1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tìm hiểu tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ cây sắn trên đất cát ven biển xã phú đa - huyện phú vang - tỉnh thừa thiên huế

68 1,1K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 4,37 MB

Nội dung

Diện tích, năng suất, sản lượng sắn qua các năm 2007 – 2010 Giai đoạn trước năm 2007 thực hiện quyết định của UBND tỉnh ThừaThiên Huế về dự án quy hoạch xây dựng vùng nguyên liệu sắn côn

Trang 1

Lời cảm ơn!

Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, thu thập số liệu đến nay đề tài

“Tìm hiểu tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ cây sắn trên đất cát

ven biển xã Phú Đa - Huyện Phú Vang - Tỉnh Thừa Thiên Huế ” đã hoàn

thành Để có được kết quả như vậy, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo khoa Khuyến nông & Phát triển nông thôn Trường đại học Nông Lâm Huế đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã Phú Đa, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế sự chia sẽ thông tin trung thực, quý báu của cán bộ lãnh đạo cùng bà con thôn Nam Châu, thôn Trường Lưu và thôn Lương Viện.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình chú Nguyễn Văn Chung, thôn Trường Lưu - Phú Đa đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi chỗ ăn ở cũng như việc chia sẽ thông tin trong quá trình thực hiện đề tài.

Đặc biệt tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS Nguyễn Viết Tuân, người thầy đã định hướng nghiên cứu, tận tình hướng dẫn và hết lòng giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, người thân đã luôn động viên, khích lệ tôi để hoàn thành đề tài.

Mặc dù bản thân có nhiều cố gắng để hoàn thiện đề tài song không tránh khỏi những hạn chế, kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo để đề tài hoàn thiện hơn.

Huế tháng 5, năm 2011 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thanh Hoài

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 3

2.1 Cơ sở lý luận 3

2.1.1 Cơ sở sinh thái học của cây sắn 3

2.1.2 Một số giống sắn 4

2.2 Một số khái niệm liên quan 4

2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn 8

2.2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn trên thế giới 8

2.2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn ở Việt Nam 11

2.2.2.3 Tình hình sản xuất sắn ở Thừa Thiên Huế 12

PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 14

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 14

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 14

3.2 Nội dung nghiên cứu 14

3.2.1 Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng 14

3.2.2 Tình hình sản xuất sắn 14

3.2.3 Tình hình tiêu thụ 15

3.3 Phương pháp nghiên cứu 15

3.3.2 Thu thập số liệu sơ cấp 15

3.4 Phương pháp xử lý số liệu 15

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 16

4.1 Đặc điểm vùng nghiên cứu 16

4.1.1 Đặc điểm tự nhiên 16

4.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 18

4.2 Tình hình sản xuất sắn ở xã Phú Đa 19

4.2.1 Diện tích, năng suất, sản lượng sắn qua các năm 20

4.2.2 Phân bố diện tích sắn và các cây trồng cạn khác của xã 22

4.2.3 Số hộ tham gia trồng sắn năm 2010 23

4.3 Tình hình sản xuất sắn của nông hộ 24

4.3.1 Đặc điểm chung của nhóm hộ trồng sắn 24

4.3.2 Cơ cấu sử dụng đất của nhóm hộ 2010 27

4.3.3 Diện tích, năng suất và sản lượng của cây sắn 29

4.3.4 Diện tích, năng suất của các giống sắn 31

Trang 4

4.3.5 Tình hình áp dụng kỹ thuật trồng sắn của nông hộ năm 2010 34

4.4 Hiệu quả kinh tế 36

4.4.1 Hiệu quả kinh tế từ trồng sắn của các nhóm hộ năm 2010 36

4.4.2 So sánh hiệu quả kinh tế của cây sắn với cây trồng phổ biến 39

4.5 Tình hình tiêu thụ sản phẩm sắn 41

4.5.1 Tình hình tiêu thụ sắn của nông hộ trước năm 2007 42

4.5.2 Thực trạng tiêu thụ sắn của nông hộ năm 2010 44

4.6 Đặc điểm của các tác nhân tham gia vào ngành hàng 50

4.6.1 Đặc điểm của các tác nhân 50

4.6.2 Hình thành giá sản phẩm qua các tác nhân 51

PHẦN 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 53

5.1 Kết luận 53

5.2 Kiến nghị 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO 55

Trang 5

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Được du nhập vào Việt Nam từ cuối thế kỷ XIII cây sắn trở thành mộtđối tượng quan trọng trong cơ cấu cây trồng của người dân

Sắn là loại cây nông nghiệp phổ thông, cũng là một trong những nguồnthu nhập quan trọng của các hộ nông dân nghèo Ở nước ta sắn là cây dễtrồng, ít kén đất, ít vốn, phù hợp sinh thái và điều kiện kinh tế của nông dânnên nó được xem như cây trồng “xóa đói giảm nghèo”

Trồng sắn là một trong những hướng sử dụng đất cát nội đồng và đất gòđồi có hiệu quả, thích hợp ở duyên hải Miền Trung để cung cấp thức ăn chochăn nuôi của nông hộ, làm nguyên liệu cho nhà máy chế biến tinh bột sắn,nhằm giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động

Chính vì vậy trong những năm qua tỉnh Thừa Thiên Huế đã và đangtích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng để sản xuất nông nghiệp có hiệu quả,tạo ra những sản phẩm hàng hóa phục vụ cho tiêu dùng, xuất khẩu và làmnguyên liệu cho công nghiệp chế biến

Phú Vang là một huyện ven biển có diện tích trồng sắn lớn trong tỉnh,diện tích sắn trồng hiện nay của huyện khoảng 600 ha Nếu như trước đâysắn chỉ được xem là cây lương thực thì ngày nay người dân trong huyện đãchú ý nhiều đến công nghiệp chế biến sắn

Mặc dù hiện nay, Thừa Thiên Huế là vùng trồng sắn lớn của MiềnTrung Diện tích sắn năm 2009 là gần 6.628 ha với năng suất đạt 15,5 tấn/ha,sản lượng gần 102.600 tấn Nhưng diện tích đất cát được sử dụng cho trồngsắn chỉ chiếm chưa đến 40% diện tích đất cát hiện có Những nghiên cứucanh tác sắn trên đất cát ven biển là rất có ý nghĩa trong việc nâng cao hệ số

sử dụng đất [1]

Một trong những xã nghèo thuộc huyện Phú Vang, được bao bọc bởiphá Tam Giang và sông Đại Giang, Phú Đa được biết đến là xã có diện tíchđất cát nội đồng lớn Trồng sắn là cơ hội để nông dân vùng cát khai thác tốttiềm năng đất đai Mặc dù vậy trong những năm gần đây diện tích trồng sắncủa người dân còn thấp Thị trường tiêu thụ còn nhỏ và kênh phân phối kháđơn giản Rất nhiều vấn đề tồn tại gây khó khăn cho người dân trồng sắn

Trang 6

Để đánh giá đúng tình hình sản xuất và tiêu thụ làm cở sở cho việc đềxuất những định hướng phát triển cây sắn của địa phương, tôi đã tiến hành

nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ

cây sắn trên đất cát ven biển xã Phú Đa - Huyện Phú Vang - Tỉnh Thừa Thiên Huế ”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Tìm hiểu thực trạng sản xuất cây sắn trên đất cát ven biển của xã Phú Đa

- Tìm hiểu thực trạng tiêu thụ sản phẩm từ cây sắn trên đất cát ven biển của

xã Phú Đa

Trang 7

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận

Theo ông Crantz (1976) và theo CIAT (1993), sắn (Manihot esculenta

Crantz) là cây lương thực ăn củ hàng năm, có thể sống lâu năm, thuộc họthầu dầu Euphorbiaceae Cây sắn cao 2 - 3 m, đường kính tán 50 - 100 cm

Lá khía thành nhiều thùy, có thể dùng để làm thức ăn chăn nuôi gia súc Rễngang phát triển thành củ và tích luỹ tinh bột Củ sắn dài 20 - 50 cm, khiluộc chín có màu trắng đục, hàm lượng tinh bột cao [2] Sắn luộc chín có vịdẻo, thơm đặc trưng Sắn có thời gian sinh trưởng thay đổi từ 6 đến 12tháng, có nơi tới 18 tháng, tùy thuộc giống, vụ trồng, địa bàn trồng và mụcđích sử dụng Sắn có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới của châu Mỹ La Tinh vàđược trồng cách đây khoảng 5.000 năm

2.1.1 Cơ sở sinh thái học của cây sắn

Theo ông Hoàng Kim và ông Phạm Văn Biên (1995), cây sắn có khả

năng thích ứng cao với những điều kiện sinh thái khác nhau, có thể trồngđược từ 30 vĩ độ Bắc đến 30 vĩ độ Nam và ở độ cao đến 2.500 m Cây có thểphát triển được ở vùng có lượng mưa từ 600 mm đến 1500 mm Mặc dù chịuđược hạn, nhưng năng suất giảm khi gặp hạn Nhiệt độ thích hợp từ 15 -

29oC Sắn có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, ngay cả những khu vựcđất có độ phì thấp

Do đó điều kiện sinh thái mà nó đòi hỏi cũng mang đặc trưng của vùngsinh thái nhiệt đới

Các yếu tố sinh thái để sắn phát triển thích hợp nhất thể hiện

- Yêu cầu về nhiệt độ

Cây sắn là loại cây trồng có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Có khả năngthích ứng với biên độ rộng của nhiệt độ từ 10 - 35oC Do yêu cầu về nhiệt độnhư vậy nên sắn được trồng hầu hết các vùng của Việt Nam

- Yêu cầu về ánh sáng

Cây sắn cũng như các cây trồng nhiệt đới khác, trong quá trình sinhtrưởng và phát triển yêu cầu ánh sáng mạnh, trồng trong điều kiện đượcchiếu sáng đầy đủ sắn sẽ cho năng suất cao

Trang 8

- Yêu cầu về nước

Sắn là cây có khả năng chịu hạn, nhưng trong quá trình sinh trưởng vàphát triển sắn cũng có yêu cầu một lượng nước nhất định, nhất là ở giai đoạnđầu (thời kỳ mọc mầm và cây con) Nếu thiếu nước cây sinh trưởng pháttriển kém

- Yêu cầu về đất đai

Cây sắn có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, tuy nhiên để sắn đạt đượcnăng suất cao cần chọn loại đất có tiêu chuẩn là: tầng canh tác dày, không bịngập úng, tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng, có độ dốc < 15o

2.1.2 Một số giống sắn

Theo Trịnh Phương Loan và Trần Ngọc Ngoạn (2001), hiện nay ở Việt

Nam có 2 nhóm giống sắn được trồng phổ biến gồm:

- Giống sắn địa phương

Mỗi địa phương đều có giống sắn khác nhau như: sắn quảng, sắn chuối,sắn Đồng Nai, sắn mán vùng cao…

Đặc điểm chính của nhóm này là thời gian sinh trưởng dài, năng suấtthấp, hàm lượng tinh bột thấp [3]

2.2 Một số khái niệm liên quan

- Sản xuất: (Tiếng anh: production) hay sản xuất của cải vật chất là hoạt

động chủ yếu trong các hoạt động kinh tế của con người Sản xuất là quátrình làm ra sản phẩm để sử dụng, hay để trao đổi trong thương mại [4]

- Thị trường: [4]

Trong kinh tế học và kinh doanh thị trường là nơi người mua và ngườibán (hay người có nhu cầu và người cung cấp) tiếp xúc trực tiếp hoặc dántiếp với nhau để trao đổi, mua bán hàng hóa và dịch vụ

Trang 9

Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua và bán một thứ hàng hóanhất định nào đó Với nghĩa này, có thị trường gạo, thị trường cà phê

Cũng có một nghĩa hẹp khác của thị trường là một nơi nhất định nào

đó, tại đó diễn ra các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ Với nghĩanày, có thị trường Hà Nội, thị trường Miền Trung…

Trong kinh tế học, thị trường được hiểu rộng hơn, là nơi có các quan

hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa vô số những người bán và người mua cóquan hệ cạnh tranh với nhau, bất kể là ở địa điểm nào, thời gian nào Thịtrường trong kinh tế học được chia thành ba loại: thị trường hàng hóa – dịch

vụ (còn gọi là thị trường sản lượng), thị trường lao động và thị trường tiềntệ

- Tiêu thụ sản phẩm: là khâu lưu thông hàng hoá, là cầu nối trung gian giữa

hai bên là sản xuất và phân phối bán hàng Là việc đưa sản phẩm hàng hóa,dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng, thực hiện việc thay đổi quyền

sở hữu tài sản [5]

Theo nghĩa rộng, tiêu thụ sản phẩm là một quá trình từ việc tìm hiểu nhu cầukhách hàng trên thị trường, tổ chức mạng lưới bán hàng, xúc tiến bán hàng,các hoạt động hỗ trợ bán hàng tới việc thực hiện dịch vụ sau bán hàng

- Hiệu quả kinh tế: [6]

Theo quan điểm mới hiệu quả kinh tế phải căn cứ vào tổ hợp các yếu tố: + Trạng thái động của mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra Hiệu quả kinh

tế là phần thu thêm trên một đơn vị đầu tư thêm

+ Yếu tố thời gian: dựa vào tính tỷ lệ nội hoàn vốn (IRR) Đó là mức sinhlời của đồng vốn khi đầu tư vào dự án, nó được dùng để so sánh giữa việctiếp tục đầu tư vào dự án hoặc đầu tư vốn vào việc khác xem việc nào có lợihơn

+ Hiệu quả tài chính, xã hội và môi trường

Theo quan điểm toàn diện, hiệu quả kinh tế nên được đánh giá trên baphương diện: hiệu quả tài chính, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quảđạt được và lượng chi phí bỏ ra

Trang 10

Hiệu quả kinh tế: là chỉ tiêu phản ánh trình độ và chất lượng sử dụng cácyếu tố của sản xuất – kinh doanh, nhằm đạt được kết quả kinh tế tối đa vớichi phí tối thiểu.

- Kênh phân phối và loại kênh phân phối sản phẩm nông nghiệp

Theo thạc sỹ Nguyễn Văn Cường (2007), có nhiều định nghĩa khác nhau về

kênh phân phối:

+ Nhà sản xuất: kênh phân phối như là hình thức di chuyển sản phẩm quacác trung gian khác nhau

+ Những người trung gian: quan niệm dòng chảy quyền sở hữu hàng hóanhư là cách mô tả tốt nhất kênh phân phối

+ Người tiêu dùng: là ‘‘có nhiều trung gian’’ đứng giữa họ và người sảnxuất sản phẩm

Các loại kênh phân phối sản phẩm nông nghiệp:

Có hai loại kênh phân phối sản phẩm nông nghiệp chính:

+ Kênh phân phối giống cây trồng và vật nuôi: là loại kênh phân phốihàng hóa tư liệu sinh vật nông nghiệp Kênh này có những nét đặc trưng sau:

Người sản xuất nông nghiệp

Trang 11

Sơ đồ 1: Các kênh phân phối sản phẩm nông nghiệp tiêu dùng cá nhân [7]

Kênh I Kênh II Kênh III Kênh IV Kênh V Kênh VI Kênh VII

TD nông

thôn

TD nông thôn

TD thực phẩm

TD thực phẩm

TD thực

nghiệp

TD nông nghiệp Bán lẻ

Thu gom

Bán lẻ

Bán lẻ thực phẩm

Buôn bán thực phẩm

Bán lẻ thực phẩm

Bán lẻ nông nghiệp

Buôn bán thực phẩm nông nghiệpBán buôn nông nghiệpBán buôn

Người nhập khẩu

Người nhập khẩu

Bán lẻ nông nghiệp

Người xuất khẩu

Người xuất khẩu

Trang 12

2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn

2.2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn trên thế giới

Trong những năm qua cây sắn đang chuyển dần từ cây lương thực sangcây công nghiệp có giá trị xuất khẩu Nhiều quốc gia trên thế giới đã quantâm đến việc phát triển cây sắn làm nguyên liệu phục vụ cho công nghiệpchế biến Hiện nay, sắn được trồng trên 100 nước nhiệt đới, cận nhiệt đới và

là nguồn lương thực của gần 500 triệu người, tập trung ở châu Phi 57%,châu Á 25% và châu Mỹ La Tinh 18% [8], [9]

Theo FAO (2008), nước có sản lượng sắn nhiều nhất trên thế giới làNigeria (45,72 triệu tấn), kế đến là Thái Lan (22,58 triệu tấn) và Indonexia(19,92 triệu tấn) Nước có năng suất sắn cao nhất hiện nay là Ấn Độ (31,43tấn/ha), kế đến là Thái Lan (21,09 tấn/ ha), so với năng suất sắn bình quâncủa thế giới là 12,16 tấn/ha [10]

Ngày nay, sản xuất và tiêu thụ sắn trên thế giới đang tăng mạnh và đangtrở thành một ngành quan trọng của nền công nghiệp ở nhiều nước trên thếgiới Theo FAO hiện nay khoảng 85% sản lượng sắn được tiêu thụ nội địatại các nước trồng sắn, còn lại 15% sản lượng được xuất khẩu sang các nướcphát triển như Mỹ, Nhật Bản, các nước Tây Âu…Tỷ lệ dùng sắn làm lươngthực là 58%, nếu tính bình quân đầu người trên thế giới thì mức tiêu thụ là

18 kg/người/năm

Sử dụng sắn làm thức ăn gia súc chiếm tỷ lệ 28%, làm nguyên liệu côngnghiệp chiếm 3%, còn 11% hao hụt Thị trường nhập khẩu chủ yếu là khốithị trường chung châu Âu (EEC) hàng năm nhập khẩu khoảng 6397 nghìntấn, kế đến là Hàn Quốc 633 nghìn tấn, Nhật Bản 477 nghìn tấn, Trung Quốcnhập khẩu 763 nghìn tấn nhưng lại xuất 313 nghìn tấn, Bắc Mỹ nhập 170nghìn tấn, Israel 70 nghìn tấn

Các nước trong khối EEC phần lớn nhập sắn viên và sắn lát để làm thức

ăn gia súc Lượng nhập của khối EEC hiện đang giảm sút do sự thay đổichính sách giá nông nghiệp [10]

Trang 13

Bảng 1 Diện tích, năng suất và sản lượng sắn của thế giới từ năm

2000 - 2008

(triệu ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (triệu tấn)

Số liệu ở bảng 1 cho thấy rằng:

Diện tích trồng sắn đều tăng lên từ 16,86 triệu ha (2000) lên 21,94 triệu

Trang 14

Bảng 2: Diện tích, năng suất, sản lượng sắn của một số nước trên thế giới năm 2008

T

Diện tích (1000 ha)

Năng suất (tấn/ ha)

Sản lượng( 1000 tấn)

Số liệu ở bảng 2 cho thấy Nigieria có diện tích trồng sắn lớn nhất thế giới

(3782,0 nghìn ha), tiếp theo là Brazil (1886,1 nghìn ha) Việt Nam là nước

có diện tích nhỏ nhất (432,8 nghìn ha) nhưng nếu xét trong khu vực ĐôngNam Á, thì sản lượng lại đứng thứ 3 sau Indonesia và Thailand Điều nàycho thấy cây sắn ở Việt Nam đang có nhiều tiềm năng phát triển xa hơn nữa.Viện nghiên cứu chính sách lương thực thế giới (IFPRI), đã tính toánnhiều mặt và dự báo tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn toàn cầu với tầm nhìnđến năm 2020 Năm 2020, sản lượng sắn toàn cầu ước đạt 275,10 triệu tấn,trong đó sản xuất sắn chủ yếu ở các nước đang phát triển là 274,4 triệu tấn,các nước phát triển khoảng 0,40 triệu tấn Mức tiêu thụ sắn ở các nước đangphát triển dự báo đạt 254,60 triệu tấn so với các nước đã phát triển là 20,5triệu tấn Khối lượng sản phẩm sắn toàn cầu sử dụng làm lương thực, thựcphẩm dự báo nhu cầu là 176,3 triệu tấn và thức ăn gia súc 53,4 triệu tấn Tốc

độ tăng hàng năm của nhu cầu sử dụng sản phẩm sắn làm lương thực, thựcphẩm và thức ăn gia súc đạt tương ứng là 1,98 % và 0,95% Châu Phi vẫn làkhu vực dẫn đầu sản lượng sắn toàn cầu với dự báo sản lượng năm 2020 sẽ

Trang 15

đạt 168,6 triệu tấn Trong đó, khối lượng sản phẩm sử dụng làm lương thực,thực phẩm là 77,2%, làm thức ăn gia súc là 4,4% Châu Mỹ La Tinh giaiđoạn 1993 - 2020, ước tính tốc độ tiêu thụ sản phẩm sắn tăng hàng năm là1,3% so với Châu Phi là 2,44% và Châu Á là 0,84 - 0,96% Cây sắn tiếp tụcgiữ vai trò quan trọng trong nhiều nước Châu Á, đặc biệt là các nước vùngĐông Nam Á, nơi cây sắn có tổng diện tích đứng thứ ba sau lúa và ngô vàtổng sản lượng đứng thứ ba sau lúa và mía Chiều hướng sản xuất sắn phụthuộc vào khả năng cạnh tranh cây trồng Giải pháp chính là tăng năng suấtsắn bằng cách áp dụng giống mới và các biện pháp kỹ thuật tiến bộ [11].

2.2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn ở Việt Nam

Đối với Việt Nam, sắn là một cây công nghiệp nhập nội được đưa vàotrồng cuối thế kỷ XIII Với điều kiện đất đai và điều kiện khí hậu phù hợpvới cây sắn nên sắn được trồng hầu hết ở các tỉnh trong nước Song chủ yếutập trung tại các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, Trung Bộ, Tây Nguyên vàđặc biệt trồng nhiều ở các tỉnh Đông Nam Bộ như Tây Ninh, Sông Bé, ĐồngNai, Bà Rịa Vũng Tàu…

Cây sắn đã chuyển đổi vai trò từ cây lương thực thành cây công nghiệpvới tốc độ cao, năng suất và sản lượng sắn đã tăng nhanh ở thập kỷ đầu củathế kỷ XXI (Bảng 2)

Theo Hoàng Kim và Phạm Văn Biên (1997), cây sắn là nguồn thu nhập

quan trọng của các hộ nông dân nghèo do sắn dễ trồng, ít kén đất, ít vốn đầu

tư, phù hợp sinh thái và điều kiện kinh tế nông hộ

Theo Hoàng Kim và Trần Công Khanh (2005), nghiên cứu và phát triển

cây sắn theo hướng sử dụng đất nghèo dinh dưỡng, đất khó khăn là việc làm

có hiệu quả cao

Bảng 3 Diện tích, năng suất và sản lượng sắn của Việt Nam [12]

(nghìn ha)

Năng suất (tạ/ha)

Năng suất (tấn/ha)

Trang 16

2006 474,80 16,25 7,77

(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2009)

Số liệu ở bảng 3 cho thấy rằng:

Diện tích trồng sắn đều tăng lên từ 234,90 nghìn ha (2000) lên 557,40 nghìn ha (2008) Điều này cho thấy vị trí của cây sắn trên thế giới và giá trị công nghiệp hóa của nó

Về năng suất tuy tăng chậm nhưng đã có sự tăng lên; từ 8,66 tạ/ha năm

2000 lên 16,85 tạ/ha năm 2008

Về sản lượng đã tăng từ 2,03 tấn/ha năm 2000 lên 9,3 tấn/ha năm 2008 Điều này cho thấy cây sắn đã có vị trí quan trọng trong nền nông nghiệp

2.2.2.3 Tình hình sản xuất sắn ở Thừa Thiên Huế

Trong những năm trước 2002 cây sắn chủ yếu trồng theo kiểu tự phát,quảng canh, diện tích manh mún, củ sắn chủ yếu để ăn tươi và cắt lát phơikhô dùng làm thức ăn cho gia súc Đến thời điểm tháng 10 năm 2002 khi cóquyết định của UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt đề cương chitiết dự án quy hoạch xây dựng vùng nguyên liệu sắn công nghiệp, diện tíchnăng suất và sản lượng sắn có thay đổi đáng kể

Bảng 4: Tình hình trồng sắn của tỉnh Thừa Thiên Huế 2005-2009

Năm

Diện tích(ha)

Năng suất(tấn/ha)

Sản lượng(Tấn)

(Nguồn: niên giám thống kê năm 2010)

Số liệu ở bảng 4, cho thấy có sự thay đổi về diện tích, năng suất và sảnlượng sắn qua các năm

Diện tích sắn giai đoạn 2005 - 2008 có sự tăng lên đáng kể từ 6628 ha năm

2005 thì đến năm 2008 là 7000 ha

Trang 17

Năng suất và sản lượng sắn tăng nhanh từ giai đoạn 2005 - 2009, năm

2005 năng suất bình quân toàn tỉnh chỉ đạt 15,5 tấn/ha thì đến năm 2009 đãtăng lên đến 18,4 tấn/ha, sản lượng sắn năm 2005 là 102,60 tấn thì đến năm

2009 đã tăng lên 128,80 tấn Với năng suất sắn bình quân toàn tỉnh hiện nay(18 - 19 tấn/ha) là khá cao so với các vùng trồng sắn trong cả nước

Trang 18

PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

- Các hộ trồng sắn trong xã

- Đối tượng tham gia mua bán

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: tập trung nghiên cứu tại 3 thôn có diện tích trồng sắn

lớn nhất của xã gồm: thôn Lương Viện, thôn Trường Lưu và thôn Nam Châu

- Phạm vi thời gian: tập trung điều tra về tình hình sản xuất và tiêu thụ sắntrong năm 2010 (Có xem xét đến các năm khác: năm 2009, 2008, 2007)

3.2 Nội dung nghiên cứu

3.2.1 Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến việc sản xuất và tiêu thụ sắn

- Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, địa hình, đất đai, sông ngòi, khí hậu

- Điều kiện kinh tế - xã hội:

+ Dân số và cơ cấu lao động

+ Hệ thống điện, nước

+ Hệ thống giao thông và thủy lợi

+ Về thông tin văn hóa

+ Về y tế

3.2.2 Tình hình sản xuất sắn

- Tình hình sản xuất sắn ở xã Phú Đa - Phú Vang - Thừa Thiên Huế

+ Diện tích, năng suất, sản lượng sắn qua các năm (2007 - 2010)

+ Phân bố diện tích sắn và các cây trồng cạn khác của xã năm 2010+ Hộ tham gia trồng sắn

- Tình hình sản xuất sắn của nông hộ trồng sắn

+ Đặc điểm chung của nhóm hộ trồng sắn

+ Phân loại hộ

+ Cơ cấu sử dụng đất của nhóm hộ 2010

+ Diện tích, năng suất và sản lượng của cây sắn và một số cây hoa màukhác phổ biến của hộ năm 2010

Trang 19

+ Diện tích, năng suất của các giống sắn qua các năm 2007 - 2010

+ Tình hình áp dụng kỹ thuật trồng của nông hộ

+ Hiệu quả kinh tế từ sản phẩm sắn

3.2.3 Tình hình tiêu thụ

+ Tình hình tiêu thụ sắn của nông hộ trước năm 2007

+ Thực trạng tiêu thụ sắn của nông hộ năm 2010

+ Các kênh tiêu thụ sản phẩm từ cây sắn

+ Đặc điểm của các tác nhân tham gia vào ngành hàng sắn và hình thànhgiá qua các tác nhân

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Thu thập số liệu thứ cấp

+ Thu thập báo cáo kinh tế xã hội năm 2008, 2009, 2010 của UBND xã,phòng nông nghiệp huyện Phú Vang, trạm khuyến nông huyện Phú Vang + Các báo cáo có liên quan đến thu mua và bán sắn, niên giám thống kê + Thông tin qua Internet

3.3.2 Thu thập số liệu sơ cấp

- Quan sát thực tế

Quan sát thực tế trong thời gian nghiên cứu đề tài Phương pháp nàygiúp phản ánh một cách thực tế và khách quan hơn các thông tin liên quanđến đề tài Nội dung quan sát bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đếnviệc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm sắn xã Phú Đa - Phú Vang - Thừa ThiênHuế

- Phỏng vấn hộ

+ Phỏng vấn hộ sản xuất: (Sử dụng phiếu điều tra)

Phỏng vấn 45 hộ trồng sắn ở 3 thôn với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiênkhông lặp lại theo danh sách

+ Phỏng vấn đối tượng thu mua sản phẩm, gồm có: 3 hộ mua sỷ tại chợhuyện, 2 hộ thu mua trong địa phương

+ Phỏng vấn sâu những người cung cấp thông tin nóng cốt gồm: phó chủ

tịch xã, cán bộ khuyến nông cơ sở, trưởng thôn

3.4 Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu sau khi thu thập được xử lý bằng phần mềm Excel

Trang 20

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Đặc điểm vùng nghiên cứu

4.1.1 Đặc điểm tự nhiên

- Vị trí địa lý

Phú Đa là xã đồng bằng nằm về phía Đông Nam của tỉnh Thừa ThiênHuế, được xác định là trung tâm huyện lỵ của huyện Phú Vang, với cácthôn: thôn Hoà Đa Tây, thôn Nam Châu, thôn Hòa Đa Đông, Lương Viện,Định Cư, Thanh Lam, Viển Trình, Đức Thái và thôn Trường Lưu

+ Phía Tây - Bắc giáp

với xã Phú Lương, xã

Phú Xuân

+ Phía Đông - Nam

giáp với xã Vinh Phú,

xã Vinh Thái

+ Phía Tây - Nam giáp

với thị xã Hương Thủy

+ Phía Đông - Bắc giáp

- Địa hình

Là khu vực đồng bằng nên địa hình tương đối bằng phẳng, cao độ từ0,4 m - 6,0 m có hướng dốc sang phía Tây - Tây Nam và Đông Nam, đượcchia làm 3 khu vực

+ Khu vực phía Đông đường Quốc Phòng ra đến đầm Thuỷ Tú cao độ từ 0,5

m - 2,0 m khu vực này chủ yếu trồng hoa màu và lúa

Trang 21

+ Khu vực phía Tây đường 10A, và khu vực phía Tây Bắc đường 10C địahình lồi lõm, các khoảng trũng cao độ từ 0,1 m - 1,5 m, khu vực này chủ yếu

là trồng lúa

+ Khu vực còn lại nằm giữa đường quốc phòng và 2 tỉnh lộ 10A, 10C cao độtrung bình 4,5 m - 5,0 m, khu vực này được xây dựng nhà ở, các công trìnhcông cộng, trồng rừng và trồng hoa màu

+ Đất cát: với diện tích khoảng 974 ha (bao gồm đất cồn cát nội đồng, đấtbãi cát bằng nội đồng và đất cát vùng trũng) chiếm 32,84% diện tích tựnhiên của xã, loại đất này ít thích hợp cho xản xuất nông nghiệp

+ Đất mặn: với diện tích khoảng 562 ha (bao gồm đất mặn nhiều trên bãibùn cát, đất đầm nuôi thuỷ hải sản trên phù sa) chiếm 18,95% diện tích tựnhiên của xã, phân bố tập trung ven đầm Thủy Tú Thuận lợi phát triển nuôitrồng thủy hải sản

- Khí hậu thời tiết

Xã Phú Đa cũng chịu ảnh hưởng chung khí hậu của tỉnh Thừa Thiên Huế

có khí hậu nhiệt đới gió mùa và có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô + Mùa mưa bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 1 năm sau, chiếm 78% lượng mưacủa cả năm Hai tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 10 và tháng 11 vớilượng mưa trung bình 580 - 795,6 mm/tháng Đây cũng là mùa lụt chính vụ

ở tỉnh Thừa Thiên Huế

+ Mua khô từ tháng 2 đến tháng 8, chiếm khoảng 22% lượng mưa cả năm,các tháng ít mưa nhất là tháng 2, tháng 3 và tháng 4

+ Nắng: Trung bình có từ 1800 - 2000 giờ nắng/năm, tháng 5 đến tháng 7 cógiờ nắng cao nhất

Trang 22

+ Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình năm là 24,90C, nhiệt độ cao nhất là 39,30C vànhiệt độ thấp nhất là 12,60C.

+ Nam: 6.030 người, chiếm 50,3%

+ Số người trong độ tuổi lao động: 5.116 người, chiếm 43%

+ Số người trên và dưới độ tuổi lao động: 6.872 người, chiếm 57%

Bảng 5: Tình hình dân số theo các thôn trong xã năm 2010

Trang 23

Tổng số lao động trong khu vực là 5.116 người, trong đó:

+ Lao động dịch vụ, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng.v.v là3.405 người, chiếm 66,55% lao động toàn xã

+ Lao động nông nghiệp: 1.711 người, chiếm 33,45% lao động toàn xã

Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp

- Về giao thông: Tuyến đường quan trọng đóng vai trò giao thương

giữa xã và các địa phương khác đó chính là tỉnh lộ 10C có chiều dài qua xãkhoảng 6,8 km Tuyến đường này đã được rải thảm nhựa tạo điều kiện thuậntiện trong việc giao thương hàng hóa và đi lại của người dân Tuyến đườngtỉnh lộ 10B từ thôn Hòa Tây đi Viễn Trình có chiều dài khoảng 7 km nó giúpcho việc buôn bán hàng hóa giữa các vùng trong xã và đi lại của người dândiễn ra thuận tiện Tỉnh lộ 10B và tỉnh lộ 10C là hai tuyến đường huyếtmạch của địa phương trong việc phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa vớicác địa phương khác Ngoài ra còn có nhiều tuyến đường phục vụ dân sinhtrong xã như tuyến đường từ thôn Thanh Lam đi Viễn Trình dài khoảng 1,7 km, Đức Thái Viễn Trình dài khoảng 1,5 km

- Về nước: ở đây người dân chủ yếu sử dụng nước ngầm để sinh hoạt

thông qua giếng đào hoặc giếng khoan Trong năm 2006 đường ống dẫnnước từ nhà máy nước sạch Phú Bài đã đưa nước đến thị trấn Phú Thứ, thônHòa Tây và thôn Nam Châu nhưng do thói quen dùng nước ngầm nên tỷ lệcác hộ sử dụng nước máy là rất ít

- Về thủy lợi: là yếu tố quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nó đảm

bảo tính ổn định cho sản xuất nông nghiệp Toàn xã có 4 trạm bơm điệnphục vụ cho công tác tưới tiêu đồng ruộng và hệ thống các máy bơm dầu ởcác vùng nhỏ lẻ tách biệt Hệ thống đê bao với tổng chu vi là 22 km trong đó

đã được kè hóa bằng bê tông là 10,5 km Hệ thống đê bao này về cơ bản đãbảo vệ cho cánh đồng không bị ngập úng trong các đợt lũ đầu mùa Nhưng

Trang 24

xã vẫn còn một lượng lớn đê bao làm bằng đất rất dễ bị vỡ nhất là nhữngtrận lũ tiểu mản hàng năm Hệ thống mương tưới vẫn chủ yếu làm bằng đấtgây thất thoát nước lớn trong quá trình sử dụng Hiện nay việc bê tông hóakênh mương đang dần thực hiện từ đó sẽ đảm bảo cung cấp nước tưới chođồng ruộng đặc biệt vào vụ hè thu.

- Về thông tin văn hóa: năm 2007 toàn xã có 6/9 thôn được công nhận

đạt chuẩn văn hóa Các lễ hội văn hóa truyền thống vẫn được người dân gìngiữ và phát huy thông qua các cuộc giao lưu văn nghệ các trò chơi dân gian

sẽ thắt chặt tình đoàn kết của người dân và thông qua đó bà con nông dântrao đổi kinh nghiệm làm ăn để nâng cao đời sống kinh tế và văn hóa của xã

4.2 Tình hình sản xuất sắn ở xã Phú Đa

4.2.1 Diện tích, năng suất, sản lượng sắn qua các năm 2007 – 2010

Giai đoạn trước năm 2007 thực hiện quyết định của UBND tỉnh ThừaThiên Huế về dự án quy hoạch xây dựng vùng nguyên liệu sắn công nghiệp.Phú Đa là một trong những xã của huyện Phú Vang, được đưa vào trồng sắn

để đáp ứng nguyên liệu cho nhà máy Phong Điền nên năm 2007 diện tích,năng suất và sản lượng sắn của xã đã tăng đáng kể

Tuy nhiên, giai đoạn sau năm 2007 do không đáp ứng được chấtlượng cũng như số lượng sắn cho nhà máy nên nhà máy đã không tiếp tụcthu mua sắn của người dân trong xã Vì lý do đó làm cho diện tích, năng suất

và sản lượng sắn năm 2008 giảm mạnh, năm 2008 người dân trong xã chủyếu là trồng giống sắn địa phương năng suất thấp phục vụ cho chăn nuôi làchủ yếu

Năm 2009 - 2010, người dân ở đây nhận ra rằng sắn là cây dễ trồng,phù hợp với đất cát và trồng giống sắn KM94 cho năng suất cao, nên mặc dùkhông có nhà máy Phong Điền thu mua nhưng người dân vẫn tiếp tục mởrộng diện tích trồng sắn

Bảng 6: Diện tích, năng suất, sản lượng sắn qua các năm 2007 – 2010

Trang 25

Số liệu ở bảng 6, cho ta thấy sự thay đổi diện tích, năng suất và sản

lượng sắn qua các năm Năm 2007 là năm có diện tích trồng sắn lớn nhất

110 ha, và cũng là năm có năng suất, sản lượng cao nhất Năng suất sắn bìnhquân trong toàn xã đạt 162,7 tạ/ha, sản lượng năm 2007 là 1789,7 tấn/ha.Một trong những yếu tố giúp năm 2007 tăng năng suất là nhờ người dânđược nhà máy hỗ trợ giống cao sản KM94 cho năng suất cao và hỗ trợ mộtphần phân bón Mặc dù vậy với năng suất 162,7 tạ/ha vẫn chưa đáp ứngđược yêu cầu của vùng nguyên liệu cho nhà máy tinh bột sắn Phong Điền.Mặt khác địa bàn xã khá xa vùng nguyên liệu mà sản lượng lại không đápứng được yêu cầu về hàm lượng tinh bột nên từ năm 2007 nhà máy khôngtiến hành thu mua nguyên liệu của người dân Đó cũng là nguyên nhân dẫnđến sự sụt giảm diện tích trồng của người dân trong năm 2008 một cáchtrầm trọng Năm 2008 là năm có diện tích, năng suất và sản lượng sắn thấpnhất Diện tích năm 2008 giảm 54,2 ha so với 2007 từ 110 ha xuống55,8 ha Khi không còn cung cấp nguyên liệu cho nhà máy người dân đãtrồng lại giống sắn địa phương (ba trăng) dùng trong gia đình vừa ăn củ vừadùng cho chăn nuôi Giống sắn địa phương độc tố không cao sử dụng tốttrong gia đình nhưng nó cho năng suất thấp 90 tạ/ha, song song với việc sụtgiảm diện tích trồng thì năng suất giảm 72,7 tạ/ha từ 162,7 tạ năm 2007xống còn 90 tạ năm 2008 và sản lượng giảm 1287,5 tấn từ 1789,7 tấn năm

2007 xuống còn 502,2 tấn/ha năm 2008

Là một xã nghèo của huyện hầu hết người dân sống bằng nghề thuầnnông, trồng trọt đem lại thu nhập cho hộ đáng kể đặc biệt cây sắn là cây dễtrồng ít kén đất phù hợp trồng trên đất cát Với số vốn bỏ ra ít phù hợp vớiđiều kiện của các hộ nghèo vì vậy họ đã nhận thức được tầm quan trọng của

Trang 26

cây sắn nên trong hai năm 2009, 2010 diện tích sắn đã dần tăng trở lại từ55,8 ha năm 2008 thì đến năm 2010 là 87,5 ha và năng suất đạt 162 tạ/ha,sản lượng năm 2010 đạt 1417,5 Mặc dù diện tích sắn trong hai năm 2009,

2010 đã có xu hướng tăng lên nhưng vẫn không đáng kể so với giai đoạntrước năm 2007

4.2.2 Phân bố diện tích sắn và các cây trồng cạn khác của xã năm 2010

Bảng 7: Phân bố diện tích sắn và các cây trồng cạn khác của xã năm 2010

(ha)

Trồng khoai(ha)

Trồng lạc(ha)

Trồng rau cácloại (ha)

(Nguồn: Số liệu thống kê của xã 2010)

Số liệu ở bảng 7, cho ta thấy sự phân bố diện tích trồng sắn và các câytrồng cạn khác ở các thôn trong xã có sự thay đổi Toàn xã có 8 thôn trồngsắn và các cây trồng cạn khác Nhìn chung trong các cây hoa màu, thì câysắn vẫn đang là cây có diện tích trồng lớn nhất chiếm 87,5 ha, tiếp sau đó làkhoai 52 ha và cuối cùng là rau các loại 25,2 ha

Trong hai HTX, thì HTX1 có diện tích trồng sắn là 31,4 ha lớn hơn1,3 ha so với HTX2 có diện tích là 30,1 ha Ngược lại HTX2 có diện tíchtrồng khoai là 19,4 ha lớn hơn 0,2 ha so với HTX1 có diện tích là 19,2 ha

Trang 27

Trong HTX1, có ba thôn thì thôn Nam Châu là thôn có diện tích trồng sắnlớn nhất 12,6 ha và thôn Hòa Tây là thôn có diện tích trồng sắn nhỏ nhất 9,3

ha Ở HTX2, thôn Trường Lưu với diện tích trồng sắn lớn nhất là 10,4 ha vànhỏ nhất là thôn Thanh Lam với diện tích 9,6 ha Còn ở 2 thôn tách ra từHTX3 là Lương Viện và Viễn Trình thì thôn có diện tích trồng sắn lớn nhất

là thôn Lương Viện với 16,3 ha, lớn hơn 7,2 ha so với thôn Viễn Trình.Ngược lại với diện tích trồng sắn thì diện tích trồng khoai ở thôn Viễn Trình

là 9,2 ha lớn hơn 5,3 ha so với thôn Lương Viện có diện tích là 3,9 ha

Nhìn chung trong toàn xã, thì diện tích trồng sắn lớn nhất là ở thônLương Viện với diện tích là 16,3 ha, sau đó là thôn Nam Châu với 12,6 ha,tiếp sau là thôn Trường Lưu với diện tích là 10,4 ha Các thôn còn lại diệntích trồng sắn xấp xỉ nhau, diện tích trồng sắn thấp nhất là thôn Viễn Trình

có diện tích là 9,1 ha Diện tích trồng khoai ngày càng được mở rộng, thôn

có diện tích trồng khoai lớn nhất là thôn Viễn Trình 9,2 ha sau đó là thônĐức Thái 6,7 ha Các thôn còn lại có diện tích xấp xỉ nhau 6 ha đến 6,6 ha,thấp nhất là thôn Lương Viện với diện tích 3,9 ha

4.2.3 Số hộ tham gia trồng sắn năm 2010

Qua quá trình tìm hiểu thông tin tại xã và các thôn tôi đã biết được bathôn đại diện cho vùng trồng sắn nhiều nhất trong xã như sau:

Bảng 8: Số hộ tham gia trồng sắn tại 3 thôn nghiên cứu năm 2010

(Nguồn: Số liệu thống kê của xã 2010)

Qua số liệu ở bảng 8 tôi nhận thấy rằng số hộ trồng sắn năm 2010 tại

ba thôn đều có sự khác nhau đáng kể Cụ thể trong ba thôn thì thôn NamChâu số hộ trồng vẫn là lớn nhất 65 hộ trồng trong tổng số 141 hộ của thôn.Với diện tích trồng của mỗi hộ là có sự khác nhau, hộ tham gia trồng sắn

Trang 28

trong thôn chiếm hơn 46% số hộ trong thôn và chiếm tỷ lệ lớn nhất trong bathôn Ngược lại thôn Lương Viện có tổng số hộ lớn nhất là 327 hộ nhưng chỉ

có 72 hộ trồng chiếm tỷ lệ thấp nhất 22,01% Tương tự thôn Trường Lưu có

71 hộ trồng trong tổng 300 hộ, chiếm tỷ lệ 23,63% Tính bình quân trongnăm 2010 trên ba thôn Nam Châu, Trường Lưu, Lương Viện thì có 208 hộtrồng trong tổng 768 hộ chiếm 27,08% trong toàn xã Hầu hết các hộ trồngsắn tự đầu tư vốn để trồng kể cả những hộ khó khăn cũng không có sự hỗ trợcủa xã

Độ tuổi của các hộ trồng bình quân trên 48 tuổi vì vậy hộ đã trải quanhiều năm trồng nên tự tích lũy kinh nghiệm để trồng mà không qua một lớptập huấn kỹ thuật nào do xã tổ chức Đây là vấn đề hiện còn bất cấp trongviệc chuyển giao kỹ thuật ở các vùng nông thôn nói chung xã Phú Đa nóiriêng

Một nhân tố tác động trực tiếp nữa là do trình độ của người dân trong

xã còn thấp, nên người dân chưa đề cao việc tập huấn chuyển đổi kỹ thuật

mà hầu hết cho rằng trồng sắn dễ nên chỉ dựa vào kinh nghiệm là đủ Về laođộng cho trồng sắn các hộ đều tận dụng lao động trong gia đình để lấy cônglàm lời vì vậy diện tích trồng của các hộ còn manh mún, nhỏ lẻ

4.3 Tình hình sản xuất sắn của nông hộ

4.3.1 Đặc điểm chung của nhóm hộ trồng sắn

Sản xuất nông nghiệp nói chung, trong lĩnh vực trồng trọt nói riêngphụ thuộc rất lớn vào điều kiện xã hội, đối với nông hộ các chỉ tiêu về độtuổi, nhân khẩu, lao động có ảnh hưởng rất lớn đến năng lực, hiệu quả trongsản xuất Trên địa bàn huyện Phú Vang thì Phú Đa là một xã nghèo chủ yếusản xuất thuần nông, vấn đề giải quyết nhu cầu lao động nông nghiệp vàocác thời điểm mùa vụ và lúc nông nhàn cần được quan tâm xem xét Quakhảo sát đặc điểm xã hội của các nông hộ trồng sắn tôi thu được kết quả ởbảng sau:

Trang 29

Bảng 9: Đặc điểm nhân khẩu nông hộ trồng sắn

(Nguồn: Khảo sát nông hộ trồng sắn năm 2011)

Kết quả điều tra ở bảng 9 cho thấy độ tuổi bình quân của nhóm hộkhông nghèo là trên 48 tuổi còn nhóm hộ nghèo là trên 47 tuổi, đây là độtuổi khá phổ biến đối với hộ nông dân ở địa bàn nông thôn, với độ tuổi nàynông hộ đã có ít nhiều kinh nghiệm trong sản xuất Tuy vậy do độ tuổi lớnnên sức lao động có chiều hướng giảm là một trong những cản trở lớn trongsản xuất

Trình độ văn hóa là thước đo có tác động tích cực trong việc tiếp thu

và áp dụng các kiến thức kỹ thuật trồng trọt mới vào thực tiễn sản xuất củanông hộ Qua khảo sát 45 chủ hộ trồng sắn trên 3 thôn trồng sắn nhiều nhấtcủa xã là thôn Nam Châu, Trường Lưu, Lương Viện thì tôi nhận thấy trình

độ của các nhóm hộ có sự chênh lệch nhau

Cụ thể nhóm hộ nghèo có đến 58,2% chủ hộ có trình độ cấp I, chủ hộ

có trình độ cấp III chỉ chiếm 14,5% Với trình độ học vấn thấp như vậy nóảnh hưởng lớn đến khả năng làm kinh tế của nhóm hộ nghèo Đây là mộtthách thức lớn trong việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trồng sắn có tính chấthàng hóa cao, nhất là đối với vùng trồng sắn trên đất cát, loại chất đất kémdinh dưỡng

Đối với nhóm hộ không nghèo thì chủ hộ có trình độ học vấn là cấp IIchiếm phần đa với 62,5%, và chủ hộ có trình độ cấp I chiếm tỷ lệ ít 11,7%

Trang 30

Diện tích trồng sắn của hộ phụ thuộc lớn vào số lao động nôngnghiệp, thường số lao động càng lớn thì nông hộ có khả năng mở rộng diệntích trồng sắn càng nhiều.

Kết quả khảo sát cho thấy bình quân số lao động/hộ của hai nhóm hộ

là ít, cụ thể nhóm hộ nghèo là (1,8 LĐ/hộ) và bình quân số lao động/hộ củanhóm hộ không nghèo là (2,3 LĐ/hộ) Trong khi số nhân khẩu của nhóm hộkhông nghèo bình quân là 6,2 người và nhóm hộ nghèo bình quân là 7,4người, một số lượng rất cao Đây là tình trạng khá phổ biến ở vùng nôngthôn do kết quả của việc sinh đẻ không có kế hoạch dẫn đến con đông và concái của họ đều không nằm trong độ tuổi lao động mà hầu hết phụ thuộc vàocha mẹ Do số lao động trong hộ ít dẫn đến diện tích trồng sắn của các nhóm

hộ nói chung không lớn hầu hết là dưới 0,5 ha

(Nguồn số liệu điều tra nông hộ năm 2011)

Căn cứ phân loại hộ dựa vào phân loại hộ của thôn, xã và căn cứ vàothực trạng kinh tế hộ gia đình, cơ sở hạ tầng của hộ, qua bảng 10 tôi nhậnthấy rằng số hộ tham gia trồng sắn phần đông là hộ có điều kiện sống còngặp khó khăn Có 33 hộ thuộc nhóm hộ không nghèo chiếm 73,33% trongtổng số hộ khảo sát trong đó chủ yếu trú tại thôn Nam Châu Đối tượngtrồng thuộc nhóm hộ nghèo chiếm tỷ lệ 26,67% phần nhiều tập trung tạithôn Lương Viện

Trang 31

Qua khảo sát nông hộ thì 100% hộ cho rằng trồng sắn cần ít vốn đầu

tư vì vậy rất phù hợp với những hộ khó khăn Và cũng qua đó thì vấn đề hộtrồng có thoát nghèo hay không là điều cần quan tâm hơn cả, liệu trồng sắntrên đất cát có mang lại hiệu quả cao hơn các loại cây trồng khác giúp cho

hộ có điều kiện sống, thu nhập tốt hơn hay không ?

Qua quá trình điều tra các hộ trồng bao gồm cả nhóm hộ có hoàn cảnh khókhăn tôi nhận thấy trồng sắn vẫn chưa thực sự giúp nông hộ thoát nghèo,mặc dù cây sắn gắn bó lâu đời với người dân nhưng do còn gặp khó khăntrong đầu ra nên người dân không mở rộng diện tích trồng trong khi một sốthôn vẫn còn tình trạng đất bị bỏ hoang Tuy nhiên một vấn đề khác là trồngsắn giúp nông hộ có nguồn thức ăn cho gia súc góp phần mang lại kinh tế từchăn nuôi cho người dân

4.3.2 Cơ cấu sử dụng đất của nhóm hộ 2010

Bảng 11: Cơ cấu sử dụng đất của nhóm hộ 2010

(Nguồn: khảo sát nông hộ trồng sắn năm 2011)

Qua số liệu ở bảng 11 ta thấy cơ cấu sử dụng đất của các nhóm hộ có

sự phân bố khác nhau

Nhìn chung diện tích đất sở hữu của nhóm hộ không nghèo lớn hơnnhóm hộ nghèo, ngược lại diện tích đất thuê của nhóm hộ không nghèo là íthơn nhóm hộ nghèo dẫn đến tổng diện tích đất sử dụng của nhóm hộ khôngnghèo là ít hơn nhóm hộ nghèo

Trang 32

Bình quân tổng diện tích đất sở hữu của nhóm hộ không nghèo là15,79 sào còn nhóm hộ nghèo là 15,54 sào Nhóm hộ nghèo ít đất sở hữuhơn do đó để có đất sản xuất họ phải thuê thêm đất để canh tác Diện tích đấtthuê bình quân của nhóm hộ nghèo là 4,23 sào nhiều hơn nhóm hộ khôngnghèo 1,89 sào Với tổng diện tích đất sử dụng của các nhóm hộ như trên thìđược phân bổ như sau:

Nhìn vào cơ cấu sử dụng đất của nông hộ ta dễ nhận thấy cơ cấu đấtnông nghiệp của các nhóm hộ chiếm diện tích lớn nhất Trong đó nhóm hộkhông nghèo có 12,59 sào đất sở hữu và 2,34 sào đất thuê, nhóm hộ nghèo

có 12,72 sào đất sở hữu và 4,23 sào đất thuê

Với đất nông nghiệp ta thấy đất trồng lúa chiếm diện tích chủ yếu, nóchiếm diện tích lớn nhất trong diện tích gieo trồng hằng năm Với nhóm hộkhông nghèo có 8,83 sào đất sở hữu và diện tích đất thuê để mở rộng sảnxuất là 2,34 sào, nhóm hộ nghèo có 8,47 sào đất sở hữu và 4,23 sào đất thuê.Với việc chiếm diện tích rất lớn nên sự thay đổi của nó ảnh hưởng rất nhiềuđến sự thay đổi diện tích đất của địa phương

So với diện tích đất lúa thì diện tích đất màu của nhóm hộ là rất ít bìnhquân nhóm hộ không nghèo có 3,76 sào đất trồng màu và nhóm hộ nghèo có4,25 sào đất trồng màu, diện tích này giữ nguyên hộ không thuê thêm để mởrộng

Đối với đất thổ cư thì các khẩu khi tách hộ đều được chia đất và cấp

sổ đỏ bình quân nhóm hộ không nghèo là 0,27 sào/hộ, nhóm hộ nghèo bìnhquân 0,22 sào/hộ, không có tình trạng thuê đất ở

Với đặc điểm là vùng nông thôn nên diện tích đất vườn của các nhóm

hộ khá rộng, với nhóm hộ không nghèo bình quân có 1,62 sào đất vườn vànhóm hộ nghèo nhiều hơn với 2.05 sào đất vườn Do đất màu ít nên hầu nhưcác hộ sử dụng đất vườn để trồng sắn và một số trồng đậu lạc

Do trồng cây lâm nghiệp phải mất từ 3 đến 5 năm mới cho thu hoạchtrong khi nhóm hộ nghèo không có vốn đầu tư nên hầu hết đất màu nhóm hộnghèo dùng để trồng cây hoa màu ngắn ngày vì vậy diện tích đất lâm nghiệpcủa hộ nghèo bình quân chỉ có 0,55 sào

Trang 33

Qua khảo sát tôi được biết diện tích đất trồng keo này trước đây là đấttrồng sắn, sau khi nhà máy tinh bột sắn Phong Điền không thu mua sắn củangười dân sản phẩm của hộ sản xuất ra đã gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ,sắn thu hoạch xong chưa kịp sơ chế gặp lụt nên bị hư hỏng nhiều Khichuyển một phần diện tích đất sắn qua trồng cây keo cho hiệu quả thì nhữngdiện tích này được giữ lại trồng keo Mặc dù vậy cây keo 3 - 5 năm mới chothu hoạch trong khi người dân cần đất để sản xuất vì thế diện tích đất lâmnghiệp không tăng lên mà được giữ nguyên Còn đối với những hộ nghèohầu như họ dần chuyển đất lâm nghiệp qua trồng màu để cho thu nhập.

4.3.3 Diện tích, năng suất và sản lượng của cây sắn và một số cây hoa màu khác phổ biến của hộ năm 2010

Để tìm hiểu tình hình sản xuất của hộ tại các thôn điều tra, tôi đã tiếnhành điều tra diện tích, năng suất và sản lượng cây sắn và một số cây hoamàu khác phổ biến của hộ như sau:

Bảng 12: Diện tích, năng suất và sản lượng của cây sắn và một

số cây hoa màu khác phổ biến của hộ năm 2010

(sào)

NSBQ(tạ/sào/vụ)

SL(tấn)

DT(sào)

NSBQ(tạ/sào/vụ)

SL(tấn)

(Nguồn: Khảo sát nông hộ trồng sắn năm 2011)

Qua kết quả thể hiện ở bảng 12, tôi nhận thấy diện tích, năng suất, sảnlượng sắn và các cây hoa màu của các nhóm hộ có sự thay đổi

Nhìn vào số liệu ở bảng ta nhận thấy cả nhóm hộ nghèo và khôngnghèo thì cây sắn vẫn chiếm diện tích lớn nhất trong số các cây hoa màu.Giải thích cho việc này các hộ đều cho rằng: đầu tư cho sản xuất sắn khôngđòi hỏi nguồn vốn lớn nên 100% các hộ trồng sắn ở đây đều sử dụng nguồnvốn tự có của mình để sản xuất mà không cần phải vay mượn thêm Kể cả

Trang 34

nhóm hộ nghèo không được sự hỗ trợ của xã họ cũng có thể tự bỏ vốn đểtrồng Mặt khác khi vào vụ sản xuất sắn người dân có thể mua chịu các vật

tư như lân, đạm và để đến cuối vụ thu hoạch trả tiền mặt Đây là hình thứcliên kết phổ biến giữa người dân và cơ sở bán lẻ trong địa phương nhằmmang lại lợi ích cho cả hai bên Như vậy trong sản xuất sắn thì yếu tố vốn làkhông ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất sắn Mặc dù mỗi nhóm hộ sản xuấttheo một mức đầu tư khác nhau nhưng họ có thể tự đáp ứng nhu cầu vốn sảnxuất cho mình

Diện tích sắn năm 2010 của nhóm hộ không nghèo là 3,39 sào ít hơn1,28 sào so với nhóm hộ nghèo với 4,67 sào Nhờ việc chuyển đổi từ giốngđịa phương năng suất thấp sang giống cao sản KM94 cho năng suất và hàmlượng tinh bột cao, ngoài ra người trồng sắn đã chuyển từ hình thức canh táclạc hậu chủ yếu dựa vào dinh dưỡng đất đến hình thức canh tác bền vững đó

là đầu tư thâm canh, áp dụng các biện pháp chống xói mòn, các kỹ thuật nhưloại phân, lượng phân, thời kỳ bón, mùa vụ Vì vậy với diện tích một sào sắntrồng trên đất cát của nhóm hộ không nghèo bình quân cho năng suất 8,2 tạcao gần gấp đôi giống địa phương với năng suất 4,5 tạ/sào Còn đối vớinhóm hộ nghèo do khả năng đầu tư chưa cao nên năng suất bình quân củanhóm này là 7,8 tạ/sào

Mặc dù năng suất sắn trồng trên đất cát còn thấp hơn nhiều so vớinhững vùng đất thịt như Nam Đông, Phong Điền nhưng so với các cây trồngkhác trên cùng chất đất cát thì sắn vẫn là cây dễ trồng và cho năng suất ổnđịnh Mặt khác trồng sắn không đòi hỏi quy trình kỹ thuật tiên tiến, ngoài racây còn có sức sống mạnh, ít mẫn cảm với điều kiện thời tiết, là cây trồngkhông có sâu bệnh phá hoại

Khoai là cây màu đứng thứ hai sau sắn mang lại hiệu quả cho nông

hộ, bình quân mỗi hộ thuộc nhóm hộ không nghèo có 1,2 sào khoai với năngsuất bình quân là 2,9 tạ/sào/vụ và bình quân mỗi hộ thuộc nhóm hộ nghèo có1,41 sào khoai với năng suất bình quân là 2,75 tạ/sào/vụ

Trồng khoai ngoài bán củ còn bán cả rau, sử dụng trong gia đình vàcho cả chăn nuôi Đặc biệt hiện nay giá khoai củ trên thị trường khá caotrồng khoai sẽ mang lại kinh tế cho hộ trồng vì vậy diện tích trồng khoai của

hộ hiện nay có xu hướng tăng lên

Ngày đăng: 02/05/2014, 14:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[2] Trần Văn Minh (chủ biên), Giáo trình cây lương thực, NXBNN, Hà Nội 2003, 162-192 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình cây lương thực
Nhà XB: NXBNN
[3] Hoàng Kim - Phạm Văn Biên, Cây Sắn, NXBNN, TP. Hồ Chí Minh 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây Sắn
Nhà XB: NXBNN
[7] Nguyễn Đăng Nhượng, Thực trạng và triển vọng ngành chế biến sắn ở Việt Nam, thông tin hội thảo sắn tại Huế, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng và triển vọng ngành chế biến sắn ởViệt Nam
[1] Ủy ban nhân dân huyện Phú Vang, báo cáo tổng kết tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn năm 2010 Khác
[8] FAO, Kế hoạch thực hiện và chiến lược phát triển sắn, NXB FAO, Rome 2001 Khác
[9] FAO STAT 2004 http//faostat.fao.org/ Khác
[10], [11] FAO, Tổng quan của những nghiên cứu về sắn tại Thái Lan và Việt Nam, NXB FAO và IFAD, Rome 2010 Khác
[12] Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2010 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1: Các kênh phân phối sản phẩm nông nghiệp tiêu dùng cá nhân [7] - tìm hiểu tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ cây sắn trên đất cát ven biển xã phú đa - huyện phú vang - tỉnh thừa thiên huế
Sơ đồ 1 Các kênh phân phối sản phẩm nông nghiệp tiêu dùng cá nhân [7] (Trang 12)
Bảng 1. Diện tích, năng suất và sản  lượng sắn của thế giới từ năm  2000 - 2008 - tìm hiểu tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ cây sắn trên đất cát ven biển xã phú đa - huyện phú vang - tỉnh thừa thiên huế
Bảng 1. Diện tích, năng suất và sản lượng sắn của thế giới từ năm 2000 - 2008 (Trang 14)
Bảng 2: Diện tích, năng suất, sản lượng sắn của một số nước trên thế  giới năm 2008 - tìm hiểu tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ cây sắn trên đất cát ven biển xã phú đa - huyện phú vang - tỉnh thừa thiên huế
Bảng 2 Diện tích, năng suất, sản lượng sắn của một số nước trên thế giới năm 2008 (Trang 15)
Bảng 3. Diện tích, năng suất và sản lượng sắn của Việt Nam [12] - tìm hiểu tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ cây sắn trên đất cát ven biển xã phú đa - huyện phú vang - tỉnh thừa thiên huế
Bảng 3. Diện tích, năng suất và sản lượng sắn của Việt Nam [12] (Trang 16)
Bảng 9: Đặc điểm nhân khẩu nông hộ trồng sắn - tìm hiểu tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ cây sắn trên đất cát ven biển xã phú đa - huyện phú vang - tỉnh thừa thiên huế
Bảng 9 Đặc điểm nhân khẩu nông hộ trồng sắn (Trang 30)
Bảng 10: phân loại hộ trồng - tìm hiểu tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ cây sắn trên đất cát ven biển xã phú đa - huyện phú vang - tỉnh thừa thiên huế
Bảng 10 phân loại hộ trồng (Trang 31)
Bảng 14: Thực trạng áp dụng kỹ thuật trồng sắn ở nông hộ - tìm hiểu tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ cây sắn trên đất cát ven biển xã phú đa - huyện phú vang - tỉnh thừa thiên huế
Bảng 14 Thực trạng áp dụng kỹ thuật trồng sắn ở nông hộ (Trang 39)
Bảng 15: Hiệu quả kinh tế từ bán sản phẩm sắn tươi và bán sản phẩm  sắn khô của các nhóm hộ (tính bình quân/sào) - tìm hiểu tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ cây sắn trên đất cát ven biển xã phú đa - huyện phú vang - tỉnh thừa thiên huế
Bảng 15 Hiệu quả kinh tế từ bán sản phẩm sắn tươi và bán sản phẩm sắn khô của các nhóm hộ (tính bình quân/sào) (Trang 42)
Bảng 16: So sánh hiệu quả kinh tế của cây sắn với cây trồng phổ biến  của nhóm hộ năm 2010 (tính bình quân/sào) - tìm hiểu tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ cây sắn trên đất cát ven biển xã phú đa - huyện phú vang - tỉnh thừa thiên huế
Bảng 16 So sánh hiệu quả kinh tế của cây sắn với cây trồng phổ biến của nhóm hộ năm 2010 (tính bình quân/sào) (Trang 44)
Sơ đồ 2: Kênh phân phối sản phẩm sắn trước năm 2007 - tìm hiểu tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ cây sắn trên đất cát ven biển xã phú đa - huyện phú vang - tỉnh thừa thiên huế
Sơ đồ 2 Kênh phân phối sản phẩm sắn trước năm 2007 (Trang 48)
Bảng 17: Thực trạng tiêu thụ sắn của nông hộ năm 2010 - tìm hiểu tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ cây sắn trên đất cát ven biển xã phú đa - huyện phú vang - tỉnh thừa thiên huế
Bảng 17 Thực trạng tiêu thụ sắn của nông hộ năm 2010 (Trang 49)
Sơ đồ 3: Kênh phân phối sản phẩm sau năm 2007    Nhóm hộ nghèo - tìm hiểu tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ cây sắn trên đất cát ven biển xã phú đa - huyện phú vang - tỉnh thừa thiên huế
Sơ đồ 3 Kênh phân phối sản phẩm sau năm 2007 Nhóm hộ nghèo (Trang 51)
Sơ đồ 4: Tình hình tiêu thụ sắn sau năm 2007 Nhóm hộ không nghèo - tìm hiểu tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ cây sắn trên đất cát ven biển xã phú đa - huyện phú vang - tỉnh thừa thiên huế
Sơ đồ 4 Tình hình tiêu thụ sắn sau năm 2007 Nhóm hộ không nghèo (Trang 53)
4.6.2. Hình thành giá sản phẩm qua các tác nhân  Bảng 18: Hình thành giá sản phẩm qua các tác nhân - tìm hiểu tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ cây sắn trên đất cát ven biển xã phú đa - huyện phú vang - tỉnh thừa thiên huế
4.6.2. Hình thành giá sản phẩm qua các tác nhân Bảng 18: Hình thành giá sản phẩm qua các tác nhân (Trang 56)
Hình 1: Sắn  trồng sau 1 tháng                          Hình 2: Sắn trồng trên đất                                                                                       vườn của hộ dân tại xã - tìm hiểu tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ cây sắn trên đất cát ven biển xã phú đa - huyện phú vang - tỉnh thừa thiên huế
Hình 1 Sắn trồng sau 1 tháng Hình 2: Sắn trồng trên đất vườn của hộ dân tại xã (Trang 63)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w