1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo bao bì bao bì chuyên biệt nước uống tinh khiết

94 2,2K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 3,89 MB

Nội dung

Báo cáo bao bì bao bì chuyên biệt nước uống tinh khiết

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ THỰC PHẨM



TIỂU LUẬN BAO BÌ THỰC PHẨM BAO BÌ CHUYÊN BIỆT – NƯỚC

UỐNG TINH KHIẾT

TP Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2014

DANH SÁCH NHÓM

Trang 2

Trong quá trình học tập và hoàn thành bài tiểu luận về đề tài “Bao bì chuyênbiệt – Bao bì nước uống tinh khiết”, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến BanGiám Hiệu trường Đại học Công Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, Viện Công NghệSinh Học và Thực Phẩm đã tạo cho chúng em có cơ hội được học tập và hiều biết vềmôn học Bao bì thực phẩm Qua đó, chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn đến thầy LêVăn Nhất Hoài, giảng viên đã trực tiếp giảng dạy chúng em, đã cho chúng em nhữngkiến thức quý báu để chúng em có cơ hội hoàn thành tốt bài tiểu luận này

Trong quá trình làm bài, do hạn chế về nhiều mặt nên bài làm không tránh khỏinhững thiếu sót, chúng em mong nhận được sự đóng góp của thầy để bài làm đượchoàn chỉnh hơn

Chúng em xin chân thành cảm ơn và xin gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đếnthầy

Trang 6

Thực phẩm là nhu cầu cần thiết cho sự sống và phát triển của loài người Thời

kỳ sơ khai, thực phẩm đơn giản cả về phương pháp chế biến và bảo quản Khi khoahọc kỹ thuật phát triển nhanh chóng thì việc chế biến lương thực, thực phẩm cũng tiếnnhững bước khá nhanh, cách xa so với trình độ chế biến cổ xưa Cho đến khi xuất hiện

sự bổ sung những kỹ thuật chế biến để ổn định sản phẩm trong thời gian lưu trữ thìngành công nghiệp mới ra đời – công nghệ thực phẩm

Theo xu hướng đi lên của xã hội, con người ngày càng có nhu cầu cao hơn vềgiá trị cảm quan và đòi hỏi về tính thẩm mỹ Do đó, mẫu mã bao bì cũng dần trở thànhyếu tố quan trọng trong cạnh tranh

Bao bì đã được sử dụng phổ biến để chứa đựng tất cả các loại hàng hóa trongquá trình bảo quản, vận chuyển, phân phối và kiểm tra Bao bì có tác dụng bảo vệ chấtlượng hàng hóa từ khi sản xuất, đến trao đổi thương mại và tiêu thụ, mang lại sự trật

tự, hiệu quả kinh tế và thể hiện sự tiến bộ xã hội Từ những vật chứa đựng thô sơ thờixưa, khoa học kỹ thuật phát triển nhiều phương pháp đóng gói tương ứng với các loạivật liệu bao bì, tạo nên nhiều loại bao bì đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội

Công nghiệp bao bì hình thành và được chia thành nhiều lĩnh vực theo đúng đốitượng được bao gói, trong đó thực phẩm là một đối tượng quan trọng Vì vậy mà kỹthuật bao bì được phát biểu là trái tim của công nghệ thực phẩm, là nhân tố làm nênchất lượng thực phẩm, vì chính sự phát triển của kỹ thuật bao bì đã tác động đến sựphát triển của ngành công nghệ thực phẩm

Trang 7

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ SẢN PHẨM NƯỚC UỐNG

Nước vừa là nguyên liệu của quá trình chuyển hóa năng lượng, vừa là phươngtiện vận chuyển chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể chúng ta Mà cơ thể lại chỉ tích trữ cácchất dinh dưỡng dự phòng chứ không thể tự bù nước cho bản thân, nó sẽ báo khát khibắt đầu bị thiếu nước Nước khoáng được đóng chai từ nguồn nước khoáng thiên nhiênvừa giải khát, vừa cung cấp cho cơ thể một số khoáng chất thiết yếu Hơn nữa, nướckhoáng không chứa đường nên không đem lại năng lượng dư thừa cho cơ thể Bạn nênuống nước thường xuyên, không cần chờ đến khi thấy khát hãy uống, vì lúc đó bạn đãmất từ 1 - 2% lượng nước trong cơ thể rồi

Uống đủ nước đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ có thai, trẻ em và người lớntuổi Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú ngoài việc uống nước cho bản thân còn phảiuống cho cả phần em bé nữa Trẻ em cũng rất cần uống bù nước liên tục, do các béthường hoạt động nhiều nên dễ bị mất nước Cha mẹ cần nhắc nhở bé uống nướcthường xuyên vì trẻ em mải chơi nên ít khi nào tự đòi uống Người già cũng cần chú ýđến thói quen uống nước vì cơ chế báo cảm giác khát giảm dần theo năm tháng nêntuy không cảm thấy khát nhưng người lớn tuổi vẫn thường bị thiếu nước

2 Sự khác nhau giữa nước khoáng và nước tinh khiết

Nước tinh khiết là nước được xử lý qua hệ thống máy móc, trong suốt, khôngmàu, không mùi, không vị Nước tinh khiết chỉ gồm hai thành phần chính là oxi vàhidro Trong thực tế thì nước tinh khiết không tồn tại Nước tinh khiết là nước thườngđược lọc qua công nghệ, do đó các khoáng chất có lợi cho cơ thể cũng đã được lọc hết

Nước khoáng là nước trong nước phải chứa một lượng khoáng chất hòa tan nhấtđịnh một tỷ lệ có lợi cho sức khỏe, nước phải được lấy trực tiếp từ nguồn nước khoáng

tự nhiên và phải đóng chai ngay trực tiếp tại nguồn Chất khoáng bao gồm các khoáng

vi lượng như bicarbonnat canxi, carbonat, magiê, fluor, iod, kẽm, sắt

3 Các sản phẩm nước tinh khiết trên thị trường

Trang 8

Hình 1 1 Một số loại nước uống tinh khiết trên thị trường

 Quy trình hoạt động

 A: Bồn chứanước cấp đầunguồn

 B: Thiết bị xử

lý kim loại nặng

 C: Thiết bị làm mềm nước

 D: Hệ thống thẩm thấu ngược (R.O)

 E: Bồn chứa nước tinh khiết

- Thiết bị xử lý KL nặng (A): ở đây dưới tác dụng của lớp vật liệu lọc cho phép loại

bỏ các tạp chất, cặn lơ lửng đồng thời xử lý một phần hàm lượng sắt và Mn còntrong nước nguồn, nhờ tính năng đặc biệt của hạt Cozoset tạo vị cho nước Sau đóđược đưa vào cột lọc chứa than hoạt tính

- Thiết bị xử lý Cacbon (B): Tại đây xảy ra quá trình hấp thụ các chất độc có trongnước đồng thời loại bỏ màu, mùi, vị và các chất oxy hoá, các chất hữu cơ có trongnước là thiết bị tiền xử lý bảo vệ vật liệu cho các thiết bị nối tiếp phía sau

- Thiết bị làm mềm nước (C): nước sau khi qua thiết bị xử lý than hoạt tính đượcđưa đến thiết bị xử lý mềm Tại đây các thành phần làm cứng nước như Ca, Mg…được giữ lại đồng thời một số các cation khác cũng được giữ lại Vật liệu được xử

Hình 1 2 Dây chuyền lọc nước

Trang 9

lý sau một chu kỳ hoạt động sẽ bão hoà và được phục hồi lại trạng thái ban đầubằng việc hoàn nguyên bởi van tự động Nước sau khi làm mềm độ cứng <17mg/lít là cơ sở vận hành màng lọc thẩm thấu ngược (RO)

- Thiết bị lọc tinh: Thiết bị lọc tinh với kích thước màng lọc cỡ 5 micron cho phéploại bỏ hoàn toàn các thành phần lơ lửng, cặn có kích thước lớn hơn, làm giảm độđục do các cặn gây lên, giúp bảo vệ màng lọc thẩm thấu ngược R.O

- Thiết bị thẩm thấu ngược (D): Đây là thiết bị quan trọng nhất quyết định đến chấtlượng nước thành phẩm Tại đây dưới tác dụng của áp suất thẩm thấu (được tạo rabởi bơm cao áp) màng lọc thẩm thấu ngược loại bỏ các ion kim loại có trong nướcđồng thời xử lý đến 90% các vi khuẩn có trong nước Làm cho nước có độ tinhkhiết cao

Chất lượng nước thành phẩm phụ thuộc vào áp suất thẩm thấu và chất lượngnước sau khi qua các thiết bị tiền xử lý trước RO

Màng lọc RO chỉ vận hành đạt hiệu quả và chất lượng cao nhất khi nước đi quamàng lọc phải đảm bảo các yêu cầu sau :

 Nước có độ cứng càng nhỏ càng tốt (<17mg/l)

 Không có các chất oxy hoá

 Có độ trong càng lớn càng tốt và hạn chế vi khuẩn có trên màng vì khi dừngmáy với thời gian lớn chính các vi khuẩn này sẽ làm hỏng màng

Nước sau khi qua RO được đưa vào bể chứa nước thành phẩm

- Xử lý tiệt trùng cấp 1: Nước sau khi qua RO đảm bảo hoàn toàn về mặt lý hoá củanước được xử lý bằng OZONE Dưới tác dụng của OZONE cho phép loại bỏ hoàntoàn các vi khuẩn còn lại ở trong nước đảm bảo tiệt trùng tuyệt đối cho nước thànhphẩm OZONE là công nghệ tiệt trùng an toàn và hiệu quả cao trong chế biến và

xử lý cho thực phẩm và đồ uống

- Bể chứa nước thành phẩm : Dùng để chứa nước qua RO và xử lý tiệt trùng cấp

- Bơm cấp 2: Làm nhiệm vụ hút nước từ bể chứa thành phẩm đẩy qua hệ thống xử

lý thanh trùng cấp 2

- Thiết bị xử lý thanh trùng cấp 2: được sử dụng bằng công nghệ tia UV cho phép

xử lý các vi khuẩn trong nước mà không làm thay đổi chất lượng nước

- Thiết bị lọc xác khuẩn: Nước sau khi được xử lý OZONE, UV các vi khuẩn chết,xác của chúng được kết dính với nhau tạo thành các màng lơ lửng có kích thướctrong bể chứa nước thành phẩm Do vậy trước khi đến điểm đóng thành phẩmđược đưa qua thiết bị siêu lọc Cho phép loại bỏ hoàn toàn các xác vi khuẩn này.Đảm bảo nước thành phẩm đạt chất lượng cao nhất

- Hệ thống chiết rót: Sau khi trở thanh nước thành phẩm, nước được bơm ra hệthống chiết rót để đóng chai

Trang 10

4 Quy chuẩn nước uống đóng chai QCVN 6 – 1:2010 BYT

4.1 Các chỉ tiêu lý hóa của nước uống đóng chai liên quan đến an toàn thực phẩm

Bảng 1 1 Các chỉ tiêu lý hóa của nước uống đóng chai

Tên chỉ tiêu

Giới hạn tối đa

Phương pháp thử

Phâ n loại chỉ tiêu (4)

1 Antimony,

mg/l 0,02 ISO 11885:2007; ISO 15586:2003; AOAC 964.16 A

2 Arsen, mg/l 0,01 TCVN 6626:2000 (ISO 11969:1996); ISO

11885:2007; ISO 15586:2003; AOAC 986.15 A

4 Bor, mg/l 0,5 TCVN 6635:2000 (ISO 9390:1990); ISO 11885:2007 A

6 Cadmi, mg/l 0,003 TCVN 6193:1996 (ISO 8288:1986); ISO 11885:2007;

ISO 15586:2003; AOAC 974.27; AOAC 986.15 A

7 Clor, mg/l 5 ISO 7393-1:1985, ISO 7393-2:1985, ISO 7393-3:1990 A

Trang 11

(5) Tỷ lệ nồng độ của mỗi chất so với giới hạn tối đa:

Cnitrat/GHTĐnitrat + Cnitrit/GHTĐnitrit < 1

4.2 Các chỉ tiêu vi sinh vật của nước khoáng thiên nhiên đóng chai và nước uống đóng chai

Bảng 1 2 Kiểm tra lần đầu

Chỉ tiêu

Lượn g mẫu

Phâ n loại chỉ tiêu (6)

1 E coli hoặc

coliform chịu nhiệt

1x250 Không phát hiện được

trong bất kỳ mẫu nào

TCVN 6187-1:2009 (ISO9308-1:2000, With Cor

A

Trang 12

ml 1:2007)

2 Coliform tổng số

1x250mlNếu số vi khuẩn (bào tử)

>1 và <2 thì tiến hànhkiểm tra lần thứ hai

Nếu số vi khuẩn (bào tử)

>2 thì loại bỏ

TCVN 6187-1:2009 (ISO9308-1:2000, With Cor1:2007)

Giới hạn

Phương pháp thử

Phâ n loại chỉ tiêu

n (7)

c (8)

m (9)

M (10)

(6) Chỉ tiêu loại A: bắt buộc phải thử nghiệm để đánh giá hợp quy

(7) n: số đơn vị mẫu được lấy từ lô hàng cần kiểm tra

(8) c: số đơn vị mẫu tối đa có thể chấp nhận hoặc số đơn vị mẫu tối đa cho phépvượt quá chỉ tiêu vi sinh vật m Nếu vượt quá số đơn vị mẫu này thì lô hàng được coi

là không đạt

Trang 13

(9) m: số lượng hoặc mức tối đa vi khuẩn có trong 1 gam sản phẩm; các giá trịvượt quá mức này thì có thể được chấp nhận hoặc không được chấp nhận.

(10) M: là mức vi sinh vật tối đa được dùng để phân định giữa chất lượng sảnphẩm có thể đạt và không đạt

Trang 14

CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU VỀ BAO BÌ THỰC PHẨM

Theo các nhà thiết kế bao bì thì: “Bao bì sản phẩm là các vật liệu được thể hiện

ra ngoài đi kèm theo với sản phẩm nhằm tạo sự nhận biết và thu hút khách hàng, tiệnlợi cho quá trình trưng bày vận chuyển, đồng thời bao bì phải nằm trong chiến lược vàđịnh hướng của chiến lược sản phẩm” Những nhà thiết kế sản phẩm đều nhằm tới mộtmục đích là làm sao thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng về sản phẩm đó Do đóđịnh nghĩa của trường phái này mang tính chất là làm sao để thu hút khách hàng mộtcách hiệu quả nhất

Trong việc xây dựng thương hiệu: Bao bì là thứ duy nhất hữu hình mang sảnphẩm và thương hiệu đến người tiêu dùng một cách trực tiếp và rõ ràng nhất Nó như

là một công cụ Marketing của doanh nghiệp ghi dấu ấn một cách trực quan vào tâm trícủa khách hàng Nhờ đó mà doanh nghiệp tạo được một rào ngăn cách giúp vô hiệuhóa những sản phẩm nhái

5 Mối quan hệ giữa bao bì và chất lượng thực phẩm

Thực phẩm được đưa vào cơ thể con người qua con đường tiêu hóa nhằm mụcđích giúp cơ thể phát triển và tạo năng lượng cho các hoạt động Đôi khi cũng cónhững loại thực phẩm chỉ nhằm đáp ứng sở thích ăn uống của một số người mà không

có tác dụng bổ dưỡng Thực phẩm rất phong phú, đa dạng về nguồn nguyên liệu,phương pháp xử lý chế biến, và mẫu mã Do đó, mỗi loại thực phẩm có một đặc tínhriêng và luôn luôn được thể hiện bởi các mặt sau đây:

 Dinh dưỡng

Bao gồm các thành phần: nước, protein, acid amin, tinh bột đường khử, lipid,vitamin, khoáng, cellulose, polysacchride,…

Trang 15

Tùy theo nguồn nguyên liệu, phương pháp chế biến mà thực phẩm chứa nhữngthành phần dinh dưỡng chủ yếu khác nhau Ví dụ: thực phẩm từ rau quả sẽ có thànhphần glucid như tinh bột đường khử, khoáng, cellulose và vitamin cao hơn; thực phẩm

từ nguồn động vật có hàm lượng protein và acid amin cao, và có thể hàm lượng lipidcũng rất cao, cung cấp những acid béo không no rất cần thiết cho những hoạt động của

 An toàn vệ sinh

Tính an toàn vệ sinh của thực phẩm bao hàm ý nghĩa: thực phẩm không gây độchại cấp tính cũng như mãn tính cho người sử dụng Các độc tố có nguồn gốc hóa họchoặc vi sinh từ nguồn nguyên liệu ban đầu, hay được tạo ra trong quá trình chế biếnphải được loại trừ đến mức thấp hơn giới hạn cho phép tương ứng với từng loại sảnphẩm Trong quá trình bảo quản phân phối sản phẩm cũng phải đảm bảo tính an toàn

vệ sinh

Sản phẩm thực phẩm có thể bị hư hỏng, giảm chất lượng, mất đi sự an toàn đốivới người tiêu dùng do nhiều nguyên nhân:

Vi sinh vật nhiễm vào thực phẩm trong quá trình chế biến, đóng bao bì, từ bao

bì nhiễm vào thực phẩm hoặc từ môi trường thông qua đi vào bao bì thực phẩm

Tác nhân vi sinh vật sẽ tăng sinh khối trên môi trường thực phẩm, sử dụng vàlàm biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm, đồng thời sinh ra độc tố gây mấtgiá trị cảm quan, giảm nhanh thành phần dinh dưỡng và tạo ra các độc tố có thể gâybệnh cấp tính hoặc mãn tính cho người sử dụng

Các kim loại nặng như: As, Hg, Pb, Sb… từ bao bì, vật liệu polymer; chất màutổng hợp hữu cơ hay vô cơ để nhuộm màu và in lên bao bì, từ bao bì kim loại bị ănmòn, hoặc từ các monomer hữu cơ, các chất phụ gia trong quá trình chế tạo plastic,nhiễm vào thực phẩm đều có thể gây ngộ độc mãn tính cho người sử dụng sản phẩm

 Cảm quan

Tính chất cảm quan bao gồm trạng thái, màu sắc, cấu trúc, mùi vị sản phẩm,cũng chính là các đặc tính để tạo nên một dáng vẻ mỹ quan cho thực phẩm, tạo nênkhẩu vị đặc trưng thích hợp cho người tiêu dùng

Trang 16

 Vai trò của công đoạn đóng bao bì

Công đoạn này nhằm mục đích dùng bao bì bảo quản thành phẩm, đảm bảo chấtlượng thành phẩm sau khi ra khỏi quy trình sản xuất Vật liệu, cấu trúc bao bì vàphương pháp đóng bao bì có mối quan hệ chặt chẽ nhau Đồng thời sự trang trí nhữngthông tin của bao bì cũng đưa đến giá trị cảm quan thu hút cao của sản phẩm

Việc đóng bao bì ngoài nhằm mục đích sắp xếp thứ lớp sản phẩm thành từngkhối, kiện có khối lượng, số lượng lớn để thuận tiện lưu kho, dễ dàng trong kiểm tra sốlượng chủng loại và chuyên chở phân phối đến các đại lý, siêu thị, cửa hàng Bên cạnh

đó, bao bì ngoài còn có mục đích bảo quản sản phẩm, cũng như bao bì của từng sảnphẩm, không bị rách vỡ do va chạm cơ học trong lúc chuyên chở bốc dỡ hàng

6 Phân loại bao bì thực phẩm

6.1 Phân loại bao bì theo loại thực phẩm

Các loại thực phẩm khác nhau sẽ có sự khác nhau về đặc tính dinh dưỡng, đặcđiểm cấu trúc, màu mùi vị, hàm ẩm, hàm lượng acid khác nhau do đó khả năng xâmnhập, sinh trưởng của vi sinh vật vào thực phẩm cũng khác Sản phẩm thực phẩm vôcùng đa dạng về chủng loại Có thể chia thực phẩm thành những nhóm theo đặc trưngriêng như sau:

- Bánh

- Kẹo cứng và kẹo mềm, mứt, chocolate

- Nước ngọt có gaz, nước ép quả

- Rượu bia

- Sữa tươi, sữa bột và các sản phẩm khác từ sữa

- Rau quả tươi sống, rau quả muối

- Bột, đường, ngũ cốc

- Thủy sản đông lạnh

- Dầu mỡ

- Trà, cà phê, ca cao

Trang 17

Hình 2 1 Phân loại bao bì theo loại thực phẩm

Tất cả các loại sản phẩm thực phẩm, ngoại trừ rau quả tươi sống, đều thuộc loạithực phẩm đã được chế biến, chất lượng ổn định, không thay đổi, không tiếp xúc vớimôi trường ngoài: nước, đất, bụi, hơi nước, O2 và vi sinh vật Chính tác nhân vi sinhvật có thể xâm nhập vào thực phẩm bằng con đường xâm nhập của đất, bụi, hơi nước,

và không khí (chứa O2)

Vì vậy các loại thực phẩm đã chế biến phải được đóng bao bì kín Những vậtliệu nào có tính chống thấm, khí, hơi nước cao thì đều có thể ngăn cản được môitrường ngoài xâm nhập vào thực phẩm Tùy theo đặc tính trạng thái của thực phẩmdạng lỏng, đặc sánh, dạng rắn rời từng cái, dạng hạt, bột mịn mà chọn cấu trúc bao bì

để thuận lợi cho sự chiết rót, nhập thực phẩm vào bao bì và thuận tiện cho người tiêudùng lấy thực phẩm ra khỏi bao bì để sử dụng, nếu thực phẩm có mùi thơm (hương)mạnh như cà phê, trà, ca cao hoặc dễ hấp thụ mùi khác thì phải dùng vật liệu bao bì cótính ngăn cản tốt sự thẩm thấu hương qua màng

Ngoài ra tùy theo đặc tính dinh dưỡng về hàm lượng vitamin, đặc tính cảmquan về màu, mùi mà sản phẩm cần phải tránh ánh sáng, để tránh tổn thất các thànhphần này, do đó cần cấu tạo bao bì đục hoặc có màu cản quang Trên nguyên tắc chứađựng kín, chức năng và vật liệu bao bì sẽ luôn luôn có nhiều điểm chung, thực tế nhiềuchủng loại thực phẩm khác nhau được bao gói cùng một loại vật liệu bao bì, sử dụngcùng một kỹ thuật đóng gói như các sản phẩm từ thịt gia súc, thủy sản, rau quả, vànước giải khát có gas đều có thể được đóng bằng bao bì kim loại Hoặc một loại thựcphẩm có thể đóng trong bao bì bằng các loại vật liệu khác nhau theo phương phápđóng bao bì tương ứng với vật liệu

Trang 18

6.2 Phân loại theo tính năng kỹ thuật của bao bì

Sự phân loại này cũng đặt trên cơ sở của tính chất đặc trưng của thực phẩm, từ

đó chỉ ra tính cần thiết, đặc dụng của bao bì bao gói loại thực phẩm đó Có thể thấy sựphân loại bao bì kín theo tính năng kỹ thuật:

- Bao bì vô trùng, chịu được quá trình tiệt trùng nhiệt độ cao

- Bao bì chịu áp lực hoặc được rút chân không

- Bao bì chịu nhiệt độ thấp

- Bao bì có độ cứng vững hoặc bao bì có tính mềm dẻo cao

- Bao bì chống ánh sáng hoặc bao bì trong suốt

- Bao bì chống côn trùng

Hình 2 2 Phân loại bao bì theo tính năng kỹ thuật

Theo sự phân loại này, bao bì được nhấn mạnh tính chất ưu thế, trong khi cácchức năng yêu cầu khác đối với thực phẩm đều đã đáp ứng Tính chất yêu cầu về chịuchân không và bền cơ đi đôi với tính mềm dẻo để bao bì có thể áp sát bề mặt sảnphẩm, không bị vỡ rách; trong đó bao hàm tính chống thấm O2, CO2, không khí, H2Otheo thời gian vẫn đảm bảo độ chân không cao

Bao bì chịu áp lực yêu cầu vật liệu có độ cứng vững cao, không mềm dẻo cogiãn và vẫn đảm bảo tính chống thấm khí hơi cao dưới một áp lực cao

Bao bì chịu nhiệt độ thấp yêu cầu vật liệu bền cơ ở nhiệt độ thấp đến nhiệt độ-400C để chứa đựng thủy sản lạnh đông; bao bì không bị giòn, vỡ, rách

Bao bì ngăn cản ánh sáng như bao bì kim loại, plastic được phủ màu đục haychai lọ thủy tinh có màu nâu hay xanh lá cây

Ưu điểm: phân loại bao bì theo tính đặc trưng nói lên được đặc điểm cấp thiếtcủa bao bì đáp ứng yêu cầu phương thức đóng bao bì Những đặc điểm yêu cầu nàyđược đáp ứng bởi vật liệu cấu tạo bao bì, và vật liệu phụ như sơn, vecni hoặc phươngpháp thanh trùng, tiệt trùng

Trang 19

6.3 Phân loại theo vật liệu bao bì

Vật liệu bao bì gồm các loại:

- Giấy bìa cứng, bìa carton gợn sóng (làm bao bì ngoài, dạng bao bì không kín)

- Thủy tinh

- Thép tráng thiếc

- Nhôm

- Các loại plastic như nhiệt dẻo như PE, PP, OPP, PET, PA, PS, PC

- Màng ghép nhiều loại vật liệu

Hình 2 3 Phân loại theo vật liệu bao bì

Việc phân loại bao bì thực phẩm theo vật liệu chế tạo thì thuận tiện hơn cáccách phân loại khác vì đã bao hàm ý nghĩa đáp ứng đặc tính riêng của sản phẩm, nóilên kiểu dáng và phương pháp đóng bao bì

7 Tình hình bao bì thực phẩm

Trong thời kỳ cạnh tranh khốc liệt, yếu tố bao bì sản phẩm ngày càng khẳngđịnh vị trí, vai trò quan trọng của nó đối với doanh nghiệp Nhận thức được điều này,các doanh nghiệp có xu hướng quan tâm hơn đến việc thiết kế bao bì sản phẩm Vớidoanh nghiệp, tầm quan trọng của bao bì được thể hiện ở 3 khía cạnh: văn hóa, côngtác phân phối và bảo quản, xây dựng thương hiệu

Về văn hóa: Qua những ngôn ngữ, những hình ảnh mà doanh nghiệp lựa chọn

để in ấn lên bao bì, nó thể hiện đặc trưng riêng mà các doanh nghiệp khác không cóđược Khi nhìn bao bì, khách hàng có thể thấy được sản phẩm là của công ty nào, ởvùng nào hay của đất nước nào sản xuất Những ngôn từ, hình ảnh mà công ty lựachọn phải phù hợp với bản thân sản phẩm cũng như văn hóa xã hội

Về công tác phân phối và bảo quản: Sau quá trình sản xuất, doanh nghiệp tiến

hành công tác phân phối và bảo quản sản phẩm để đưa đến tay người tiêu dùng Trongquá trình này sản phẩm sẽ chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường cũng như tácđộng cơ học của công việc bốc dỡ, vận chuyển…trên những đoạn đường và phạm vitương đối lớn Nhưng nhờ vào việc chú trọng đến bao bì của sản phẩm mà những côngviệc này dễ dàng và thuận tiện hơn Đồng thời doanh nghiệp cũng giảm thiểu được sốlượng sản phẩm hư hại, tiết giảm chi phí trong quá trình vận chuyển và bảo quản

Trang 20

Về mặt môi trường: hiện nay các doanh nghiệp đang có xu hướng thân thiện

với môi trường bằng việc quan tâm đến nguyên liệu sản xuất bao bì không gây hại chomôi trường, nên bao bì đem đến những lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng Họkhông phải lo lắng sau quá trình sử dụng những bao bì sản phẩm gây ô nhiễm cho môitrường xung quanh Và một số loại bao bì có thể tái chế lại hay tái sử dụng với nhữngthiết kế về mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc rất đẹp…

Về cảm quan đem lại cho khách hàng: bao bì cũng góp phần vào việc thu hút,

lôi cuốn khách hàng mua sản phẩm Nhờ những thiết kế trang nhã của bao bì…phùhợp tâm lý, thị hiếu làm tăng thêm giá trị cảm nhận của khách hàng Tóm lại, ngày naybao bì không chỉ đơn thuần là vật chứa đựng bao bọc sản phẩm mà nó đã đem lạinhững giá trị to lớn không thể thiếu được đối với hoạt động sản xuất đến khi tới tận tayngười tiêu dùng

Các doanh nghiệp đã thực hiện phỏng vấn sâu người tiêu dùng để có cái nhìnkhách quan hơn về nhận thức của họ đối với bao bì sản phẩm Ngoài ra, cũng đãnghiên cứu về thực trạng bao bì sản phẩm của các doanh nghiệp qua các thông tin trênInternet và một số nguồn dữ liệu thứ cấp Sau khi xử lý, phân tích và tổng hợp cácnguồn dữ liệu trên, đã cho kết quả thực trạng nhận thức và sử dụng bao bì sản phẩmhiện nay như sau:

Về phía người tiêu dùng:

Với điều kiện kinh tế phát triển, dân trí ngày càng cao thì việc lựa chọn hànghóa của người tiêu dùng cũng ngày càng kĩ lưỡng hơn Không những họ có những đòihỏi khắt khe hơn về chất lượng hàng hóa mà còn quan tâm đến mẫu mã, màu sắc, chấtliệu…của bao bì sản phẩm Đối với cả sản phẩm thiết yếu và không thiết yếu, trên52% người tiêu dùng quan tâm đến bao bì sản phẩm khi mua sắm, hơn 20% khôngquan tâm đến vấn đề này, số còn lại có thái độ trung tính

Rõ ràng, đứng trước một gian hàng, người tiêu dùng đã so sánh hàng hóa thôngqua bao bì của nó Đó là yếu tố dễ thấy nhất của một sản phẩm Trong các yếu tố cấuthành bao bì như: màu sắc, chất liệu, kiểu dáng, theo khảo sát của chúng tôi, thông tintrên bao bì là điểm được người tiêu dùng chú ý nhiều nhất Với thang đo từ 1 đến 5, từkhông quan tâm đến rất quan tâm, 51.5% người tiêu dùng được khảo sát cho rằng họquan tâm tới thông tin trên bao bì ở mức độ 5 và 25.9% ở mức độ 4

Với người tiêu dùng, một bao bì cần thể hiện được tối đa thông tin về sản phẩm

nó chứa đựng, những thông tin đó bao gồm tên, nhãn hiệu sản phẩm, nhà sản xuất,ngày sản xuất, hạn sử dụng, những thông tin về chất lượng sản phẩm như thành phầnnguyên liệu, giá trị dinh dưỡng, những thông tin về phương thức chế biến, hướng dẫn

sử dụng…Hơn nữa, những thông tin này cần rõ ràng, dễ hiểu và trung thực vì ngườitiêu dùng đánh giá sản phẩm dựa vào thông tin trên bao bì là chủ yếu

Trang 21

Tiếp đó là yếu tố thuận tiện khi sử dụng sản phẩm mà bao bì mang lại và chấtliệu tạo nên bao bì Về sự tiện dụng, 39.9% người tiêu dùng đánh giá ở mức 4 và33.1% đánh giá ở mức 5 Về chất liệu tạo nên bao bì, 28.9% người tiêu dùng đánh giá

ở mức 4 và 26.3% ở mức 5

Như vậy, các yếu tố về thẩm mỹ của bao bì được người tiêu dùng đặt sau nhữnggiá trị sử dụng của nó, họ đánh giá cao những bao bì dễ sử dụng, chất liệu tốt, phù hợpvới sản phẩm, thân thiện với môi trường khi xử lý và tái chế Hai yếu tố được quantâm tiếp theo là kiểu dáng và chức năng của bao bì 37.1% người tiêu dùng quan tâmtới kiểu dáng ở mức 4 và 29.7% ở mức 3 Về chức năng của bao bì, 31.4% quan tâm ởmức 4 và 27.4% ở mức 3 Yếu tố được quan tâm cuối cùng là màu sắc, 33.9% ở mức 3

và 23.1% ở mức 4

Như vậy tuy theo đánh giá chủ quan có thể cho rằng màu sắc là yếu tố gây sựchú ý nhất cho khách hàng, nhưng trên thực tế nó lại là yếu tố ít ảnh hưởng đến quyếtđịnh mua hàng của người tiêu dùng 1 - không quan tâm, 2 - ít quan tâm, 3 - bìnhthường, 4 - quan tâm, 5 - rất quan tâm Bên cạnh đó, ngoài kết quả thu được là đa sốkhách hàng lựa chọn sản phẩm dựa vào chất lượng thì có đến 56.8% người tiêu dùngquyết định lựa chọn sản phẩm mới được tung ra thị trường vì bao bì đẹp và có màu sắchấp dẫn Họ chấp nhận dùng thử sản phẩm vì họ mong rằng một sản phẩm đẹp sẽ cóchất lượng tương ứng Rõ ràng, trong nhận thức của người tiêu dùng, yếu tố bao bìđóng một vai trò quan trọng, góp phần mang tính quyết định cho hành vi mua hàng

Đối với sự thường xuyên thay đổi bao bì của sản phẩm, phần lớn người tiêudùng (55.2%) không đồng tình với việc các nhà sản xuất thường xuyên thay đổi mẫu

mã, kiểu dáng, màu sắc…của bao bì sản phẩm Họ muốn sản phẩm phải có bao bìquen thuộc, dễ nhận biết để không bị nhầm lẫn với các sản phẩm khác vốn đang ngàycàng nhiều trên thị trường Tuy vậy, cũng có đến 44.8% khách hàng cho rằng nhà sảnxuất nên thay đổi kiểu dáng bao bì sản phẩm để theo kịp các xu hướng thị trường mới

và làm cho khách hàng không bị nhàm chán Hai quan điểm trái ngược nhau này cóthể được giải thích bởi kết quả của việc thay đổi bao bì sản phẩm của các công ty Việcthay đổi bao bì sản phẩm cũng liên quan mật thiết tới chất lượng bên trong của sảnphẩm Với những sản phẩm có chất lượng cao, 66.7% khách hàng sẵn sàng chi thêmtiền cho việc nhà sản xuất nâng cao chất lượng bao bì, làm cho sản phẩm ngày cànghoàn thiện hơn, đẹp hơn, sang trọng hay tiện dụng hơn Tuy nhiên, đối với các loại sảnphẩm chất lượng bình thường chỉ có 29% khách hàng sẵn lòng làm điều tương tự Nhưvậy, bao bì sản phẩm và chất lượng sản phẩm phải luôn song hành cùng nhau

Đa dạng chủng loại

Hiện trên thị trường có rất nhiều chủng loại bao bì thực phẩm, trong đó, các bànội trợ thường xuyên sử dụng loại màng nhựa bọc thức ăn, bao bì đựng các loại thựcphẩm để cất giữ trong tủ lạnh, giấy bạc dùng để gói, nướng thực phẩm … Chỉ tính

Trang 22

riêng trong các hệ thống siêu thị đã có hàng chục nhãn hàng bao bì thực phẩm từ các

cơ sở sản xuất trong nước đến hàng ngoại nhập xuất xứ Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, TrungQuốc Tùy chủng loại, trọng lượng, kích cỡ, giá các loại bao bì thực phẩm dao động21.000 – 138.000đ/hộp (hoặc cuộn) Hầu hết các sản phẩm đều có nhãn ghi rất chungchung về thành phần, chủ yếu là PE hoặc PVC mà không ghi rõ hàm lượng bao nhiêu

Thông tin hướng dẫn sử dụng cũng không cụ thể sử dụng cho mục đích gì, màchủ yếu nhấn mạnh vào công dụng “bảo quản thực phẩm tươi ngon, tránh nhiễmkhuẩn, đảm bảo vệ sinh” hay “dùng nướng thịt, cá…” Một số sản phẩm ngoài khuyếncáo “không dùng trong lò vi sóng” còn có thêm thông tin về khả năng chịu nhiệt độ (từ-600 đến 1300C, có SP chỉ chịu được nhiệt từ -300 đến 1100C) Tuy vậy, rất nhiều SPkhông thông tin rõ về giới hạn nhiệt độ cho phép Đáng nói, với phần lớn bao bì thựcphẩm nhập khẩu, trên nhãn phụ tiếng Việt không hề có thông tin hướng dẫn cách sửdụng Vì vậy người tiêu dùng phải hết sức cân nhắc khi lựa chọn một sản phẩm ngoàichất lượng sản phẩm cần quan tâm đến chất lượng bao bì

8 Lịch sử phát triển kỹ thuật bao bì thực phẩm

Lịch sử bao bì thực phẩm đã nói lên sự tiến bộ của công nghệ thực phẩm cùngvới công nghệ vật liệu làm bao bì, đồng thời phản ánh sự phát triển của xã hội loàingười qua các thời kỳ

Thực phẩm mà chúng ta đang sử dụng hằng ngày có nguồn nguyên liệu xuất

xứ từ nhiều vùng đất, nhiều quốc gia trên thế giới và được xử lý chế biến theo sự kếthợp phong thái của nhiều nền văn hóa khác nhau và biến đổi theo sự phát triển của xãhội Bao bì thực phẩm có một trong các chức năng quan trọng là chứa đựng và bảoquản thực phẩm, nên đã gắn liền với nhu cầu sinh hoạt ăn uống của cong người theotừng thời kỳ

Từ thời đồ đá vật chứa đựng thức ăn thức uống chính là những khúc gỗ rỗng,những quả bầu bí đã để khô, vỏ sò ốc Sau đó con người đã biết dùng một số bộ phậncủa thú rừng để làm vật chứa đựng như: da, xương, sừng… Bên cạnh đó họ cũng đãbiết dệt lông thú hoặc cành nho, cỏ lá thành tấm và tạo thành túi chứa đựng Đến thời

kỳ đồ đá mới, loài người đã biết chế tạo vài đồ chứa bằng kim loại có hình dạng nhưchiếc sừng và phát hiện ra đất sét chế tạo đồ gốm Hơn 4000 năm trước, ngườiMoenjo-Daro (thuộc vùng đất Pakistan ngày nay) đã biết dùng da thú bịt kín các lọ,bình bằng gốm để giữ ẩm cho lúa mì, lúa mạch chứa đựng được trong đó Khoảng 530năm trước công nguyên, người dân Ba Tư đã biết dùng bình gốm sự đựng rượu vang

và nước Bên cạnh đó, thủy tinh cũng đã được con người phát hiện rất sớm Khoảng

1500 năm trước công nguyên, con người đã dùng lọ thủy tinh để chứa những chấtlỏng Năm 79 sau công nguyên, người La Mã đã sử dụng các bình lọ thủy tinh làm vậtchứa đựng cùng với đồ gốm sứ Trong thời kỳ này, hàng hóa như rượu vang xuất khẩu

Trang 23

cũng được chứa đựng trong bình to bằng đất sét nung Những vùng dân cư như bộ tộcSepape đã phát minh ra thùng tròn bằng gỗ được lắp chặt khít bằng những mảnh gỗtheo lỗ mọng, có nắp đậy và được niềng chặt bằng những móc sắt.

Vào thế kỷ 15, triều đại nhà Minh (1368 – 1644) ở Trung Quốc đã thiết lậptrung tâm trao đổi thương mại đồ gốm sứ với vùng Nam, Tây Á và Ai Cập

Cũng vào thời kỳ này, các vùng dân cư đã vượt đường xa đến để trao đổi lươngthực, hàng hóa Do đó, các phương pháp bao gói để bảo quản lương thực, đáp ứng yêucầu vận chuyển trong thời gian dài qua những vùng khí hậu khắc nghiệt, đã bắt đầuđược phát hiện và biết đến Lương thực như ngũ cốc được ổn định nhiệt độ và hàm ẩmtrong suốt quá trình vận chuyển trong những túi da có pha cát và xoắn miệng túi lại đểđạt độ kín

9 Các loại vật liệu bao gói

9.1 Giấy

Được phát minh ra nhằm mục đích thay thế cho đá, gỗ, vỏ cây, da thú mà loàingười dùng để viết lên trước đó Người Trung Quốc đã phát minh ra giấy viết đầu tiênvào năm 105, giấy được làm từ sợi lanh Kể từ năm 751, kỹ thuật sản xuất giấy đượctruyền sang miền Tây Á, sau đó phổ biến ở các nước Châu Âu và Châu Mỹ

Vào thế kỷ thứ 16, chính người Trung Quốc đã phát minh ra giấy bìa cứng Kỹthuật làm giấy được phát triển không ngừng, đến năm 1867, công nghệ sản xuất giấy

từ bột gỗ đã xuất hiện và đến giữa năm 1800 giấy bìa gợn sóng (giấy carton gợn sóng)được phát minh, mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành bao bì Giấy bìa gợn sóng được

sử dụng làm bao bì ngoài cho đa số các loại sản phẩm, vì nó có tính bền cơ học rất cao,

có thể bảo vệ sản phẩm chứa đựng bên trong, chống lại những tác động cơ học Bêncạnh đó, đặc tính nhẹ của giấy bìa gợn sóng rất hiệu dụng khi vận chuyển, bốc dỡ hànghóa Ngoài ra, giấy bìa gợn còn có thể tái sản xuất, tiết kiệm nguyên liệu, ít gây ônhiễm môi trường

9.2 Thủy tinh

Năm 1550 trước công nguyên, vật liệu thủy tinh được phát hiện, và những chai

lọ thủy tinh màu được chế tạo Đến năm 1200 sau công nguyên, người ta còn dùngthủy tinh làm chất men phủ lên bề mặt các sản phẩm gốm sứ Năm 1200 sau côngnguyên, con người ta đã khắc vẽ lên khuôn đúc để tạo ra vật dụng bằng thủy tinh cóhình ảnh

Công nghệ sản xuất thủy tinh qua nhiều thế kỷ đã đạt đến trình độ cao, nhưnggiá thành sản phẩm vẫn còn đắt Từ thế kỷ XVIII bước sang thế kỷ XIX, nền khoa học

kỹ thuật thế giới tiến bộ và phổ biến nhanh nên giá thành sản phẩm thủy tinh đã hạ

Trang 24

xuống thấp Cũng trong thời kỳ này, xuất hiện yêu cầu sản xuất chai thủy tinh đựngrượu Whisky và các thức uống khác, đó chính là các tác nhân đã đưa công nghệ sảnxuất thủy tinh đạt đỉnh cao.

9.3 Đồ gốm

Đồ gốm đã trở thành đồ gia dụng để chứa đựng thực phẩm, dùng làm chén đĩa

ăn uống từ rất lâu đời và phổ biến khắp thế giới Trước khi tồn tại công nghệ đóng bao

bì chân không và thiết bị lạnh vào thế kỷ XIX, những đồ dùng bằng gốm màu xámhoặc nâu, được trang trí bằng các oxit kim loại màu, thường được dùng để chứa đựngmọi thứ từ bơ và thịt muối đến rượu quả Các doanh nghiệp cũng dùng các bình bằnggốm để chứa đựng thông, axit và các loại chất lỏng công nghiệp khác: họ đã sử dụnghình ảnh trang trí trên các bình gốm để quảng cáo cho sản phẩm

Đồ gốm được sử dụng lần đầu tiên vào thế kỷ XV Nước Đức nổi tiếng bởinhững loại men sứ làm từ các loại muối vô cơ: chính men sứ đã làm cho bình gốmcứng hơn và an toàn hơn những bình gốm có lớp men chứa chì Ngành đồ gốm đạtđỉnh cao vào thế kỷ XVIII – XIX, sau đó thì nó nhường chỗ cho các loại vật liệu vàbao bì khác

9.4 Sắt tráng thiếc

Khoảng năm 1200, những người thợ thủ công Bohemia đã phát hiện ra phươngpháp mạ thiếc lên những tấm sắt mỏng Phát minh này được giữ bí mật trong suốt 400năm, nhưng năm 1620, một công tước xứ Saxony đã lấy được bí mật này Thời kỳ đồsắt mang lại những nguyên liệu và máy móc mới cho việc cuộn thép tấm và trángthiếc Sự kiện thép thay thế sắt và những hợp kim cứng khác, đã tạo điều kiện sản xuấtcác cỡ tấm hay lá kim loại rất mỏng Từ đó đã phát triển và tồn tại công nghệ chế tạolon, hộp bằng thép tấm, nhôm, hợp kim của nhôm và đi đến hoàn hảo như hiện nay

9.5 Nhôm

Vào năm 1825, nhà nghiên cứu Oersted sản xuất ra được những hạt nhôm đầutiên Việc tinh luyện nhôm rất khó khăn nên vào năm 1825, giá nhôm là 545 USD/Lb.Hoàng đế Napoleon thường sử dụng thìa và nĩa bằng nhôm khi tiếp các vị khách đặcbiệt Những đồ trang sức vào thời Nữ hoàng Victoria cũng được làm bằng nhôm Năm

1854, Deville và Bunsen đã cải thiện phương pháp tinh luyện nhôm, do đó vào năm

1885, giá nhôm đã giảm xuống 11.33 USD/Lb, tuy vẫn còn khá cao Năm 1886,Heroult và Hall phát hiện phương pháp điện phân hiện đại hơn, để tách nhôm từ oxitnhôm Năm 1888, Bayer tìm ra phương pháp rẽ hơn để tách nhôm từ oxit nhôm Năm

1888, Bayer tìm ra phương pháp rẻ tiền hơn để tách nhôm từ quặng boxit Năm 1982,giá đã giảm xuống còn 0.57 USD/Lb và đến năm 1942, giá giảm xuống 0.14 USD/Lb

Khi giá cả đã ở mức hợp lý, nhôm được sử dụng cho nhiều mục đích Đặc tínhmềm dẻo của nó cho phép chế tạo lá nhôm một cách dễ dàng Lá nhôm đầu tiên được

Trang 25

sản xuất vào năm 1910, và trong đầu những năm 1920, kỹ thuật cuộn và được in trênnhôm được hoàn thiện Kỹ thuật đúc nhôm để sản xuất các loại lá nhôm xuất hiện vàocuối những năm 1970.

9.6 Thiếc, chì và các kim loại khác

Vào thời xưa, các loại hộp và cốc được sản xuất từ vàng và bạc, nhưng chúngquá đắt cho những nhu cầu thông thường Người La Mã cổ xưa thường sử dụng chìtrong nhiều thứ, bao gồm cả ống dẫn nước Ngày nay, vẫn còn lại những bằng chứngcho thấy chì đã được sử dụng để hàn các hộp, lon bằng kim loại Họ cũng tìm cách chếtạo tấm hau lá chì rất mỏng và vì không biết đến tính độc hại của chì nên đã dùng nó

để gói thực phẩm Những lá chì đã được sử dụng để bao bọc trực tiếp trà và thuốc látrong những hộp trà hoặc thuốc lá từ những năm 1826 – 1930

Lá thiếc có phạm vi sử dụng rất lớn Hầu hết những hợp kim của thiếc được sảnxuất từ thiếc, chì, antimon, kẽm hoặc đồng và được sử dụng phổ biến do thiếc tinhkhiết rất khó cuộn lại Vào những năm 1930, phomat được gói bằng thiếc lá có phaantimony: thiếc lá cũng được dùng để bao gói chocolate vào những năm 1940

9.7 Chất dẻo

Việc nghiên cứu thay thế nguyên liệu cho các quả banh billard bằng ngà đã dẫnđến việc tìm ra cellulose nitrat vào năm 1845 Vào năm 1862, những hạt nhựa nhỏ đầutiên được trưng bày tại một cuộc triển lãm lớn ở Luân Đôn Vào năm 1870, nhà nghiêncứu Hyatt tạo ra celluloid, là hỗn hợp của cellulose nitrat và camphor Đây là mộttrong những thành công đầu tiên của chất dẻo nhân tạo, về phương diện vật liệu lẫnthương mại Do celluloid và những sản phẩm cellulose nitrat rất dễ cháy, nên các nhànghiên cứu tiếp tục tìm kiếm những hợp chất khó cháy như cellulose acetat có thể hòatan trong aceton (hiện được dùng rộng rãi trong ngành sơn mài)

Sợi vicose hay cellulose xanthate dùng trong phục hồi các sợi cellulose vàmàng chất dẻo được tìm ra năm 1892 Sợi vicose được sử dụng rộng rãi ở châu Âu vàokhoảng giữa năm 1912 – 1914, và màng cellophane được giới thiệu ở Mỹ vào năm

1924 Sự thêm vào lớp phủ cellulose nitrat giúp cho bao bì có khả năng chống ẩm tốthơn Cho tới năm 1950, cellophane vẫn chiếm ưu thế hơn so với các loại vật liệu bao

bì khác

Màng casein được giới thiệu vào năm 1899 Các loại nút và khóa bằng formaldehyde được dùng rộng rãi trong suốt những năm 1920 Nhựa casein vẫn đượcdùng cho đến ngày nay dưới dạng keo dán là nhũ tương của casein và nhựa dẻo.Những loại nhựa khác được làm từ quá trình polyme hóa formaldehyde vào nhữngnăm cuối của thế kỷ XIX là phenol-urea, và melamine formaldehyde Trong nhữngnăm 1930 – 1940 melamine formaldehyde được dùng như chất làm tăng độ bền củagiấy chống ướt

Trang 26

casein-Styrene được chưng cất đầu tiên từ nhựa cây balsam vào năm 1831 và từ đó quátrình polyme hóa styren được chú ý Vào năm 1866, styren được sản xuất từ benzen,được dùng để chưng cất than đá Từ thành công này, polystyren được sử dụng rộng rãi,nhưng do tính giòn, có thể dễ vỡ, mảnh vỡ gây nguy hiểm trong trường hợp làm đồchơi trẻ em, hay bình chứa đựng thực phẩm Do đó, đưa đến hợp chất mới tốt hơn sovới polystyren và cao su tổng hợp Sự phát triển kế tiếp là: styren, acrylonitrile vàbutadiene được đồng polymer để sản xuất nhựa ABS Vào năm 1950, xốp polystyren(EPS) được giới thiệu và sau đó được dùng làm tấm cách nhiệt và vật liệu đệm.

Quá trình nghiên cứu cao su thiên nhiên đã dẫn tới việc phát minh ra các lớpphủ bằng cao su lên các vật liệu xây dựng Tiếp theo đó, rất nhiều loại cao su tổng hợp

có gốc dien được chế tạo ra trong các phòng thí nghiệm Vào năm 1933, cao subutadiene-styren được giới thiệu, đó là hợp chất buna N, cũng là một sản phẩm thời kỳchiến tranh Vào những năm 1950, ngành hóa học về cao su đã có những bước tiến rấtnhanh, về tính đàn hồi của cao su đã được sử dụng rộng rãi như thành phần của keotrong bao bì

Monomer vinyl chloride (VCM) được sản xuất lần đầu tiên năm 1835, vàpolyvinylchloride (PVC) được tìm ra vào năm 1872 Đến năm 1912, PVC được sảnxuất để làm vật cách nhiệt cho dây cáp Polyvinyl acohol được sản xuất từ năm 1924

từ polyvinyl acetat bị thủy phân Người ta nhận thấy polyvinyl acetat quá mềm vàpolyvinyl chloride quá cứng; do đó vào năm 1928 vinyl acetat và vinyl chloride đượcđồng trùng hợp Hợp chất này được chứng minh là rất hữu dụng Với sự thêm vào củacác chất hóa dẻo, một loạt các tấm phủ được sản xuất Những màng che và áo mưađược sản xuất đầu tiên trong những năm 1940 rất nặng mùi chất làm dẻo, tuy nhiên khi

kỹ thuật phát triển, người ta đã tìm ra các loại polymer và chất hóa dẻo tốt hơn Vàonăm 1958, màng PVC có thể co giãn do nhiệt được giới thiệu Hợp chất đồng trùnghợp VC-acrylic có độ rắn cao Hợp chất đồng trùng hợp của vinylchloride và vinylether được dùng trong sơn mài

Polyvinylidene chloride (PVDC) được tìm ra năm 1838 Hạt monomer tinhkhiết được tổng hợp vào năm 1872 và polymer PVDC được tổng hợp năm 1916 Chấtnày có khoảng nhiệt độ nóng chảy rất hẹp, khá giòn và cứng Vào năm 1936, sản phẩmđồng trùng hợp của VC và VDC được sản xuất lần đầu tiên

Hợp chất polyester đầu tiên được tìm ra năm 1847 Ester acrylate được chế tạovào năm 1873 và methyl acrylate được trùng hợp năm 1880 Polyethylene-glycol-terephthalate vào năm 1933 Polyethylene-glycol-terephthalate (PET) được tìm ra đầutiên vào năm 1941 và được sản xuất vào những năm 1950 dưới dạng màng Mylar

Một trong những sự phát triển nhất có liên quan đến bao bì xảy ra năm 1933,khi Fawcett và Gibson thuộc Công ty Hóa chất Công nghiệp Imperial (ICI) đã tìm rapolyethylene (PE) đầu tiên, được xử lý ở áp suất cao Nhựa PE được sủ dụng đầu tiên

Trang 27

làm tấm bao bọc các loại dây cáp điện thoại ngầm, và trong suốt cuộc chiến tranh thếgiới thứ II nó được sử dụng như chất bao bọc các dây cáp của radar Vào đầu nhữngnăm 1940, Karl Ziegler đã nghiên cứu và tìm ra phương pháp xúc tác để sản xuấtpolyethylene ở áp suất thấp Phương pháp của Ziegler cho phép sản xuất polyethylen

có tỷ trọng cao hơn (HDPE) phương pháp của ICI; loại này đã nhanh chóng đạt doanh

số bán cao vào năm 1956

Năm 1961, tiến sĩ Richard W.Rees của hãng DuPont phát minh ra ionomerbằng cách liên kết hóa học ion kim loại với PE có chứa các nhóm acid Nghiên cứucủa ông về polyethylen tỷ trọng thấp (LDPE) đã mở ra phạm vi rộng rãi và thị trườngcho việc chuyển đổi bao bì theo khuynh hướng bao bì chất dẻo như ngày nay

Vào năm 1954, Natta ở Ý dùng chất xúc tác cho sự bố trí cố định cấu trúckhông gian để sản xuất polypropylene và phát triển nguyên tắc thay đổi cấu trúc củapolyme để sản xuất nhiều loại plastic đồng trùng hợp như ngày nay, tạo thành chuỗipolymer có đặc tính đáp ứng một số yêu cầu cần thiết đối với xã hội phát triển Trongnhững năm kế tiếp, nhiều hợp chất đồng trùng hợp của ethylen, propylen và butyleneđược đưa ra thị trường

Những loại chất dẻo khác được dùng làm bao bì bao gồm polyamide (nylon)được phát minh ra đầu tiên năm 1937, dưới dạng sợi và sau đó được phát triển sangdạng màng vào cuối những năm 1950 Polycarbonate được đưa ra thị trường vào năm1959

10 Sự phát triển của các loại hình bao bì

Các loại thùng chứa, hộp bằng gỗ, bình xứ, túi da, bao vải đều đã có từ rất lâu.Dưới đây là những bước tiến quan trọng trong sự phát triển của các loại hình bao bì

mà đang phổ biến hiện nay

10.1 Hộp bằng kim loại

Từ sự phát minh ra thép tráng thiếc vào năm 1200, người ta đã có thể tạo ra cáchộp kim loại Nhưng mãi cho tới năm 1764 mới xuất hiện ở Luân Đôn các loại hộpnhỏ bằng kim loại để đựng thuốc lá Đầu những năm 1830, diêm và bánh bích quy đềuđược chứa đựng trong các hộp thép tráng thiếc Một vài loại hộp được thiết kế với cácloại hình đặc biệt có ký tự nổi, những loại khác có nhãn hiệu được in trên giấy rồi dánvào hộp Khoảng giữa năm 1850 và 1900, kỹ thuật in trên kim loại được phát triển.Những chiếc hộp ban đầu được thiết kế với 8 – 9 màu so với ngày nay là 4 – 6 màu.Ngày nay các loại hộp không được in nhiều hơn 5 màu do chi phí cao

10.2 Lon kim loại

Các loại hộp hình trụ được thiết kế bởi Peter Durand vào năm 1810 Nhữngchiếc hộp đầu tiên được hàn bằng tay có chừa một lỗ đường kính khoảng 3 – 4 cm trên

Trang 28

đỉnh Sau khi thực phẩm được đưa vào qua lỗ, lỗ được đóng lại bằng cách hàn mộtmiếng thép Có những trường hợp, một cái lỗ nhỏ được khoan để thoát khí trong quátrình nấu và sau đó được hàn lại Những người thợ có thể làm được 60 cái/ngày bằngphương pháp thủ công Nhiều loại dụng cụ và kỹ thuật lắp ráp được phát minh để làmcho công việc chế tạo lon được dễ dàng hơn Vào năm 1868, các loại vecni được chếtạo để phủ bên trong lon sắt, chống lại sự ăn mòn lon bởi thực phẩm được chứa đựng

và sự hư hỏng thực phẩm nhiễm kim loại từ bao bì Phương pháp ghép mí lon có dùngcác hợp chất hàn của Max Ams được giới thiệu vào năm 1888, và vào năm 1900, đã rađời các loại máy ghép mí lon sắt có công suất 2500 lon/giờ, từ đó lon được sản xuấttheo phương pháp ghép mí Các loại lon có nắp đậy có thể đã xuất hiện từ năm 1922.Bên cạnh đó, loại lon hàn đáy và nắp vẫn được dùng cho đến ngày nay Lon nhômđược chế tạo để đựng các loại dầu nhờn vào năm 1957, và được dùng làm bao bì chosản phẩm bia kể từ năm 1963

Những chiếc lon đầu tiên được mở bằng cách dùng đục và búa Chiếc khóa mở

đồ hộp (khui hộp) đầu tiên được sáng chế năm 1866, dựa trên nguyên tắc đòn bẫyđược giới thiệu năm 1875 Các loại nắp có thể xé được, được làm bằng giấy nhôm đãxuất hiện vào những năm 1950 Ngày nay, các loại hộp đóng gói chân không có loạinắp này thường được làm từ plastic cho phép hàn kín và mở dễ dàng

10.3 Chai và lọ thủy tinh

Đặc điểm của những chai lọ thế kỷ XVII – XVIII là có cấu tạo đặc trưng đểphân biệt nhà sản xuất và các sản phẩm chứa bên trong Chiếc máy đúc chai tự độngđầu tiên bằng phương pháp ly tâm được sản xuất lần đầu tiên năm 1889 Loại máyhiện đại Owen có thể sản xuất 20000 chai/ ngày

Dưới thời Nữ hoàng Victoria (nước Anh), các chai đựng dược phẩm có độc tínhcao được thiết kế đặc biệt Những chai lọ này được chế tạo để người sử dụng có thểnhận biết những bất thường bằng cảm nhận bởi giác quan Đặc điểm này là biện pháp

an toàn đầu tiên được sử dụng Nắp chai cũng tiến một bước dài từ dạng nắp gỗ chuốtnhọn cà các nút bần được dùng từ năm 1000 trước công nguyên, theo Horace Để đóngkín hơn, nắp chai được phủ sáp hoặc hắc ín Nút bần được sử dụng chủ yếu cho tới khinút vặn ra đời năm 1892 và nút bần vẫn được sử dụng cho chai đựng rượu cho đếnnay Vào giữa thập niên 1930, đã có nhiều thử nghiệm dẫn tới việc sử dụng nắp bằngcao su và nhựa PE bắt đầu từ năm 1945; tiếp theo polycellular vinyl được sử dụng vàonăm 1957 Những lớp bao phủ bằng nhôm được giới thiệu năm 1960 Loại mới nhấtđược làm bằng nhôm và được thiết kế để có thể xé được vòng xoắn ở phía dưới, khiphần này bị rời khỏi nắp cho thấy là chai đã được mở, thường được sử dụng trong việckhằng các loại chai rượu hay nước giải khát

Những sản phẩm nước uống đóng chai có nắp vặn bằng nhựa hoặc bằng kimloại; loại chai miệng rộng được đóng bằng giấy sáp hoặc bằng lá kim loại Các loại

Trang 29

nắp chặt hơn được làm bằng kim loại có đệm cao su Ngày nay, đa số các loại chaimiệng rộng có nắp bằng thép vặn ren, và được bọc lớp plastic dạng màng co nhằmkhằng sản phẩm.

10.4 Hộp bằng gỗ và bìa cứng

Từ những năm 1630 cho đến thế kỷ XIX, các loại hộp được chế tạo thủ côngbằng các tấm gỗ mỏng hoặc giấy bìa cứng (carton), các loại nhãn hiệu đã được dánbên ngoài thùng, hộp để quảng cáo, phân biệt

Ngày nay việc sản xuất hộp và thùng chứa bằng giấy đã trở thành một ngànhthương mại quan trọng Việc sản xuất hộp có thể đã bắt đầu ở Anh vào năm 1817 Và

ở Mỹ đã bắt đầu sớm hơn vào năm 1810 tại Philadelphia Các loại hộp sản xuất ở thờiđiểm đầu thường có dạng tròn vì khó tạo góc cạnh bằng phương pháp thủ công

Ngành làm thùng hộp carton bằng cơ giới bắt đầu vào năm 1855, dùng để đựngthuốc và đựng kẹo

Các loại hộp, thùng giấy đã giúp tiết kiệm được không gian rất nhiều trong việclưu trữ hàng hóa trong kho hay cửa hàng Vào năm 1870, Robert Gair, người đã thànhcông trước đó trong việc sản xuất túi giấy, đã phát minh ra máy cắt và gấp nếp tựđộng Vào đầu những năm 1900, các loại ngũ cốc, và bánh bích quy được bao góibằng các thùng carton có tráng sáp, và được in nhãn hiệu của sản phẩm, các mẫuquảng cáo

10.5 Giấy gói và nhãn hiệu

Cách bao gói bằng lá cây đã được dùng từ rất xa xưa để ngăn ngừa đất, nước vàcác tác nhân gây hư hại đối với thực phẩm Khoảng năm 1550, các loại giấy gói đãđược in tên của người sản xuất Thuốc và thuốc lá được bán trong các bao bằng giấyvào những năm 1660 Vào đầu những năm 1770, người ta đã có thể mua đinh ghim,thuốc lá, trà và các chất dạng bột trong các hộp giấy Với sự xuất hiện của giấy làmbằng máy và thuật in đá, các nhãn hiệu được in và áp dụng cho hộp, chai, lọ, lon chứađựng các loại sản phẩm Chẳng bao lâu sau đó, các sản phẩm thực phẩm được phânbiệt bằng nhãn hiệu thuận tiện trong phân phối lưu kho tiêu thụ

Những người bán kẹo thủ công ở Paris đã bao gói sản phẩm của họ trong cácgiấy màu có xoắn 2 đầu vào năm 1847 Lá kim loại đã được dùng để bọc các loạichocolate từ đầu những năm 1840 đến nay Ban đầu, lá kim loại được dùng bằng chì,sau đó dùng lá thép để bao bọc một số thực phẩm nhưng vào nửa sau thế kỷ XIX phầnlớn lá kim loại được thay thế bằng giấy tráng sáp chống thấm và được dán nhãn hiệu

Giấy sáp ra đời từ ý tưởng của một thợ làm nến, ông không muốn mang con cámới câu được về nhà được bọc bằng giấy báo thấm ướt nước Vào năm 1877, ôngthành lập một công ty sản xuất giấy sáp Đến năm 1894, giấy phủ paraffin được lót bên

Trang 30

trong thùng carton đựng bánh quy để chống thấm chất béo ra thùng giấy và chống hút

ẩm vào bánh Sau đó vào những năm 1900 giấy phủ paraffin được dùng gói kẹo, bánh

mì và một số thức ăn khô một cách phổ biến

Giấy sáp xuất hiện làm thành một loại vật liệu cách ẩm tốt trước khi có sự xuấthiện của cellophane và nhôm vào năm 1912 Chẳng bao lâu sau đó, giấy sáp và các lákim loại được kết hợp để sản xuất ra một loại bao bì tốt hơn Vào cuối những năm

1950 xuất hiện các loại màng chất dẻo có thể hàn bằng nhiệt và co dãn được nhưpolyvinylchloride, polyvinyliden chloride, polyethylene và polypropylene Những năm

1960 đến 1970, là thời gian xuất hiện các loại polyme – nhựa nhiệt dẻo đồng trùng hợpđưa công nghệ bao bì lên đỉnh cao

10.6 Túi

Việc sản xuất các loại túi được bắt đầu vào những năm 1618 – 1648 Cơ sở sảnxuất túi đầu tiên ở Anh đã thành lập năm 1844 ở Bristol Ở thời kỳ này, việc in ấn trêntúi giấy được thực hiện bằng các máy in đá chạy bằng hơi nước Chiếc máy làm túiđầu tiên được phát minh năm 1852, bởi Francis Wolle ở Mỹ, tuy nhiên cho tới năm

1902, nhiều loại túi vẫn được làm bằng tay Vào những năm 1870, những bao bì bằnggiấy có kích thước lớn được xếp, dán keo đã được thay thế bởi các bao bằng bông vải

để đựng các khối lượng lớn như ngũ cốc, lương thực, các loại bột Năm 1905, các loạitúi giấy có in nhãn được sản xuất theo dây chuyền tự động và tiếp theo là túi plastic(nhựa nhiệt dẻo) ra đời, rất thông dụng so với túi giấy

10.7 Nghệ thuật tạo hình

Nghệ thuật trang trí đã có từ rất đời bằng chứng là những người tiền sử đã biếtsơn, chạm trổ và điêu khắc trên các đồ dùng cổ xưa của họ Trong nhiều ngàn năm,những công việc như vậy được áp dụng với tất cả những thứ cần được trang trí Lịch

sử thế giới đã không ghi chép lại những thử nghiệm phương pháp in ấn đầu tiên xuấthiện lúc nào Nhưng ở Trung Quốc việc in trên giấy đầu tiên bằng các khối gỗ đượcchạm khắc vào khoảng năm 868 Cũng ở Trung Quốc vào khoảng năm 1041, nhữngkhối gỗ rời để in từng ký tự đã được sử dụng Nghệ thuật in trên giấy từ những khối gỗ

có ở châu Âu được bắt đầu vào năm 1454

Kỹ thuật in ấn bao bì bao gói các loại sản phẩm đã được phát triển bởi ngườithợ làm giấy Andreas Bernhart vào những năm 1550 và phát triển cho đến nay Vàođầu những năm 1600, một vài loại sản phẩm còn được phân biệt bởi tên người sản xuất

để tránh nhầm lẫn về nhà sản xuất

Vào khoảng giữa những năm 1700, những đĩa bằng thép hay đồng được chạmkhắc đã được sử dụng thay thế cho các khối gỗ trong việc in nhãn Phương pháp mớinày được áp dụng để in trên đồ gốm Vào năm 1789, nguyên tắc in bảng đá đượcSenefelder ở Bavaria khám phá Kỹ thuật in đá đã giúp cho việc in trên đồ gốm nhiềumàu hơn, và việc in màu trên giấy trở nên phổ biến Một số người thợ in, như Currier

Trang 31

và Ives, in một màu trên bảng in đá và sau đó thêm vào một màu khác bằng cách vẽtay Với sự phát triển của thế kỷ XIX, các thợ in tranh đua nhau trong việc tạo ra các

bề ngoài và nhãn hiệu đẹp hơn

Việc in trực tiếp lên các tấm thiếc không thành công vào năm 1864 do nhữngbảng in được chạm khắc hoặc bằng đá không cho sự tiếp xúc tốt Việc chuyển đổiphương pháp diễn ra trong khoảng 10 năm Năm 1875 Robert Barclay phát minh ra kỹthuật in offset Năm 1903, nguyên tắc in offset được cải tiến với tốc độ cao

Kỹ thuật in nổi bằng khuôn mềm ra đời ở Anh khoảng năm 1890, nhằm theokịp tốc độ của máy làm túi giấy, mực in là aniline, khô nhanh được dùng in trên các bềmặt khác Năm 1905, máy làm túi và máy in được kết hợp với nhau trong một dâychuyền

Trong suốt thế kỷ XIX và XX, kỹ thuật nhiếp ảnh được phát minh nhờ đó cácbản in có thể được chuẩn bị và khắc bằng acid Việc chuẩn bị các bảng in ngày càng ítphức tạp hơn và giảm được chi phí Vào năm 1900, kỹ thuật in nhiều màu lại được cảitiến và người ta đã có thể in được 6 màu cùng một lúc

Sự phát triển chung của bao bì và thiết bi

Kỹ thuật đóng gói phát triển rất nhanh, về nguyên liệu và máy móc Nhữngchiếc máy đầu tiên được chế tạo cho quá trình làm bao bì hoặc in ấn được vận hànhbằng sức người hoặc dùng năng lượng hơi nước, đều góp phần vào sự tăng sản lượng

và giảm chi phí Bên cạnh đó, một vài loại máy móc được kết hợp vào trong sản xuất

để cho quá trình vận hành dây chuyền được hiệu quả hơn

Các loại thiết bị cán mỏng, thiết bị làm giấy sáp, máy làm hộp và máy dánnhãn v.v… được phát triển trong nhiều thập niên trước và sau Thế chiến thứ I Nhữngmáy tự động phết keo lên các nhãn hiệu được chế tạo bởi tập đoàn New Jersey ở Mỹkhoảng năm 1918

Máy đùn ép (extruder) vật liệu plastic để chế tạo bao bì đang được sử dụng rộngrãi hiện nay, đã được phát minh đầu tiên vào khoảng năm 1840 để sản xuất các ốngchì Khoảng giữa năm 1840 và 1860, máy đùn ép được dùng để bọc nhựa các sợi dâycáp điện Chiếc máy đùn ép đầu tiên dùng lực đẩy cảu pittong chỉ thích hợp cho những

bộ phận nhỏ nhưng không thích hợp cho các tấm hoặc ống dài Máy đùn ép dùng trụcvít được phát minh ra năm 1879 Vào năm 1912, máy đùn ép có trục vít lớn hơn và cóthùng chứa được chế tạo, tỷ lệ chiều dài so với đường kính trục (l/d) khoảng 10 vàđược kết hợp với hệ thống làm lạnh Ngành plastic đạt được một số thành công trongviệc ép nhựa cho tới những năm cuối của thập niên 50 Sau đó trục vít lại được cảithiện hiệu quả hơn đáp ứng với nguyên liệu được nấu chảy đồng nhất nhờ vào tỷ lệ l/dđược tăng lên Đây là loại trục vít có 2 kênh với 2 bộ phận trộn và nấu chảy khác nhau,

Trang 32

có trang bị các thiết bị đo Một vài loại máy đùn ép không có trục vít được nghiên cứu

để cạnh tranh với các máy dùng trục vít Theo sự cải tiến của máy đùn ép dẫn tớinhững thay đổi trong vật liệu làm bao bì, nhiều sự kết hợp giữa các nguyên liệu tạo vậtliệu ghép và phủ lớp bên ngoài, thích hợp để bao gói, đáp ứng những yêu cầu củanhiều loại thực phẩm khác nhau Trong những năm gần đây, máy đùn ép đã phát triểnđến mức có thể ép 2 loại chất dẻo nóng chảy qua một khuôn để sản xuất màng mỏng

có cấu trúc hỗn hợp

Đến cuối thế kỷ XIX, vật liệu làm bao bì được chế tạo bằng hệ thống trang thiết

bị tự động và theo đó là sự ra đời của các thiết bị định lượng thực phẩm để đóng thựcphẩm vào bao bì một cách tự động

Thiết bị cân, đo và đếm đã được chế tạo hoàn chỉnh từ năm 1900, cùng lúc vớithiết bị làm thùng carton, dán keo và làm túi Trong thập niên sau đó (khoảng 1910),máy móc được phát triển để bao gói các loại thực phẩm có kích thước rất nhỏ như cácloại kẹo, và đóng kiện hàng hóa vào các thùng carton Khoảng sau năm 1913, máymóc được phát triển để gấp các thùng carton đựng sản phẩm từ các băng chuyền Có

sự chuyển biến rất lớn của kỹ thuật bao bì và đóng gói thực phẩm ở thời kỳ giữa 2cuộc thế chiến; thực phẩm được chuyển hướng từ dạng đóng gói khổ lớn sang đónggói thành những đơn vị nhỏ với tốc độ cao, đồng thời, các nhà sản xuất máy móc đãthuyết phục các nhà sản xuất thực phẩm thay đổi những thiết bị cũ để thích hợp vớicác kỹ thuật mới Những thiết bị đóng gói chân không xuất hiện giữa những năm 1950

Ngày nay, nếu thiếu các hệ thống trang thiết bị đóng gói tự động trong sản xuấtthực phẩm thì chi phí bao gói có thể cao đến mức không chấp nhận được và mức độ hưhỏng sản phẩm cũng rất lớn vì không đảm bảo được an toàn vệ sinh thực phẩm

11 Xu hướng của bao bì thực phẩm

Riêng đối với loại vật liệu làm bao bì bằng plastic, mức sản xuất và mức tiêudùng trung bình tính trên đầu người tăng ở các nước phát triển và ngày càng tăng cao ởnhững nước đang phát triển Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ sử dụngvật liệu plastic tăng cao

Sau đây là mức sản xuất, tiêu dùng và mức tiêu dùng/người/năm đối với vậtliệu bao bì plastic ở một số quốc gia trên thế giới được trình bày ở bảng sau đây

Xu hướng hiện nay của ngành bao bì là:

− Sản lượng plastic nhiệt dẻo ngày càng tăng cao

− Kỹ thuật sản xuất màng plastic, bao bì bằng vật liệu plastic ghép ngày càng pháttriển mạnh

− Bao bì phải đáp ứng được 3 chức năng chính là bảo vệ hàng hóa thực phẩm bêntrong, thông tin và thuận tiện trong quản lý, tiện dụng; và hạn chế được sự ô

Trang 33

nhiễm môi trường bởi bao bì phế thải Do đó bao bì cần được cấu tạo bởi vậtliệu:

 Có khả năng tái sinh

 Được sản xuất tuân theo các luật về bảo vệ môi trường như bao bì đượcghi tên loại plastic cấu tạo ở dưới đáy để tiện phân loại sau khi thu hồi vàtái sinh

 Để đảm bảo cho việc tái sinh, cần ghép hai trong nhiều loại nguyên liệu

có thành phần giống nhau, tránh tối đa việc pha trộn các loại nguyên liệuplastic vào nhau

 Cấu trúc màng phổ biến nhất là màng 3 lớp

− Ghi chú: dấu (-) chỉ sự giảm so với mức của năm 2000

Từ sự gia tăng sản lượng bao bì chứa đựng thực phẩm cùng với kỹ thuật vật liệughép đạt tính năng bảo quản cao do tính chống thấm khí, hơi cực cao, thì số lượng phếthải ra môi trường cũng ngày càng tăng cao làm cho tình trạng ô nhiễm môi trường

Bảng 2 1 Xu hướng sử dụng bao bì của một số quốc gia giai đoạn 2000 – 2001

Trang 34

ngày càng thêm trầm trọng Vì vậy, biện pháp tái sinh vật liệu bao bì từ bao bì phế thảingày càng được các ngành kỹ thuật quan tâm.

Doanh nghiệp không nên lạm dụng giá thành quá thấp của plastic mà sử dụngmột cách thừa thải những bao bì plastic phụ trợ bên ngoài chứa đựng sản phẩm Ở một

số quốc gia họ phải tính toán hợp lý và sử dụng đứng cách loại túi xách plastic, túi bọcngoài sản phẩm, khuyến cáo khách hàng phải tốn thêm chi phí khi có yêu cầu sử dụng

nó và khuyên dùng bao, túi xách plastic cũ để không tốn chi phí một cách vô ích

Người dân phải tự phân loại rác khi thải và phân thành rác tiêu hủy được và ráckhông tiêu hủy được, trong đó bao bì thực phẩm phế thải được chia thành các loại: kimloại, plastic, và giấy ngay từ lúc sử dụng xong Một khi cả thành phố, cả nước đều thựchiện việc tự phân loại rác thì việc thu gom rác của công ty vệ sinh sẽ nhẹ nhàng hơn vàviệc tái sinh vật liệu bao bì phế thải thực hiện một cách dễ dàng và khá triệt để

Trải qua các thời kỳ, cách trình bày bao bì để có thể hấp dẫn người tiêu dùngluôn rất được coi trọng, như sử dụng bao bì trong suốt để khách hàng có thể nhìn thấysản phẩm bên trong Ví dụ, ở Anh các loại thịt tươi thường được đóng bao bì trongsuốt ở cả đỉnh và đáy Hoặc ở một số vùng ở châu Âu như Scandinavia, Pháp, Đức,người ta có xu hướng đựng thực phẩm trong các túi trắng đục và có một nắp trongsuốt, hoặc bao bì trong suốt hoàn toàn, có thể thấy nguyên dạng thực phẩm chứa đựngbên trong, tạo tâm lý an tâm cho khách hàng đối với sản phẩm được chọn

Những năm 1990 có những loại bao bì đặc sắc, là thành tựu của nghiên cứukhoa học Nó xuất phát từ vùng Verifrais ở Pháp Người ta sử dụng những giọt acidnhẹ (như axit amin) chảy từ con cá, thấm qua phía dưới mâm đục lỗ gặp một túi nhỏđựng cacbonat canxi hay cacbonat natri, phản ứng sinh ra nhiều khí cacbonic để bảo

vệ sản phẩm chống oxy hóa Ở Nhật cũng có trường hợp sử dụng bao bì đặc biệt, chấthấp thụ oxy được đựng trong túi nhỏ, cho vào bao bì chứa các lát cá khô trước khi hànmiệng, bao nhỏ này sẽ hấp thụ hết khí O2 và do đó làm giảm sự hư hỏng và kéo dàithời gian bảo quản

Một số loại thực phẩm như rau xà lách ăn liền được đóng bao bì có bơm khí,với bao bì làm bằng vật liệu plastic OPP Rau quả tươi sống vẫn còn hô hấp, do đótrong bao bì chứa đựng rau quả cần phải có một lượng O2 vừa đủ để duy trì và kéo dài

sự sống của rau quả Nếu hoàn toàn không có O2 hoặc lượng O2 quá thấp dưới mức cóthể hô hấp, thì rau quả sẽ chuyển sang quá trình hô hấp yếm khí, dẫn đến hư hỏngnhanh chóng Việc đưa vào một lượng O2 vừa đủ, hoặc bao bì có khả năng thẩm thấu

O2 ở một mức độ hợp lý là cần thiết đối với bao bì chứa đựng rau quả tươi sống

12 Chức năng của bao bì thực phẩm

Bao bì thực phẩm có 8 chức năng cơ bản sau đây:

Trang 35

12.1 Chức năng bảo vệ

Hình 2 4 Bao bì bảo vệ thực phẩm

Đây là chức năng nguyên thủy nhất của bao bì Bao bì giúp bảo vệ sản phẩmbên trong khỏi bị vỡ, tránh rung, va đập, ảnh hưởng của nhiệt độ và môi trường bênngoài

Ngăn cách không cho sản phẩm bị dính nước, bụi bẩn Bao bì cũng giúp ngăncách sản phẩm không bị ô xy hóa hay bị nhiễm khuẩn

Chức năng bảo vệ sản phẩm của bao bì đóng vai trò quan trọng trong việc tạodựng hình ảnh thương hiệu Nếu bao bì bị hư hỏng, biến dạng thì sẽ không thể tạo hìnhảnh sản phẩm chất lượng và điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới hình ảnh thương hiệu.Trong một số trường hợp vì muốn tạo sự khác biệt mà doanh nghiệp sử dụng nhữngchất liệu hay hình dạng bao bì không phù hợp dẫn tới sự hư hỏng hay hạn chế chứcnăng bảo vệ sản phẩm Doanh nghiệp cần quan tâm đúng mức cả khía cạnh mỹ thuậtlẫn tính năng bảo vệ của bao bì vì cả 2 chức năng này quan trọng như nhau

Có thể nói rằng bao bì tạo ra cơ hội tiếp xúc hiệu quả nhất giữa sản phẩm vàngười tiêu dùng Nếu một bao bì sản phẩm phù hợp sẽ không chỉ gia tăng khả năngbán hàng mà còn là một công cụ tạo dựng hình ảnh thương hiệu vô cùng hiệu quả

12.2 Chức năng thông tin

Trên bao bì cần phải cung cấp cho người tiêu dùng những thông tin cần thiết vềsản phẩm bao gồm:

Trang 36

 Hướng dẫn bảo quản và sử dụng.

Hình 2 5 Thông tin trên bao bì phải cung cấp những thông tin cần thiết

Tất cả thông tin phải chính xác và nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm trướcpháp luật về những thông tin do mình đưa ra trên bao bì

Người tiêu dùng thông qua sự thể hiện bên ngoài của bao bì như hình dáng baogói, các phương pháp in ấn, trang trí nhãn hiệu để nhận biết, phân biệt sản phẩm nàyvới sản phẩm khác; sản phẩm của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác giúp chokhách hàng dễ dàng lựa chọn đúng sản phẩm mà họ yêu cầu Bao bì tạo ra sự khác biệtgiữa các sản phẩm là yếu tố cơ bản để cá biệt hóa sản phẩm

Màu sắc và hình thức trang trí của bao bì là hiệu lệnh đầu tiên đối với ngườimua Đặc biệt với nghệ thuật trình bày hàng hóa theo kiểu đối lập để làm nổi bật cácloại hàng hóa khác nhau Bao bì thực phẩm tạo ra một sự nhận biết nhanh chóng đốivới khách hàng Những thông tin trên bao bì ngoài các thông tin cần thiết để nhận biếtsản phẩm còn có các thông tin về mặt luật lệ, các thông tin cho người sử dụng sảnphẩm, các thông tin về số lượng, chất lượng giúp cho khách hàng lượng hóa được lợiích của mình khi mua hàng

Một thiết kế bao bì tốt sẽ giúp việc truyền tải thông tin của sản phẩm đến kháchhàng dễ dàng Các thông tin về sự khác biệt, tính ưu việt, cách thức sử dụng đượctruyền tải hiệu quả trên bao bì sẽ giúp người tiêu dùng có niềm tin sản phẩm và thươnghiệu Bằng những thông tin sản phẩm cung cấp hiệu quả, việc trải nghiệm của kháchhàng sẽ tốt hơn và điều này giúp gia tăng sự trung thành thương hiệu

Trang 37

12.3 Chức năng marketing

Hình 2 6 Bao bì nổi bật thu hút sự chú ý của khách hàng

Chức năng này thể hiện qua các nội dung về khả năng quảng cáo, thu hút, kíchthích, tính thẩm mỹ, hợp lý hoá, sự tiện lợi của bao bì

Các thông tin đầy đủ, sinh động, rõ ràng, ngắn gọn, dễ ghi nhớ của bao bì sẽcuốn hút người mua hơn, tạo sự hứng thú quan tâm, chú ý, sự quảng bá của sản phẩm

Bao bì là phương tiện chuyển giao thông tin từ phía người bán hàng cho ngườimua hàng Khả năng quảng cáo của bao bì đã được phát huy mạnh mẽ trong các siêuthị Bao bì đóng vai trò như người bán hàng thầm lặng trong phương thức bán tự phục

vụ và tự lựa chọn Bao bì là hiện thân của hàng hoá khi nó tạo ra được những ấn tượngtốt, khó quên, đầy thiện cảm trong tâm trí người mua thông qua chức năng thể hiện(nhận biết thông tin, quảng cáo) của bao bì

Chức năng này của bao bì còn được thể hiện ở việc bao gói hàng hoá thànhnhững đơn vị bao gói thích hợp cho việc chuyên chở, bốc xếp, sử dụng hàng hoá và sửdụng bao bì (tháo, mở) Tức là bao bì đóng gói sẽ tập trung hàng hoá thành những đơn

vị sử dụng, đơn vị buôn bán, đơn vị vận chuyển hợp lý với từng điều kiện tiêu dùng vàphân phối, lưư thông Bao bì được thiết kế với những kiểu dáng, kích thước, sức chứathích hợp sẽ “hợp lý hoá” được các khâu trong quá trình vận động của sản phẩm hànghoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng và ngay cả trong khâu tiêu dùng sản phẩm chứađựng trong bao bì; cả trong trường hợp bán buôn lẫn bán lẻ Chức năng thương mại tạođiều kiện tăng năng suất trong khâu giao nhận, vận chuyển, bốc dỡ, thuận tiện cho việc

sử dụng sản phẩm chứa đựng trong bao bì và sử dụng có hiệu quả lượng sản phẩmđược bao gói, thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

12.4 Chức năng sử dụng

Chức năng của bao bì là vừa phải bảo vệ sản phẩm, vừa phải hữu ích sau khi sảnphẩm đã được sử dụng xong Đôi khi khách hàng cảm thấy tiếc, nếu sử dụng xong sảnphẩm cũng là lúc vứt đi bao bì rất đẹp và chắc chắn của sản phẩm đó Nguyên nhân là

do bao bì không được thiết kế dành cho những công năng khác Giá trị sử dụng củabao bì thể hiện ở chỗ nó có thể được sử dụng vào nhiều mục đích khác như đựng thức

ăn, đồ uống, gói đồ, để lót nền, và thậm chí có thể cả trưng bày

Trang 38

Để đảm bảo chức năng sử dụng người ta phải thiết kế bao bì theo các yêu cầusau:

 Dễ mở và có thể đóng lại khi chưa dùng hết, khó mở đối với trẻ em

 Dễ lấy ra bằng các dụng cụ thông thường như: dao ăn, thìa, dĩa, ống hút, đũa,…

 Kích thước bao bì phù hợp để chứa đựng một lượng sản phẩm thích hợp vớinhững đối tượng tiêu dùng khác nhau

 Có tác dụng như một vật chứa đựng khi sử dụng

 Có kích thước phù hợp để có thể dễ dàng đặt trong tủ bảo quản

 Trong trường hợp nhất định, bao bì có thể tái sử dụng cho các sản phẩm giađình

Hình 2 7 Bao bì có thể được sử dụng nhiều lần

Yếu tố ngôn ngữ cũng cần được các công ty đặc biệt chú trọng khi thiết kế bao

bì sản phẩm Tuỳ theo từng thị trường tại mỗi quốc gia cụ thể mà công ty đề ra chínhsách về ngôn ngữ cho phù hợp Ví dụ đối với sản phẩm bán ở Ðức, bao bì phải in tiếngÐức, sản phẩm bán ở Canada, bao bì phải in song ngữ Anh và Pháp, sản phẩm bán ởÐan mạch và một vài nước Châu Âu khác thì bao bì chỉ cần in tiếng Anh là đủ Hiệnnay, bao bì đa ngôn ngữ đang dần trở nên phổ biến đối với khách hàng tiêu dùng.Hãng Kellogg của Ðức đã in …10 thứ tiếng trên vỏ bao sản phẩm đĩa mềm của mình

Số lượng sản phẩm được đóng gói bên trong các bao bì cũng khá quan trọng vàthay đổi tuỳ thuộc vào những sở thích khác nhau của người tiêu dùng Chẳng hạn như

ở thị trường Nhật, mỗi bao bì không nên gói 4 đơn vị sản phẩm, vì từ “four” tiếng Anh

sẽ được phát âm gần giống như từ “chết” trong tiếng Nhật Hộp bánh quy ở Mỹ còncần có thêm các bao bì phụ bọc từng gói nhỏ trong hộp bánh, trong khi ở các thịtrường khác chỉ cần một bao bì gói chung tất cả là đủ

12.5 Chức năng phân phối

Bao bì thực phẩm có thể chia thành 3 nhóm: bao bì tiêu dùng, bao bì trung gian,bao bì vận chuyển

Trang 39

Bao bì tiêu dùng tạo ra một đơn vị tiêu dùng.

Tập hợp một số đơn vị tiêu dùng thành một bao bì trung gian – 1 đơn vị đónggói để có thể chuyển đến tay người tiêu dùng

Tập hợp một bao bì trung gian thành đơn vị vận chuyển để đưa hàng hóa đếncác cơ sở dịch vụ thương mại

Để đảm bảo khả năng phân phối sản phẩm nhanh chóng, thuận lợi bao bì phảiđạt các yêu cầu sau:

 Đối với bao bì tiêu dùng:

- Phải có lượng sản phẩm phù hợp với đối tượng người tiêu dùng và thói quentiêu dùng:

- Khối lượng phù hợp

- Thể tích phù hợp

- Hình dáng và kích thước phù hợp

 Đối với bao bì trung gian

- Phải có kích thước phù hợp để có thể sắp xếp hợp lý và điền đầy đủ vào bao bìvận chuyển

- Phải có khối lượng (sản phẩm + bao bì) thích hợp để các nhân viên thương mại

dễ dàng mang vác, xếp đặt

- Nên có khối lượng sản phẩm thích hợp để khách hàng dễ dàng mua trọn gói và

dễ dàng vận chuyển bằng các phương tiện cá nhân

 Đối với bao bì vận chuyển:

- Phải có kích thước và độ bền cơ học phù hợp với các phương tiện vận chuyển

- Phải có khối lượng của bì thích hợp với việc bốc dỡ

Hình 2 8 Các cấp bao bì

Nếu sản phẩm được bán qua kênh phân phối thì bao bì chính là cơ hội tiếp xúckhách hàng cuối cùng trong lúc họ tìm kiếm sản phẩm trên các kệ hàng Nếu bao bìhấp dẫn, nổi bật so với các sản phẩm cùng loại thì cơ hội khách hàng chọn sản phẩm

sẽ cao hơn Vì vậy, có thể nói rằng bao bì đóng vai trò quan trọng bậc nhất với các sảnphẩm tiêu dùng được bày bán tại siêu thị hay các kênh bán lẻ khác

12.6 Chức năng sản xuất

Bao bì phải có độ bền cơ học phù hợp với tính năng của các loại máy móc thiết

bị trên dây chuyền

Trang 40

Phải có khả năng chịu được tác động của các yếu tố công nghệ khi trên dâychuyền có các yếu tố này:

 Áp suất

 Nhiệt độ

 Độ ẩm

 Sự ăn mòn

12.7 Chức năng môi trường

Hình 2 9 Bao bì thân thiện với môi trường

Sau khi sử dụng thực phẩm, bao bì thường bị thải ra ngoài và làm ô nhiễm môitrường Để giảm thiểu tác động xấu đến môi trường sống, phải lựa chọn bao bì sao chothỏa mãn tối đa các điều kiện sau đây:

Có khả năng tái sử dụng hoặc sử dụng vào những mục đích khác mà không bịthải ra môi trường

Có khả năng tái chế tức là sau khi thải ra nó có thể dùng làm nguyên liệu chocác ngành công ngiệp khác

Nó có khả năng tự phân hủy bởi tác động của môi trường tự nhiên, khi phângiải không hình thành các chất độc làm ô nhiễm môi trường

Có khả năng xử lý bằng các giải pháp công nghệ trong các cơ sở xử lý rác.Bao bì sinh thái là bao bì làm bằng chất liệu sao cho quá trình phân huỷ khônggây ra những ảnh hưởng xấu đến môi trường Liên minh châu Âu EU đã đưa ra nhiềuquy định khác nhau về bao bì, theo đó bao bì phải được sử dụng lại hoặc tái sinh được,các kênh phân phối phải có hệ thống thu hồi bao bì, bao gồm cả bao bì sản phẩm, bao

bì bán hàng và bao bì vận chuyển Tất cả hàng hoá phải có những ghi chú thích hợpngay trên bao bì theo các hình vẽ đã được quy định

Ngày đăng: 28/05/2014, 16:08

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. 1 Một số loại nước uống tinh khiết trên thị trường - Báo cáo bao bì  bao bì chuyên biệt nước uống tinh khiết
Hình 1. 1 Một số loại nước uống tinh khiết trên thị trường (Trang 8)
Bảng 1. 3  Kiểm tra lần thứ hai - Báo cáo bao bì  bao bì chuyên biệt nước uống tinh khiết
Bảng 1. 3 Kiểm tra lần thứ hai (Trang 12)
Hình 2. 1  Phân loại bao bì theo loại thực phẩm - Báo cáo bao bì  bao bì chuyên biệt nước uống tinh khiết
Hình 2. 1 Phân loại bao bì theo loại thực phẩm (Trang 17)
Hình 2. 2  Phân loại bao bì theo tính năng kỹ thuật - Báo cáo bao bì  bao bì chuyên biệt nước uống tinh khiết
Hình 2. 2 Phân loại bao bì theo tính năng kỹ thuật (Trang 18)
Hình 2. 3  Phân loại theo vật liệu bao bì - Báo cáo bao bì  bao bì chuyên biệt nước uống tinh khiết
Hình 2. 3 Phân loại theo vật liệu bao bì (Trang 19)
Hình 2. 4  Bao bì bảo vệ thực phẩm - Báo cáo bao bì  bao bì chuyên biệt nước uống tinh khiết
Hình 2. 4 Bao bì bảo vệ thực phẩm (Trang 35)
Hình 2. 5  Thông tin trên bao bì phải cung cấp những thông tin cần thiết - Báo cáo bao bì  bao bì chuyên biệt nước uống tinh khiết
Hình 2. 5 Thông tin trên bao bì phải cung cấp những thông tin cần thiết (Trang 36)
Hình 2. 6  Bao bì nổi bật thu hút sự chú ý của khách hàng - Báo cáo bao bì  bao bì chuyên biệt nước uống tinh khiết
Hình 2. 6 Bao bì nổi bật thu hút sự chú ý của khách hàng (Trang 37)
Hình 2. 7  Bao bì có thể được sử dụng nhiều lần - Báo cáo bao bì  bao bì chuyên biệt nước uống tinh khiết
Hình 2. 7 Bao bì có thể được sử dụng nhiều lần (Trang 38)
Hình 2. 10  Bao bì đặc trưng cho từng loại sản phẩm - Báo cáo bao bì  bao bì chuyên biệt nước uống tinh khiết
Hình 2. 10 Bao bì đặc trưng cho từng loại sản phẩm (Trang 41)
Hình 2. 12 Ứng dụng của thiết bị mã vạch - Báo cáo bao bì  bao bì chuyên biệt nước uống tinh khiết
Hình 2. 12 Ứng dụng của thiết bị mã vạch (Trang 52)
Hình 2. 13  Cấu tạo của mã vạch EAN – 13 - Báo cáo bao bì  bao bì chuyên biệt nước uống tinh khiết
Hình 2. 13 Cấu tạo của mã vạch EAN – 13 (Trang 53)
Hình 3. 1  Chai PET 15.6.1 Vật liệu làm thân chai - Báo cáo bao bì  bao bì chuyên biệt nước uống tinh khiết
Hình 3. 1 Chai PET 15.6.1 Vật liệu làm thân chai (Trang 56)
Hình 3. 3  Quá trình sản xuất thân chai theo phương pháp đúc thổi - Báo cáo bao bì  bao bì chuyên biệt nước uống tinh khiết
Hình 3. 3 Quá trình sản xuất thân chai theo phương pháp đúc thổi (Trang 58)
Hình 3. 4  Quá trình sản xuất thân chai theo phương pháp đùn thổi - Báo cáo bao bì  bao bì chuyên biệt nước uống tinh khiết
Hình 3. 4 Quá trình sản xuất thân chai theo phương pháp đùn thổi (Trang 58)
Hình được máy kéo căng định hướng một chiều hoặc hai chiều. Để cải thiện tính chất cơ lí, tính chống thấm, đồng thời cũng giảm độ dày của tấm và tăng chiều dày của màng được định hướng theo chiều dọc của màng khi sản xuất hoặc định hướng cả hai chiều. - Báo cáo bao bì  bao bì chuyên biệt nước uống tinh khiết
nh được máy kéo căng định hướng một chiều hoặc hai chiều. Để cải thiện tính chất cơ lí, tính chống thấm, đồng thời cũng giảm độ dày của tấm và tăng chiều dày của màng được định hướng theo chiều dọc của màng khi sản xuất hoặc định hướng cả hai chiều (Trang 59)
Hình 3. 5  Thiết bị ép đùn 15.6.5 Ưu điểm và nhược điểm của bao bì PET - Báo cáo bao bì  bao bì chuyên biệt nước uống tinh khiết
Hình 3. 5 Thiết bị ép đùn 15.6.5 Ưu điểm và nhược điểm của bao bì PET (Trang 59)
Hình 3. 6  Nắp nhựa - Báo cáo bao bì  bao bì chuyên biệt nước uống tinh khiết
Hình 3. 6 Nắp nhựa (Trang 60)
Hình 3. 7  Thiết bị sản xuất nắp chai - Báo cáo bao bì  bao bì chuyên biệt nước uống tinh khiết
Hình 3. 7 Thiết bị sản xuất nắp chai (Trang 65)
Bảng 3. 3  Các thông số kỹ thuật của máy - Báo cáo bao bì  bao bì chuyên biệt nước uống tinh khiết
Bảng 3. 3 Các thông số kỹ thuật của máy (Trang 65)
Hình 3. 8  Một số loại giấy tấm carton 16.2.1 Bao bì carton 1 lớp - Báo cáo bao bì  bao bì chuyên biệt nước uống tinh khiết
Hình 3. 8 Một số loại giấy tấm carton 16.2.1 Bao bì carton 1 lớp (Trang 76)
Hình 3. 10  Bao bì carton 2 lớp 16.2.3 Bao bì carton 3 lớp - Báo cáo bao bì  bao bì chuyên biệt nước uống tinh khiết
Hình 3. 10 Bao bì carton 2 lớp 16.2.3 Bao bì carton 3 lớp (Trang 77)
Hình 3. 9  Bao bì carton 1 lớp 16.2.2 Bao bì carton 2 lớp - Báo cáo bao bì  bao bì chuyên biệt nước uống tinh khiết
Hình 3. 9 Bao bì carton 1 lớp 16.2.2 Bao bì carton 2 lớp (Trang 77)
Hình 3. 11  Bao bì carton 3 lớp - Báo cáo bao bì  bao bì chuyên biệt nước uống tinh khiết
Hình 3. 11 Bao bì carton 3 lớp (Trang 78)
Hình 3. 12  Mẫu của hộp Chocolate thông dụng hiện nay 16.2.4 Bao bì carton 5 lớp - Báo cáo bao bì  bao bì chuyên biệt nước uống tinh khiết
Hình 3. 12 Mẫu của hộp Chocolate thông dụng hiện nay 16.2.4 Bao bì carton 5 lớp (Trang 78)
Hình 3. 13  Bao bì carton 5 lớp 16.2.5 Bao bì carton 7 lớp - Báo cáo bao bì  bao bì chuyên biệt nước uống tinh khiết
Hình 3. 13 Bao bì carton 5 lớp 16.2.5 Bao bì carton 7 lớp (Trang 79)
Hình 3. 14  Bao bì carton 7 lớp 16.3 Ưu, nhược điểm - Báo cáo bao bì  bao bì chuyên biệt nước uống tinh khiết
Hình 3. 14 Bao bì carton 7 lớp 16.3 Ưu, nhược điểm (Trang 79)
Hình 3. 15  Quy trình sản xuất bao bì carton - Báo cáo bao bì  bao bì chuyên biệt nước uống tinh khiết
Hình 3. 15 Quy trình sản xuất bao bì carton (Trang 80)
Bảng 3. 6  Yêu cầu chung đối với bao bì, dụng cụ nhựa - Báo cáo bao bì  bao bì chuyên biệt nước uống tinh khiết
Bảng 3. 6 Yêu cầu chung đối với bao bì, dụng cụ nhựa (Trang 86)
Bảng 3.  7     Yêu cầu đối với bao bì, dụng cụ từ nhựa Polyethylen terephthalat (PET) - Báo cáo bao bì  bao bì chuyên biệt nước uống tinh khiết
Bảng 3. 7 Yêu cầu đối với bao bì, dụng cụ từ nhựa Polyethylen terephthalat (PET) (Trang 86)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w