THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY CÁC DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng tmcp các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vpbank (Trang 42)

NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG VPBANK

2.2.1. Doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn

Hà Nội, với vị trí là thủ đơ, trung tâm kinh tế hàng đầu của miền Bắc là nơi tập trung số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ đứng thứ hai trong cả

nước sau thành phố Hồ Chí Minh. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, số doanh nghiệp ở Hà Nội tính đến 31/12/2006 là 21.739 trong đó số doanh nghiệp vừa và nhỏ có quy mơ vốn dưới 10 tỷ là 18.880, chiếm 86,85%. Phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ nằm trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thương mại, công nghiệp chế biến và xây dựng (70%), cơng nghiệp nhẹ 19%, cịn lại là các ngành xây dựng kinh doanh khách sạn, thông tin liên lạc và y tế.

Biểu đồ : Cơ cấu ngành của nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2005

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Cũng giống như các doanh nghiệp vừa và nhỏ khác trong nước cũng như trên thế giới, tiếp cận các nguồn tài chính là vấn đề cịn rất hạn chế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội. Để có được vốn nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh, mà lợi nhuận cịn ít, họ phải nhờ nguồn tài trợ chủ yếu là đi vay từ người thân, từ bạn bè, vay các cá nhân khác. Chính vì thế, nguồn đi vay từ các tổ chức tín dụng giữ một vai trò quan trọng hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhưng việc tiếp cận nguồn vốn này gặp nhiều khó khăn do từ cả hai phía ngân hàng và doanh nghiệp. Để giúp giải quyết phần nào khó khăn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn, nhiều tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ đã lập ra một số quỹ hỗ trợ phát triển cho các

19% 11%

70%

Ngành khác

Thương mại, công nghiệp và xây dựng

doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng ví dụ như :

Quỹ Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (dưới sự tài trợ của Ủy ban Châu Âu): Hướng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, thơng qua việc cấp tín dụng trung và dài hạn cho 3 hoặc 4 ngân hàng. Những ngân hàng này được lựa chọn theo các tiêu chí như chính sách cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay, các phương tiện để triển khai chiến lược cho vay, tình hình tài chính của ngân hàng…

Quỹ ABS ( một tổ chức tư nhân ở Nauy ): Tổ chức này tài trợ có tính

nhân đạo thơng qua việc hỗ trợ bảo tồn thiên nhiên, phục hồi chức năng và giải trí cho người tàn tật, hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ để phát triển và hiểu biết trên tồn cầu.

Quỹ phát triển nơng thơn (RDF): quỹ là một phần trong dự án tài chính nơng thơn do World Bank tài trợ. Mục tiêu của quỹ là hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp ngồi quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực nơng nghiệp và nông thôn tiếp cận các nguồn vốn từ các ngân hàng thương mại nhằm tăng cường chuyển dịch cơ cấu và giải quyết việc làm tại nông thôn.

Quỹ phát triển dự án MêKơng (MPDF) : quỹ nằm trong chương trình hỗ trợ phát triển của World Bank cho ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia và được thành lập năm 1997. Mục tiêu của quỹ là hỗ trợ sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ba nước Đông Dương không chỉ trong lĩnh vực tài chính mà cịn trên khía cạnh kỹ thuật, học thuật, các phân tích và nghiên cứu khả thi về các mơ hình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các nước này.

Tuy có nhiều tổ chức, quỹ phát triển giúp đỡ nhưng vai trị của nguồn vốn tín dụng ngân hàng vẫn đóng vai trị quan trọng nhất. Tất cả các quỹ đều

yêu cầu các doanh nghiệp phải có được nguồn tài trợ từ phía các ngân hàng thương mại từ 15 đến 25% nhu cầu vốn vay như là một điều kiện bắt buộc để được hỗ trợ phần còn lại từ quỹ. Vì vậy, con đường để tiếp cận với các nguồn tín dụng chính thức của doanh nghiệp vừa và nhỏ nhất thiết phải thông qua hệ thống ngân hàng thương mại.

2.2.2. Thực trạng hiệu quả cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏVPBank VPBank

Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa và liên tục tăng trưởng mạnh, những năm gần đây, nhu cầu vốn đầu tư tăng cao nên hoạt động tín dụng của các ngân hàng khá sôi động.Trong thời gian từ 2004 – 2006, haọt động tín dụng của VPBank được giữ theo phương châm “bảo thủ”, không cạnh tranh bằng cách nới lỏng điều kiện tín dụng. Tuy vậy, nhờ có sự nỗ lực tiếp thị khách hàng của các đơn vị, bằng nhiều giải pháp tổng thể như tăng cường đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên, nâng cao chất lượng nghiệp vụ, rút ngắn thời gian phục vụ khách hàng nên tốc độ phát triển tín dụng vẫn đật mức tăng khá, cao gấp hơn 2 lần mức tăng trưởng tín dụng chung của tồn ngành ngân hàng. Doanh số cho vay toàn hệ thống năm 2006 đạt 6594 tỷ đồng, tăng 2681 tỷ đồng ( tương đương 68% ) so với năm 2005.Dư nợ tín dụng tồn hệ thống tính đến 31/12/2006 đạt 5031 tỷ đồng, tăng 2017 tỷ đồng ( tương đương 67%) so với năm 2005.

Chất lượng tín dụng của VPBank vẫn đảm bảo được yêu cầu của NHNN và qui chế của VPBank. Tỷ lệ nợ quá hạn của VPBank ( gồm các nhóm 3,4,5 ) cuối năm 2006 ở mức 0,56% tổng dư nợ, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nợ xấu chung của toàn ngành Ngân hàng Việt nam ( khoảng 7% ).

Bảng 4 : Cơ cấu Dư nợ tín dụng VNĐ theo ngành kinh tế năm 2004 Đơn vị: triệu VNĐ Ngành Dư nợ ngắn hạn Dư nợ trung i hạ n Xây dựng 313.859,06 54.351,37

Sản xuất công nghiệp chế biến 31.837,86 41.881,51 Thương nghiệp, sửa chữa xe có động

cơ, mơ tơ, xe máy

269.366,40 345.027,99

Vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc 24.506,12 240.367,21 Hoạt động phục vụ cá nhân, cộng đồng 333.142,57 173.201,97

Ngành khác 31.636,99 5.159,95

Bảng 5 : Cơ cấu dư nợ tín dụng VNĐ theo ngành kinh tế năm 2005 Đơn vị: triệu VNĐ Ngành Dư nợ ngắn hạn Dư nợ trung i hạ n Xây dựng 508.385,7 85.358,76

Sản xuất công nghiệp chế biến 45.038 60.454,33 Thương nghiệp, sửa chữa xe có động

cơ, mơ tơ, xe máy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

438.343,05 574.350,72

Vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc 24.183,54 474.217,66 Hoạt động phục vụ cá nhân, cộng

đồng

324.738,5 473.110,94

Ngành khác 64.404,21 79.565,59

Tổng dư nợ tín dụng VNĐ 1.405.093 1.607.058

Bảng 6 : Cơ cấu Dư nợ tín dụng VNĐ theo ngành kinh tế năm 2006 Đơn vị: Triệu VNĐ Ngành Dư nợ ngắn hạn Dư nợ trung i hạ n Xây dựng 736.859,5 133.351,37

Sản xuất công nghiệp chế biến 56.637,64 98.881,51

Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, mơ tơ, xe máy

836.750,3 537.027,99

Vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc 62.745,6 578.367,21

Hoạt động phục vụ cá nhân, cộng đồng 637.756,4 435.201,97

Ngành khác 180.500,56 195.266,95

Tổng dư nợ tín dụng VNĐ 2.511.250 2.458.097

Nguồn : Annual Report VPBank 2005 - 2006

Có thể thấy theo cơ cấu ngành kinh tế, hầu hết dư nợ của khách hàng tại VPBank đều chủ yếu trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ, tập trung vào các lĩnh vực như vận tải, dịch vụ…Trong nền kinh tế thị trường mới như Việt Nam hiện nay, các ngành này hiện đang có tốc độ tăng trưởng khá và thị trường cho các lĩnh vực trên cũng rất tiềm năng, chỉ mới được khai thác trong vài năm gần đây. Có thể nói rằng các khách hàng mà VPBank đang phục vụ đang có cơ hội phát triển mạnh trong tương lai và đang phát triển rất tốt trong thời gian qua.

Bảng 7: Cơ cấu dư nợ của doanh nghiệp vừa và nhỏ

Đơn vị: Triệu VNĐ

Chỉ tiêu

31/12/2004 31/12/2005 31/12/2006

Số tiền Tỷtrọng Số tiền Tỷtrọng Số tiền Tỷtrọng

Tổng dư nợ 1.865.363 100% 3.014.208 100% 5.031.000 100% DN vừa và

nhỏ 1.399.022 75% 2.561.970 85% 4.276.350 90%

Nguồn : Annual Report VPBank 2006

Qua bảng số liệu cho ta thấy nhìn chung dư nợ cho vay và dư nợ đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay và dư nợ và có sự tăng mạnh qua 3 năm với sự tăng lên cả về số lượng và tốc độ. Cụ thể, Doanh số cho vay toàn hệ thống năm 2006 đạt 6594 tỷ đồng, tăng 2681 tỷ đồng ( tương đương 68% ) so với năm 2005.Dư nợ tín dụng tồn hệ thống tính đến 31/12/2006 đạt 5031 tỷ đồng, tăng 2017 tỷ đồng ( tương đương 67% ) so với năm 2005.Dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2004 đạt 1.399.022 triệu đồng, chiếm 75% trên tổng dư nợ- tăng 719.583 triệu so với năm trước .Trong 2 năm 2005 và 2006, tỷ trọng này tăng mạnh (85% và 90% tổng dư nợ ), thể hiện rõ nhất chiến lược và thế mạnh của VPBank trong việc cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Bảng 8: Tình hình thu lãi đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ Đơn vị: Triệu VNĐ

Chỉ tiêu 31/12/2004 31/12/2005 31/12/2006

Doanh số Thu lãi 257.553 423.203 895.502

Doanh số Thu lãi DNVVN 203.466 353.671 801.474 Thu lãi DNVVN /Tổng

thu lãi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

79% 83,57% 89,5%

Với trọng tâm là phục vụ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh số cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VPBank trong những năm qua đã tăng trưởng vượt bậc so với những năm trước đó, tuy nhiên để đánh giá được chất lượng của sự tăng trưởng ấy thì cần phải xét đến khả năng thu nợ của ngân hàng. Tỷ lệ thu lãi DNVVN /Tổng thu lãi đạt cao và tăng là đạt yêu cầu, phù hợp với dư nợ trong cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, góp phần lớn vào lợi nhuận chung của tồn hệ thống.

Để có được kết quả này, nhờ sự tích cực của cán bộ cơng nhân viên tại Chi nhánh, thẩm định và quyết định cho vay với phương án và kế hoạch trả nợ hợp lý, chủ động nắm bắt thời điểm thu nợ thích hợp, do đó tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trả nợ, giảm bớt rủi ro cho ngân hàng.

Bảng 9: Tỷ lệ dư nợ xấu trong tổng dư nợ của VPBank(%)

Chỉ tiêu 31/12/2004 31/12/2005 31/12/2006

Tổng dư nợ 1.865.364 3.014.209 5.031.000

Nợ xấu 9.249 22.606,56 29.179,8

NX / D nợ (%) 0.50% 0.75% 0.58%

Nguồn : Annual Report VPBank 2005 – 2006

Qua bảng số liệu trên cho chúng ta thấy, trong năm 2006 tỷ lệ nợ xấu của VPBank đã giảm từ 0.75% vào năm 2005 xuống cịn 0.58%.

Bảng 10: Tỷ lệ đảm bảo an tồn Loại tỷ lệ Tiêu chuẩn Thực hiện năm 2004 Thực hiện năm 2005 Thực hiện năm 2006 Tỷ lệ vốn ngắn hạn đã sử dụng cho vay trung

dài hạn ≤40% 1,5% 0,4% 2,66% Tỷ lệ khả năng chi trả ≥1% 247,3% 108% 332% Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu ≥8% 8.20% 15% 26% Tỷ lệ tài sản có sinh lời ≥75% 95% 95% 96%

Nhìn vào bảng 11, có thể thấy VPBank đã duy trì tốt các tỷ lệ đảm bảo an toàn theo đúng quy định của NHNN và luôn vượt xa so với chỉ tiêu cần đật tới.

Như vậy, trên đây chúng ta đã có cái nhìn khái qt về tình hình tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng VPBank trong thời gian qua, đặc biệt là 2 năm 2005 và 2006. Trong bối cảnh cạnh tranh giữa các ngân hàng trở nên gay gắt, bên cạnh việc mở rộng cho vay, ngân hàng đã chú trọng nâng cao chất lượng của hoạt động này đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhờ đó đã đạt được những thành tích rất khả quan. Tuy nhiên, vẫn cịn có một số hạn chế địi hỏi phải có sự phân tích thật đầy đủ khách quan, thật chính xác, và rõ ràng để tìm ra các ngun nhân, trên cơ sở đó đề ra giải pháp thích hợp đảm bảo cho sự phát triển bền vững của VPBank.

2.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHO VAY CẤC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA VPBANK

2.3.1. Thành tựu đạt được

Chiến lược phục vụ các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được ban lãnh đạo VPBank đề ra và thực hiện rất hiệu quả. Quy mơ của hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng được mở rộng, doanh số cho vay và dư nợ đối với các doanh nghiệp này có sự tăng lên nhất định. Đồng thời VPBank đã tích cực tìm hiểu các dự án mới để có thể mở rộng hơn quy mơ tín dụng giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể vay vốn. Nhờ vậy, ngân hàng đã phần nào đáp ứng được nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp, góp phần mở rộng và nâng cao năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường, tạo công ăn việc làm cho người lao động, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. VPBank thực hiện các biện pháp đảm bảo tiền vay linh hoạt. Bên cạnh đó các chi nhánh cịn cho phép khách hàng áp dụng nhiều biện pháp đảm bảo

cùng một lúc từ nhiều nguồn khác nhau để đảm bảo cho món vay của mình. Khách hàng có thế thế chấp một phần bằng quyền sử dụng đất, phần cịn lại có thể dùng bảo lãnh của bên thứ ba, nhờ thế, các doanh nghiệp tìm đến VPBank với nguyện vọng chính đáng ln được tạo điều kiện thn lợi nhất có thể để đạt được mục đích của mình.

Cơng tác thu thập trong tin trước và trong q trình cho vay rất được chú trọng. Tất cả các cán bộ tín dụng khi tiến hàng thẩm định thì nhất định phải có ít nhất một lần xuống cơ sở dù đó là món vay nhỏ hay món vay lớn. Các thơng tin tại cơ sở mà cán bộ tín dụng cần phải kiểm tra đó là lượng hàng tồn kho, doanh thu (tính trên các hố đơn giá trị gia tăng), các khoản phải thu, phải trả, các mục thuế phải nộp, hiện trạng của tài sản đảm bảo, trình độ của giám đốc kế toán trưởng, phong cách kinh doanh…

VPBank thực hiện nghiêm túc việc phân loại khách hàng. Nhiều doanh nghiệp nhỏ, ngoài quốc doanh được xếp loại A, ngân hàng đều tạo điều kiện để khách hàng vay vốn không cần thế chấp hoặc chỉ thế chấp một phần. Có thể nói rằng đối với vấn đề tài sản thế chấp VPBank luôn tạo được sự thơng thống, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng. Bên cạnh đó ngân hàng chủ động tham gia đăng ký giao dịch bảo đảm đối với các tài sản là tài sản thế chấp, khách hàng khơng phải mất bất kỳ chi phí nào. Việc thẩm định, định giá tài sản ln được thực hiện đúng quy trình và đảm bảo có lợi cho cả ngân hàng lẫn khách hàng

Trong gần 15 năm hoạt động từ khi thành lập đến nay, với những đổi mới không ngừng trong chất lượng quản lý và phục vụ khách hàng theo hướng văn minh, hiện đại thuận tiện, VPBank đã tạo lập và duy trì những mối quan hệ tín dụng với nhiều khách hàng, và ngày càng chuyển dịch theo hướng tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp có uy tín cao, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Có thể nói đây là một trong những yếu tố góp

phần khơng nhỏ trong việc nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của toàn hệ thống VPBank trong thời gian qua.

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân2.3.2.1. Những hạn chế 2.3.2.1. Những hạn chế

Xem xét các chỉ tiêu về dư nợ với các DNVVN, có thể thấy VPBank chủ yếu cho vay ngắn hạn đối với thành phần kinh tế này, có cho vay trung dài hạn nhưng tỷ lệ còn thấp. Thực tế hiện nay các doanh nghiệp vừa và nhỏ thiếu vốn trầm trọng mà lại là vốn trung dài hạn để cải tiến thiết bị công nghệ, vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh và những dự án lớn…trong khi việc tiếp cận nguồn vốn này gặp rất nhiều khó khăn tại các Ngân hàng. Khi khách hàng có nhu cầu mà ngân hàng khơng đáp ứng được điều này sẽ làm giảm lợi nhuận cũng như làm mất khách hàng. Do đó cần phải có một chính sách

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng tmcp các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vpbank (Trang 42)