Báo cáo bao bì: màng bao thực phẩm

39 1.4K 9
Báo cáo bao bì: màng bao thực phẩm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo bao bì màng bao thực phẩm

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ THỰC PHẨM  TIỂU LUẬN BAOTHỰC PHẨM Đề tài: MÀNG BAO THỰC PHẨM GVHD: MỤC LỤC MỞ ĐẦU Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thương mại, dịch vụ hàng hóa, nhu cầu của người tiêu dùng về các sản phẩm thiết yếu hàng ngày đang ngày một gia tăng, đặc biệt là nhu cầu về các mặt hàng thực phẩm. Một trong những tiêu chuẩn hàng đầu để người tiêu dùng lựa chọn thực phẩm là chất lượng của sản phẩm. Việc nghiên cứu các phương pháp để đảm bảo chất lượng sản phẩm từ lâu đã được các nhà khoa học nghiên cứu như: bảo quản lạnh, bảo quản bằng hoá chất, bảo quản bằng việc đóng gói… Việc sử dụng màng đóng gói thực phẩm có ảnh hưởng lớn đến các thuộc tính của sản phẩm, chúng quyết định chất lượng của sản phẩm và làm giảm tối đa mức độ thay đổi đối với sản phẩm. Một trong những thách thức đối với các loại màng bọc thực phẩm công nghiệp trong quá trình sản xuất là phải giữ được tính bền của sản phẩm hay hạn sử dụng của chúng. Màng phủ thực phẩm phải có tính ổn định, duy trì được tính chất hóa học, tính năng bảo vệ và tính năng sử dụng trong suốt quá trình bảo quản. Màng phủ ăn được là một loại màng phủ thực phẩm được sử dụng rất phổ biến nhằm cải thiện chất lượng của thực phẩm. Tác dụng của nó đã thể hiện rõ trong thực tiễn và được khẳng định bằng chính những đánh giá, sức tiêu thụ của khách hàng. Xuất phát từ tầm quan trọng của màng phủ thực phẩm nói chung và màng phủ ăn được nói riêng đối với chất lượng của thực phẩm, việc nghiên cứu, tìm hiểu các loại màng này là hết sức cần thiết. 1. Sơ lược về màng bao thực phẩm 1.1. Lịch sử phát triển của màng bao thực phẩm 1.1.1. Lịch sử phát triển của baothực phẩm Lịch sử baothực phẩm đã nói lên sự tiến bộ của công nghệ thực phẩm cùng với công nghệ vật liệu làm bao bì, đồng thời phản ảnh sự phát triển của xã hội loài người qua các thời kỳ. Thực phẩm mà chúng ta đang sử dụng hàng ngày có nguồn nguyên liệu xuất xứ từ nhiều vùng đất, nhiều quốc gia trên thế giới và được xử lý chế biến theo sự kết hợp phong thái của nhiều nền văn hóa khác nhau và biến đổi theo sự phát triển của xã hội. Baothực phẩm có một trong các chức năng quan trọng là chứa đựng và bảo quản thực phẩm, nên đã gắn liền với nhu cầu sinh hoạt ăn uống của con người theo từng thời kỳ. Từ thời kỳ đồ đá, vật chứa đựng thức ăn thức uống chính là những khúc gỗ rỗng, những quả bầu bí đã để khô, vỏ sò ốc. Sau đó con người đã biết dùng một số bộ phận của thú rừng để làm vật chứa đựng như: da, xương, sừng,… Bên cạnh đó, họ cũng biết dệt lông thú hoặc cành nho, cỏ lác thành tấm và tạo thành túi chứa đựng. Đến thời kỳ đồ đá mới, loài người đã biết chế tạo vài đồ chứa bằng kim loại có hình dạng như chiếc sừng và phát hiện ra đất sét chế tạo đồ gốm. Hơn 4000 năm trước, người Moenjo-Daro (thuộc vùng đất Pakistan ngày nay) đã biết dùng da thú bịt kín các lọ, bình bằng gốm để giữ ẩm cho lúa mì, lúa mạch được chứa đựng trong đó. Khoảng 530 năm trước công nguyên, người dân Ba Tư đã được con người phát hiện rất sớm. Khoảng 1500 năm trước công nguyên, con người đã dùng lọ thủy tinh để chứa những chất lỏng. Năm 79 sau công nguyên, người La Mã đã sử dụng các bình lọ thủy tinh làm vật chứa đựng đồng thời với đồ gốm sứ. Trong thời kỳ này, hàng hóa như rượu vang xuất khẩu cũng như chứa đựng trong bình to bằng đất sét nung. Những vùng dân cư như bộ tộc Sepapen đã phát minh ra thùng tròn bằng gỗ được lắp chặt khít bằng những mảnh gỗ theo lỗ mọng, có nắp đậy và được niềng chặt bằng những móc sắt. Vào thế kỷ 15, triều đại nhà minh (1368 – 1644) ở Trung Quốc đã thiết lập trung tâm trao đổi thương mại đồ gốm sứ với vùng Nam, Tây Á và Ai Cập. Cũng vào thời kỳ này, các vùng dân cư đã vượt đường xa để đến trao đổi lương thực, đáp ứng yêu cầu vận chuyển trong thời gian dài qua những vùng khí hậu khắc nghiệt, đã bắt đầu được phát hiện và biết đến. Lương thực như ngũ cốc được ổn định nhiệt độ và làm ẩm trong suốt quá trình vận chuyển trong những túi da có pha cát, và xoắn miệng túi lại để đạt độ kín. 1.1.2. Lịch sử của màng bao thực phẩm Màng sáp trên trái cây đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ nhằm ngăn ngừa sự mất độ ẩm và để tạo ra một bề mặt quả bóng cho mục đích thẩm mỹ. Ngay từ thế kỷ XII, hoa quả họ cam quýt từ miền Nam Trung Quốc đã được bảo quản cho Hoàng đế bằng cách đặt chúng trong hộp, đở sáp nóng chảy trên chúng và gửi bởi xe lưu động đến miền bắc. Khi đó chất lượng của chúng có sự chọn lọc của những con người sống trong xã hội hiện đại, phương pháp này khá hiệu quả cho việc kéo dài thời gian bảo quản trong trong giai đoạn này. Ở Châu Âu, có quá trình được gọi là “Larding” – lưu trữ nhiều trái cây trong sáp ong hoặc mỡ cho sau này được tiêu thụ. Quá trình này bảo vệ và ngăn chặn sự tổn thất nước, tạo lớp trao đổi khí tự nhiên và kết quả là cho ra chất lượng thấp hơn. Sau thế kỷ XV, màng bao được làm từ da của sữa đậu nành luộc xuất hiện và được sử dụng ở Nhật Bản, nó duy trì và nâng cao chất lượng thực phẩm. Thế kỷ XIX, bằng một sáng chế của nhà khoa học Mỹ đã phát minh ra việc bảo quản thịt khác nhau bằng gelatin. Phương pháp bảo quản ban đầu bao gồm: hun khói hoặc đặt các sản phẩm trong các phòng lạnh hoặc tầng hầm. Ngày nay đã có nhiều phương pháp hiện đại, bao gồm làm lạnh và lưu trữ không khí kiểm soát, tiệt trùng bằng cả hai tia UV và Gamma được sử dụng để giữ an toàn cho thực phẩm của họ. Tuy nhiên, do đặc tính của nhiều loại thực phẩm thì người ta vẫn sử dụng màng bao để bao quản và duy trì chất lượng tốt hơn. 1.1.3. Mối quan hệ giữa baothực phẩm và sự phát triển của xã hội Sự phát triển của xã hội công nghiệp hóa đồng thời với sự phát triển của đô thị, và công nghiệp hóa nông nghiệp đã dẫn đến hiện tượng tập trung dân trong khu vực thành thị, sự tăng số lượng phụ nữ đi làm và việc thay đổi từ các đại gia đình ở nông thôn thành các gia đình nhỏ. Như thế, cần phải có sự cải thiện hiệu quả trong phân phối hàng hóa, thực phẩm để có thể cung cấp hợp lí cho người tiêu dùng. Đây là khởi điểm của thời kỳ bao bì tiêu thụ là các baobao gói từng đơn vị nhỏ thay thế cho việc bán từng khối hàng hóa trước kia. Bên cạnh đó, theo sự phát triển của xã hội, nâng cao mức sống của người dân đã gia tăng mức tiêu dùng và tạo nên sự thay đổi yêu cầu về hàng hóa, thực phẩm. Tất cả những điều này đã được thể hiện bằng sự gia tăng các hoạt động vui chơi, giải trí, du lịch và cùng với nó là sự gia tăng số lượng các bữa ăn ngoài trời… Ngoài ra người sử dụng còn đòi hỏi thực phẩm phải có sự thay đổi về mẫu mã, kiểu dáng sao cho thuận lợi và phù hợp với từng trường hợp khác nhau và đạt chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Đồng thời nhà sản xuất cũng quan tâm thu hút sự chú ý của khách hàng bằng việc tiếp thị thông qua bao bì. Vì vậy, ngày nay bao bì được sử dụng như là một công cụ của quá trình marketing để đạt được giá trị gia tăng cho sản phẩm. Điều này giải thích tại sao trong xã hội hiện nay, chi phí cho baothực phẩm trong tổng chi phí chung của ngành sản xuất bao bì là cao nhất. Và đối với riêng ngành công nghiệp thực phẩm thì tỷ lệ chi phí cho bao bì ngày càng cao so với tổng chi phí sản xuất thực phẩm. Từ đó đưa đến sự cạnh tranh cao độ nhằm giảm giá thành sản phẩm và yêu cầu vật liệu bao bì đạt tính năng cao. Những yêu cầu này đã được thỏa mãn bởi sự tạo ra các vật liệu bao bì vật liệu bao bì và hệ thống đóng gói mới, đăc biệt. Các loại bao bì đa dạng về cấu trúc, cách trang trí, thông tin, nhẹ, độ dày rất nhỏ và đem lại nhiều thuận lợi trong quá trình bảo quản, sử dụng, phân phối, kiểm tra sản phẩm. Hầu hết nhu cầu hàng ngày về thực phẩm của các gia đình, được đáp ứng thông qua hệ thống siêu thị. Sự tăng trưởng nhanh chóng của phương thức phân phối tự phục vụ là nhờ vào bao bì hiện đại. Điều này không chỉ giúp giảm chi phí phân phối, mà còn bảo quản thực phẩm tránh được sự hư hỏng, đưa đến hiệu quả sản xuất tăng cao, hỗ trợ cho việc canh tranh về giá cho các sản phẩm cuối cùng. Với phương hướng chiến lược phát triển bao bì ngành thực phẩm, sản xuất thực phẩm của đất nước chắc chắn sẽ có bước phát triển nhảy vọt về quy mô sản xuất, về ngành nghề, trình độ chế biến, về sản lượng và tỉ suất hàng hóa, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu thực phẩm chế biến đa dạng. Sự phát triển này kéo theo sự phát triển tất yếu về quy mô và trình độ phân phối trong thị trường nội địa cũng như thị trường quốc tế, do đó nâng cao thu nhập từ giá trị gia tăng của hàng xuất khẩu cũng như góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động trong nước. Vì vậy, mà kỹ thuật bao bì trên thế giới đã phát triển rất mạnh; từ hơn một thập niên trước đây và không ngừng lớn mạnh về chủng loại, về trình độ chế tạo cũng như về số lượng. Nước ta trong những năm gần đây, kinh tế phát triển, nhu cầu tiêu dùng ngày càng được nâng cao, trong đó nhu cầu về thực phẩm chế biến biến đạt chất lượng cao để tiêu dùng và xuất khẩu tăng lên mạnh mẽ, từ đó thúc đẩy sự phát triển quy mô công nghệ bao bì đa dạng và đạt chất lượng cao. Sự chuyển biến có tính chiến lược của công nghệ thực phẩm đã yêu cầu ngành bao bì phát triển mạnh mẽ về lượng cũng như chất với màng nguyên liệu plastic đơn, màng phức hợp (màng ghép) hoặc lon ghép tráng thiếc, chai lọ nhựa (PET), chai lọ thủy tinh, những thùng chứa bằng bìa cứng gợn sóng và bìa cứng các loại,… 1.1.4. Xu hướng hiện nay của ngành bao bì − Sản lượng plastic nhiệt dẻo ngày càng tăng cao. − Kỹ thuật sản xuất màng plastic, bao bì bằng vật liệu plastic ghép ngày càng phát triển mạnh. − Bao bì phải đáp ứng được 3 chức năng chính là bảo vệ hàng hóa thực phẩm bên trong, thông tin và thuận tiện trong quản lý, tiện dụng; và hạn chế được sự ô nhiễm môi trường bởi bao bì phế thải. Do đó bao bì cần được cấu tạo bởi vật liệu. − Có khả năng tái sinh. − Được sản xuất tuân theo các luật về bảo vệ môi trường như bao bì được ghi tên loại plastic cấu tạo ở dưới đáy để tiện phân loại sau khi thu hồi và tái sinh. − Để đảm bảo cho việc tái sinh, cần ghép hai trong nhiều loại nguyên liệu có thành phần giống nhau, tránh tối đa việc pha trộn các loại nguyên liệu plastic vào nhau. − Cấu trúc màng phổ biến nhất là màng ba lớp. 1.2. Các loại vật liệu bao gói 1.2.1. Giấy Được phát minh ra nhằm mục đích thay thế cho đá, gỗ, vỏ cây, da thú mà loài người dùng để viết lên trước đó. Người Trung Quốc đã phát minh ra giấy viết đầu tiên vào năm 105, giấy được làm từ sợi lanh. Kể từ năm 751, kỹ thuật sản xuất giấy được truyền sang miền Tây Á, sau đó phổ biến ở các nước châu Âu và châu Mỹ. Vào thế kỹ thứ 16, chính người Trung Quốc đã phát minh ra giấy bìa cứng. Kỹ thuật làm giấy được phát triển không ngừng, đến năm 1867, công nghệ sản xuất giấy từ bột gỗ xuất hiện và đến giữa năm 1800 giấy bìa gợn sóng (giấy carton gợn sóng) được phát minh, mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành bao bì. Giấy bìa gợn sóng được sử dụng làm bao bì ngoài cho đa số các loại sản phẩm, vì nó có tính bền cơ rất cao. Bên cạnh đó, đặc tính nhẹ của giấy bìa gợn sóng rất hiệu dụng khi vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa. Ngoài ra, giấy bìa gợn còn có thể tái sản xuất, tiết kiệm nguyên liệu, ít gây ô nhiễm môi trường. 1.2.2. Thủy tinh Năm 1550 trước công nguyên, vật liệu thủy tinh được phát hiện, và những chai lọ thủy tinh màu được chế tạo. Đến năm 1200 sau công nguyên, người ta còn dùng thủy tinh làm chất men phủ lên bề mặt các sản phẩm gốm sứ. Năm 1200 sau công nguyên, con người ta đã khắc vẽ trên khuôn đúc để tạo vật dụng bằng thủy tinh có hình ảnh. Đồ gốm trở thành đồ gia dụng để chứa đựng thực phẩm, dùng làm chén đĩa ăn uống từ rất lâu đời và phổ biến khắp thế giới. Trước khi tồn tại công nghệ đóng bao bì chân không và thiết bị lạnh vào thế kỷ 19, những đồ dùng bằng gốm màu xám hoặc nâu, được trang trí bằng các oxyt kim loại màu, thường được dùng để chế mọi thứ từ bơ và thịt muối đến rượu quả. Các thương nhân cũng dùng các bình bằng gốm để chứa nhựa thông, axit và các loại chất lỏng công nghiệp khác; họ đã sử dụng hình ảnh trang trí trên các bình gốm để quảng cáo cho sản phẩm. Đồ gốm được sản xuất lần đầu tiên vào thế kỷ 15. Nước Đức nổi tiếng bởi những loại men sứ làm từ các loại muối vô cơ; chính men sứ đã làm cho bình gốm cứng hơn và an toàn hơn những bình gốm có lớp men chứa chì. Nghành đồ gốm đạt đỉnh cao vào thế kỷ 18-19, sau đó thì nó nhường chỗ cho các loại vật liệu và bao bì khác. 1.2.3. Sắt tráng thiếc Khoảng năm 1200, những người thợ thủ công Bohemia đã phát hiện ra phương pháp mạ thiếc lên những tấm sắt mỏng. Phát minh này được giữ bí mật trong suốt 400 năm, nhưng năm 1620, một Công tước xứ Sanony đã lấy được bí mật này. Thời kỳ đồ sắt mang lại những nguyên liệu và máy móc mới cho việc cuộn thép tấm và tráng thiếc. Sự kiện thép thay thế sắt và những hợp kim cứng khác, đã tạo điều kiện sản xuất các cỡ tấm hay lá kim loại rất mỏng. Từ đó đã phát triển và tồn tại công nghệ chế tạo lon, hộp bằng thép tấm, nhôm, hợp kim của nhôm và đi đến hoàn hảo như hiện nay. 1.2.4. Nhôm Vào năm 1825, nhà nghiên cứu Oersted sản xuất ra được những hạt nhôm đầu tiên. Việc tinh luyện nhôm rất khó khăn nên vào năm 1825, giá nhôm là 545USD/Lb. Hoàng đế Napoleon thường sử dụng thìa và nĩa bằng nhôm khi tiếp các vị khách dặc biệt. Những đồ trang sức vào thời Nữ hoàng Victoria cũng được làm bằng nhôm. Năm 1854, Deville và Bunsen đã cải thiện phương pháp tinh luyện nhôm, do đó vào năm 1885, giá nhôm đã giảm xuống 11,33USD/Lb, tuy vẫn còn khá cao. Năm 1886, Heroult và Hall phát hiện Bayer tìm ra phương pháp rẻ tiền hơn để tách nhôm từ quặng boxit. Năm 1982, giá đã giảm xuống còn 0.57USD/Lb và đến năm 1942, giá giảm xuống 0.14USD/lb. Khi giá cả đã ở mức hợp lý, nhôm được sử dụng cho nhiều mục đích. Đặc tính mềm dẻo của nó cho phép chế tạo lá nhôm một cách dễ dàng. Lá nhôm đầu tiên được sản xuất vào khoảng năm 1910, và trong đầu những năm 1920, kỹ thuật cuộn và in trên nhôm được hoàn thiện. Kỹ thuật đúc nhôm để sản xuất các loại lá nhôm xuất hiện vào cuối những năm 1970. 1.2.5. Thiếc, chì và các kim loại khác Vào thời xưa, các loại hộp và cốc được sản xuất từ vàng và bạc, nhưng chúng quá đắt cho những nhu cầu thông thường. Người La Mã cổ xưa thường sử dụng chì trong nhiều thứ, bao gồm cả ống dẫn nước. Ngày nay, vẫn còn lại những bằng chứng cho thấy chì đã được sử dụng để hàn các hộp, lon bằng kim loại. Họ cũng tìm cách chế tạo tấm hay lá chì rất mỏng và vì không biết đến tính độc hại của chì nên đã dùng nó để gói thực phẩm. Những lá chì đã được sử dụng để bao bọc trực tiếp trà và thuốc lá trong các hộp trà hoặc thuốc lá từ những năm 1826-1930. Lá thiếc có phạm vi sử dụng rất lớn. Hầu hết những hợp kim của thiếc được sản xuất từ thiếc, chì, antimon, kẽm hoặc đồng và được sử dụng phổ biến do thiếc tinh khiết rất khó cuộn lại. Vào những năm 1930, phomat được gói bằng thiết lá có pha antimon; thiếc lá cũng được dùng để gói chocolate vào những năm 1940. 1.2.6. Chất dẻo Việc nghiên cứu thay thế nguyên liệu cho các quả banh billard bằng ngà đã dẫn đến việc tìm ra cellulose nitrat vào năm 1845. Vào năm 1862, những hạt nhựa nhỏ đầu tiên được trưng bày tại một cuộc triển lãm lớn ở Luân Đôn. Vào năm 1870, nhà nghiên cứu Hyatt tạo ra celluloid, là hỗn hợp của cellulose nitrat và camphor. Đây là một trong những thành công đầu tiên của chất dẻo nhân tạo, về phương diện vật liệu lẫn thương mại. Do celluloid và những sản phẩm cellulose nitrat rất dễ cháy, nên các nhà nghiên cứu tiếp tục tìm kiếm những hợp chất khó cháy hơn như cellulose acetat có thể hòa tan trong aceton (hiện được dùng rộng rãi trong ngành sơn mài). Sợi viscose hay cellulose xanthate dùng trong phục hồi các sợi cellulose và màng chất dẻo được tìm ra năm 1892. Sợi viscose được sử dụng rộng rãi ở châu Âu khoảng giữa năm 1912 tới; và màng cellulose được giới thiệu ở Mỹ vào năm 1924. Sự thêm vào lớp phủ cellulose nitrat giúp cho bao bì có khả năng chống ẩm tốt hơn. Cho tới năm 1950, cellophane vẫn chiếm ưu thế hơn so với các loại vật liệu bao gói khác. Màng casein được giới thiệu vào năm 1899. Các loại nút và khóa bằng casein- formaldehyde được dùng rộng rãi trong suốt những năm 1920. Nhựa casein vẫn được dùng cho đến ngày nay dưới dạng chất keo dán là nhũ tương của casein và nhựa dẻo. Những loại nhựa khác được làm từ quá trình polyme hóa formalde vào những năm cuối của thế kỷ 19 là phenol-urea-, và melamine formaldehyde. Trong những năm 1930-1940 melaminefomaldehyde được dùng như chất làm tăng độ bền của giấy chống thấm ướt. Styren được chưng cất lần đầu tiên từ nhựa cây balsam vào năm 1831 và từ đó quá trình polyme hóa styren được chú ý. Vào năm 1866, styren được sản xuất từ benzene, được chưng cất than đá. Từ thành công này, polystyren được sản xuất rộng rãi, nhưng do tính giòn, có thể dễ vỡ, mảnh vỡ gây nguy hiểm trong trường hợp làm đồ chơi trẻ em, hay bình chứa dựng thực phẩm. Do đó đưa đến hợp chất mới tốt hơn so với polystyren và cao su tổng hợp. Sự phát triển kế tiếp là: styren, acrylonitrile và butadien được đồng polyme hóa để sản xuất nhựa ABS. Vào năm 1950, xốp polystyren (EPS) được giới thiệu và sau đó được dùng làm tấm cách nhiệt và vật liệu đệm. Quá trình nghiên cứu cao su thiên nhiên đã dẫn tới việc phát minh ra các lớp phủ bằng cao su lên các vật liệu xây dựng. Tiếp theo đó, rất nhiều loại cao su tổng hợp có gốc dien được tạo ra trong các phòng thí nghiệm. Vào năm 1933, cao su butadien- [...]... vật lý của màng bao thực phẩm 3.1 Độ bền cơ học Độ bền cơ học là khả năng chống lại các tác động cơ học Độ bền cơ học của các màng bao thực phẩm phụ thuộc vào loại nguyên liệu, thành phần nguyên liệu, công nghệ chế tạo, cấu tạo, hình dạng và bề dày của màng bao Màng bao thực phẩmmàng mỏng được thiết kế với bề dày không quá 0.025 mm hay 0.001 inch Độ bền cơ học của các màng bao thực phẩm được xác... trội hơn các bao bì bao gói thực phẩm thông thường trước đây Các màng bao thực phẩm giúp duy trì và ổn định chất lượng sản phẩm Bảo vệ sản phẩm tránh sự xâm nhập vi khuẩn và vi sinh vật, tránh sự thấm khí (O 2, CO2,…) , thấm nước, tránh ánh sáng,… Giúp bảo quản sản phẩm thực phẩm tiện lợi, dễ sử dụng và giữ cho thực phẩm còn lại sau bữa ăn luôn kín Các màng bao mỏng như màng PE, PVC, màng chitosan,…có... hỏng bởi dầu mỡ Các màng polymer sinh học và các lớp phủ ăn rất bị tác động bởi tác nhân gây phản ứng hóa học trong điều kiện bảo quản thực phẩm (môi trường kiềm và acid yếu) Ngày nay, các loại màng bao polymer được ghép với các màng làm từ vật liệu khác để tạo ra các màng bao mới có các đặc tính vượt trội hơn 4 Ưu điểm của màng bao thực phẩm Việc sử dụng màng bao gói sản phẩm thực phẩm ảnh hưởng rất... liệu bao gói phải phù hợp với quy định về thực phẩmbao gói, tương tác giữa thực phẩm và vật liệu bao gói và không được ảnh hưởng tới chất lượng thực phẩm và độ an toàn Bất kỳ loại vật liệu được sử dụng cho enrobing (tức là tráng hoặc bao bì) khác nhau để thực phẩm gia tang thời hạn sử dụng − Vật liệu cấu tạo nên màng phải có chấp thuận của cục Quản lý dược và thực phẩm (FDA) − Màng phải phù hợp thực. .. bọc bề mặt thực phẩm sau đó lớp màng lipid được tạo lên trên đó Lớp nền có tác dụng giữ cho lớp màng lipid ổn định trên bề mặt thực phẩm Lớp màng nền thường sử dụng là protein và phải có độ keo nhất định để có thể tồn tại trên bề mặt thực phẩm 2.3.4 Ứng dụng của lipid trong tạo màng thực phẩm Lipid ứng dụng trong tạo màng thực phẩm bao gồm sáp, acylglycerol (nguồn gốc từ thực vật hoặc động vật) Do lipid... và chúng quyết định đến chất lượng sản phẩm, làm giảm đếm mức tối đa mức độ thay đổi đối với sản phẩm, giữ được tính bền vững hay hạn sử dụng sản phẩm Vì vậy, màng bao gói thực phẩm phải có tính ổn định, duy trì được tính chất hóa học, tính năng bảo vệ và tính năng sử dụng trong suốt quá trình bảo quản thực phẩm Ngày nay, màng bao thực phẩm, đặc biệt là các màng bao polymer sinh và các lớp phủ ăn được... cầu đối với màng bao bọc thực phẩm 1.4.1 Yêu cầu chung Không giống như các loại hang hóa được bao gói trơ, yêu cầu bao gói của thực phẩm rất phức tạp do thực phẩm là những hệ động có thời hạn bảo quản hạn chế và các yêu cầu bao gói riêng Ngoài ra, các loại thực phẩm đều phải được sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định nên vấn đề an toàn là một thông số bao gói quan trọng Vật liệu bao gói phải... rất nguy hiểm Không sử dụng màng bao thực phẩm trong môi trường quá lạnh sẽ làm phá vỡ cấu trúc bề mặt bao bì, ảnh hưởng đến thực phẩm Theo BS Trần Văn Ký - Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn thực phẩm Việt Nam (Văn phòng phía Nam), người tiêu dùng chỉ nên chọn đúng bao bì được chỉ định dùng cho thực phẩm và đã được cơ quan quản lý xác nhận về an toàn thực phẩm; nên sử dụng bao bì đúng mục đích, đúng theo... từ thực vật  Protein lúa mì  Protein đậu nành  Protein zein (protein từ ngô) 2.2.4 Ứng dụng của màng protein trong thực phẩm Các màng bao có bản chất protein được sử dụng rộng rãi trong đời sống Màng bao được dùng trong nhiều ngành công nghệ sản xuất khác nhau, tùy vào bản chất của từng loại protein tạo màng mà ta sử dụng từng loại màng phù hợp Màng protein được sử dụng trong thực phẩm, y dược… Màng. .. thực phẩm và lớp trong tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm phải là lớp trung tính, không gây ảnh hưởng đến thực phẩmbao bì đạt chuẩn mà sử dụng không đúng cách thì cũng có thể nguy hại đến sức khỏe Các chuyên gia khuyến cáo, chỉ nên dùng giấy bạc để bảo quản thực phẩm chứ không nên lạm dụng dùng để nướng thực phẩm Vì ở nhiệt độ cao trên 150 oC thành phần trong giấy bạc có thể thôi nhiễm vào thực phẩm, . triển của màng bao thực phẩm 1.1.1. Lịch sử phát triển của bao bì thực phẩm Lịch sử bao bì thực phẩm đã nói lên sự tiến bộ của công nghệ thực phẩm cùng với công nghệ vật liệu làm bao bì, đồng. màng phủ thực phẩm nói chung và màng phủ ăn được nói riêng đối với chất lượng của thực phẩm, việc nghiên cứu, tìm hiểu các loại màng này là hết sức cần thiết. 1. Sơ lược về màng bao thực phẩm 1.1 toàn cho thực phẩm của họ. Tuy nhiên, do đặc tính của nhiều loại thực phẩm thì người ta vẫn sử dụng màng bao để bao quản và duy trì chất lượng tốt hơn. 1.1.3. Mối quan hệ giữa bao bì thực phẩm

Ngày đăng: 28/05/2014, 16:20

Mục lục

  • Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thương mại, dịch vụ hàng hóa, nhu cầu của người tiêu dùng về các sản phẩm thiết yếu hàng ngày đang ngày một gia tăng, đặc biệt là nhu cầu về các mặt hàng thực phẩm. Một trong những tiêu chuẩn hàng đầu để người tiêu dùng lựa chọn thực phẩm là chất lượng của sản phẩm. Việc nghiên cứu các phương pháp để đảm bảo chất lượng sản phẩm từ lâu đã được các nhà khoa học nghiên cứu như: bảo quản lạnh, bảo quản bằng hoá chất, bảo quản bằng việc đóng gói…

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan