CHƯƠNG 4 XỬ LÝ BAO BÌ SAU KHI SỬ DỤNG

Một phần của tài liệu Báo cáo bao bì bao bì chuyên biệt nước uống tinh khiết (Trang 90 - 94)

Các nhà nghiên cứu đã thu thập 76 chai nước từ các học sinh tiểu học và phân tích lượng nước thừa trong chai. Kết quả cho thấy số lượng vi khuẩn (gồm cả các

chủng loại có trong phân) của hơn 13% các chai nước đã vượt quá tiêu chuẩn an toàn.

Vi khuẩn trong những chai nhựa: Một nghiên cứu được thực hiện tại đại học Calgary ở Alberta, Canada, đăng trên tạp chí Y Tế Cơng Cộng của Canada, cho thấy số lượng vi khuẩn trong chai nước cao đến mức báo động khi những chai nước này được tái sử dụng mà khơng qua xử lý sạch.

Khơng phải chỉ có chuyện nhiễm khuẩn nếu như bạn nằm trong 88% những người dùng nước chai nhựa cũ trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng trước khi thay chai khác. Một sinh viên cao học của đại học Idaho, đã nghiên cứu độ an toàn khi sử dụng lại các chai nước làm bằng chất liệu PET (polyethylene tereph-thalate). PET là một loại nhựa thường được sử dụng để chế tạo chai đựng nước uống. Nhưng ít ai để ý rằng chúng chỉ cho phép dùng một lần duy nhất mà thôi.

Một thực nghiệm đã tái tạo lại các động tác cho giống với tình huống bạn bóp chai nhựa khi uống bằng cách để các chai nhựa đựng nước ở nhiệt độ cao, cho tiếp xúc với tia cực tím và bóp nén chai bằng tay. Kết quả nghiên cứu cho thấy: sau một thời gian từ vài ngày đến vài tuần, những hợp chất gây hại cho sức khỏe, kể cả những chất gây ung thư, đã rò rỉ từ chất liệu nhựa đi vào trong nước uống của bạn.

• Bạn phải làm sao?

Hãy tìm biểu tượng tái chế (recycle) hình tam giác với số 1 ở giữa (FDA). Nếu bên dưới đáy chai có số "1" trong biểu tượng thì bạn cần phải cẩn thận hơn khi tái sử dụng để đựng nước uống. Tuy nhiên, đáng tiếc là Việt Nam ta chưa có thói quen này, kể cả nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng.

Sau khi sử dụng chai nhựa đ ược tái chế, vậy nhựa được tái sinh như thế nào?

Nhiều người thắc mắc điều gì xảy ra với các bao bì nhựa khi chúng ta bỏ vào thùng rác và mang đến các trung tâm thu mua phế liệu hoặc chúng ta bỏ vào các thùng rác trong lớp học hay trong các văn phịng khắp thế giới. Quy trình tái sinh nhựa cần vài bước để có thể chuyển nhựa bỏ đi thành loại sản phẩm khác. Một điều cần lưu ý là nhựa tái sinh ln giảm dần chất lượng. Nói cách khác, khơng nên làm hũ sữa chua cũ thành hũ sữa chua mới. Nhựa từ bao bì nguyên sinh đem đi tái sinh thành loại sản phẩm khác, chứ khơng được dùng cho cùng một mục đích hai lần.

Bước đầu tiên trong quy trình tái sinh nhựa là phân loại nhựa trong nhà máy tái sinh. Nhiều nơi chỉ tái sinh 1 loại nhựa duy nhất trong các loại nhựa được thu gom, vì thế điều cần thiết đầu tiên là phân loại cơ bản như giấy, nhựa, kim loại. Tiếp theo là phân loại nhựa và chọn lựa loại nhựa cần tái sinh.

Trong khi phân loại, nhựa được phân thành từng loại nhựa. Một số nhà máy tái sinh chỉ xử lý những loại nhựa nhất định. Có nghĩa là các loại nhựa khác không được xử lý mà sẽ được bán cho các nhà máy khác hoặc được chơn lấp, tùy theo chính sách của cơng ty.

Sau khi phân loại, nhựa được bằm nhỏ thành miếng nhỏ hay vẩy nhựa (flakes). Tại giai đoạn này, nhựa thường trộn lẫn với các chất bẩn, dính các nhãn bao bì,… Vì thế cần rửa sạch trong bồn nước, giúp nhựa sạch trước khi làm khô và đem đi nung chảy. Khi được nung chảy, nhựa được ép qua một máy đùn, một loại máy ép nhựa thành những sợi như sợi bún hay những hạt nhỏ và được định hình thành hạt nhựa.

Hạt nhựa này có thể đem đi bán cho các nhà sản xuất khác. Ví dụ: hạt nhựa này được kéo thành sợi để sản xuất những sản phẩm như vải len nhân tạo, làm thảm hay sản phẩm giả gỗ dùng trong công nghiệp, xây dựng, hay làm ngói, gạch hoặc tấm lót sàn. Nhiều cơng ty có nhu cầu nhựa tái sinh có thể mua về hằng xe tải để phục vụ cho nhiều ứng dụng khác nhau.

Tái chế nhựa khơng đơn giản. Vấn đề là các màu mực có thể chứa chất bẩn gây khó tái sinh nhựa hoặc khơng thể tái sinh được. Nhựa cũng có thể nhiểm bẩn với các chất như kim loại nặng, dược chất hay các miếng nhựa tự hủy ngẫu nhiên bị trộn lẫn vào. Các nhà tái sinh nhựa phải xác định những tạp chất này trước khi nó làm nhiễm bẩn hết tồn bộ lơ nhựa tái sinh.

Tái sinh nhựa chắc chắn là việc tốt phải làm. Nó khơng làm giảm nhu cầu nhựa nguyên sinh. Những sản phẩm cần làm từ nhựa ngun sinh (ví dụ như bao bì y tế, thực phẩm) thì khơng thể làm từ nhựa tái sinh. Tuy nhiên, tái sinh nhựa làm giảm đi các nhu cầu từ các nguồn tài nguyên khác. Ví dụ: lấy nhựa tái sinh để sản xuất các sản phẩm gỗ dùng trong cơng nghiệp, xây dựng (ví dụ: pallet, cốt pha/ form-work …), chắc chắn sẽ hạn chế chặt gỗ và giữ được rừng xanh.

Những ứng dụng của nhựa tái chế

Không giống như kim loại, nhựa tái sinh thường làm ảnh hưởng đến tính chất vật lý của nhựa ở một mức nhất định nào đó. Điều này cũng khó để tái sinh một lượng lớn các loại nhựa dùng cho cùng một mục đích như ban đầu. Nhờ vào các nghiên cứu sâu rộng và phát triển kỹ thuật nhựa tái sinh có thể được dùng trong hầu hết các ứng dụng tương tự như dùng nguyên liệu nguyên sinh.

Sau đây là vài sản phẩm có thể được sản xuất từ nhựa tái sinh:  Túi rác PE và các loại túi xách

 Bình nhựa

 Khung cửa sổ hay sàn nhà  Các tấm ván dùng cho xây dựng  Hộp đựng DVD hay CD

 Hàng rào hay đồ đạc bàn ghế ngoài vườn  Chuồng trại hay các thùng đựng ngoài vườn  Các loại khay đựng

 Vải len

 Sợi độn trong gối hay chăn bông  Các vật dụng dùng trong văn phịng

Số liệu về nhựa tái sinh

Một tấn nhựa tái sinh tiết kiệm được 5774 kW/h điện năng, 16.3 thùng (2604 lít) dầu mỏ, 98 triệu Btu nhiệt năng, và 22m3 đất chôn lấp.

Giảm đi 80 – 90% năng lượng tiêu thụ khi sản xuất ra nhựa tái sinh so với sản xuất ra nhựa nguyên sinh từ dầu mỏ và gas.

Tái sinh 1 bình bằng nhựa có thể bảo tồn điện năng dùng thắp sáng cho 1 bóng đèn trịn 60W trong 6 giờ.

Tái sinh 5 chai nhựa PET thành sợi sẽ đủ làm ra 1 cái áo thun T-shirt.

Tái sinh 100 triệu điện thoại di động sẽ tiết kiệm năng lượng cung cấp cho 194000 gia đình trong 1 năm.

Kinh doanh toàn cầu về nhựa tái sinh đạt doanh số 5 tỷ USD trên số lượng khoảng 12 triệu tấn.

Châu Âu thực hiện công việc tái sinh nhựa đạt 21.3% phế thải nhựa trong năm 2008, với khoảng 5.3 triệu tấn.

Nghiên cứu gần đây cho thấy nếu tái sinh hết những phế thải nhựa đã chôn lấp hoặc đốt hết thành năng lượng sẽ đạt được 7% chỉ tiêu quốc tế của Cộng Đồng Châu Âu về ‘Giảm Khí CO2’.

[1]. Đống Thị Anh Đào, Kỹ thuật bao bì thực phẩm, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2005

[2]. Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về An tồn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm - QCVN 12-1:2011

[3]. Packaging materials poly ethylene terehthalat (PET) for food packaging applications – Ilsi Europe Report Series – Prepared under the responsibility of the ILSI Europe Packaging Material Task Force – 7/2000

[4]. http://thegioimaydonggoi.blogspot.com [5]. http://www.medinet.hochiminhcity.gov.vn/vsattp/hd.asp [6]. http://old.voer.edu.vn/module/kinh-te/bao-bi-va-vai-tro-cua-no-trong-hoat- dong-kinh-doanh-cua-cac-doanh-nghiep-thuong-mai.html [7]. http://vinapackink.com.vn/Detail-New.aspx?detail=81 [8]. http://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%A3_v%E1%BA%A1ch [9]. http://www.tbtdanang.gov.vn/index.php? option=com_content&view=article&id=279:Ma-so-ma-vach-la-gi-&catid=37:ma- so-ma-vach&Itemid=52 [10]. http://ohido.vn/Desktop.aspx/Chi-tiet/Cong-nghe-loc- RO/Day_chuyen_loc_nuoc_tinh_khiet_RO_Ohido_1000_lh/ [11]. http://songxanh.vn/ct/1672/nuoc-uong-tinh-khiet-la-gi.html [12]. http://nuockhoanglavie.com.vn/bvct/nuoc-tinh-khiet/1/phan-biet-nuoc-khoang- va-nuoc-tinh-khiet-nhu-the-nao.html [13]. http://nuoctinhkhiet.biz/nuoc-khoang-nuoc-tinh-khiet-khac-nhau-nhung-gi.html [14]. http://www.vnulib.edu.vn:8000/dspace/handle/123456789/4685 [15]. http://hoahocngaynay.com/vi/hoa-hoc-va-doi-song/hoa-hoc-va-suc-khoe/1714-- phan-biet-nhua-pe-pp-pvc-pp-pet.html [16]. http://www.capmaking.com/cap%20making%20machine.htm [17]. http://en.wikipedia.org/wiki/Bottle_cap [18]. http://www.rkw-lotus.com/vietnam/newsdetail.php?id=20 [19]. http://www.hcm.edu.vn/chuyenmon/mamnon/canthanvoichainhua- 1962006.htm?id=2 [20]. http://luanvan.net.vn/luan-van/danh-gia-chat-luong-bao-bi-chat-deo-cua- thuong-hieu-tra-xanh-khong-do-38358/ [21]. http://luanvan.net.vn/luan-van/tieu-luan-bao-bi-san-pham-cai-ao-co-lam-nen- thay-tu-8604/ [22]. http://intonghop.com/4rum/giao-trinh-de-cuong/755-baii-tieiu-luain-bao-bii- thuic-phaim.html [23]. http://phunuonline.com.vn/tieu-dung/tin-tuc/bao-bi-thuc-pham-an-toan-toi- dau/a82514.html [24]. http://brvina.com/quy-trinh-san-xuat/ [25]. http://luanvan.net.vn/luan-van/de-tai-bao-bi-giay-44922/ [26]. http://luanvan.net.vn/luan-van/de-tai-dau-tu-moi-nha-may-san-xuat-bao-bi- carton-30000-tannam-50095/

[29]. http://www.thunggiaycarton.com/ [30]. http://binhminhpat.com/12-phuong-phap-kiem-tra-bao-bi-hop-giay-carton/ [31]. http://baobithuanphat.com.vn/chi-tiet-tin/4/phuong-thuc-kIem-dinh-chat-luong- thung-carton-%28phan-1%29.html [32]. http://indongnam.com.vn/tin-tuc/kien-thuc-thong-tin-nganh-in/quy-trinh-tieu- chuan-kiem-tra-de-san-xuat-bao-bi-tot/ [33]. http://indongnam.com.vn/tin-tuc/kien-thuc-thong-tin-nganh-in/thung-caton- quy-trinh-san-xuat/

Một phần của tài liệu Báo cáo bao bì bao bì chuyên biệt nước uống tinh khiết (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w