Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng doanh thu tại công ty CPSX & XNK HỒNG MINH B.A.B.Y KHU VỰC HÀ NỘ (Trang 27 - 28)

Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp

2.1.2.1 Nhân tố khách quan

Nhân tố khách quan là những nhân tố bên ngoài doanh nghiệp, doanh nghiệp khơng thể kiểm sốt và thay đổi được các nhân tố này. Một số nhân tố khách quan tác động tới doanh thu của công ty cần chú ý là:

Thứ nhất, tình hình phát triển kinh tế, xã hội và thu nhập của người dân.

Kinh tế - xã hội ổn định và có sự tăng lên là yếu tố rất cơ bản giúp cho các doanh nghiệp có thể tăng doanh thu cho mình. Lý do dễ hiểu, khi kinh tế - xã hội của một nước phát triển sẽ làm cho thu nhập của người dân tăng lên. Với sự tăng lên của thu nhập, nhu cầu tiêu dùng tăng, đặc biệt là đối với các thiết bị điện tử, giúp họ có thể thực hiện công việc dễ dàng và tiết kiệm thời gian.

Sự phát triển của nền kinh tế nước nhà và sự tăng lên trong thu nhập của người dân Việt Nam sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu của Công ty CPSX & XNK Hồng Minh B.A.B.Y

Thứ hai, giá cả và lạm phát. Nhân tố này có ảnh hưởng trực tiếp quan trọng

đối với doanh thu của DN. Do lạm phát tăng lên sẽ làm cho thu nhập thực tế của người tiêu dùng giảm đi. Điều này có ảnh hưởng rất mạnh đến doanh thu của công ty. Mặt khác, khi lạm phát, giá cả các hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho quá trình bán hàng cũng tăng lên. Cùng theo xu hướng của lạm phát tăng, các DN cũng phải tăng giá bán hàng hóa của mình để có thể bù đắp được chi phí bỏ ra. Như vậy, giá của mỗi hộp sữa, mỗi bịch bỉm, mỗi bộ quần áo đều tăng lên, làm giảm cầu về mặt hàng này. Do đó, doanh thu của DN có thể khơng tăng lên khi giá tăng mà giảm đi.

Thứ ba, chính sách lãi suất của chính phủ. Trong những năm gần đây, để đối

phó với tình hình lạm phát tăng, cũng như suy giảm kinh tế toàn cầu do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, lãi suất đã có những biến động rất mạnh. Khi lãi suất tăng trong giai đoạn kiềm chế lạm phát đã làm cho các khoản nợ của DN cũng tăng lên nhanh chóng. Bên cạnh đó, chính sách kích cầu ưu đãi lãi suất của Nhà nước cho các DN sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, chính sách này đã dừng việc áp dụng thay vào đó, mức lãi suất trên thị trường có mức thay đổi bất thường.

Thứ tư, tình hình cung ứng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Trong điều kiện

cạnh tranh như hiện nay, các DN ln cố gắng để có thể tăng thị phần của mình trên thị trường ở mức cao nhất thông qua tăng sản lượng bán.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng doanh thu tại công ty CPSX & XNK HỒNG MINH B.A.B.Y KHU VỰC HÀ NỘ (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w