1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất ở Ngân hàng nông nghiệp huyện.doc

48 672 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 278 KB

Nội dung

Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất ở Ngân hàng nông nghiệp huyện.doc

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Phát triển kinh tế là mục tiêu cho tất cả các quốc gia trên thế giới trongđó có Việt Nam Với chủ trương đổi mới chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tậptrung sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, nền kinh tế củaViệt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn Tuy nhiên để hoàn thành côngcuộc CNH- HĐH mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra chúng ta còn rất nhiềuthách thức trong đó có việc đáp ứng nhu cầu về vốn cho đầu tư và phát triển.Kênh dẫn vốn chính cho nền kinh tế trong nước là hệ thống Ngân hàng Do đómuốn thu hút được nhiều vốn trước hết phải làm tốt công tác tín dụng.

Trong nền kinh tế nước ta hiện nay, nền kinh tế hộ sản xuất chiếm vị trívô cùng quan trọng, để mở rộng quy mô và đổi mới trang thiết bị cũng nhưtham gia vào các quan hệ kinh tế khác, thì hộ sản xuất đều cần vốn và tíndụng Ngân hàng chính là nguồn cung cấp vốn đáp ứng nhu cầu đó.

Là một Ngân hàng thương mại quốc doanh, Ngân hàng nông nghiệp vàphát triển nông thôn (NHNo&PTNT) Việt Nam đã góp phần quan trọng trongsự nghiệp phát triển kinh tế nói chung và phát triển nông nghiệp nông thôn ởnước ta nói riêng, mở ra quan hệ tín dụng trực tiếp với hộ sản xuất, đáp ứngkịp thời nhu cầu vay vốn của các hộ sản xuất để không ngừng phát triển kinhtế, nâng cao dời sống nhân dân, có được kết quả đó phải kể đến sự đóng gópcủa NHNo&PTNT huyện Kinh Môn, một trong những chi nhánh trực thuộc

NHNo&PTNT tỉnh Hải Dương

Xuất phát từ những luận cứ và thực tế qua khảo sát cho vay vốn đếntừng hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp huyện Kinh Môn - tỉnh HảiDương cùng với sự hướng dẫn của TS Nguyễn Võ Ngoạn, em mạnh dạnchọn đề tài "Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất ở Ngânhàng nông nghiệp huyện Kinh Môn - tỉnh Hải Dương" nhằm mục đích tìm ranhững giải pháp để mở rộng đầu tư đáp ứng nhu cầu vốn cho việc phát triển

Trang 2

Chương I: Hộ sản xuất và vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với kinh tế hộ.Chương II: Thực trạng cho vay hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Kinh

Môn trong thời gian qua.

Chương III: Những giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy mở rộng cho vay

kinh tế hộ gia đình tại NHNo&PTNT huyện Kinh Môn - tỉnh Hải Dương

Trang 3

CHƯƠNG I

HỘ SẢN XUẤT VÀ VAI TRÒ CỦA

TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI KINH TẾ HỘ

I- HỘ SẢN XUẤT VÀ VAI TRÒ CỦA KINH TẾ HỘ ĐỐI VỚI NỀNKINH TẾ

1 Khái quát chung.

Hộ sản xuất xác định là một đơn vị kinh tế tự chủ, được Nhà nước giaođất quản lý và sử dụng vào sản xuất kinh doanh và được phép kinh doanh trênmột số lĩnh vực nhất định do Nhà nước quy định.

Trong quan hệ kinh tế, quan hệ dân sự: Những hộ gia đình mà cácthành viên có tài sản chung để hoạt động kinh doanh kinh tế chung trong quanhệ sử dụng đất, trong hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và trong mộtsố lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác do pháp luật quy định, là chủ đề trongcác quan hệ đó Những hộ gia đình mà đất ở được giao cho hộ cũng là chủ thểtrong quan hệ dân sự liên quan đến đất ở đó.

1.1 Đại diện của hộ sản xuất:

Chủ hộ là đại diện của hộ sản xuất trong các giao dịch dân sự và lợi íchchung của hộ Cha mẹ hoặc thành viên khác đã thành niên có thể là chủ hộ.Chủ hộ có thể uỷ quyền cho thành viên khác đã thành niên làm đại diện củahộ trong quan hệ dân sự Giao dịch dân sự do người đại diện của hộ sản xuấtxác lập, thực hiện vì lợi ích chung của hộ làm phát sinh quyền và nghĩa vụcủa hộ sản xuất

1.2 Tài sản chung của hộ sản xuất:

Tài sản chung của hộ sản xuất gồm tài sản do các thành viên cùng nhautạo lập nên hoặc được tặng, cho chung và các tài sản khác mà các thành viênthoả thuận là tài sản chung của hộ Quyền sử dụng đất hợp pháp của hộ cũng

Trang 4

1.3.Trách nhiệm dân sự của hộ sản xuất:

Hộ sản xuất phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiệnquyền ,nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh hộ sảnxuất Hộ chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản chung của hộ Nếu tài sảnchung của hộ không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung của hộ thì các thành viênphải chịu trách nhiệm liên đới bằng tài sản riêng của mình.

Trang 5

1.4 Đặc điểm của kinh tế hộ sản xuất:

Quy mô sản xuất nhỏ, có sức lao động ,có các điều kiện về đất đai, mặtnước nhưng thiếu vốn, thiếu hiểu biết về khoa học, kỹ thuật, thiếu kiến thứcvề thị trường nên sản xuất kinh doanh còn mang nặng tính tự cấp, tự túc Nếukhông có sự hỗ trợ của Nhà nước và các cơ chế chính sách về vốn thì kinh tếhộ không thể chuyển sang sản xuất hàng hoá, không thể tiếp cận với cơ chếthị trường.

2 Vai trò của kinh tế hộ sản xuất đối với kinh tế:

Kinh tế hộ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinhtế xã hội Là động lực khai thác các tiềm năng, tận dụng các nguồn vốn, laođộng, tài nguyên, đất đai đưa vào sản xuất làm tăng sản phẩm cho xã hội Làđối tác cạnh tranh của kinh tế quốc doanh trong quá trình đó để cùng vậnđộng và phát triển Hiệu quả đó gắn liền với sản xuất, kinh doanh, tiết kiệmđược chi phí, chuyển hướng sản xuất nhanh tạo được quỹ hàng hoá cho tiêudùng và xuất khẩu tăng thu cho ngân sách Nhà nước.

Xét về lĩnh vực tài chính tiền tệ thì kinh tế hộ tạo điều kiện mở rộng thịtrường vốn, thu hút nhiều nguồn đầu tư.

Cùng với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tạo điềukiện cho kinh tế hộ phát triển đã góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốcgia và tạo được nhiều việc làm cho người lao động, góp phần ổn định an ninhtrật tự xã hội, nâng cao trình độ dân trí, sức khoẻ và đời sống của ngườidân.Thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh".Kinh tế hộ được thừa nhận là đơn vị kinh tế tự chủ đã tạo ra bước phát triểnmạnh mẽ, sôi động, sử dụng có hiệu quả hơn đất đai, lao động,tiền vốn, côngnghệ và lợi thế sinh thái từng vùng Kinh tế hộ nông thôn và một bộ phậnkinh tế trang trại đang trở thành lực lượng sản xuất chủ yếu về lương thực,thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông lâm, thủy sản, sản

Trang 6

II- TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂNHÀNG ĐỐI VỚI KINH TẾ HỘ SẢN XUẤT.

1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng:

- Khái niệm: Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trịtừ người sở hữu sang người sử dụng và sau một thời gian nhất định được quaytrở lại người sở hữu một lượng giá trị lớn hơn ban đầu.

- Tín dụng ngân hàng được xác định bởi hai hành vi là:+ Cho vay

+ Trả lãi

- Trong tín dụng ngân hàng đối với kinh tế hộ sản xuất thì ngân hàng làngười chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị (người cung ứng vốn - ngườicho vay), còn hộ sản xuất là người (nhận cung ứng vốn-người đi vay) Saumột thời gian nhất định hộ sản xuất trả lại số vốn đã nhận từ ngân hàng, sốvốn hoàn trả lại lớn hơn số vốn ban đầu (phần lớn hơn gọi là lãi).

2 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với kinh tế hộ sản xuất

- Đáp ứng nhu cầu vốn cho kinh tế hộ sản xuất mở rộng sản xuất, kinhdoanh, mở rộng thêm ngành nghề Khai thác các tiềm năng về lao động, đấtđai, mặt nước và các nguồn lực vào sản xuất Tăng sản phẩm cho xã hội, tăngthu nhập cho hộ sản xuất.

- Tạo điều kiện cho kinh tế hộ sản xuất tiếp cận và áp dụng các tiến bộkhoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, tiếp cận với cơ chế thị trường vàtừng bước điều tiết sản xuất phù hợp với tín hiệu của thị trường.

- Thúc đẩy kinh tế hộ sản xuất chuyển từ sản xuất tự cấp, tự túc sangsản xuất hàng hoá, góp phần thực hiện CNH - HĐH nông nghiệp và nôngthôn.

- Thúc đẩy các hộ gia đình tính toán, hạch toán trong sản xuất kinhdoanh, tính toán lựa chọn đối tượng đầu tư để đạt được hiệu quả cao nhất Tạonhiều việc làm cho người lao động.

Trang 7

- Hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi trong nông thôn, tình trạng bánlúa non

- Kinh tế hộ sản xuất trong nông nghiệp dù họ làm nghề gì cũng có đặctrưng phát triển do nền sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp quy định Như vậy hộsản xuất kinh doanh trong nền sản xuất hàng hoá không có giới hạn vềphương diện kinh tế xã hội mà phụ thuộc rất nhiều vào trình độ sản xuất kinhdoanh, khả năng kỹ thuật, quyền làm chủ những tư liệu sản xuất và mức độvốn đầu tư của mỗi hộ sản xuất.

III- MỘT SỐ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI PHÁTTRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI SẢN XUẤT.

Xác định vai trò đặc biệt quan trọng của nông nghiệp nông thôn trongnền kinh tế đất nước, Chính phủ, các ngành, các cấp và các ngành Ngân hàngcó nhiều chủ trương, chính sách, cơ chế chỉ đạo đầu tư cho ngành nôngnghiệp và nông thôn nói chung, cũng như đầu tư cho hộ sản xuất nói riêng.

Ngày 30/03/1999 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số TTg về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệpvà nông thôn, ngày 16/04/1999 Thống đốc Ngân hàng nhà nước có văn bản số320/CV - NHNN14 hướng dẫn thực hiện một số nội dung trong quyết định 67của Thủ tướng Chính phủ và giao cho NHNo&PTNT Việt Nam chịu tráchnhiệm chủ yếu tổ chức thực hiện Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam cóvăn bản 791/NHNo-06 về việc thực hiện một số chính sách tín dụng nhằmtriển khai cụ thể các chủ trương lớn của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.Ngày 15/08/2000 Ngân hàng Nhà nước có quyết định số 284/2000/QĐ-NHNN1 Quy định cơ chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với kháchhàng.Ngày 18/01/2001NHNo&PTNT Việt Nam có quyết định số 06/QĐ-HĐQT tiếp tục triển khai cụ thể QĐ284 của Ngân hàng Nhà nước về quydiịnh cho vay đối với khách hàng Những nội dung chủ yếu của các văn bản

Trang 8

67/1999/QĐ-1.Về nguồn vốn cho vay.

Nguồn vốn cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn bao gồm:+ Vốn Ngân hàng huy động

+ Vốn ngân sách Nhà nước

+ Vốn vay các tổ chức Tài chính Quốc tế và nước ngoài

Để phục vụ chủ trương phát triển nông nghiệp và nông thôn của Chínhphủ, các Ngân hàng thương mại có thể phát hành trái phiếu với lãi suất caohơn lãi suất huy động bình thường tại cùng thời điểm, mức lãi suất cao hơntối đa 1%/năm Có thể huy động bằng vàng để chuyển đổi số vàng huy độngđược thành đồng Việt Nam để cho vay.

2 Đối tượng cho vay.

NHNo&PTNT Việt Nam và các tổ chức tín dụng khác huy động và cânđối đủ nguồn vốn, đáp ứng yêu cầu tăng khối lượng tín dụng cho nhu cầu pháttriển nông nghiệp và nông thôn bao gồm:

- Chi phí sản xuất cho trồng trọt, chăn nuôi như: Vật tư, phân bón, câygiống, con giống, thuốc trừ sâu, trừ cỏ,thuốc phòng, chữa bệnh, thức ăn chănnuôi ;Chi phí nuôi trồng thuỷ sản (nước ngọt,nước nợ) như: cải tạo ruộngnuôi, lồng nuôi, con giống, thức ăn, thuốc phòng, chữa bệnh Đánh bắt hảisản như: Đầu tư đóng mới; chi phí bơm tưới, tiêu nước làm thuỷ lợi nội đồng.

- Tiêu thụ, chế biến và xuất khẩu nông, lâm, thuỷ, hải sản và muối.- Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề và dịch vụ ởnông thôn.

-Mua sắm công cụ máy móc, máy móc thiết bị phục vụ cho phát triểnnông nghiệp và nông thôn như: Máy cày, máy bừa, máy bơm, máy gặt, máytuốt lúa, máy say sát, máy xấy, thiết bị chế biến, bình bơm thuốc trừ sâu ;Mua sắm phương tiện vận chuyển hàng hoá trong nông nghiệp; xây dựngchuồng trại, nhà kho,sân phơi, các phương tiện bảo quản sau thu hoạch.

Trang 9

- Cho vay sinh hoạt như xây, sửa nhà ở, mua sắm đồ dùng phương tiệnđi lại

- Phát triển cơ sở hạ tầng như: Điện, đường giao thông nông thôn, cungcấp nước sạch, vệ sinh môi trường.

3 Lãi suất cho vay.

Mức lãi suất cho vay do NHNo nơi cho vay thoả thuận phù hợp với quyđịnh của NHNN và NHNo&PTNT Việt Nam.

Cho vay ưu đãi lãi suất, thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chínhphủ và hướng dẫn của NHNN.

4 Thời hạn cho vay

Ngân hàng cho vay theo chu kỳ sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi,thời gian luân chuyển vật tư hàng hoá và khấu hao tài sản, máy móc thiết bị.

Thời gian cho vay ngắn hạn, tối đa 12 tháng.

Thời gian cho vay trung hạn, từ 12 tháng đến 5 năm.Thời gian cho vay dài hạn trên 5 năm.

5 Bộ hồ sơ cho vay.

Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã nêu rõ: Các tổ chức tín dụng cầnphải cải tiến quy trình cho vay đối với từng đối tượng khách hàng là: Hộ giađình, các hợp tác xã, các doanh nghiệp đảm bảo thủ tục đơn giản, thuận tiệnvà đảm bảo an toàn cho Ngân hàng.

5.1 Đối với hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tá:

5.1.1 Hồ sơ pháp lý:

CMND, Hộ khẩu( các tài liệu chỉ cần xuất trình khi vay vốn ).Đăng ký kinh doanh đối với cá nhân phải đăng ký kinh doanh.Hợp đồng hợp tác đối với tổ hợp tác.

Giấy uỷ quyền cho người đại diện (nếu có).

5.1.2 Hồ sơ vay vốn:

Trang 10

đảm bằng tài sản: Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sản xuất, kinhdoanh Hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác (trừ hộ gia đình được quy định tạiđiểm trên):

+ Giấy đề nghị vay vốn.

+ Dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.+ Hồ sơ bảo đảm tiền vay theo quy định.

5.2 Hộ gia đình, cá nhân vay qua tổ vay vốn:

+ Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sản xuất kinh doanh của hộgia đình, cá nhân.

+ Biên bản thành lập tổ vay vốn.+ Hợp đồng làm dịch vụ.

5.3.Hộ gia đình vay vốn thông qua doanh nghiệp:

Ngoài các hồ sơ đã quy định như trên, đối với hộ gia đình, cá nhân, tổhợp tác phải có thêm:

+ Hợp đồng cung ứng vật tư, tiền vốn cho hộ gia đình, cá nhân nhậnkhoán

+ Danh sách hộ gia đình, cá nhân đề nghị ngân hàng cho vay.

6 Bảo đảm tiền vay:

Đối với hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp mức vay đến 10triệu đồng Những hộ làm kinh tế trang trại, hộ sản xuất hàng hoá mức chovay có thể tới 20 triệu đồng và hộ sản xuất giống thuỷ sản vay vốn đén 50triệu đồng không phải thế chấp tài sản.

Những hộ vay vượt mức quy định trên, thì phải thế chấp tài sản theoquy định của Nhà nước.

7 Xử lý rủi ro:

Các tổ chức tín dụng tham gia cho vay vốn phát triển nông nghiệp vànông thôn, trong các trường hợp rủi ro thông thường thì xử lý theo quy chếchung quy định Trong trường hợp do nguyên nhân khách quan, bất khả

Trang 11

kháng như: Bão, lụt, hạn hán, dịch bệnh thì Nhà nước có chính sách xử lý chongười vay và Ngân hàng vay như: Xoá, miễn, khoanh, dãn nợ tuỳ theo mứcđộ thiệt hại.

IV HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂNHÀNG THƯƠNG MẠI.

1 Khái niệm về hiệu quả cho vay:

Hiệu quả cho vay là kết quả đầu tư vốn thu được sau một chu kỳ sảnxuất kinh doanh, kỳ sau cao hơn kỳ trước cả về số lượng và giá trị.

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay của Ngân hàng thương mại.Hiệu quả cho vay được đánh giá bằng sự so sánh giữa hai chu kỳ sảnxuất kinh doanh Chu kỳ trước chưa có sự đầu tư vốn kịp thời, thích hợp trongquá trình sản xuất kinh doanh Chu kỳ sau có sự đầu tư vốn kịp thời, thíchhợp trong quá trình sản xuất kinh doanh Kết quả kinh doanh giữa hai chu kỳđược so sánh để đánh giá Do vậy hiệu quả cho vay được đánh giá thông quacác chỉ tiêu sau:

+ Chỉ tiêu về sản lượng hàng hoá.

+ Chỉ tiêu về giá trị sản lượng hàng hóa.+ Lợi nhuận sau chu kỳ sản xuất kinh doanh.+ Vòng quay vốn tín dụng.

+ Số lao động được giải quyết công ăn việc làm.+ Tỷ lệ quá hạn, tỷ lệ thu lãi cho vay.

Từ những chỉ tiêu trên mà ta đánh giá được hiệu quả cho vay cao haythấp, cho vay có hiệu quả hay không có hiệu quả, đồng thời cũng đánh giáđược kết quả sử dụng vốn vay của khách hàng.

2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của ngân hàngthương mại.

Trang 12

Sự ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của ngân hàng thương mại khôngchỉ chịu ảnh hưởng giới hạn của một hay hai nhân tố (người đi vay và ngườicho vay) mà còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố khác ( cụ thể như sau)

2.1 Chính sách của Đảng và Nhà nước: (Chính sách của Đảng và

Nhà nước cũng là những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay ) như:- Về cơ chế cho vay, về đảm bảo tiền vay, về giao đất giao rừng.- Về hành lang quản lý.

- Về tiêu thụ, bao tiêu sản phẩm, trợ giá trong sản xuất nông nghiệp, đốitượng cho vay

2.2 Chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước đối với Ngân hàng thương

mại như thực hiện cơ chế cho vay mở rộng.2.3 Chủ quan của Ngân hàng thương mại:

- Đây cũng là những nhân tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả cho vay của

Ngân hàng thương mại như:

+ Nguồn vốn của Ngân hàng thương mại.

+ Uy tín - tín nhiệm - tinh thần phục vụ của Ngân hàng thương mại.+ Trình độ của cán bộ Ngân hàng trong thẩm định cho vay - trong tiếpthị, trong Marketing và sự am hiểu về khoa học kỹ thuật cũng như am hiểu vềpháp luật (nhất là luật kinh tế).

+ Tổ chức, phân công công tác phù hợp với năng kực của cán bộ.

2.4 Chủ quan của khách hàng vay vốn:

Yếu tố chủ quan của khách hàng vay vốn cũng là những yếu tố cơ bảntác động đến hiệu quả cho vay của Ngân hàng thương mại:

+ Trình độ, năng lực sản xuất kinh doanh.+ Sự am hiểu về khoa học kỹ thuật.

+ Sự am hiểu và nhạy cảm với kinh tế thị trường và thị yếu.

Trang 13

+ Trình độ quản lý và chấp hành pháp luật cũng như sự am hiểu phápluật.

Trang 14

2.5 Thị trường: ( Sự tác động của thị trường)

Thị trường cũng là nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả cho vay của Ngânhàng thương mại, yếu tố thị trường tác động đến đầu vào đầu ra của sảnphẩm, của hàng hoá trong sản xuất kinh doanh Đôi lúc nó tác động bất lợiđến tiêu thụ sản phẩm gây khó khăn cho người sản xuất, từ đó ảnh hưởng đếnhiệu quả cho vay của ngân hàng vì người sản xuất vay vốn Ngân hàng.

2.6 Thiên tai: ( Sự tác động của thiên nhiên)

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, người sản xuất kinh doanh vayvốn Ngân hàng gặp phải rủi ro như nắng hạn kéo dài, mưa lũ, chăn nuôi bịdịch bệnh không được thu hoạch, không có vốn trả nợ vốn vay đã gây ảnhhưởng đến hiệu quả cho vay của Ngân hàng thương mại.

3 Sự cần thiết nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất.

Hộ sản xuất được xác định là một đơn vị kinh tế tự chủ, được Nhà nướcgiao đất quản lý và sử dụng vào sản xuất kinh doanh và được phép kinhdoanh trên một số lĩnh vực do Nhà nước quy định Như chúng ta đã biết, dânsố nước ta có khoảng 85 triệu dân ( theo ước tính của cục thống kê) trong đógồm 70% và hơn 60% lao động sống ở nông thôn và hoạt động chủ yếu tronglĩnh vực nông nghiệp Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đếnchính sách phát triển kinh tế nông nghiệp nhằm hiện đại hoá nông thôn Trongthực tế hộ sản xuất với kinh tế tự chủ được giao đất quản lý và sử dụng, đượcphép kinh doanh và tự chủ trong sản xuất kinh doanh, đa dạng các mặt hàngkinh doanh ( trừ những mặt hàng Nhà nước nghiêm cấm) Với sức lao độngsẵn có trong mỗi gia đình hộ sản xuất, họ được phép kinh doanh, được chuyểnđổi cây trồng, vật nuôi trên diện tích họ được giao Để thực hiện được nhữngmục đích trên họ phải cần vốn để đầu tư vào sản xuất kinh doanh, chuyển đổicây trồng vật nuôi, trồng những cây có giá trị cao, những con có giá trị lớn đểtăng thêm thu nhập, tạo công ăn việc làm cho chính bản thân gia đình họ.Đồng thời đầu tư ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thực tiễn Do vậy, họ cần

Trang 15

Ngân hàng thương mại hỗ trợ về vốn để họ thực hịên những phương án trồngtrọt - chăn nuôi hay kinh doanh dịch vụ ngay trên quê hương họ.

Thực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về cho vay vốnđáp ứng nhu cầu vốn đối với nông nghiệp - nông thôn Ngân hàng thương mạiđã cho vay tới tận hộ sản xuất, đáp ứng nhu cầu vốn cần thiết để phát triểnkinh tế.

Xuất phát từ chức năng của Ngân hàng thương mại là đi vay để cho vaycho nên vốn cho vay phải hoàn trả đúng hạn gốc + lãi Có như vậy Ngânhàng mới đảm bảo sự hoạt động bình thường Đáp ứng được nhu cầu vốn đốivới hộ sản xuất cũng như nền kinh tế Vì vậy cần phải nâng cao hiệu quả chovay đối với hộ sản xuất, có nâng cao hiệu quả cho vay mới giúp hộ sản xuấtcó vốn để đầu tư vào sản xuất kinh doanh, mang lại hiệu quả, tăng thêm thunhập cho gia đình họ, tăng thêm sản phẩm cho xã hội, tạo công ăn việc làmcho chính bản thân gia đình họ Phát huy được mọi nguồn lực ở nông thôn, từđó khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống, mở rộng và phát triển tiểuthủ công nghiệp đáp ứng và phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Trang 17

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠINGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG

THÔN HUYỆN KINH MÔN

I KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHNo&PTNT HUYỆNKINH MÔN

1 Một vài nét về NHNo&PTNT huyện Kinh Môn

1.1 Lịch sử hình thành.

NHNo&PTNT huyện Kinh Môn là một chi nhánh trực thuộcNHNo&PTNT tỉnh Hải Dương trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam trụsở nằm trên địa bàn Thị trấn An Lưu - Huyện Kinh Môn - Tỉnh Hải Dương.

NHNo&PTNT huyện Kinh Môn trước tháng 4 năm 1997 thuộcNHNo&PTNT huyện Kim Môn Do sự chia tách của địa bàn hành chính củaNhà nước, NHNo&PTNT huyện Kim Môn được chia tách thành hai ngânhàng (NHNo&PTNT huyện Kinh Môn và NHNo&PTNT huyện Kim Thành).

Từ mô hình ngân hàng hoạt động theo cơ chế quan liêu bao cấp, thựchiện đường nối của Đảng và Nhà nước ngành Ngân hàng từ mô hình một hệthống vừa đóng vai trò quản lý Nhà nước vừa đóng vai trò kinh doanh đãchuyển thành hai hệ thống Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng thương mại.Được hoạt động theo pháp lệnh Ngân hàng từ cuối năm 1990 và luật ngânhàng và tổ chức tín dụng tháng 10 năm 2000.Và những văn bản pháp quy -quy chế hoạt động của Ngân hàng Nhà nước ban hành.

NHNo&PTNT huyện Kinh Môn với nhiệm vụ đi vay để cho vay vàthực hiện theo quy chế hạch toán kinh doanh Bên cạnh đó NHNo&PTNThuyện Kinh Môn còn mở rộng dịch vụ Ngân hàng khác như thanh toánchuyền tiền, chuyển tiền điện tử

Trang 18

NHNo&PTNT huyện Kinh Môn có 30 cán bộ trong toàn chi nhánh,được sắp xếp theo bộ máy quản lý như sau:

- Ban giám đốc : gồm có Giám đốc và 2 Phó giám đốc.+ Giám đốc chịu trách nhiệm chung.

+ 1 Phó giám đốc phụ trách phòng nghiệp vụ kinh doanh.

+ 1 Phó giám đốc phụ trách phòng nghiệp vụ kế toán - ngân quỹ,hành chính.

Ban giám đốc còn phụ trách 1 ngân hàng cấp III.

Bộ máy tổ chức được mô tả qua sơ đồ sau:

1.3- Nhiệm vụ của NHNo&PTNT huyện Kinh Môn

NHNo&PTNT huyện Kinh Môn cũng như mọi NHNo&PTNT huyệntrong toàn Quốc là huy động vốn để cho vay, nhận tiếp vốn, nhận vốn uỷ thácđầu tư và các dịch vụ ngân hàng.

- Nhiệm vụ huy động vốn:

Tập trung mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức, tổ chứckinh tế thông qua các thể thức tiết kiệm, huy động kỳ phiếu, mở tài khoản tiềngửi tư nhân, tiền gửi các tổ chức chính trị xã hội và các tổ chức kinh tế Nhằmtập trung mọi nguồn vốn nhàn rỗi để khơi tăng nguồn vốn của Ngân hàng

BAN GI M ÁM ĐỐC

PHÒNG KINH DOANHPHÒNG KẾ TOÁM N-

NGÂN QUỸNGÂN HÀNG

CẤP III

Trang 19

nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho nền kinh tế bên cạnh nhiệm vụ trênNHNo&PTNT huyện Kinh Môn còn nhận tiếp vốn từ Ngân hàng cấp trên vàcác nguồn vốn uỷ thác nước ngoài, từ các tổ chức tín dụng nước ngoài.

- Nhiệm vụ cung cấp vốn:

Thực hiện nhiệm vụ chính trị kinh tế của địa phương với nhiệm vụ đivay để cho vay- NHNo&PTNT huyện Kinh Môn đã đáp ứng kịp thời nhu cầuvốn cho phát triển nông nghiệp nông thôn trên địa bàn huyện theo định hướngphát triển của Tỉnh đề ra Đa dạng hoá đối tượng đầu tư, tìm kiếm những dựán, phương án khả thi để đầu tư - tìm kiếm thị trường đầu tư, củng cố thị phầntrên địa bàn Bên cạnh đó NHNo&PTNT huyện Kinh Môn còn đáp ứng nhucầu cho vay đời sống trên địa bàn huyện như cho xây dựng- sửa chữa nhà ở-cho vay mua sắm đồ dùng, phương tiện đi lại Ngoài ra còn đáp ứng vốn chokiên cố hoá kênh mương - điện dân sinh - chương trình nước sạch.

- Nhiệm vụ thanh toán - chuyển tiền và dịch vụ Ngân hàng khac.

Ngoài nhiệm vụ huy động vốn và sử dụng vốn, NHNo&PTNT huyệnKinh Môn còn làm nhiệm vụ tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt trongđịa bàn cùng hệ thống và các địa bàn khác hệ thống như thanh toán uỷ nhiệmchi - uỷ nhiệm thu - séc chuyển tiền và thanh toán chuyển tiền điện tử Nhậnchuyển tiền điện tử và các dịch vụ Ngân hàng khác

2.Khái quát hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện KinhMôn năm 2003

2.1 Huy động vốn

Trong những năm qua NHNo&PTNT huyện Kinh Môn là một trongnhưng Ngân hàng huyện thường xuyên có một số dư tăng trưởng nguồn vốnlớn trong hệ thống các chi nhánh ngân hàng huyện trực thuộc NHNo&PTNTTỉnh Hải Dương Đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của khách hàng Vốn đầutư cho nông nghiệp nông thôn chủ yếu được huy động từ hai nguồn đó là

Trang 20

Tổng nguồn vốn huy động đến ngày 31/12/2003 đạt 58.614 triệu tăngso với năm 2002 là 4.720 triệu, tốc độ tăng 8,49%.

Trang 21

Bảng 1: Kết quả huy động vốn qua bảng số liệu sau:

n v : Tri u VNĐơn vị : Triệu VNĐ ị : Triệu VNĐ ệu VNĐ Đ

CHỈ TIÊU

SỐ DƯĐẾN31/12/03

SO SÁNH

SO VỚI31/12/02

I- Nguồn vốn huyđộng tại địa phương ( tỷ lệ tăng giảm %)

26.690 44.230 46.163 +19.473+72,9%

+1.93+4,4%1.Tiền gửi các tổ chức

kinh tế

7.507 18.742 12.557 +5.050 -6.1852.Tiền gửi tiết kiệm 19.183 25.461 33.318 +14.135 +7.857- Tiền gửi tiết kiệm có

kỳ hạn

17.556 24.781 32.252 +14.696 +7.471

*Vốn huy động bìnhquân /1 người

II-Nguồn vốn uỷ thác( tỷ lệ tăng giảm %)

6.207 9.664 12.451 +6.244+100,6%

+2.787+28,8%

Trang 22

( tỷ lệ tăng giảm %) +78,2% +8,8%

(Nguồn : NHNo&PTNT huyện Kinh Môn năm 2001- 2003)

Qua số liệu ở bảng trên cho ta thấy nguồn vốn huy động tại địa phươngđến 31/12/2003 là46.163 triệu tỷ trọng 78,5% tổng nguồn vốn.

Tăng so với năm 2001 là: 19.473 triệu ,tỷ lệ tăng là:72,9%Tăng so với năm 2002 là: 1.960 triệu, tỷ lệ tăng là : 4,4%

- Tiền gửi các tổ chức kinh tế đến 31/12/2003 là: 12,557 triệu tăng sovới năm 2001 là:5.050 triệu tỷ lệ tăng là: 67,2% So với năm 2002 giảm 6.885triệu tỷ lệ giảm 33%.

-Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn đến 31/12/2003 là 32.252 triệu tăng sovới năm 2001 là:14.135 triệu tỷ lệ tăng là 73,6% Tăng so với năm 2002 là1.857 triệu tỷ lệ tăng 30,8%.

Nguồn vốn uỷ thác đến 31/12/2003 là 12.451 triệu tăng so với năm2001 là 6.244 triệu tỷ lệ tăng là:100,6% So với năm 2002 là:2.787 triệu tỷ lệtăng là: 28,8%.

2.2 Công tác tín dụng năm 2003

Hoạt động cho vay của NHNo&PTNT huyện Kinh Môn luôn bám sátmục tiêu, chương trình kinh tế của địa phương Đáp ứng kịp thời nhu cầu vốncho phát triển nông nghiệp nông thôn, đa dạng hoá đối tượng đầu tư, khơi dậylang nghề truyền thống, tìm kiếm những dự án và phương án đầu tư, tạo lòngtin với khách hàng Xác định hộ sản xuất là người bạn đồng hành với Ngânhàng nông nghịêp Do đó trong thời gian qua NHNo&PTNT huyện Kinh Mônkhông ngừng tăng trưởng và được NHNo&PTNT tỉnh Hải Dương đánh giálàđơn vị có mức tăng trưởng lớn, có số dư cao và chất lượng tín dụng tốt.

Tổng các khoản đầu tư cho vay trong năm 2003 là: 92.806 triệu tăng sovới 31/12/2001 là 38.640 triệu va tăng so với 31/12/2002 là: 22.942 triệu

Bảng 2: Quy mô và tỷ lê tín dụng qua từng năm

n v :tri u ngĐơn vị : Triệu VNĐ ị : Triệu VNĐ ệu VNĐ đồng

Trang 23

SỐ TIỀN TỶ TRỌNG SỐ TIỀN TỶ TRỌNG SỐ TIỀNTỶ TRỌNG

2.3.Công tác thanh toán.

Với phương trâm "phục vụ khách hàng với chất lượng cao và tạo lòngtin tốt với khách hàng" NHNo&PTNT huyện Kinh Môn đã sắp xếp phân côngđội ngũ cán bộ kế toán phù hợp với công việc và khả năng, trình độ của từngcán bộ để phục vụ khách hàng nhanh gọn, chính xác tạo lòng tin và nâng caouy tín với khách hàng Với gần 1.558 tài khoản cấp I hoạt động hàng tháng.Doanh số hoạt động năm 2003 là 640.200 triệu đồng, trong đó doanh sốkhông dùng tiền mặt chiếm tỷ trọng lớn.

2.4 Kết quả kinh doanh

Thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh lấy thu bù chi và có lãi, nângcao tính tự chủ của chi nhánh trong việc lựa chọn các phương án kinh doanhđạt hiệu quả cao, NHNo&PTNT huyện Kinh Môn luôn bảo đảm quỹ thu nhậpđạt được lợi nhuận, bảo đảm đủ chi lương và ăn ca cho cán bộ theo chế độquy định Năm 2001 chênh lệch thu lớn hơn chi là 373 triệu, năm 2002 chênhlệch thu lớn hơn chi là 451 triệu, tính đến thời điểm 31/12/2003 chênh lệchthu lớn hơn chi là 365 triệu.

II THỰC TRẠNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNO&PTNTHUYỆN KINH MÔN.

1 Những vấn đề chung về cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng

Trang 24

Hiện tại Ngân hàng NHNo&PTNT huyện Kinh Môn thực hiện quy chếcho vay theo quyết định số 180/QĐ/HĐQT ngày 15/12/1998 của hội đồngquản trị của Ngân hàng phải có các điều kiện sau:

Thứ nhất: Phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự

và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật , cụ thể là:

* Phải thường trú tại địa bàn huyện Kinh Môn, trường hợp hộ chỉ cóđăng ký tạm trú thì phải có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã cho phép hoạtđộng kinh doanh.

* Người đại diện cho hộ đi giao dịch với Ngân hàng phải là chủ hộ,người đại diện phải có năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.

* Đối với hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp thì phải được cơquan có thẩm quyền cho thuê, giao quyền sử dụng đất, mặt nước.

* Đối với hộ cá nhân kinh doanh phải được cơ quan có thẩm quyền cấpphép kinh doanh.

* Đối với hộ làm kinh tế gia đình phải được Uỷ ban nhân dân xã xácnhận cho phép kinh doanh hoặc làm kinh tế gia đình.

Thứ hai: Phải có khả năng tài chính bảo đảm trả nợ trong thời hạn cam

Thứ ba: Mục đích sử dụng vốn vay phải hợp pháp Không vi phạm

pháp luật, phù hợp với chương trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương,giao hợp với mục đích được giao, thuê, khoán quyền sử dụng mặt đất, mặtnước.

Thứ tư: Phải thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định

của Ngân hàng.

Ngày đăng: 17/11/2012, 17:01

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Kết quả huy động vốn qua bảng số liệu sau: - Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất ở Ngân hàng nông nghiệp huyện.doc
Bảng 1 Kết quả huy động vốn qua bảng số liệu sau: (Trang 21)
Bảng 2: Quy mô và tỷ lê tín dụng qua từng năm - Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất ở Ngân hàng nông nghiệp huyện.doc
Bảng 2 Quy mô và tỷ lê tín dụng qua từng năm (Trang 23)
Bảng 4: Kết quả cho vay hộ sản xuất - Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất ở Ngân hàng nông nghiệp huyện.doc
Bảng 4 Kết quả cho vay hộ sản xuất (Trang 28)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w