Bộ Y tế đã ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm” quy định rõ về các yêu cầu kỹ thuật, thành phần, hàm lượng kim loại nặng, phụ gia… được phép sử dụng. Bộ Y tế cũng quy định rõ: “Bao bì chứa thực phẩm phải bảo đảm chắc chắn, an toàn, không phôi nhiễm các chất độc hại, không ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn thực phẩm, không bị ô nhiễm các tác nhân gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng”. Các chất phụ gia dùng để sản xuất bao bì thực phẩm cũng phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, bảo đảm không thôi nhiễm các chất độc hại, ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn thực phẩm đối với thực phẩm được chứa đựng trong đó.
Thành phần bao bì có các loại chất chống oxy hóa, chất làm cứng, phụ gia, màu... nhưng trong quá trình sản xuất, người ta còn độn bột đá để hạ giá thành sản phẩm. Những chất này, nếu vượt quá hàm lượng cho phép sẽ gây nguy hại cho người sử dụng thực phẩm chứa trong bao bì.
Về nguyên tắc, màng bao thực phẩm phải
gồm ba lớp: lớp ngoài chống trầy xước; lớp giữa chịu lực, ngăn sự trao đổi chất từ bên ngoài vào thực phẩm và lớp trong tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm phải là lớp trung tính, không gây ảnh hưởng đến thực phẩm.
Dù bao bì đạt chuẩn mà sử dụng không đúng cách thì cũng có thể nguy hại đến sức khỏe. Các chuyên gia khuyến cáo, chỉ nên dùng giấy bạc để bảo quản thực phẩm chứ không nên lạm dụng dùng để nướng thực phẩm. Vì ở nhiệt độ cao trên 150oC thành phần trong giấy bạc có thể thôi nhiễm vào thực phẩm, không tốt cho sức khỏe. Tuyệt đối không dùng giấy bạc trong lò vi sóng vì sẽ gây nổ điện, rất nguy hiểm. Không sử dụng màng bao thực phẩm trong môi trường quá lạnh sẽ làm phá vỡ cấu trúc bề mặt bao bì, ảnh hưởng đến thực phẩm.
Theo BS Trần Văn Ký - Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn thực phẩm Việt Nam (Văn phòng phía Nam), người tiêu dùng chỉ nên chọn đúng bao bì được chỉ định dùng
cho thực phẩm và đã được cơ quan quản lý xác nhận về an toàn thực phẩm; nên sử dụng bao bì đúng mục đích, đúng theo hướng dẫn. Tránh mua những bao bì có nguồn gốc, thông tin không rõ ràng vì nguy cơ nhiễm các kim loại nặng độc hại là rất cao.
6. Hướng dẫn lựa chọn và sử dụng màng bọc để bảo quản thực phẩm
Việc sử dụng màng bọc trong bảo quản các sản phẩm thực phẩm (tươi sống, qua chế biến…) đang được người dân lựa chọn, đặc biệt đối với thức ăn, thực phẩm được bảo quản trong môi trường lạnh (tủ lạnh, tủ đá…).
Các màng bọc được chế tạo từ các nguyên liệu nhựa tổng hợp với chất liệu phổ biến chủ yếu từ PVC (Polyvinyl chloride) và PE (Polyethylene). Do đặc tính hóa học của vật liệu PVC, khi chế tạo, các nhà sản xuất phải sử dụng phụ gia DEHA (Di- ethylhexyl adipate) hoặc DEHP (Di-ethylhexyl phthalate) để làm mềm và làm trong suốt màng bọc. Còn đối với vật liệu PE thì không cần dùng phụ gia do vật liệu đã có đặc tính mềm dẻo và trong suốt khi chế tạo.
Việc bổ sung những hóa chất này trong quá trình sản xuất màng bọc dẫn đến việc thôi nhiễm ra thực phẩm và gây ô nhiễm thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng (DEHA là chất cấm sử dụng trong sản xuất màng bọc thực phẩm). Do đó màng bọc chế tạo từ vật liệu PE an toàn hơn từ vật liệu PVC. Việc thôi nhiễm DEHA, DEHP có nguy cơ gia tăng nếu ở môi trường acid hoặc kiềm hoặc nhiệt độ cao, tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm… Các chất DEHA, DEHP thôi nhiễm vào thực phẩm sẽ tác động đến hệ thống nội tiết làm phát triển sớm ở trẻ em gái và ảnh hưởng đến sinh sản ở trẻ em trai.
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại màng bọc thực phẩm với các chất liệu nhựa chủ yếu từ PVC và PE. Các dấu hiệu chủ yếu để phân biệt một số loại màng bọc thực phẩm từ các vật liệu như sau:
• Màng PVC: có màu trắng ngà/hoặc vàng nhạt và ít dai khi kéo dãn; sờ có cảm giác dính tay, khó tách các lớp màng bọc khi chúng tiếp xúc trực tiếp với nhau; khó cháy, chỉ cháy khi đốt trực tiếp bằng lửa và có mùi hắc.
• Màng PE: có màu trắng, trong suốt, dai khi kéo dãn; khi sờ và sản phẩm ít dính tay, dễ dàng tách các lớp màng bọc khi chúng tiếp xúc trực tiếp với nhau; dễ bị đốt cháy bằng lửa và cháy rất nhanh, không tắt và hầu như không tạo ra mùi khi cháy. Do đó việc lựa chọn màng bọc thực phẩm và cách sử dụng đúng cách để bảo quản thực phẩm rất quan trọng trong bảo đảm an toàn thực phẩm.
• Đảm bảo thực hiện đầy đủ các quy định về điều kiện an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất màng bọc thực phẩm.
• Chỉ sử dụng các loại vật liệu sạch, an toàn để sản xuất màng bọc thực phẩm. Không sử dụng các chất phụ gia không được phép trong sản xuất màng bọc thực phẩm.
• Có hướng dẫn sử dụng đối với màng bọc thực phẩm theo đặc tính hóa học của sản phẩm.
• Thực hiện các quy định về quản lý an toàn sản phẩm màng bọc thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế.
Đối với người tiêu dùng:
• Lựa chọn đúng loại màng bọc được dùng cho bảo quản thực phẩm. Sử dụng theo hướng dẫn sử dụng sản phẩm của nhà sản xuất.
• Màng bọc thực phẩm phải có nguồn gốc rõ ràng (có tên, địa chỉ của nhà sản xuất), sản phẩm đã được cơ quan chức năng đăng ký, chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, quy định an toàn thực phẩm. Nên lựa chọn sản phẩm màng bọc thực phẩm được chế tạo từ vật liệu PE (Polyethylene) vì không có nguy cơ sử dụng hóa chất phụ gia độc hại (DEHA).
• Thực phẩm cần bảo quản phải được làm sạch, để khô, ráo trước khi sử dụng màng bọc trực tiếp bao phủ sản phẩm. Đối với thực phẩm ăn ngay, thực phẩm lỏng, thực phẩm có tính kiềm, hoặc acid (dưa muối, sa lát trộn dấm…), thực phẩm nhiều dầu, mỡ không sử dụng màng bọc trực tiếp bao phủ sản phẩm. Không sử dụng màng bọc ngay khi thức ăn còn nóng (trên 70 độ C). Tuyệt đối không rã đông, chế biến bằng lò vi sóng hoặc các phương pháp gia nhiệt khác (nướng, áp chảo, rán…) đối với thực phẩm được bao gói cùng với màng bọc thực phẩm.