phần mở đầu : tính cấp thiết của đề tài nghiên cứuchuơng1 : cở sở lý luận chung về doanh thuchương 2 : phân tích thực trạng doanh thu tại công ty CPSX & XNK HỒNG MINH B.A.B.Y KHU VỰC HÀ NỘi : (phân tích doanh thu theo nghiệp vụ, theo nhóm hàng, theo đơn vị trực thuộc , theo phương thức bán, theo phương thức thanh toán , các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu)chương 3 : kết luận và đề xuất giải pháp
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại trường, được sự giảng dạy tận tình của quýthầy cô đã trang bị cho em những kiến thức cơ bản chuẩn bị hành trang bước vàocuộc sống, cùng với sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của anh chị em phòng kế toán Công
ty CPSX & XNK Hồng Minh B.A.B.Y trong suốt thời gian thực tập, đã tạo điềukiện cho em tìm hiểu thực tiễn hoạt động kinh doanh, không những giúp em hoànthành khóa luận tốt nghiệp mà còn còn làm phong phú thêm kiến thức thực tiễn củabản thân Với lòng biết ơn sâu sắc em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Ban giám hiệu nhà trường cùng toàn thể thầy cô giáo trong khoa Kế toán –Kiểm toán, và đặc biệt em xin chân thành cảm ơn cô giáo Phạm Thị Quỳnh Vân,người đã trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ em tìm hiểu mối quan hệ giữa cơ sở lý luận vàthực tiễn để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này
Ban lãnh đạo Công ty CPSX & XNK Hồng Minh B.A.B.Y cùng toàn thể anhchị em trong phòng kế toán đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ cho em trong quátrình thực tập như: Cung cấp các tài liệu, kinh nghiệm thực tế giúp em đối chiếugiữa thực tế và lý luận
Em xin chân thành cảm ơn
Sinh viênNguyễn Thị Thu Thủy
Trang 2DANH MỤC BẢNG BIỂU
Sơ đồ 01: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty CPSX & XNK Hồng Minh B.A.B.Y
Sơ đồ 02: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Công ty CPSX & XNK Hồng MinhB.A.B.Y
Bảng 01: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CPSX & XNK Hồng MinhB.A.B.Y
Biểu 01: Phân tích doanh thu bán hàng theo nghiệp vụ kinh doanh
Biểu 02: Phân tích doanh thu theo nhóm hàng và mặt hàng chủ yếu:
Biểu 03: Phân tích doanh thu theo đơn vị trực thuộc
Biểu 04: Phân tích doanh thu theo phương thức bán
Biểu 05: Phân tích doanh thu theo phương thức thanh toán
Biểu 06: Phân tích ảnh hưởng của nhân tố số lượng hàng bán và đơn giá bán đếndoanh thu
Biểu 07: Phân tích ảnh hưởng của số lượng lao động và năng suất lao động đếndoanh thu
Trang 3DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DT: Doanh thuBH: Bán hàngCPSX & XNK: Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩuNXB: Nhà xuất bản
TM: Tiền mặtTGNH: Tiền gửi ngân hàngDN: Doanh nghiệp
TL: Tỷ lệTT: Tỷ trọngST: Số tiền
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
DANH MỤC SƠ ĐỒ
DANH M C T VI T T T ỤC TỪ VIẾT TẮT Ừ VIẾT TẮT ẾT TẮT ẮT
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài 1
1.1 Về góc độ lý thuyết 1
1.2 Về góc độ thực tế 2
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài 2
4 Phương pháp nghiên cứu đề tài 2
4.1 Phương pháp thu thập và tổng hợp dữ liệu 2
4.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 2
4.1.2 Phương pháp tổng hợp dữ liệu 3
4.2 Phương pháp phân tích dữ liệu 3
4.2.1 Phương pháp so sánh 3
4.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn và số chênh lệch 4
4.2.3 Phương pháp biểu mẫu 4
4.2.4 Phương pháp chỉ số, hệ số, tỷ lệ, tỷ trọng 4
5 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DOANH THU VÀ PHÂN TÍCH DOANH THU 6
1.1 Cơ sở lý luận về doanh thu 6
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản về doanh thu 6
1.1.2 Nội dung doanh thu 6
1.1.2.1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 6
1.1.2.2 Doanh thu hoạt động tài chính 8
1.2 Nội dung nghiên cứu doanh thu 8
1.2.1 Ý nghĩa của việc nghiên cứu 8
1.2.2 Nội dung phân tích doanh thu 8
1.2.2.1 Phân tích doanh thu theo nghiệp vụ kinh doanh 8
1.2.2.2 Phân tích doanh thu theo nhóm hàng và mặt hàng chủ yếu 9
1.2.2.3 Phân tích doanh thu theo đơn vị trực thuộc 9
1.2.2.4 Phân tích doanh thu theo phương thức bán 9
1.2.2.5 Phân tích doanh thu theo phương thức thanh toán 9
1.2.2.6 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu 10
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG DOANH THU TẠI CÔNG TY CPSX & XNK HỒNG MINH B.A.B.Y KHU VỰC HÀ NỘI 11
Trang 52.1 Tổng quan về công ty và ảnh hưởng nhân tố môi trường tới doanh thu của Công ty
CPSX & XNK Hồng Minh B.A.B.Y 11
2.1.1 Tổng quan về Công ty CPSX & XNK Hồng Minh B.A.B.Y 11
2.1.1.1 Giới thiệu về Công ty CPSX & XNK Hồng Minh B.A.B.Y 11
2.1.1.2 Quá trình hình thành phát triển Công ty: 11
2.1.2 Ảnh hưởng nhân tố môi trường đến doanh thu tại Công ty CPSX & XNK Hồng Minh B.A.B.Y 12
2.1.2.1 Nhân tố khách quan 12
2.1.2.2 Nhân tố chủ quan 13
2.2 Phân tích thực trạng doanh thu tại Công ty CPSX & XNK Hồng Minh B.A.B.Y 14
2.2.1 Phân tích doanh thu theo nghiệp vụ kinh doanh tại Công ty CPSX & XNK Hồng Minh B.A.B.Y 14
2.2.2 Phân tích doanh thu theo nhóm hàng và mặt hàng chủ yếu tại Công ty CPSX & XNK Hồng Minh B.A.B.Y 15
2.2.3 Phân tích doanh thu theo đơn vị trực thuộc tại Công ty CPSX & XNK Hồng Minh B.A.B.Y 16
2.2.4 Phân tích doanh thu theo phương thức bán tại Công ty CPSX & XNK Hồng Minh B.A.B.Y 18
2.2.5 Phân tích doanh thu theo phương thức thanh toán tại Công ty CPSX & XNK Hồng Minh B.A.B.Y 19
2.2.6 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tại Công ty CPSX & XNK Hồng Minh B.A.B.Y 21
CHƯƠNG III: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẮM TĂNG DOANH THU TẠI CÔNG TY CPSX & XNK HỒNG MINH B.A.B.Y 25
3.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu doanh thu tại Công ty CPSX & XNK Hồng Minh B.A.B.Y 25
3.1.1 Những kết quả đã đạt được 25
3.1.2 Những mặt hạn chế, tồn tại và nguyên nhân 26
3.2 Các đề xuất, kiến nghị nhằm tăng doanh thu tại Công ty CPS X& XNK Hồng Minh B.A.B.Y 27
3.2.1 Sự cần thiết phải tăng doanh thu 27
3.2.2 Một số giải pháp nhằm tăng doanh thu 27
3.2.3 M t s ki n ngh nh m t ng doanh thu……… 28ột số kiến nghị nhằm tăng doanh thu……… 28 ố kiến nghị nhằm tăng doanh thu……… 28 ến nghị nhằm tăng doanh thu……… 28 ị nhằm tăng doanh thu……… 28 ằm tăng doanh thu……… 28 ăng doanh thu……… 28
DANH MỤC T ÀI LIỆU THAM KHẢO 31
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Doanh thu là một chỉ tiêu kinh tế rất quan trọng đối với các doanh nghiệp, nó
là yếu tố xác định nên thị phần của doanh nghiệp trên thị trường Do đó, các doanhnghiệp cùng kinh doanh một mặt hàng như nhau sẽ cạnh tranh với nhau rất mạnh từviệc có được doanh thu lớn Vì vậy, các doanh nghiệp luôn đặt ra cho mình mụctiêu tối đa hóa doanh thu, và thực hiện nhiều chính sách để có thể tăng doanh thutrong một thời gian nhất định
Bên cạnh đó, doanh thu còn là mục tiêu thúc đẩy sản xuất kinh doanh củacông ty, tăng lượng tiền thu về cho doanh nghiệp Tăng doanh thu là điều kiện tiênquyết giúp doanh nghiệp thực hiện tốt các chức năng kinh doanh, các mục tiêu kinhdoanh đã định, thu hồi vốn nhanh, bù đắp chi phí và tạo nên lợi nhuận cho công ty.Khi doanh thu ở mức cao và tăng lên là dấu hiệu rất tốt cho quá trình kinh doanhcủa doanh nghiệp Nó làm cho doanh nghiệp tự chủ về vốn kinh doanh, giảm bớt sựphụ thuộc với bên ngoài Đồng thời, doanh thu tăng lên là điều kiện để công ty cóthể đầu tư cả về chiều rộng và chiều sâu cho hoạt động kinh doanh của mình
Hơn nữa, doanh thu không chỉ có ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty mà còntạo điều kiện tăng thu nhập cho người lao động, tăng lượng hàng hóa trên thị trường, đápứng nhu cầu của người tiêu dùng Tăng doanh thu là cơ sở để nâng cao được chất lượngcuộc sống cho người lao động, thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng Cùng với đó,doanh thu đảm bảo ổn định giá cả thị trường, mở rộng giao lưu kinh tế giữa các vùngmiền và với các nước khác Do đó, việc tăng doanh thu có ý nghĩa rất quan trọng khôngchỉ đối với bản thân các công ty mà còn đối với cả xã hội
Để có thể ra quyết định đúng đắn trong việc thực hiện tăng doanh thu đòi hỏicác DN cần chú ý tới công tác phân tích doanh thu Vì phân tích doanh thu có vaitrò vô cùng quan trọng Nó chỉ ra cho DN thấy những mặt tốt cũng như những hạnchế trong tình hình doanh thu của DN Bên cạnh đó, phân tích doanh thu làm tăngnhận thức và đánh giá toàn diện, khách quan về tình hình thực hiện doanh thu củadoanh nghiệp Trên cơ sở việc thực hiện công tác phân tích doanh thu, các DN sẽđưa ra được những giải pháp tăng doanh thu phù hợp cho mình
Trang 71.2 Về góc độ thực tế
Đối với công ty CPSX & XNK Hồng Minh B.A.B.Y, là công ty chuyên kinhdoanh về mặt hàng trẻ em như: quần áo, sữa bột bỉm… Hiện nay, trên thị trườngnày đang có rất nhiều doanh nghiệp tham gia cung ứng, với những mặt hàng đadạng có sức cạnh tranh lớn, độ nhạy cảm về giá cả cũng như chất lượng Hơn nữa,tình hình doanh thu của công ty trong những năm gần đây có sự tăng chậm Do đó,công tác phân tích doanh thu cũng được đánh giá là rất cần thiết
Xuất phát từ vị trí tầm quan trọng và ý nghĩa của đề tài, xuất phát từ đòi hỏi
thực tiễn, em đã lựa chọn đề tài: “Phân tích tình hình doanh thu tại Công ty CPSX & XNK Hồng Minh B.A.B.Y”.
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về doanh thu và phân tích doanh thu
- Khảo sát và phân tích thực trạng doanh thu tại Công ty CPSX & XNKHồng Minh B.A.B.Y, từ đó đánh giá được những kết quả đã đạt được cũng nhưnhững mặt còn tồn tại, hạn chế và tìm ra những nguyên nhân trong việc thực hiệncác chỉ tiêu doanh thu
- Đề xuất những giải pháp nhằm tăng doanh thu tại Công ty CPSX & XNKHồng Minh B.A.B.Y
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Chỉ tiêu doanh thu trong doanh nghiệp
- Phạm vi nghiên cứu: Công ty CPSX & XNK Hồng Minh B.A.B.Y khu vực Hà Nội
- Thời gian nghiên cứu: Số liệu nghiên cứu năm 2010 và năm 2011
4 Phương pháp nghiên cứu đề tài
4.1 Phương pháp thu thập và tổng hợp dữ liệu
4.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Phương pháp điều tra:
- Khái niệm: Là phương pháp được tiến hành thông qua việc điều tra chonmẫu và áp dụng bảng câu hỏi điều tra để thu thập dữ liệu
- Mục đích: Thu thập được những thông tin mang tính khách quan về vấn đềnghiên cứu Đồng thời giúp ta thấy được quan điểm của nhà quản lý đối vớitầm quan trọng của vấn đề phân tích doanh thu trong doanh nghiệp
Trang 8- Các bước cần làm để thu thập số liệu qua phương pháp này gồm có:
+ Thiết kế phiếu điều tra
+ Phát phiếu điều tra cho các đối tượng liên quan
+ Thu lại phiếu điều tra, trên cơ sở đó tổng hợp kết quả điều tra và tiến hành
xử lý các số liệu thu thập được phục vụ cho việc phân tích
Phương pháp phỏng vấn
- Khái niệm: Phỏng vấn là một phương pháp quan trọng để thu thập dữ liệu
về các yêu cầu của hệ thống thông tin Việc phỏng vấn nhằm phát hiện thông tin về:Các ý kiến của người được phỏng vấn
- Mục đích: Phương pháp phỏng vấn được sử dụng để tìm hiểu chuyên sâu
về một chủ đề cụ thể, nhằmthu thập thông tin một cách chi tiết hơn các thông tin thuđược từ phương pháp điều tra
- Phương pháp phỏng vấn sử dụng những câu hỏi đã chuẩn bị sẵn có liênquan đến vấn đề nghiên cứu, được đặt ra để trực tiếp phỏng vấn các đối tượng có sựhiểu biết rõ ràng về vấn đề nghiên cứu như Ban lãnh đạo công ty, nhân viên vănphòng kế toán, nhân viên phòng kinh doanh
- Từ kết quả phỏng vấn, ghi chép lại, tổng hợp và xử lý các thông tin thuthập được
4.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
4.2.1 Phương pháp so sánh
So sánh là một phương pháp nghiên cứu để nhận thức được các hiện tượng,
sự vật thông qua quan hệ đối chiếu tương hỗ giữa sự vật, hiện tượng này với sự vậthiện tượng khác
Mục đích của so sánh là thấy được sự giống nhau hoặc khác nhau giữa các sựvật hiện tượng So sánh là phương pháp nghiên cứu được sử dụng rộng rãi trong
Trang 9nhiều lĩnh vực khoa học trong đó có phân tích kinh tế Phương pháp so sánh được
sử dụng trong phân tích kinh tế bao gồm nhiều nội dung khác nhau
So sánh giữa số thực hiện của kỳ báo cáo với số kế hoạch hoặc số định mức
để thấy được mức độ hoàn thành bằng tỷ lệ phần trăm (%), hoặc số chênh lệch tănggiảm
So sánh giữa số liệu thực hiện kỳ báo cáo với số thực hiện cùng kỳ nămtrước Mục đích của việc so sánh này là thấy được sự biến động tăng giảm của cácchỉ tiêu kinh tế qua những thời kỳ khác nhau và xu thế phát triển của chúng trongtương lai
So sánh giữa số liệu thực hiện của một đơn vị này với một đơn vị khác đểthấy được sự khác nhau và mức độ, khả năng phấn đấu của đơn vị
So sánh giữa chỉ tiêu cá biệt với chỉ tiêu tổng thể để xác định tỷ trọng của chỉtiêu cá biệt trong chỉ tiêu tổng thể
Để áp dụng phương pháp so sánh, các chỉ tiêu đem so sánh phải đảm bảo tính đồngchất Tức là phản ánh cùng một nội dung kinh tế, phản ánh cùng môttj thời điểm,hoặc cùng một thời gian phát sinh, và cùng một phương pháp, cùng một đơn vị đolường tính toán như nhau
4.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn và số chênh lệch.
Phương pháp thay thế liên hoàn (hay còn gọi phương pháp loại trừ) được sửdụng trong trường hợp giữa đối tượng phân tích với các nhân tố ảnh hưởng có mốiliên hệ phụ thuộc chặt chẽ được thể hiện bằng những công thức toán học mang tínhchất hàm số, trong đó khi có sự thay đổi của các nhân tố (biến số) thì kéo theo sựbiến đổi của chỉ tiêu phân tích (hàm số)
- Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn và số chênh lệch trong phân tíchdoanh thu bán hàng để làm rõ mối liên hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng:
- Phân tích ảnh hưởng của nhân tố giá cả tới doanh thu bán hàng dựa vàocông thức:
Doanh thu bán hàng = Số lượng hàng bán x đơn giá bán
- Phân tích ảnh hưởng của lao động và năng suất lao động dựa vào công thức:
Doanh thu bán hàng = Tổng số lao động x Năng suất lao động bình quân
Trang 10Trong thực tế phân tích, phương pháp thay thế liên hoàn còn được thực hiệnbằng phương pháp số chênh lệch Phương pháp số chênh lệch sử dụng ngay sốchênh lệch của các nhân tố ảnh hưởng để thay thế vào các biểu thức tính toán mức
độ ảnh hưởng của nhân tố đó đến chỉ tiêu phân tích
4.2.3 Phương pháp biểu mẫu
- Phương pháp biểu mẫu trong phân tích doanh thu đưcợc thiết lập theo cácdòng cột để ghi chép các chỉ tiêu kinh tế và số liệu phân tích Trong đó, những dòngcột cần phải tính toán, phân tích các dòng, cột tùy thuộc vào mục đích yêu cầu vànội dung phân tích mà biểu mẫu phân tích có tên gọi khác nhau, đơn vị khác nhau
- Các dạng biểu phân tích thường phản ánh mối quan hệ so sánh giữa các chỉtiêu kinh tế có liên hệ với nhau, so sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch, so với sốcùng kỳ năm trước hoặc so sánh giữa các chỉ tiêu cá biệt với chỉ tiêu tổng thể
- Các biểu mẫu được sử dụng trong phân tích để phản ánh sự biến động tănggiảm của các chỉ tiêu kinh tế trong những khoảng thời gian khác nhau hoặc nhữngmối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau mang tính chất hàm số giữa các chỉ tiêu kinh tế
4.2.4 Phương pháp chỉ số.
- Phương pháp chỉ số được áp dụng để tính toán phân tích sự biến động tănggiảm và mối liên hệ tác động, phụ thuộc lẫn nhau của các chỉ tiêu kinh tế có mộthoặc nhiều yếu tố khác nhau
- Các chỉ số áp dụng trong phân tích kinh tế có hai loại: Chỉ số chung và chỉ
số cá thể Chỉ số chung (còn gọi là chỉ số tổng hợp) là chỉ số phản ánh sự biến độngtăng giảm của một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp có nhiều yếu tố hợp thành
- Phân tích kinh tế bằng phương pháp chỉ số cho phép ta thấy được mứcbiến động tăng giảm (số tương đối) và mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các yếu
tố hợp thành của một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp tại thời điểm khác nhau
5 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận tốt nghiệp gồm 3 chương:
- Chương I: Cơ sở lý luận về doanh thu và phân tích doanh thu
- Chương II: Phân tích thực trạng doanh thu tại Công ty CPSX & XNK HồngMinh B.A.B.Y khu vực Hà Nội
Trang 11- Chương III: Các kết luận và đề xuất giải pháp nhằm tăng doanh thu tại Công tyCPS X & XNK Hồng Minh B.A.B.Y
Trang 12CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DOANH THU VÀ PHÂN TÍCH DOANH
THU
1.1 Cơ sở lý luận về doanh thu
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản về doanh thu
Nguồn hình thành doanh thu : Doanh thu của một doanh nghiệp có thểđược hình thành từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanhthu tài chính, doanh thu khác Tùy đặc điểm của từng doanh nghiệp
mà tỷ lệ của các nguồn doanh thu khác
Khái niệm cơ bản về doanh thu:
- Doanh thu là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng của một doanh nghiệp Theochuẩn mực kế toán 14 “Doanh thu và thu nhập khác”, và quyết định48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính, “Doanhthu được hiểu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu đượctrong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thôngthường của DN, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu”
Như vậy, doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp
đã thu hoặc sẽ thu Các khoản thu hộ bên thứ ba không được coi là doanh thu Cáckhoản góp vốn của cổ đông mặc dù làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng không là doanhthu của doanh nghiệp
- Doanh thu là tổng giá trị thực hiện được do việc bán hàng hóa sảnphẩm, cung cấp lao vụ, dịch vụ do khách hàng mang lại Các sảnphẩm hàng hóa, dịch vụ đem biếu tặng hoặc tiêu dùng ngay trong nội
bộ, dùng để thanh toán tiền lương, tiền thưởng cho cán bộ công nhânviên, trao đổi hàng hóa, làm phương tiện thanh toán công nợ củadoanh nghiệp cũng phải được hạch toán để xác định doanh thu
- Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu đượctrong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động kinh doanh thông thườngcủa doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu Trong doanhnghiệp thương mại dịch vụ, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh tổng doanh thu bán hàng,thành phẩm và doanh thu cung cấp dịch vụ Ngoài doanh thu bán
Trang 13hàng trong doanh nghiệp còn có doanh thu hoạt động tài chính và
doanh thu khác (Tài liệu tham khảo “ Giáo trình phân tích kinh tế doanh nghiệp thương mại”, PGS.TS Trần Thế Dũng chủ biên).
Trong tài liệu tham khảo Phan Công Nghĩa, 2000, “Giáo trình thống kê kinh tế”, NXB Giáo dục, Hà Nội, trang 207: “Doanh thu là toàn bộ số tiền bán sản phẩm,
hàng hóa, cung ứng dịch vụ sau khi trừ khoản giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại(nếu có chứng từ hợp lệ) được khách hàng chấp nhận thanh toán (không phân biệt
đã thu hay chưa thu được tiền)”
Theo tác giả Phan Đức Dũng (Tài liệu tham khảo “Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh” NXB Thống kê, TP Hồ Chí Minh, năm 2006, trang 60): “Doanh
thu là toàn bộ tiền bán hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ đã được khách hàng chấp nhậnthanh toán không phân biệt đã thu hay chưa thu được tiền”
1.1.2 Nội dung doanh thu
1.1.2.1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Theo giáo trình kinh tế doanh nghiệp thương mại của Trường Đại họcThương mại: “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là lượng tiền doanh nghiệpthu được do thực hiện hàng hóa, dịch vụ trên thị trường trong một thời kỳ, được xácđịnh bằng công thức:
nM= ∑Pi x qi
i=1Trong đó M: Là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Pi: Giá bán đơn vị hàng hóa dịch vụ loại iQi: Khối lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ loại i màdoanh nghiệp tiêu thụ trong kỳ, tính bằng đơn vị hiện vật
I = 1, n: Trong đó n là số lượng mặt hàng sản phẩm hàng hóa dịch vụ màdoanh nghiệp đã tiêu thụ trong kỳ
Theo giáo trình tài chính doanh nghiệp của Học viện Tài chính, trang 28 thì:
“ Doanh thu bán hàng là biểu hiện của tổng giá trị các loại sản phẩm hàng hóa dịch
vụ mà doanh nghiệp đã bán ra trong một thời kỳ nhất định Đây là bộ phận chủ yếutrong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp”
Trang 14Đây là doanh thu chủ yếu của các DN thương mại dịch vụ Khi xem xétdoanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, chúng ta cần chú ý tới các chỉ tiêu sau:
Thứ nhất, tổng doanh thu (doanh thu tổng thể) là tổng số tiền ghi trên hóa đơn
bán hàng, đó có thể là tổng giá thanh toán (đối với DN tính thuế VAT theo phương pháptrực tiếp cũng như các đối tượng chịu thế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt) hoặc tổng giákhông có thuế VAT (đối với các DN tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ)
Thứ hai, doanh thu bán hàng thuần là toàn bộ số tiền thu được xác định theo
giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được từ bán sản phẩm, hàng hóa,dịch vụ khi trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu như giảm giá hàng bán, chiết khấuthương mại, hàng bán bị trả lại và khoản thuế gián thu
Thứ ba, các chi phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có), trợ giá phụ thu theo quy
định của Nhà nước mà DN được hưởng, giá trị hàng biếu tặng, trao đổi tiêu dùngnội bộ,… Doanh thu cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền thu được hoặc sẽ thu được
từ các giao dịch cung cấp dịch vụ cho khách hàng Trong trường hợp cho thuê tàisản, nhận trước tiền cho thuê nhiều năm thì doanh thu là tổng số tiền thu được chiađều cho số năm cho thuê tài sản
1.1.2.2 Doanh thu hoạt động tài chính
Doanh thu hoạt động tài chính gồm tổng số tiền thu từ tiền lãi (như lãi chovay, lãi tiền gửi, lãi bán hàng trả chậm, lãi góp, chiết khấu thanh toán được hưởng
do mua hàng hóa khác, lãi cho thuê tài chính, ); thu nhập từ cho thuê tài sản, chongười khác sử dụng tài sản (nhãn hiệu thương mại, bằng sáng chế, …), cổ tức, lợinhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của DN
Trang 151.1.2.3 Doanh thu từ hoạt động khác
Doanh thu từ hoạt động khác là các khoản thu nhập ngoài hoạt động sảnxuất, kinh doanh của doanh nghiệp Những khoản thu nhập này phát sinh khôngthường xuyên, doanh nghiệp không dự kiến trước hoặc có dự kiến trước nhưng ít cókhả năng thực hiện Doanh thu khác bao gồm: Thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản
cố định, thu tiền được phạt do vi phạm hợp đồng, thu các khoản nợ khó đòi và xử lýxóa sổ )
1.2.1 Ý nghĩa của việc nghiên cứu
Phân tích doanh thu nhằm mục đích nhận thức và đánh giá một cách đúngđắn, toàn diện và khách quan tình hình thực hiện các chỉ tiêu doanh thu bán hàngcủa doanh nghiệp trong kỳ về số lượng, kết cấu chủng loại và giá cả hàng bán…Qua đó thấy được mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch doanh thu bán hàng củadoanh nghiệp
Phân tích doanh thu sẽ cung cấp một cách rõ ràng hơn về tình hình kinhdoanh của doanh nghiệp Từ đó doanh nghiệp xác định đúng hơn cho mình Từnhững thành tựu và hạn chế qua việc phân tích doanh thu, bản thân doanh nghiệp cóthể đưa ra những giải pháp để có thể hạn chế những nhược điểm và phát huy nhữngthế mạnh của mình
Qua thực hiện phân tích doanh thu, DN sẽ xác định được các nguyên nhânchủ quan, khách quan ảnh hưởng tới việc tăng doanh thu và xác định một cáchtương đối chính xác các chỉ tiêu có liên quan Từ đó doanh nghiệp có thể đề ra đượcnhững giải pháp khắc phục hay làm kinh nghiệm cho kỳ kinh doanh tiếp theo
Phân tích doanh thu không chỉ dừng lại ở việc đánh giá tình hình kinh doanhcủa doanh nghiệp mà còn đi nghiên cứu sâu các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việctăng giảm doanh thu Vì thế, phân tích doanh thu sẽ làm cho doanh nghiệp có nhữngbiện pháp kịp thời để có thể tăng doanh thu theo mục tiêu đã định
Đồng thời, qua phân tích nhằm thấy được những tồn tại và các nguyên nhânảnh hưởng khách quan, cũng như chủ quan trong khâu bán hàng để từ đó tìm rađược những chính sách, biện pháp thích hợp nhằm đẩy mạnh bán hàng, tăng doanhthu
Trang 16Những số liệu, tài liệu phân tích doanh thu là cơ sở, căn cứ để phân tích cácchỉ tiêu kinh tế và là căn cứ để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh cho kỳ sau.
1.2.2 Nội dung phân tích doanh thu
1.2.2.1 Phân tích doanh thu theo nghiệp vụ kinh doanh
Phân tích doanh thu theo nghiệp vụ kinh doanh nhằm nhận thức và đánh giáchính xác mức độ hoàn thành các chỉ tiêu doanh thu bán hàng, qua đó xác định kếtquả theo từng nghiệp vụ kinh doanh, giúp doanh nghiệp có cơ sở đề ra chính sách,biện pháp đầu tư thích hợp trong việc lựa chọn các nghiệp vụ kinh doanh mang lạihiệu quả kinh tế cao
1.2.2.2 Phân tích doanh thu theo nhóm hàng và mặt hàng chủ yếu.
Phân tích doanh thu trong doanh nghiệp cần phải phân tích chi tiết theo từngmặt hàng, nhóm hàng, trong đó có những mặt hàng chủ yếu để qua đó thấy được sựbiến đổi tăng giảm và xu hướng phát triển của chúng làm cơ sở cho việc hoạch địnhchiến lược đầu tư trong mặt hàng, nhóm hàng sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp
1.2.2.3 Phân tích doanh thu theo đơn vị trực thuộc
Phân tích doanh thu theo các đơn vị trực thuộc nhằm mục đích nhận thức vàđánh giá đúng đắn tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu bán hàng, qua đó xácđịnh kết quả kinh doanh của từng đơn vị trực thuộc hạch toán kinh tế nội bộ, thấyđược sự tác động ảnh hưởng của từng đơn vị đến thành tích, kết quả kinh doanhchung trong doanh nghiệp Đồng thời, qua phân tích cũng thấy được những ưu,nhược điểm và những mặt tồn tại trong việc tổ chức và quản lý kinh doanh trongtừng đơn vị trực thuộc để đề ra những chính sách, biện pháp quản lý thích hợp
1.2.2.4 Phân tích doanh thu theo phương thức bán
Phân tích doanh thu theo phương thức bán nhằm mục đích đánh giá tình biếnđộng tăng giảm của các chỉ tiêu doanh thu theo phương thức bán, tìm ra những ưu,nhược điểm trong từng phương thức bán và khả năng đa dạng hóa các phương thứcbán hàng của doanh nghiệp, qua đó tìm ra những phương thức bán thích hợp chodoanh nghiệp để đẩy mạnh tăng doanh thu
1.2.2.5 Phân tích doanh thu theo phương thức thanh toán.
Trang 17Việc thanh toán tiền trong các doanh nghiệp thương mại hiện nay có thể thựchiện bằng nhiều phương thức khác nhau ( thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt, tiềnséc, chuyển khoản qua ngân hàng hoặc thanh toán tiền chậm ) Phân tích doanh thutheo phương thức thanh toán nhằm mục đích nghiên cứu, đánh giá tình hình biếnđộng của các chỉ tiêu doanh thu gắn với việc thu tiền bán hàng và tình hình thu tiềnbán hàng Thông qua đó, doanh nghiệp tìm ra những biện pháp hữu hiệu để thu hồinhanh tiền toán tiền bán hàng trong kỳ tới.
1.2.2.6 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu
Việc thực hiện kế hoạch doanh thu trong doanh nghiệp thương mạichịu sự tác động, ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau trong đó cónhân tố khách quan và nhân tố chủ quan Về chiều hướng ảnh hưởngthì có nhân tố ảnh hưởng tăng, nhưng cũng có nhân tố ảnh hưởnggiảm đến chỉ tiêu doanh thu Do vậy để có thể nhận thức và đánh giámột cách chính xác tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu ta cầnphải đi sâu phân tích để thấy được mức độ và tính chất ảnh hưởngcủa các nhân tố đến chỉ tiêu doanh thu, từ đó có những chính sách,biện pháp thích hợp nhằm tăng doanh thu
Phân tích mức độ ảnh hưởng của số lượng hàng bán và giá bán Mốiquan hệ của 2 nhân tố này với doanh thu được thể hiện qua côngthức:
Doanh thu bán hàng = Số lượng hàng bán x Đơn giá bán
- Ảnh hưởng của số lượng hàng hóa : Lượng hàng hóa tiêu thụ trong kỳ
tỷ lệ với doanh thu Khi lượng hàng hóa bán ra tăng thì doanh thutăng và ngược lại Lượng hàng hóa bán ra tăng thì doanh thu tăng vàngược lại Lượng hàng hóa được coi là nhân tố chủ quan tác động đếndoanh thu vì lượng hàng hóa bán ra do doanh nghiệp quyết định,doanh nghiệp có thể kiểm soát được
- Ảnh hưởng của đơn giá bán: Khi giá bán tăng thì doanh thu tăng vàngược lại Tuy nhiên sự thay đổi của giá được coi như nhân tố kháchquan, nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp Nhân tố giá chịunhiều ảnh hưởng của nhân tố khác như giá trị của hàng hóa, cung cầu
Trang 18hàng hóa trên thị trường, các chính sách trên thị trường (Chính sáchtài khóa, chính sách tiền tệ), yếu tố cạnh tranh trong cơ chế thị trường.
- Phân tích mức độ ảnh hưởng của số lượng lao động và năng suất lao độngtới doanh thu, được phản ánh qua công thức:
Doanh thu bán hàng = Tổng số lao động x Năng suất lao động bình quân
Trang 19CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG DOANH THU TẠI CÔNG TY
CPSX & XNK HỒNG MINH B.A.B.Y KHU VỰC HÀ NỘI
2.1 Tổng quan về công ty và ảnh hưởng nhân tố môi trường tới doanh
thu của Công ty CPSX & XNK Hồng Minh B.A.B.Y
2.1.1 Tổng quan về Công ty CPSX & XNK Hồng Minh B.A.B.Y
- Tên Công ty: Công ty CPSX & XNK Hồng Minh B.A.B.Y
- Địa chỉ: P102BC2 TT Thành Công, phường Thành Công, quận Ba Đình,thành phố Hà Nội
- Điện thoại: 04.37724676
- Fax: 04 37724763
- Mã số thuế: 0103001439
- Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất, may mặc đồ trẻ em, nhập khẩu sữa, bột, bỉm
2.1.1.1 Quá trình hình thành phát triển Công ty:
- Từ năm 2000 Công ty hoạt động kinh doanh theo mô hình hộ gia đình kinhdoanh cá thể, đến năm tháng 10 năm 2008 Công ty thành lập Công ty theo tên là:Công ty CPSX & XNK Hồng Minh B.A.B.Y, trụ sở tại P102BC2 TT Thành Công,phường Thành Công, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội Theo Điều 24 Luật DN
2005, Công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0103027550 ngày29/10/2008 tại Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội, với số vốn điều lệ là 8.000.000.000đ(Tám tỷ đồng)
- Công ty giao dich thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt và tiền gửi ngân hàngqua tài khoản của ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, phòng giao dịch Thăng Long, trụ
sở tại tầng 5-60A Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
Trang 20 Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty.
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty CPSX & XNK Hồng Minh B.A.B.Y
Ghi chú:
GĐKD: Giám đốc kinh doanh
GĐPXSX: Giám đốc phân xưởng sản xuất
MB & MT: Miền Bắc và Miền Trung
CH: Cửa hàng
PX: Phân xưởng
* Chức Năng các bộ phận
+ Tổng Giám đốc: là người đại diện theo Pháp luật và điều hành các hoạt động
của Doanh nhiệp, Giám đốc là người có năng lực kinh doanh và tổ chức quản trị củaDoanh nghiệp, là người có trình độ Đại học, có chuyên môn cao, có 5 năm kinhnghiệm tham gia quản trị kinh doanh trong kinh doanh các mặt hàng về quần áo,sữa bột, đồ dùng trẻ em nhập khẩu Giám đốc có quyền ủy quyền cho cấp dưới thaymình điều hành các hoạt động của Doanh nhgiệp trong thời gian Giám đốc vắngmặt
+ Giám đốc kinh doanh: Quản lý khu vực kinh doanh của mình điều hành,
hoạch định các chiến lược sản xuất và mở rộng thị trường kinh doanh
GĐKD KHU VỰC
HÀ NỘI
P
MARK ETING
P.NHÂ
N SỰ
GĐPX SX
NPP
MIỀN
BẮC
NPP MIỀN TRUN G
CH 1
Trang 21+ Giám đốc phân xưởng: Quản lý nhân viên, máy móc tại phân xưởng Chịu
trách nhiệm về nguyên vật liệu sản xuất, đề ra các phương án sản xuất hiệu quả vàtối ưu nhất
+ Phòng Nhân sự: Tham mưu cho Giám đốc Doanh nghiệp về công tác quản trị
nhân lực, lao động tiền lương, chế độ chính sách, đời sống hành chính và công tácbảo vệ và thông tin liên lạc
+ Phòng Tài chính kế toán: Có nhiệm vụ cung cấp thông tin kinh tế, quản trị
toàn bộ công tác tài chính, quản trị vốn, thu hồi vốn, huy động vốn Tập hợp cáckhoản chi phí kinh doanh, đánh giá giá thành sản phẩm qua các lần xuất nhập sảnphẩm, tính toán kết quả sản xuất kinh doanh, theo dõi tăng giảm tài sản và thanhquyết toán các hợp đồng kinh tế, đồng thời thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhànước về các khoản phải nộp
+ Phòng Marketing: Có nhiệm vụ nắm bắt những biến động trên thị trường tiêu
thụ, tìm kiếm khách hàng có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của Doanh nhiệp, giúpdoanh nghiệp tăng lợi nhuận và ngày càng phát triển
2.1.1.2 Khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CPSX & XNK
Hồng Minh B.A.B.Y
Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong hai năm 2010, 2011 được thểhiện qua bảng sau:
Trang 22Đơn vị tính: VNĐ
Số tiền Tỷ lệ (%)Doanh thu
Nhìn vào bảng báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ta thấy kết quả
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp năm 2011 tăng nhanh so năm 2010 Doanh thu tăng tỷ lệ là 25,87%, tương ứng với số tiền là 14.810.508.827 đồng, LN sau thuếtăng tỷ lệ là 76,53% tương ứng với số tiền là 635.442.478 đồng
2.1.1.3 Tổ chức kế toán, tài chính, phân tích kinh tế
2.1.1.3.1 Tổ chức công tác kế toán tại công ty
Tổ chức bộ máy kế toán và chính sách kế toán áp dụng tại công ty
Tổ chức bộ máy kế toán
- Tổ chức bộ máy kế toán của công ty theo hình thức tập trung: là hình thức tổchức mà toàn bộ công tác kế toán trong doanh nghiệp được tiến hành tập trung tạiphòng kế toán doanh nghiệp Ở các bộ phận khác không tổ chức bộ máy kế toán
Trang 23riêng mà chỉ bố trí các nhân viên làm nhiệm vụ hướng dẫn kiểm tra công tác kế toánban đầu, thu nhận kiểm tra chứng từ, ghi chép sổ sách, hạch toán nghiệp vụ phục vụcho nhu cầu quản lý sản xuất kinh doanh của từng bộ phận đó, lập báo cáo nghiệp
vụ và chuyển chứng từ cùng báo cáo về phòng kế toán doanh nghiệp để xử lý vàtiến hành công tác kế toán
- Ưu điểm: Tạo điều kiện thuận lợi để vận dụng các phương tiện kỹ thuật tínhtoán hiện đại, bộ máy kế toán ít nhân viên nhưng đảm bảo được việc cung cấp thôngtin kế toán kịp thời cho việc quản lý và chỉ đạo sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp
- Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán:
Sơ đồ 02: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Công ty CPSX & XNK Hồng Minh B.A.B.Y
về mọi hoạt động kinh tế
Trang 24Kế toán tổng hợp : Theo dõi phần hành kế toán nói chung, tổng hợp toàn bộ chiphí phát sinh trong kì kế toán, xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cuốikỳ.
Kế toán thanh toán và tiền lương: Theo dõi toàn bộ các nghiệp vụ liên quan đếntiền mặt thanh toán với ngân hàng và ngân sách nhà nước, tính lương cho CBCNV, kếtoán sử dụng phiếu thu, phiếu chi, bảng phân bổ tiền lương, sổ cái các tài khoản liênquan
Kế toán ngân hàng: Phản ánh kịp thời đầy đủ chính xác số hiện có và tình hìnhbiến động, giám sát chặt chẽ thu chi, quản lý TGNH chuyển khoản séc, uỷ nhiệmchi đối với khách hàng mua và bán
Kế toán TSCĐ: Kiểm tra và sử dụng quỹ khấu hao cơ bản tính đúng chi phí sửachữa và giá trị cải tiến kỹ thuật đổi mới TSCĐ và tính đúng giá TSCĐ
Chính sách kế toán áp dụng tại đơn vị
Hệ thống tài khoản kế toán; hệ thống báo cáo tài chính; các chứng từ kế toán
mà Công ty đang áp dụng là theo Quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20 tháng
3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính
Niên độ kế toán ở công ty được tính theo năm dương lịch từ ngày 01 tháng 01đến hết ngày 31 tháng 12 hàng năm
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là Việt Nam đồng (VNĐ)
Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế
Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên
Công ty tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng
Công ty ghi sổ theo hình thức nhật ký chung Có sử dụng phần mềm kế toánmáy là phần mềm Fast
Công ty tính giá trị hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên
2.1.1.3.2 Tổ chức hệ thống thông tin kế toán
- Tổ chức hạch toán ban đầu
+ Chứng từ sử dụng:
Để quản lý việc mua bán diễn ra trong quá trình kinh doanh thì doanh nghiệp sửdụng các loại chứng từ như sau:
Trang 25 Chứng từ bắt buộc: phiếu thu, phiếu chi, hóa đơn giá trị gia tăng, biên laithu tiền, phiếu xuất kho hàng gửi đại lý.
Chứng từ hướng dẫn: bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, phiếuxuất kho , phiếu nhập kho, bảng kê mua hàng, biên bản kiểm kê hàng hóa, thẻ kho,giấy đề nghị thanh toán, giấy đề nghị tạm ứng, biên bản kiểm kê TSCĐ, bảng tính
và phân bổ khấu hao TSCĐ
Ngoài ra doanh nghiệp còn sử dụng các chứng từ bên ngoài phục vụ cho quátrình hạch toán như: giấy báo nợ, báo có của ngân hàng
+ Luân chuyển, bảo quản chứng từ:
Trình tự luân chuyển chứng từ tại Công ty CPSX & XNK Hồng Minh B.A.B.Ytheo quy định chung bao gồm 4 khâu:
Kiểm tra chứng từ: khi nhận chứng từ phải kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp
và hợp lý của chứng từ
Sử dụng chứng từ để ghi chép nghiệp vụ phát sinh và ghi sổ kế toán
Lưu trữ chứng từ và hủy chứng từ: chứng từ là căn cứ pháp lý để ghi sổđồng thời là tài liệu lịch sử của doanh nghiệp Vì vậy, sau khi ghi số và kết thúc kỳhạch toán chứng từ được chuyển vào lưu trữ, bảo đảm an toàn, khi hết hạn lưu trữchứng từ được đem hủy, tùy thuộc vào mức độ quan trọng của chứng từ kế toán đểquy định thời gian lưu trữ
Ví dụ: Hóa đơn GTGT khi nhập hàng, hoặc xuất hàng, hóa đơn chi phí vậnchuyển hàng, bảng kê bán lẻ hàng tháng của cửa hàng
Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Hệ thống tài khoản kế toán cấp 1 được áp dụng thống nhất theo quyết định15/2006/QĐ-BTC
Công ty không sử dụng các tài khoản sau:
+TK loại 1 gồm: Đầu tư chứng khoán ngắn hạn ( TK 128), Dự phòng giảm giáđầu tư ngắn hạn (TK 129)
+TK loại 2 gồm: Bất động sản đầu tư (TK 217), đầu tư vào công ty con (TK221)
+TK loại 4 gồm: Quỹ đầu tư phát triển (TK414), quỹ xây dựng cơ bản dở dang(TK441)