năm 2005)
Thực tế cho thấy, các DNVVN đang có rất nhiều cơ hội được tiếp cậnvới vốn tín dụng của các ngân hàng Theo tổng kết của các ngân hàng, trongthời gian trở lại đây, hầu hết các ngân hàng thương mại đều nhận định DNVVN là khách hàng quan trọng, vì vậy đã đạt chỉ tiêu phấn đấu cho vay
từ 30 đến 40% Theo kết quả nghiên cứu mới nhất của Viện Nghiên cứuQuản lý kinh tế Trung ương cho thấy 44% số ngân hàng được hỏi choDNVVN vay với tỷ trọng vốn khoảng 38% dư nợ Doanh nghiệp thì cần vốn
Trang 15để mở rộng sản xuất kinh doanh, ngân hàng thì cần cho vay thu lãi, nhưnghai bên vẫn loay hoay tìm con đường tiếp cận với nhau, nhiều vướng mắctrong quá trình cấp tín dụng là do vốn thực của các doanh nghiệp luôn thấphơn số vốn đăng ký Tình trạng thiếu minh bạch trong hồ sơ sổ sách cũngnhư sự thiếu chuyên nghiệp trong xây dựng dự án của doanh nghiệp cũng làmột khó khăn khi các NHTM ra quyết định cấp vốn Theo kết quả điều tracủa Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), hiện nay có đến80% lượng vốn cung ứng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ là huy động từ cácngân hàng.Nhưng chỉ có 32,38% những doanh nghiệp này là có khả năngtiếp cận được nguồn vốn của các ngân hàng; 35,25% khó tiếp cận và 32,37%không thể tiếp cận được.
Ngoài ra, những vụ án về một sốdoanh nghiệp kinh doanh theo kiểuchụp giật, lừa đảo , cũng gây áp lực tâm lý cho ngân hàng khi cho vay Cán bộ tín dụng luôn phải chịu áp lực không nhỏ về các chỉ tiêu đặt ra nhưcho vay đủ doanh số, kế hoạch hàng tháng và nhiều khi họ rơi vào tình trạngngập ngừng trong việc cấp tín dụng bởi những vướng mắc như việc phânloại doanh nghiệp, các chỉ số đánh giá chưa chính xác; hệ thống thông tin vềkhách hàng chưa đạt yêu cầu, vì vậy việc xem xét thực trạng hoạt động kinhdoanh còn gặp nhiều khó khăn, trách nhiệm đối với các khoản tín dụngnhiều khi chưa rõ ràng Trong trường hợp này,nhờ xây dựng được những góisản phẩm, được trình bày khá chi tiết, cụ thể đã đem lại hiệu quả tốt hơn chocác ngân hàng cổ phần, giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng thực hiện nhữngyêu cầu đặt ra Nếu doanh nghiệp làm ăn một cách chuyên nghiệp hơn, việc
áp dụng những chuẩn mực do ngân hàng đề ra cũng không quá khó khăn,thậm chí, ngân hàng phải đến tận nơi phục vụ Tuy nhiên, một số ngân hàng khai thác khách hàng dựa trên mối quan hệ đã có, tạo một thông lệ không tốtcho các doanh nghiệp, cũng như mất đi tính lành mạnh trong sự cạnh tranh
Trang 16giữa các tổ chức tín dụng,điều này đã dẫn đến việc cho vay chỗ khó vẫn khó
mà chỗ dễ thì lại quá dễ Các doanh nghiệp này thường thừa cơ chiếm dụngvốn của nhau thông qua một số hình thức tín dụng thương mại, hoặc vay từcác cá nhân bạn bè Với sự cố gắng vươn lên để tồn tại và có được một chỗđứng trên thị trường đã khách quan tạo cho các doanh nghiệp vừa và nhỏnhững đặc điểm riêng vốn có của mình
Hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn rất linh hoạt và năngđộng bởi sự đa dạng về ngành nghề và phương thức tiêp cận thị trường Lĩnhvực hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này cũng rất phong phú,vìvậy đây chính là cơ hội tốt cho các chủ doanh nghiệp tìm kiếm các lĩnh vựcmới đem lại lợi nhuận nhanh chóng mà sự cạnh tranh lại chưa cao Bên cạnh
đó, các doanh nghiệp này dể dàng thay đổi ngành nghề kinh doanh nếu cảmthấy không phù hợp hoặc không hiệu quả bởi lượng vốn bỏ vào không lớn,
vì vậy nếu có những sự biến động xấu về cung cầu trên thị trường thì nhómdoanh nghiệp này cũng không chịu ảnh hưởng nhiều, dễ phục hồi hơn so vớicác doanh nghiệp lớn
Về ngành nghề kinh doanh, một số lĩnh vực đòi hỏi quy mô lớn màdoanh nghiệp vừa và nhỏ không thể tham gia như các ngành công nghiệpnăng, khai thác mỏ, luyện kim, ngân hàng tài chính… do vốn và nhân lựccòn hạn chế Nhưng bên cạnh đó lại có những mặt mà chỉ DNVVN mới cóthể làm tốt mà các doanh nghiệp lớn nếu làm sẽ không đạt hiệu quả cao nhưmong đợi Vì thế, các DNVVN thường tập trung khai thác vào các ngànhcông nghiệp nhẹ như : may mặc, gia công thô sơ, xử lý phần thô, chế biến,sản xuất bao bì, đóng gói ,…Về dịch vụ các doanh nghiệp vừa và nhỏthường tập trung vào các lĩnh vực như vận tải nội thành, vui chơi giải trí, ẩmthực, bảo hành chăm sóc khách hàng … Lĩnh vực thương mại cũng là mộttrong những thế mạnh của doanh nghiệp vừa và nhỏ như thu mua nguyên vật
Trang 17liệu trong và ngoài nước, tham gia và các kênh phân phối sản phẩm Có thểnói rằng các ngành được nêu ở trên đều có số vốn đầu tư ban đầu ít, côngnghệ sử dụng ở mức trung bình, lao động sử dụng chủ yếu là lao động phổthông có trình độ vừa phải phù hợp với tính chất của các DNVVN.
Có thể thấy rõ là hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu
là phục vụ cho các doanh nghiệp lớn như làm nhà cung cấp nguyên vật liệu,làm đại lý bán hàng, phân phối, hoặc là những đoạn thị trường còn bỏ ngỏ,
có quy mô nhỏ và chiều sâu hạn chế Chính vì vậy mà luôn tộn tại, chứađựng những rủi ro bất ổn ở những thị trường này khiến cho hoạt động củacác doanh nghiệp vừa và nhỏ trở nên bấp bênh, sự cạnh tranh vì thế mà vôcùng gay gắt Theo như các nghiên cứu về doanh nghiệp vừa và nhỏ thì đốithủ cạnh tranh lớn nhất không phải là các doanh nghiệp lớn mà chính là cácdoanh nghiệp có cùng quy mô Bởi vì, các doanh nghiệp lớn có thị trường ổnđịnh, nhóm khách hàng mục tiêu thường được xác định trước, các doanhnghiệp lớn thường quan tâm tới những thị trường có quy mô lớn, có chiềusâu, những thị trường nhỏ thường được bỏ qua hoặc không có khả năng baoquát hết toàn bộ thị trường Các doanh nghiệp lớn cũng không dễ gì thâutóm các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ bởi họ nhận thức được sự cầnthiết của các DNVVN đối với sự tồn tại và phát triển của mình Trong khi đócác doanh nghiệp vừa và nhỏ có số lượng đông đảo và đều có mục đíchchung là tìm kiếm những thị trường còn bỏ trống chưa được khaithác.Nhưng thực tế để có thể chứa được tất cả các doanh nghiệp nhỏ này thìnhững thị trường này vẫn còn quá bé nhỏ Các doanh nghiệp vừa và nhỏcũng vô cùng nhạy cảm với các thị trường này Khi một doanh nghiệp tìmthấy được một thị trường mới mẻ và đầu tư vào thị trường đó thì ngay lậptức có rất nhiều doanh nghiệp khác cũng nhảy vào, ví dụ như trong lĩnh vực
ăn uống, bảo hành, dịch vụ sửa chữa
Trang 18Về khả năng cạnh tranh, các DNVVN Việt Nam có nhiều điểm mạnh,tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế và yếu kém,cụ thể như sau :
Thứ nhất, chất lượng và khả năng cạnh tranh trong quản lý còn yếukém Đội ngũ chủ DN, giám đốc và cán bộ quản lý DNVVN chưa thực sự
có trình độ tương xứng về kiến thức và kỹ năng quản lý Số lượng DNVVN
có chủ DN, giám đốc giỏi, năng lực quản lý tốt và trình độ chuyên môn caochưa nhiều Hầu hết chủ DN và giám đốc DN tư nhân chưa được đào tạomột cách bài bản và chuyên nghiệp về kinh doanh và quản lý, còn thiếu kiếnthức kinh tế - xã hội và kỹ năng quản trị kinh doanh, đặc biệt là yếu về nănglực kinh doanh quốc tế Chính vì vậy mà không tránh khỏi khi các DN hoạtđộng 1 cách chủ quan, thiếu kinh nghiệm,tầm nhìn chiến lược và thiếu kiếnthức trên các phương diện : Quản lý tổ chức, sử dụng máy tính và công nghệthông tin, chiến lược cạnh tranh, phát triển thương hiệu
Thứ hai, năng suất lao động thấp trong khi đó chi phí sản xuất và giáthành sản phẩm thì ngày càng cao khiến cho khả năng cạnh tranh của các Dnnày yếu đi.Giá thành sản phẩm sản xuất ở nước ta luôn cao hơn từ 1,58 đến9,25 lần so với các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Philipines, mặc dù giá nhân công lao động thuộc loại rất thấp so với các nước trong khuvực
Thứ ba, khả năng cạnh tranh về tài chính vẫn còn rất yếu kém Quy
mô vốn và năng lực tài chính (có tính cả vốn của chủ sở hữu và tổng nguồnvốn) của nhiều DN còn rất nhỏ bé, vừa không có tính bền vững, vừa kémhiệu quả Hiện nay ở nước ta số lượng DN nhỏ và vô cùng nhỏ chiếm tỷ lệkhá cao Kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê cho thấy, các DNVVNhiện đang chiếm tới 97% số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh của cả nước,26% tổng đầu tư toàn xã hội và thu hút khoảng 77% lực lượng lao động phinông nghiệp nhưng quy mô chủ yếu là nhỏ và siêu nhỏ Số DN có vốn dưới
Trang 191 tỷ đồng chiếm khoảng 44,1%, quy mô lao động dưới 10 người chiếm46,6% Nếu so sánh năm 2006 với năm 2000, số vốn và số lượng lao độngbình quân trong mỗi DN đã giảm từ 26 tỷ đồng và 87 lao động xuống còn 24
tỷ đồng và 75 lao động (theo số liệu của Tổng cục Thống kê)
Thứ tư, nhận thức và sự chấp hành,tuân thủ luật pháp còn rất yếu kém.Rất nhiều các DNVVN vẫn còn tình trạng coi thường luật pháp,chỉ vì lợi íchkinh doanh mà bất chấp tất cả, chưa chấp hành nghiêm chỉnh các quy địnhcủa pháp luật, đặc biệt là các quy định về thuế, quản lý tài chính, quản lýnhân sự, chất lượng hàng hoá và sở hữu công nghiệp.Có không ít cácDNVVN đã bị các cơ quan chức năng phàn nàn, xử phạt vi phạm các chế độ
về thuế, tài chính Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luậtnày là do sự hạn chế trong nhận thức cũng như sự kém hiểu biết của DN vềpháp luật
Thứ năm, sự kém phát triển trong lĩnh vực quảng cáo thương hiệu đãgóp phần làm giảm khả năng cạnh tranh Hầu hết các DNVVN ở Việt Namchưa xây dựng được các thương hiệu mạnh, chưa thực sự khẳng định được
uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế.Các doanhnghiệp vừa và nhỏ ở Việt nam còn rất thiếu kinh nghiệm trong chiến lượcxây dựng thương hiệu riêng cho mình,chưa tạo được uy tín về chất lượngsản phẩm và dịch vụ chính vì vậy mà khả năng cạnh tranh cũng kém đinhiều Theo số liệu khảo sát gần đây nhất của VCCI, chỉ có gần 10% sốdoanh nghiệp là thường xuyên và chú trọng việc tìm hiểu thị trường nướcngoài và trong số này các doanh nghiệp lớn là chủ yếu, doanh nghiệp nhànước, doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu; Khoảng 42% doanhnghiệp tìm hiểu thị trường nước ngoài không thường xuyên và khoảng 20%doanh nghiệp, chủ yếu là các DNVVN, không hề có các hoạt động tìm hiểuthị trường nước ngoài
Trang 20Hội nhập quốc tế đã buộc các DN phải không ngừng nâng cao khảnăng cạnh tranh,mở rộng quy mô để đủ sức tồn tại và phát triển trên thươngtrường Trong các nhân tố tạo nên 1 DN thì có thể nói năng lực của các nhàquản lý là một trong những nhân tố quan trọng nhất có ảnh hưởng quyếtđịnh đến sự phát triển và cạnh tranh của DN Doanh nhân ngày nay nhất làcác nhà quản lý cần có những năng lực tổng hợp và ở mức độ cao hơn hẳnnhững năm trước để nhằm đáp ứng được nhu cầu thời đại; trong đó cần đặcbiệt chú trọng bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng về xây dựng và phát triểnthương hiệu, về chiến lược cạnh tranh.
Xuất phát từ những đặc điểm trên mà sản phẩm của các doanh nghiệpvừa và nhỏ thường tập trung vào một số dạng chủ yếu như sau:
Các loại mặt hàng là nguyên liệu đầu vào của các công ty lớnđóng vai trò như là nguyên liệu phụ của dây chuyền sản xuất như : các bộphận phụ của một chi tiết lớn như các ngành cơ khí, tự động hoá , côngnghiệp ô tô, máy bay,… Tuy hàm lương kĩ thuật chứa đựng trong các mặthàng là khá thấp nhưng là một yếu tố không thể thiếu cho việc tạo ra sảnphẩm hoàn chỉnh
Các loại đồ mỹ nghệ,sản phẩm thủ công mang tính cá biệtcao,không thể áp dụng sản xuất hàng loạt Giá cả của mặt hàng này thườngcao do có chi phí sản xuất lớn Nhóm sản phẩm này thường đáp ứng chonhững khách hàng đặc biệt hoặc đem xuất khẩu ra thị trường nước ngoài Các sản phẩm tiêu dùng khác phục vụ cho nhóm khách hàng bình dân,các sản phẩm kiểu này có chất lượng trung bình, giá cả phải chăng chủ yếuphục vụ những khách hàng dễ tính
Hiện nay các doanh nghiệp vừa và nhỏ không ngừng thay đổi và cảitiến mẫu mã,chất lượng sản phẩm nhằm đáp ưng nhu cầu người tiêudùng,chính vì vậy mà các sản phẩm dịch vụ mà cung cấp thường đa dạng và
Trang 21có sự khác biệt giữa những doanh nghiệp với nhau Đối với từng khách hàngthì dịch vụ được cung ứng cũng khác nhau, giá cả của các dịch vụ cũng rấtphong phú phụ thuộc vào đối tượng khách hàng sử dụng dịch vụ đó : nhưdịch vụ bảo hành, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lắp đặt, …
1.1.3 Vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế
Có thể nói các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang chiếm một số lượng đồ
sộ, là nhân tố không thể thiếu và có vai trò quan trọng trong nền kinh tế củacác quốc gia.Với bất kỳ một quốc gia nào dù phát triển hay kém phát triểnthì các doanh nghiệp vừa và nhỏ được xem là yếu tố cần thiết không thểthiếu cho sự tăng trưởng, giải quyết thất nghiệp và tiến bộ xã hội Cho đếnnay, vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được khẳng định trên phạm
vi toàn thế giới, được thể hiện cụ thể trên một số khía cạnh sau:
Thứ nhất, doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng góp phần thúc đẩy sự tăngtrưởng kinh tế và gia tăng thu nhập ở các quốc gia Ở nước ta hiện nay, trongtổng số khoảng 250.000 doanh nghiệp đã thành lập trên toàn quốc thì doanhnghiệp vừa và nhỏ chiếm khoảng 96% Các doanh nghiệp này đang đónggóp khoảng 25% GDP, 30% giá trị tổng sản lượng công nghiệp, tạo rakhoảng 80% việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn, và 26% lực lượng laođộng trong cả nước Nhìn ra một số nước trên thế giới, vai trò của doanhnghiệp vừa và nhỏ cũng vô cùng quan trọng trong nền kinh tế.Nhìn vào mộtđất nước đã từng sản sinh ra các tập đoàn hùng mạnh vào bậc nhất thếgiới,nước Mỹ, thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn luôn đóng một vai tròcực kỳ quan trọng 40% GDP của nước Mỹ là nhờ sự đóng góp của cácdoanh nghiệp thuộc khu vực này,một tỷ lệ tương đối lớn Những doanhnghiệp lớn như Ford hay Microsoft cũng không thể hoạt động đơn lẻ nếukhông có sự hợp tác với các công ty có quy mô vừa và nhỏ Ở Bungary, theo
Trang 22thống kê năm 2006, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo ra 30.72 % tổng giá trịgia tăng của nền kinh tế Năm 2003, doanh thu của các doanh nghiệp vừa vànhỏ ở Đài Loan chiếm 36% cả nước, kim ngạch xuất khẩu chiếm tới 51%.Chúng ta cũng có thể thấy tầm quan trọng của các doanh nghiệp vừa vànhổntng việc đảm bảo tăng trưởng của nền kinh tế tại Nhật Bản, chiếm 64%doanh số bán buôn và 76% doanh số bán lẻ Không chỉ có những đóng góp
to lớn cho sự tăng trưởng kinh tế mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn cóvai trò lớn trong mối quan hệ gắn kết với các doanh nghiệp có quy mô lớn
Thứ hai, các doanh nghiệp vừa và nhỏ là một nhân tố quan trọng thúcđẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xoá đói giảm nghèo, đặc biệt là
ở khu vực nông thôn Chính nhờ sự có mặt của các doanh nghiệp này đã tạođiều kiện cho ngành thương mại dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp khôngngừng phát triển ở nông thôn Điều này đã làm cho tỷ trọng nông nghiệptrong nền kinh tế quốc dân vì thế được thu hẹp dần Mặt khác doanh nghiệpvừa và nhỏ thúc cũng góp phần đẩy mạnh quá trình đô thị hoá, thu hút và tậptrung dân cư vào các khu vực trọng điểm Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đãtạo công ăn việc làm cho người lao động, mang đến lượng thu nhập đáng kểcho người nghèo và giá thành sản phẩm tương đối rẻ phù hợp với nhữngngười có mức thu nhập thấp Các doanh nghiệp vừa và nhỏ không chỉ tạo ranhững sản phẩm giá rẻ, phù hợp với mức sống của người dân mà còn tạo ramột mạng lưới phân phối rộng khắp trải đều trên phạm vi toàn đất nước.Chính vì vậy những người nghèo có điều kiện nâng cao mức sống của mình
và tình trạng đói nghèo cũng giảm dần
Thứ ba, khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ là một cộng sự đắc lựckhông thể thiếu của các doanh nghiệp lớn thông qua việc cung cấp nguyênvật liệu, những nguyên liệu đầu vào của dây chuyền sản xuất, làm đại lý tạolập các kênh phân phối sản phẩm Có thể nói doanh nghiệp vừa và nhỏ là
Trang 23người cung cấp đồng thời là người tiêu thụ sản phẩm hết sức quan trọng củacác doanh nghiệp lớn Bất kỳ doanh nghiệp lớn nào đều cần có một mạnglưới các nhà cung cấp và phân phối sản phẩm để đảm bảo cho hoạt động sảnxuất kinh doanh của mình Các doanh nghiệp vừa và nhỏ chính là đối tượngphù hợp nhất đáp ứng nhu cầu cung cấp và phân phối sản phẩm cho cácdoanh nghiệp lớn Chính sự hỗ trợ này đã giúp các doanh nghiệp lớn hạn chếđược tối đa các rủi ro trên thị trường gây ra cả về mặt cung và cầu, giảmthiểu các chi phí trong quá trình vận chuyển, lưu trữ hàng hoá từ đó làmgiảm giá thành sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường
Thứ tư, góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phầnxoá đói giảm nghèo, hạn chế tối đa nạn thất nghiệp Mặc dù trong mỗi doanhnghiệp vừa và nhỏ, lượng lao động là không nhiều, nhưng bù vào đó, sốlượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại rất đông đảo và phát triển nên đã tạo
ra một khối lượng việc làm đáng kể Hiện nay ở nước ta theo con số thống
kê mới nhất lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng77%, con số này ở Trung Quốc là 84,3% và ở Nhật Bản là 80% Trong tìnhtrạng nền kinh tế hiện nay, với việc tái cơ cấu nền kinh tế và kèm theo đókhủng hoảng kinh tế diễn ra trên toàn cầu đã khiến các doanh nghiệp lớn cắtgiảm 1 lượng lao động khá lớn và chính trong hoàn cảnh này sự có mặt củacác DNVVN đã làm hạn chế phần nào áp lực thất nghiệp đối với nền kinh
tế Rõ ràng sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ là một giải pháp hữuhiệu nhất cho vấn đề việc làm, nhất là đối với các quốc gia đang phát triển,nơi mà lượng lao động tham gia vào thị trường tăng tăng lên mỗi năm làkhông nhiều Thực tế trên thế giới đã cho thấy các doanh nghiệp vừa và nhỏ
là động lực lớn để thị trường lao động phát triển qua đó tay nghề, ý thức laođộng cũng được nâng cao, góp phần cải thiện chất lượng nguồn lao độngquốc gia
Trang 24Thứ năm, các doanh nghiệp vừa và nhỏ như cái nôi sản sinh ra cácnhà doanh nghiệp tài năng, là môi trường thuận lợi cho việc đào tạo và pháttriển kĩ năng kinh doanh.Rất nhiều các nhà doanh nghiệp khi làm quen vớimôi trường kinh doanh thường bắt đầu với doanh nghiệp vừa và nhỏ.Chính
từ đây họ được tiếp cận các kỹ năng quản lý cơ bản,tích luỹ được nhiều kinhnghiệm quý báu cho bản thân và cũng là môi trường tốt để họ làm quen với
sự cạnh tranh Khi đã trưởng thành và có trong tay những kinh nghiệm cầnthiết thì họ có thể tìm kiếm những doanh nghiệp lớn hơn để vươn tới đỉnhcao,thử thách mới hoặc ở lại lãnh đạo chính doanh nghiệp này phát triểnthành doanh nghiệp lớn hơn Sự lớn lên cả về chất lượng và số lượng của cácdoanh nhân kéo theo sự phát triển của các doanh nghiệp, nền kinh tế cũngtheo đó mà đi lên Thực tế như ở nước Bỉ, với số dân là 10 triệu người thì cóđến khoảng 700 nghìn người làm kinh doanh, ở Pháp có 60 triệu dân và sốngười làm kinh doanh là 2,4 triệu Trong khi đó ở nước ta con sso này lạikhông hề tưưong xứng, chỉ có 200 nghìn người làm kinh doanh trong tổng
số hơn 80 triệu dân
Thứ sáu, các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm hạn chế bớt sự độc quyềncủa các tập đoàn lớn, duy trì tính cạnh tranh lành mạnh trong nền kinh tế,bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng Ngay các doanh nghiệp vừa
và nhỏ cũng luôn cạnh tranh với nhau hết sức gay gắt nhằm khẳng định chỗđứng của mình trên thương trường, không ngừng phát triển trở thành cácdoanh nghiệp lớn mạnh hơn Sự cạnh tranh gay gắt này đã khiến cho nềnkinh tế trở nên sôi động hơn, luôn luôn có sự phát triển và thay mới,cùnghoà chung nhịp đập với nền kinh tế thế giới
Có thể thấy rằng, doanh nghiệp vừa và nhỏ tuy còn nhiều mặt hạn chếnhưng vai trò của chúng đối với sự phát triển của nền kinh tế là không thểphủ nhận Cùng với các doanh nghiệp lớn chúng tạo nên sự cân đối trong
Trang 25nền kinh tế Một nền kinh tế nếu chỉ toàn những doanh nghiệp vừa và nhỏthì sẽ không thể tích tụ và tập trung vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng, đổi mớicông nghệ Ngược lại các doanh nghiệp lớn sẽ không thể nào phát triển đượcnếu không có sự hỗ trợ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Một nền kinh tếmuốn phát triển bền vững và ổn định thì cần phải đặt vai trò của doanhnghiệp lớn và doanh nghiệp vừa và nhỏ ngang tầm với nhau, do đó vấn đềthúc đẩy và tăng cường cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thị trườngcạnh tranh đang trở thành vấn đề cấp bách đối với mỗi quốc gia.
1.2 CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NHTM
1.2.1 Đặc điểm cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ
Ngân hàng thương mại đóng 1 vai trò vô cùng quan trọng, là trunggian tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế, bằng những hoạt động củamình để điều tiết và định hướng các hoạt động đầu tư, trong đó hoạt động tíndụng là một công cụ dùng để hướng các nguồn vốn từ nhiều nguồn khácnhau vào các hoạt động kinh tế hiệu quả Hoạt động tín dụng có thể đượchiểu như sau:
Hoạt động tín dụng là hoạt động giao dịch về tài sản giữa bên cho vay
- NHTM hoặc các định chế tài chính khác và bên đi vay - các thành phầnkinh tế, dân cư, trong đó bên đi vay được quyền sử dụng trước tài sản củabên cho vay trong một thời kỳ nhất định theo các điều kiện đảm bảo thoảthuận giữa hai bên và bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả tiền gốc và lãi đầy
đủ và đúng hạn Trong điều kiện mà số lượng các DNVVN đang ngày càngđông đảo như hiện nay thì đối với hầu hết các NHTM đây chính là đối tượngchủ đạo Để có thể nghiên cứu và phục vụ một cách hiệu quả hơn, các ngânhàng thường thành lập riêng một phòng chuyên trách về đối tượng kháchhàng này, từ đó có thể triển khai một số giải pháp để mở rộng đối tượng
Trang 26khách hàng DNVVN, trong đó chú trọng nhiều trong vấn đề hoàn thiện cácsản phẩm, đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách nhóm khách hàng DNVVN.
Có rất nhiều giải pháp được các ngân hàng thương mại đưa ra nhằm tăngcường sự tiếp cận vốn cho các DNVVN như chia nhỏ nguồn vốn, chốt hạnmức tín dụng ở một ngưỡng nhất định đối với mỗi khoản vay để đáp ứngđược nhiều nhu cầu vay vốn hơn nữa Có thể nói tiềm năng của khối doanhnghiệp này đang là hướng đầu tư trọng điểm của các ngân hàng thương mại,thể hiện ở sự chuyển động tích cực của tốc độ tăng trưởng tín dụng cũng nhưquy mô của các quỹ cho vay trong thời gian qua
1.2.2 Các hình thức cho vay của Ngân hàng thương mại đối với các DNVVN
• Căn cứ vào thời hạn tín dụng
Cho vay ngắn hạn là cho vay có thời hạn dưới 12 tháng và được sửdụng với mục đích bù đắp thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp vànhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân
Cho vay trung hạn là loại cho vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm, chủ yếuđược sử dụng để đầu tư mua sắm các loại phương tiện vận tải, một số câytrồng vật nuôi, hoặc đổi mới thiết bị công nghệ với thời gian thu hồi vốnnhanh
Cho vay dài hạn là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm (đối với nướcta) và trên 7 năm (đối với các nước trên thế giới) Loại tín dụng này nhằmphục vụ các công trình xây dựng lớn như nhà cửa, máy móc, sân bay, cầu,đường, có giá trị lớn
• Căn cứ vào nghiệp vụ của ngân hàng:
Cho vay thấu chi: Cho phép người vay được chi trội trên số dư tiền gửithanh toán của mình đến một giới hạn nhất định ( hạn mức thấu chi ) vàtrong một khoảng thời gian xác định
Trang 27Cho vay trực tiếp từng lần: hình thức cho vay có sư can thiệp của ngânhàng, ngân hàng chỉ tham gia vào một số giai đoạn nhất định của chu kì sảnxuất kinh doanh.
Cho vay luân chuyển: Dựa trên sự luân chuyển của hàng hóa, ngânhàng cho khách hàng vay để mua hàng và đến khi doanh nghiệp bán đượchàng thì sẽ thu nợ
Cho vay theo hạn mức: Trong kì khách hàng có thể vay – trả nhiều lầnnhưng dư nợ ko được vượt quá hạn mức tín dụng mà ngân hàng cho phép
Cho vay trả góp: Khách hàng được phép trả gốc làm nhiều lần trongthời hạn tín dụng đã thỏa thuận với nhân hàng
Cho vay gián tiếp: Ngân hàng cho vay thông qua các tổ, hội, nhóm sảnxuất
Cho vay nông nghiệp là loại cho vay để trang trải các chi phí trong sảnxuất nông nghiệp như phân bón, đất đai, giống cây trồng
Cho vay cá nhân là loại cho vay để đáp ứng cho mỗi cá nhân trongviệc tiêu dùng mua sắm
• Căn cứ vào độ tín nhiệm đối với khách hàng
Cho vay không đảm bảo là loại cho vay không cần đến tài sản thế chấpcầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba mà việc cho vay chỉ dựa vào uytín của khách hàng đối với ngân hàng
Trang 28Cho vay có đảm bảo là loại cho vay cần phải có tài sản cầm cố, thếchấp hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, đây là loại cho vay tương đối phổbiến đối với các NHTM
1.3 HIỆU QUẢ CHO VAY CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 1.3.1 Quan điểm về hiệu quả cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Hiệu quả cho vay đầu tiên phải được hiểu là sự đáp ứng yêu cầu,đòihỏi hợp lý của khách hàng nhưng vẫn đảm bảo đem lại lợi nhuận cho ngânhàng không chỉ từ hoạt động cho vay mà còn từ các hoạt động dịch vụ khác,qua đó, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế và tạo công ăn việc làm Trên giác độmỗi ngân hàng, hiệu quả hoạt động tín dụng thể hiện ở phạm vi, mức độ,giới hạn tín dụng sao cho phù hợp với khả năng, thực lực và theo hướng tíchcực của ngân hàng đảm bảo sự cạnh tranh trên thị trường, tuyệt đối tuân thủnguyên tắc hoàn trả đúng kì hạn vay và có lãi Như vậy, hiệu quả tín dụngđược coi là một chỉ tiêu bao quát, tổng hợp phản ánh mối quan hệ giữa khảnăng sinh lợi và rủi ro, phản ánh mức độ thích nghi của ngân hàng trước sựbiến động của thị trường, thể hiện thế mạnh của ngân hàng trong cuộc cạnhtranh với các ngân hàng khác Hiệu quả cho vay phụ thuộc vào nhiều yếu tốnhư : mức độ an toàn, khả năng thu hút khách hàng, doanh thu chi phí và lợinhuận Hiệu quả cho vay được đo lường bằng cách so sánh yếu tố đầu vào
và yếu tố đầu ra của kỳ này so với kỳ trước, của đơn vị này so với đơn vịkhác từ đó so sánh với mặt bằng chung của ngành hoặc cũng có thể so sánhvới kỳ vọng đặt ra để xác định hiệu quả Trước đây, các ngân hàng còn phânbiệt thành ngân hàng bán buôn và bán lẻ, tuy nhiên trong thời gian gần đây,các ngân hàng đã nhận thấy những tiềm năng vô cùng lạc quan,tích cực từcác doanh nghiệp vừa và nhỏ, sự phân biệt cũng hầu như không còn nhờ đó
mà việc so sánh hiệu quả cho vay của mỗi ngân hàng đối với các doanh
Trang 29nghiệp này cũng trở nên đơn giản hơn.
1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay các DNVVN
Để đánh giá về hiệu quả cho vay các DNVVN, chúng ta dùng một sốchỉ tiêu như:
- Tỷ lệ nợ quá hạn/ Tổng dư nợ
- Tỷ lệ khả năng chi trả ( Tài sản có có thể thanh toán ngay/ TS nợphải thanh toán ngay)
- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (Vốn tự có/ TS có rủi ro)
- Tỷ lệ vốn ngắn hạn đã sử dụng cho vay trung dài hạn
- Tỷ lệ tài sản sinh lời ( Tài sản sinh lãi/ Tổng tài sản bình quân )
- Thu lãi doanh nghiệp/ Tổng thu lãi
Đối với ngân hàng thương mại, để đánh giá hiệu quả cho vay người tathường căn cứ trên các chỉ tiêu ROA ( thu nhập trên 1 đồng tài sản ) và ROE(đo lường mức thu nhập trên 1 đồng vốn ) Tuy nhiên các ngân hàng thườngdựa vào tỷ lệ thu nhập hoạt động cận biên và tỷ lệ ngoài lãi cận biên để đánhgiá một cách chính xác hơn về tính hiệu quả cũng như khả năng sinh lời Nócho ta thấy được khả năng duy trì sự tăng trưởng của các khoản thu ( chủyếu thu từ lãi) so với mức tăng chi phí (chủ yếu chi trả lãi) Tỷ lệ thu nhậplãi cận biên đo lường mức chênh lệch giữa thu từ lãi và chi trả lãi mà ngânhàng có thể đạt được thông qua các hoạt động kiểm soát chặt chẽ tài sản sinhlời và huy động được các nguồn vốn rẻ Ngược lại, tỷ lệ thu nhập ngoài lãicận biên đo lường mức chênh lệch giữa nguồn thu ngoài lãi với các chi phíngoài lãi chủ yếu là thu từ các dịch vụ khác (bao gồm tiền lương, chi phí tổnthất tín dụng, chi phí sửa chữa bảo hành ) Sau khi tính toán chính xác cácchỉ số hiệu quả cho vay ngân hàng tiến hành so sánh giữa tỷ lệ này ở đầu kì
và cuối kì, giữa năm trước và năm nay, giữa các đơn vị cùng hệ thống cũng
Trang 30như với toàn ngành Ngoài biện pháp đó, các nhà điều hành ngân hàng cóthể dùng chênh lệch lãi suất cơ bản như là một chỉ tiêu mang tính truyềnthống để so sánh :
Chênh lệch LSCB = ( Thu lãi – Chi lãi)/ TS sinh lãi bình quân
Chênh lệch lãi suất cơ bản là một chỉ tiêu căn bản để cho thấy hiệuquả hoạt động cho vay và đi vay của ngân hàng, hơn nữa nó còn đo lườngmức cạnh tranh trong thị trường của ngân hàng Chính sự cạnh tranh gay gắt
đã làm thu hẹp mức chênh lệch này và đặt ra câu hỏi cho các nhà lãnh đạongân hàng phải làm sao để bù đắp mức chênh lệch, giải pháp cho vấn đề này
là đẩy mạnh tăng thu từ các hoạt động dịch vụ khác
Một số chỉ tiêu khác cũng thưòng được dùng giá khả năng sinh lời củangân hàng và đánh giá tình trạng rủi ro tín dụng đó là tỷ lệ nợ quá hạn trêntổng dư nợ,tình hình tài chính và phương án sản xuất kinh doanh của cácdoanh nghiệp, xếp hạng tín dụng người vay hay xem xét mối quan hệ tíndụng giữa ngân hàng và người vay Việc phân tích những chỉ tiêu này không
có ý nghĩa để xem xét chất lượng các khoản cho vay mà còn nhằm mục tiêu
là đảm bảo an toàn cho chính ngân hàng Quản lý rủi ro tín dụng của cácngân hàng nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các tổn thất có thể xảy ra, đócũng chính là biện hữu hiệu nhất để pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối vớicác doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả cho vay DNVVN
1.3.3.1 Các nhân tố khách quan
Có thể nói một trong những yếu tố mang tính vĩ mô tác động trực tiếptới hiệu qua cho vay của các doanh nghiệp đó là môi trường pháp lý Cóđược một môi trưòng pháp lý chặt chẽ và ổn định sẽ là điều kiện rất tốt đểphát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, và cũng giúp
Trang 31cho hoạt động vay vốn tại ngân hàng được dễ dàng, thuận lợi hơn Bất kỳmột sự thay đổi nào đó trong một nghị định, một sự thỏa thuận kinh tế haymột hợp tác thương mại được ký kết hay giữa Chính phủ các nước đều cóthể tác động tới khả năng cho vay của ngân hàng đối với doanh nghiệp nóichung và doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng Bên cạnh đó, sự tác động củamôi trường pháp lý không thực sự chặt chẽ hay mang tính kìm hãm có thểgây ra sự giảm sút về dư nợ, làm các khoản nợ quá hạn tăng lên 1 cách độtngột, hạn chế khả năng sinh lời của doanh nghiệp, và do đó làm suy giảmhiệu quả cho vay của ngân hàng Một lợi thế khá lớn của các doanh nghiệpvừa và nhỏ đó là do quy mô hạn chế nên khả năng khắc phục những tácđộng của môi trường pháp lý tới hoạt động của mình so với doanh nghiệplớn cũng nhanh hơn Và vì vậy cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng làmột biện pháp tối ưu làm giảm sự biến động về hiệu quả và rủi ro cho ngânhàng
Một nhân tố khách quan nữa có tác động không nhỏ tới hiệu quả chovay chính là môi trường kinh doanh Thể hiện của sự tác động này đó là quacác biến số kinh tế như là : lạm phát, lãi suất, cung cầu, tỷ giá và giá cả hànghoá trên thị trưòng…Các chỉ tiêu này không chỉ tác động lên khả năng chovay, mà nó còn tác động trực tiếp lên chi phí của ngân hàng Nếu như tỷ lệ
dự trữ bắt buộc hoặc lạm phát tăng lên sẽ kéo theo chi phí trả lãi cho cácnguồn huy động cũng tăng và tất nhiên nó cũng sẽ làm giảm khả năng chovay, mặt khác lãi suất trên thị trường tăng cũng làm hạn chế tốc độ tăngtrưởng của dư nợ đồng thời đẩy chi phí trả lãi của các ngân hàng tăng cao.Đối với doanh nghiệp thì các biến số này có tác động hai mặt , một mặt nóthúc đẩy sự phát triển của nhóm doanh nghiệp này và một mặt nó lại lại hạnchế hoạt động của nhóm doanh nghiệp khác Đơn cử như một chỉ số là tỷgiá, nếu tỷ giá tăng thì có lợi cho nhóm doanh nghiệp xuất khẩu trong khi đó
Trang 32lại là bất lợi đối với các doanh nghiệp nhập khẩu Vì thế vấn đề đánh giá sựtác động của các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô tới hiệu quả cho vay củangân hàng là vô cùng quan trọng, muốn làm được điều này thì các ngân hàngphải phân loại một cách chính xác khách hàng chủ yếu mà mình phục vụ, từ
đó có chiến lược đối phó cho phù hợp
1.3.3.2 Các nhân tố chủ quan
Từ phía doanh nghiệp: Đây là một nhân tố quan trọng hàng đầu tác
động tới hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng, điều này được thể hiện
rõ nét thông qua một số chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp như khả năng sinhlời, khả năng thanh toán, hệ số khả năng chi trả, hệ số nợ…Mục tiêu hướngtới của các doanh nghiệp đó là làm sao để vay được vốn cho hoạt động kinhdoanh và họ tìm mọi cách để có được nguồn vốn từ các ngân hàng Bên cạnhnhững doanh nghiệp làm ăn đứng đắn, trung thực, tích cực tăng hiệu quảhoạt động, tích cực hợp tác với ngân hàng thì cũng có những doanh nghiệp
sử dụng những hình thức không tích cực như không cung cấp đầy đủ vàtrung thực các thông tin cần thiết cho ngân hàng, sử dụng các biện phápkhông tích cực như làm sai lệch các báo cáo tài chính theo hướng có lợi chodoanh nghiệp Không chỉ có vậy, đôi khi doanh nghiệp còn sử dụng tiềnngân hàng cho vay sai mục đích, không trung thực với những gì đã cam kếtvới ý đồ cố tình lừa đảo chiếm dụng vốn của ngân hàng Cũng phải thừanhận một thực tế là về vấn đề lập dự án thì nhiều doanh nghiệp còn quá yếukém,chính vì thiếu đi tính khả thi trong dự án nên rất khó tạo niềm tin đểngân hàng cho vay vốn Sự yếu kém, hạn chế này lại thường rơi vào cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ Mất đi lòng tin từ phía các ngân hàng, tức là cácdoanh nghiệp đứng trước thực trạng khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn từ phíangân hàng, các ngân hàng phải áp dụng nhiều biện pháp đảm bảo,thắt chặt
Trang 33hơn, điều này gây ảnh hưởng đến không ít doanh nghiệp có đủ khả năngđược cấp tín dụng từ ngân hàng Tuy nhiên, cũng có doanh nghiệp thực hiệnnghiêm túc các yêu cầu của ngân hàng nhưng do sự thiếu chuyên môn củamột số cán bộ quản lí, không thể quản lý và khai thác nguồn vốn một cáchtốt nhất làm cho hiệu quả hoạt động cho vay giảm xuống Những nhân tố tácđộng từ phía doanh nghiệp rất khó kiểm soát và đánh giá và phụ thuộc chủyếu vào kinh nghiệm và trình độ phân tích của cán bộ tín dụng cũng nhưthiện chí hợp tác của các doanh nghiệp.
Trang 34Nhân tố từ phía ngân hàng : Đây là các nhân tố chủ quan xuất
phát từ chính bản thân các ngân hàng của và ngân hàng có thể điều chỉnh và khắc phục được Nó bao gồm các yếu tố như : chiến lược phát triển của ngân hàng, uy tín và kinh nghiệm điều hành, công nghệ ngân hàng, trình độ nghiệp vụ và đạo đức của cán bộ tín dụng Các ngân hàng hiện nay đều có một chiến lược phát triển chung đó là đưa ra định hướng cụ thể về khách hàng mục tiêu và từ đó tạo lập các chính sách hỗ trợ ưu đãi cho nhóm khách hàng này Hiện nay với một tầm quan trọng khá lớn,các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang được sự quan tâm lớn của các ngân hàng và rất nhiều các ngân hàng đã thiết lập một chiến lược kinh doanh cụ thể hướng vào nhóm doanh nghiệp này Chi phi khoản vay cũng như khả năng mở rộng quy mô dư nợ phụ thuộc chủ yếu vào công nghệ và uy tín của ngân hàng, với những công nghệ tốt và tiên tiến
sẽ là điều kiện tốt giúp ngân hàng có thể tiết kiệm chi phí và đưa ra các mức lãi suất cạnh tranh cũng như các tiện ích mới phục vụ khách hàng Một nhân tố cũng khá quan trọng trong số các nhân tố tác độngNhận thức vào đạo đức của cán bộ tín dụng đóng vai trò quan trọng nhất trong số các nhân tố tác động tới hiệu quả cho vay từ phía ngân hàng Như đã nói ở trên nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ tìm mọi cách để có được nguồn vốn, họ có thể tiếp xúc, móc nối với các cán bộ tín dụng để đạt được mục đích Chính vì vậy để giữ được sự trung thành của các nhân viên, ngân hàng phải có được một chính sách đãi ngộ hợp lý, thường xuyên giáo dục nhắc nhở các nhân viên về nhận thức, đạo đức nghề nghiệp cũng như ý thức trách nhiệm của mình.
Trang 35CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG VPBANK
2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VPBANK
2.1.1 Lĩnh vực hoạt động và cơ cấu tổ chức
2.1.1.1 Lĩnh vực hoạt động
Là một ngân hàng Thương mại cổ phần, kinh doanh trong lĩnh vực tài
chính tiền tệ, chức năng hoạt động chủ yếu của VPBank bao gồm: Huy độngvốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, từ các tổ chức kinh tế và dân cư; Chovay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và dân cư
từ khả năng nguồn vốn của ngân hàng; Kinh doanh ngoại hối; Dịch vụThanh toán quốc tế; Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ cógiá khác; Cung cấp các dịch vụ chuyển tiền trong nước và Quốc tế; Cungcấp các dịch vụ giao dịch giữa các khách hàng và các dịch vụ ngân hàngkhác theo quy định của NHNN Việt Nam
Đại hội cổ đông năm 2005 được tổ chức vào cuối tháng 3/2006, mộtlần nữa, VPBank khẳng định kiên trì thực hiện chiến lược ngân hàng bán lẻ.Phấn đấu trong một vài năm tới trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu khu vựcphía Bắc và nằm trong nhóm 5 Ngân hàng dẫn đầu các Ngân hàng TMCP trong
cả nước
Trang 362.1.1.2 Cơ cấu tổ chức