Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay kinh tế hộ gia đình tại Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn huyện Yên Mỹ

53 491 1
Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay kinh tế hộ gia đình tại Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn huyện Yên Mỹ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đại hội đảng toàn quốc lần thứ IX khẳng định đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng trong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế- xã hội. Nền kinh tế từ tình trạng hàng hoá khan hiếm nghiêm trọng, nay sản xuất đã đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu của nhân dân và nền kinh tế. Đời sống các tầng lớp nhân dân được cải thiện. Đất nước đã ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế- xã hội. Thời kỳ tiếp tục sự nghiệp đổi mới, đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ văn minh, sản xuất nông nghiệp nước ta liên tiếp thu được những thành tựu to lớn. Chúng ta đã áp dụng nhiều tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất đưa sản lượng lương thực, thực phẩm của nước ta không ngừng tăng trưởng. Từ chỗ là nước thiếu lương thực đến nay chúng ta đã trở thành một trong những nước đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu lương thực. Có được kết quả đó là có sự đóng góp đáng kể của kinh tế hộ gia đình. Thể hiện đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước phát triển kinh tế hộ sản xuất trong đó trọng tâm là hộ nông dân sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp. Từ định hướng và chính sách về phát triển kinh tế hộ sản xuất đã giúp cho ngành Ngân hàng nói chung, Ngân hàng nông nghiệp nói riêng thí điểm, mở rộng và từng bước hoàn thiện cơ chế cho vay kinh tế hộ sản xuất. Trong quá trình đầu tư vốn đã khẳng định được hiệu quả của đồng vốn cho vay và khả năng quản lý, sử dụng vốn của các hộ gia đình cho sản xuất kinh doanh, mở rộng thêm ngành nghề, tăng sản phẩm cho xã hội, tăng thu nhập cho gia đình và hoàn trả được vốn cho Nhà nước. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tồn tại trong cơ chế chính sách, hành lang pháp lý và những tác động của cơ chế thị trường, đòi hỏi các cấp các ngành tiếp tục tháo gỡ khó khăn để đáp ứng đầy đủ kịp thời có hiệu quả nhu cầu về vốn cho hộ sản xuất phát triển kinh tế. Huyện Yên Mỹ là một huyện nông nghiệp, có vị trí địa lý thuận lợi, có tiềm năng lớn về sản xuất nông nghiệp. Trong những năm qua sản xuất nông nghiệp đã thu được những thành tựu to lớn góp phần vào sự tăng trưởng chung của Tỉnh cũng như cả nước. Thực hiện mục tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội của Đại hội đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XIII đề ra: "Phát huy mọi nguồn lực, tiếp tục phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn toàn diện vững chắc, tận dụng lợi thế địa phương, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả và phù hợp với nhu cầu của thị trường, phát triển đa dạng các ngành dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống." Nhu cầu vốn đòi hỏi rất lớn từ nội lực các gia đình từ ngân sách và từ nguồn vốn tín dụng Ngân hàng. Do đó phải mở rộng đầu tư vốn cho kinh tế hộ để tận dụng, khai thác những tiềm năng sẵn có về đất đai, mặt nước, lao động, tài nguyên làm ra nhiều sản phẩm cho xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Tuy nhiên trên thực tế việc mở rộng cho vay vốn đối với hộ sản xuất ngày càng khó khăn do món vay nhỏ , chi phí nghiệp vụ cao hơn nữa đối tượng vay gắn liền với điều kiện thời tiết, nắng mưa bão lụt, hạn hán nên ảnh hưởng rất lớn đến đồng vốn vay,khả năng rủi ro luôn tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng. Với chủ trương công nghiêp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn , xoá đói giảm nghèo , xây dựng nông thôn mới thì nhu cầu vay vốn của hộ sản xuất ngày càng lớn hoạt đông kinh doanh ngân hàng trong lĩnh vực cho vay hộ sản xuất sẽ có nhiều rủi ro. Bởi vậy mở rộng tín dụng phải đi kèm với việc nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Có như vậy hoạt động kinh doanh của ngân hàng mới thực sự trở thành " Đòn bẩy " thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Nhận thức được những vấn đề trên và xuất phát từ thực tiễn hoạt động tín dụng cho vay vốn đến hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn huyện Yên Mỹ . Em đã chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay kinh tế hộ gia đình tại Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn huyện Yên Mỹ” Nhằm mục đích tìm hiểu tình hình thực tế và từ đó tìm ra những giải pháp để đầu tư đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện và đảm bảo an toàn vốn đầu tư. Kết cấu chuyên đề gồm 3 chương: Chương I: Tổng quan về sự hình thành và phát triển của cơ cấu tổ chức của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Mỹ. Chương II: Thực trạng hiệu quả cho vay đối với hộ gia đình. Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ gia đình.

Chuyên đề tôt nghiệp Trường ĐH Lương Thế Vinh LỜI MỞ ĐẦU Đại hội đảng toàn quốc lần thứ IX khẳng định đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng trong chiến lược ổn địnhphát triển kinh tế- xã hội. Nền kinh tế từ tình trạng hàng hoá khan hiếm nghiêm trọng, nay sản xuất đã đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu của nhân dân và nền kinh tế. Đời sống các tầng lớp nhân dân được cải thiện. Đất nước đã ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế- xã hội. Thời kỳ tiếp tục sự nghiệp đổi mới, đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ văn minh, sản xuất nông nghiệp nước ta liên tiếp thu được những thành tựu to lớn. Chúng ta đã áp dụng nhiều tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất đưa sản lượng lương thực, thực phẩm của nước ta không ngừng tăng trưởng. Từ chỗ là nước thiếu lương thực đến nay chúng ta đã trở thành một trong những nước đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu lương thực. Có được kết quả đó là có sự đóng góp đáng kể của kinh tế hộ gia đình. Thể hiện đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước phát triển kinh tế hộ sản xuất trong đó trọng tâm là hộ nông dân sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp. Từ định hướng và chính sách về phát triển kinh tế hộ sản xuất đã giúp cho ngành Ngân hàng nói chung, Ngân hàng nông nghiệp nói riêng thí điểm, mở rộng và từng bước hoàn thiện cơ chế cho vay kinh tế hộ sản xuất. Trong quá trình đầu tư vốn đã khẳng định được hiệu quả của đồng vốn cho vay và khả năng quản lý, sử dụng vốn của các hộ gia đình cho sản xuất kinh doanh, mở rộng thêm ngành nghề, tăng sản phẩm cho xã hội, tăng thu nhập cho gia đình và hoàn trả được vốn cho Nhà nước. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tồn tại trong cơ chế chính sách, hành lang pháp lý và những tác động của cơ chế thị trường, đòi hỏi các cấp các ngành tiếp tục tháo gỡ khó khăn để đáp ứng đầy đủ kịp thời có hiệu quả SV:Chu Thị Thanh Nhàn Lớp TCNH2C- K4 1 Chuyên đề tôt nghiệp Trường ĐH Lương Thế Vinh nhu cầu về vốn cho hộ sản xuất phát triển kinh tế. Huyện Yên Mỹ là một huyện nông nghiệp, có vị trí địa lý thuận lợi, có tiềm năng lớn về sản xuất nông nghiệp. Trong những năm qua sản xuất nông nghiệp đã thu được những thành tựu to lớn góp phần vào sự tăng trưởng chung của Tỉnh cũng như cả nước. Thực hiện mục tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội của Đại hội đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XIII đề ra: "Phát huy mọi nguồn lực, tiếp tục phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn toàn diện vững chắc, tận dụng lợi thế địa phương, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả và phù hợp với nhu cầu của thị trường, phát triển đa dạng các ngành dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống." Nhu cầu vốn đòi hỏi rất lớn từ nội lực các gia đình từ ngân sách và từ nguồn vốn tín dụng Ngân hàng. Do đó phải mở rộng đầu tư vốn cho kinh tế hộ để tận dụng, khai thác những tiềm năng sẵn có về đất đai, mặt nước, lao động, tài nguyên làm ra nhiều sản phẩm cho xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Tuy nhiên trên thực tế việc mở rộng cho vay vốn đối với hộ sản xuất ngày càng khó khăn do món vay nhỏ , chi phí nghiệp vụ cao hơn nữa đối tượng vay gắn liền với điều kiện thời tiết, nắng mưa bão lụt, hạn hán nên ảnh hưởng rất lớn đến đồng vốn vay,khả năng rủi ro luôn tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng. Với chủ trương công nghiêp hoá - hiện đại hoá nông nghiệpnông thôn , xoá đói giảm nghèo , xây dựng nông thôn mới thì nhu cầu vay vốn của hộ sản xuất ngày càng lớn hoạt đông kinh doanh ngân hàng trong lĩnh vực cho vay hộ sản xuất sẽ có nhiều rủi ro. Bởi vậy mở rộng tín dụng phải đi kèm với việc nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Có như vậy hoạt động kinh doanh của ngân hàng mới thực sự trở thành " Đòn bẩy " thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Nhận thức được những vấn đề trên và xuất phát từ thực tiễn hoạt động tín SV:Chu Thị Thanh Nhàn Lớp TCNH2C- K4 2 Chuyên đề tôt nghiệp Trường ĐH Lương Thế Vinh dụng cho vay vốn đến hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn huyện Yên Mỹ . Em đã chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay kinh tế hộ gia đình tại Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn huyện Yên Mỹ” Nhằm mục đích tìm hiểu tình hình thực tế và từ đó tìm ra những giải pháp để đầu tư đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện và đảm bảo an toàn vốn đầu tư. Kết cấu chuyên đề gồm 3 chương: Chương I: Tổng quan về sự hình thành và phát triển của cơ cấu tổ chức của Ngân hàng nông nghiệpphát triển nông thôn huyện Yên Mỹ. Chương II: Thực trạng hiệu quả cho vay đối với hộ gia đình. Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ gia đình. Tuy nhiên, đề tài rất rộng và phức tạp, trình độ của bản thân em còn nhiều hạn chế, việc thu thập tài liệu và thời gian nghiên cứu có hạn, do đó không tránh khỏi những thiếu sót, nhược điểm. Rất mong được sự chỉ bảo của thầy cô và ban giám đốc NHNo&PTNT huyện Yên Mỹ giúp đỡ để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! SV:Chu Thị Thanh Nhàn Lớp TCNH2C- K4 3 Chuyên đề tôt nghiệp Trường ĐH Lương Thế Vinh CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN YÊN MỸ 1.1 Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn huyện Yên Mỹ. Là một chi nhánh trực thuộc NHNo & PTNT tỉnh Hưng Yên với chức năng kinh doanh tiền tệ tín dụng trên mặt trận nông nghiệp, nông thôn và các thành phần kinh tế khác trên địa bàn. NHNo&PTNT huyện Yên Mỹ đã và đang giữ vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường Tài chính tín dụng trên địa bàn. Được hình thành sau khi tái lập huyện năm 1999, theo quyết định số 617/QĐ - NHNo-02 ngày 26/8/1999 của Tổng Giám đốc Ngân hàng nông nghiệpphát triển nông thôn Việt Nam. Từ một chi nhánh Ngân hàng có nhiều khó khăn . Nhờ kiên trì khắc phục khó khăn, quyết tâm đổi mới, chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Mỹ không những đã khẳng định được mình, mà còn vươn lên phát triển trong cơ chế thị trường. Thật sự là một chi nhánh của một Ngân hàng thương mại quốc doanh lớn, kinh doanh tổng hợp, có xu hướng mở rộng tới tất cả các dịch vụ Tài chính - Ngân hàng. Hiện nay, NHNo&PTNT huyện Yên Mỹ-tỉnh Hưng Yên có 01 Hội sở NHNo huyện, 01 phòng giao dịch trực thuộc, Không phải là một chi nhánh Ngân hàng duy nhất trên địa bàn huyện không có sự phân bố đồng đều rộng khắp tới các xã trong toàn huyện. Khách hàng của Ngân hàng chủ yếu là các hộ nông dân, hộ sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp, công ty TNHH thuộc các thành phần kinh tế . Nhờ hoạt động ngày càng có hiệu quả, uy tín của NHNo huyện Yên Mỹ ngày càng được nâng cao và trở thành người bạn đồng hành không thể thiếu SV:Chu Thị Thanh Nhàn Lớp TCNH2C- K4 4 Chuyên đề tôt nghiệp Trường ĐH Lương Thế Vinh được của bà con nông dân. 1.2 Cơ cấu tổ chức 1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức: 1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ: 1.2.2.1 Phòng hành chính- tổng hợp: - Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của Ngân hàng và thường xuyên đôn đốc việc thực hiện các chương trình đã được giám đốc NHNo&PTNT huyện Yên Mỹ phê duyệt - Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ chi nhánh và các chi nhánh NHNo&PTNT trên địa bàn huyện. Trực tiếp làm thư ký tổng hợp cho giám đốc chi nhánh. SV:Chu Thị Thanh Nhàn Lớp TCNH2C- K4 PHÒNG KINH DOANH CHI NHÁNH CẤP 3 TỪ HỒ PHÒNG HÀNH CHÍNH PHÒNG KẾ TOÁN 5 GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH KINH DOANH PHÓ GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH KẾ TOÁN Chuyên đề tôt nghiệp Trường ĐH Lương Thế Vinh - Tư vấn pháp ché trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng, hoạt dộng tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chính liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của chi nhánh - Thực thi pháp luật có lien quan đến an ninh, trật tự, phòng cháy, nổ tại cơ quan - Lưu trữ các văn bản có liên quan đến Ngân hàng và văn bản định chế của NHNo&PTNT Việt Nam. - Đầu mối giao tiếp với khách hàng đến làm việc, công tác chi nhánh. - Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác hành chính, văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của chi nhánh. - Thực hiện công tác thông tin , tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị theo chỉ đạo của ban lãnh đạo NHNo&PTNT huyện Yên Mỹ giao. 1.2.2.2 Phòng kinh doanh. - Nghiên cứu xây dựng chiến lược kế hoạch tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng khách hàng, nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng với sản xuất, lưu thông và tiêu dùng - Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật danh mục khách hàng, lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao - Thẩm định và đề xuất các dự án cho vay tín dụng theo phân cấp ủy quyền. - Thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình NHNo cấp trên theo phân cấp ủy quyền. - Tiếp nhận và thực hiện các công trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nước, nước ngoài. Trực tiếp làm dịch ủy thác nguồn vốn thuộc chính phủ, bộ, ngành khác và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước. SV:Chu Thị Thanh Nhàn Lớp TCNH2C- K4 6 Chuyên đề tôt nghiệp Trường ĐH Lương Thế Vinh - Xây dựng và hoàn thiện các mô hình tín dụng thí điểm, thử nghiệm trên địa bàn, đồng thời theo dõi, đánh giá sơ kết, tổng kết đề xuất giám đốc cho phép nhân rộng. - Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng giải quyết. - Giúp giám đốc chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của chi nhánh trực thuộc. - Tổng hợp báo cáo và kiểm tra chuyên đề theo quy định. - Thực hiện các nghiệp vụ khác do giám đốc NHNo&PTNT Yên Mỹ giao 1.2.2.3 Phòng kế toán- ngân quỹ. - Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thông kê ngân quỹ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và NHNo&PTNT Việt Nam - Xây dựng kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính. - Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam - Tổng hợp lưu trữ hồ sơ, tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định. - Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước. - Chấp hành các quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn kho theo quy định. - Quản lý sử dụng thiết bị thông tin điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh doanh. - Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề. Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc NHNo&PTNT Yên Mỹ giao phó 1.2.3 Các nghiệp vụ chủ yếu của NHNo&PTNT huyện Yên Mỹ: *Huy động vốn: bằng Viêt Nam đồng và ngoại tệ với nhiều hình thức như gửi tiết kiệm,gửi tiền thanh toán,phát hành kỳ phiếu,tín phiếu chưng chỉ tiền SV:Chu Thị Thanh Nhàn Lớp TCNH2C- K4 7 Chuyên đề tôt nghiệp Trường ĐH Lương Thế Vinh gửi. *Đầu tư vốn tín dụng bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ:cho vay ngắn hạn,trung hạn,dài hạn,cho vay đồng tài trợ với các ngân hàng thương mại khác,cho vay theo trương trình chỉ định của Chính Phủ. *Thanh toán bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ,thanh toán chuyển tiền trong nước,quốc tế(nhờ thu,thanh toán L/C…)Chuyển tiêng điện tử,chi trả kiều hối,chuyển tiên nhanh Western Union…nhằm đa rạng hoá sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. *Bảo lãnh bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ:bảo lãnh thư tín dụng hoặc táI bảo lãnh tín dụng.bảo lãnh đấu thầu,bảo lãnh thanh toán,bảo lãnh hợp đồng cho các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn. 1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Yên Mỹ- Hưng Yên. 1.3.1 Hoạt động huy động vốn. - Phương pháp huy động vốn: Xác định rõ chức năng Ngân hàng thương mại là: “ Đi vay để cho vay", do đó không thể trông chờ vào nguồn vốn cấp trên mà phải tìm mọi biện pháp để khai thác nguồn vốn, đảm bảo hoạt động của mình. Thực hiện đa dạng hoá công tác huy động vốn, cả về hình thức lãi suất huy động. Kết hợp giữa huy động vốn trong địa bàn với huy động ngoài địa bàn. Sử dụng các hình thức huy động vốn : Tiền gửi tiết kiệm các loại, kỳ phiếu, tiền gửi kho bạc, tiền gửi các tổ chức kinh tế , với thời hạn và mức lãi suất khác nhau. Vận động mở tài khoản cá nhân và thanh toán không dùng tiền mặt qua Ngân hàng, .Vừa qua NHNo&PTNT huyện áp dụng hình thức tiết kiệm bậc thang với cách tính lãi linh hoạt được khách hàng nhiệt tình hưởng ứng. Ngoài ra Ngân hàng còn sử dụng hoạt động Marketing trong việc huy động vốn bằng các hình thức quà tặng tuỳ theo giá trị khoản tiền gửi vào Ngân hàng, khen thưởng và tuyên d- SV:Chu Thị Thanh Nhàn Lớp TCNH2C- K4 8 Chuyên đề tôt nghiệp Trường ĐH Lương Thế Vinh ương các hộ sản xuất kinh doanh làm ăn có hiệu quả từ đồng vốn vay của Ngân hàng . Trong những năm qua NHNo huyện Yên Mỹ luôn là một trong những đơn vị có thành tích xuất sắc về công tác huy động vốn, đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu vay vốn của nhân dân địa phương. - Kết quả huy động vốn : Bảng 1: Tình hình huy động vốn của NHNo huyện Yên Mỹ (Đơn vị:triệu đồng) Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Nguồn vốn huy động tại địa phương 41.772 58,32 49.081 56,43 65.173 60,39 7.309 17,5 16.092 32,79 - Tiền gửi không kỳ hạn 15.973 38,24 17.728 36,12 19.912 30,55 1.755 10,99 2.184 12,32 - Tiền gửi có kỳ hạn dưới 1 năm 9.668 23,14 11.462 23,35 15.483 23,76 1.794 18,56 4.021 35,08 - Tiền gửi có KH từ 1 năm trở lên 16.131 38,63 19.891 40,45 29.788 45,69 3.760 23,31 9.897 49,76 2. Vốn uỷ thác đầu tư 29.850 41,68 37.900 43,57 42.750 39,61 8.050 26,97 4.850 12,8 - Nguồn uỷ thác đầu tư 14.900 49,92 20.300 53,56 21.950 51,35 5.400 36,24 1.650 8,128 - Nguồn vốn NHNg 14.950 50,08 17.600 46,44 20.800 48,65 2.650 17,73 3.200 18,18 Tổng nguồn 71.622 100 86.981 100 10.7923 100 15.359 21,44 20.942 24,08 ( Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác tín dụng giai đoạn 2008-2010) SV:Chu Thị Thanh Nhàn Lớp TCNH2C- K4 9 Chuyên đề tôt nghiệp Trường ĐH Lương Thế Vinh Qua số liệu 3 năm 2008, 2009 và 2010 tổng nguồn huy động tăng nhanh từ 71.622 trđ năm 2008 lên 86.981 trđ năm 2009 và lên 107.923 trđ năm 2010 tăng so với năm 2009 là 20.942 trđ bằng(+24,07%). Bình quân đầu người đạt 2.916,83 trđ tăng 566 trđ so với năm 2009 tỷ lệ tăng 24,07%. Trong đó: * Nguồn vốn huy động tại địa phương đến 31/12/2010 đạt 65.173 trđ chiếm tỷ trọng 60,39%/Tổng nguồn, tăng 16.092 trđ bằng (+32,78%) so với năm 2009. BQ đầu người đạt 1.761 trđ . Cơ cấu nguồn vốn như sau: Tiền gửi không kỳ hạn 19.912 trđ, chiếm tỷ trọng 30,55% trong tổng nguồn huy động tại địa phương, tăng 2.184 trđ so với năm 2009. Tiền gửi có kỳ hạn dưới 1 năm 15.483 trđ , chiếm tỷ trọng 23,75% Tổng nguồn vốn huy động tại địa phương, tăng 4.021 trđ so năm 2009; Tiền gửi có kỳ hạn từ 1 năm trở lên 29.788 trđ , chiếm tỷ trọng 45,7 %/Tổng nguồn vốn huy động tại địa phương, tăng 9.887 tỷ so với năm 2009 tạo điều kiện cho Ngân hàng mở rộng đầu tư cho vay trung dài hạn đáp ứng nhu cầu vay vốn nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho hộ sản xuất trong tình hình hiện nay. Nguồn vốn uỷ thác đầu tư: Tăng nhanh qua các năm, trong đó: Nguồn uỷ thác đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng 20,33% trong tổng nguồn, về số tuyệt đối tăng 1.650 trđ so với năm 2009, tức là tăng 8,12%. Nguồn vốn NHNg là 20.800 trđ chiếm tỷ trọng 19,29 % trong tổng nguồn, về số tuyệt đối tăng 3.200 trđ so với năm 2009 tức là tăng 18,18%. 1.3.2 Hoạt động tín dụng Là hoạt động sinh lời chủ yếu của Ngân hàng thương mại trong giai đoạn hiện nay. SV:Chu Thị Thanh Nhàn Lớp TCNH2C- K4 10

Ngày đăng: 23/07/2013, 15:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan