1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

“Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh 131 HC15 đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống lạc L14 trên đất cát ven biển xã Hải Hòa, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa’’.

15 987 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 239 KB

Nội dung

Cây lạc (Arachis hypogaea. L) là cây lấy dầu có giá trị kinh tế cao được dùng làm thực phẩm và xuất khẩu. Trong hạt lạc chứa khoảng 50% lipit, 22 25% protein, đồng thời chứa 8 loại axit amin không thay thế và các vitamin hòa tan trong dầu như B1(Thiamin), B2 (Riboflavin), PP (Oxit Nicotinic), E, F... Ngoài giá trị cung cấp dinh dưỡng cho con người, lạc còn là nguồn cung cấp thức ăn cho gia súc. Cây lạc còn là cây có vai trò cải tạo đất nhờ các vi khuẩn nốt sần sống cộng sinh trên rễ, đồng thời cũng là cây có khả năng tạo tính đa dạng hoá cho sản xuất nông nghiệp bằng các hình thức trồng thuần, trồng xen canh, trồng gối vụ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài. Cây lạc (Arachis hypogaea. L) là cây lấy dầu có giá trị kinh tế cao được dùng làm thực phẩm và xuất khẩu. Trong hạt lạc chứa khoảng 50% lipit, 22 - 25% protein, đồng thời chứa 8 loại axit amin không thay thế và các vitamin hòa tan trong dầu như B1(Thiamin), B2 (Riboflavin), PP (Oxit Nicotinic), E, F Ngoài giá trị cung cấp dinh dưỡng cho con người, lạc còn là nguồn cung cấp thức ăn cho gia súc. Cây lạc còn là cây có vai trò cải tạo đất nhờ các vi khuẩn nốt sần sống cộng sinh trên rễ, đồng thời cũng là cây có khả năng tạo tính đa dạng hoá cho sản xuất nông nghiệp bằng các hình thức trồng thuần, trồng xen canh, trồng gối vụ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Việt Nam trong những năm gần đây, áp dụng một số biện pháp kỹ thuật thâm canh như: cơ cấu cây trồng hợp lý, bón phân cân đối, mật độ, thời vụ trồng thích hợp và kỹ thuật che phủ nilon đã làm cho năng suất cây lạc tăng lên 30 - 40%. Trong những năm tới, chủ trương của nhà nước là tăng diện tích và sản lượng lạc, để việc sản xuất lạc ở nước ta phát triển theo hướng nông nghiệp bền vững, tăng xuất khẩu, tăng thu nhập và nâng cao đời sống nhân dân. Thực tế sản xuất ở Tĩnh Gia cho thấy trồng lạc mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều so với cây trồng lương thực và nhiều loại cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm khác. Tuy nhiên, để sản xuất lạc đạt năng suất cao và bền vững, ngoài việc duy trì ẩm độ đất thích hợp với từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển, bón đầy đủ, cân đối các yếu tố dinh dưỡng đa lượng đạm, lân, kali và phòng trừ kịp thời các loại sâu bệnh hại, thì trong kỹ thuật thâm canh lạc phải bón 10 -12 tấn phân chuồng hoai mục. Song trong điều kiện phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp hiện nay, phần lớn nông dân không thể đáp ứng được yêu cầu này. Xuất phát từ những yêu cầu của thực tiễn chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh 1-3-1 HC15 đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống lạc L14 trên đất cát ven biển xã Hải Hòa, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa’’. 1 1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài. 1.2.1 Mục đích. Xác định được hiệu lực của phân hữu cơ khoáng 1-3-1 HC15 trong thâm canh lạc, tạo cơ sở để phổ biến vận dụng, góp phần mở rộng và phát triển cây lạc bền vững trên đất cát ven biển huyện Tĩnh Gia và các địa bàn khác có điều kiện tương tự. 1.2.2. Yêu cầu. - Xác định được ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh 1-3-1 HC15 đến các đặc tính sinh trưởng phát triển, tình hình sâu bệnh hại, năng suất và hiệu quả sản xuất lạc. - Xác định được lượng bón phân hữu cơ vi sinh 1-3-1 HC 15 đạt hiệu quả cao nhất trong thâm canh lạc. - Xác định được ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh 1-3-1HC 15 đến một số đặc tính lý, hóa, sinh học cơ bản của đất trước và sau thí nghiệm. 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. 1.3.1. Ý nghĩa khoa học. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần khẳng định và làm rõ lý luận về “Quản lý dinh dưỡng cây trồng tổng hợp” vận dụng trong thâm canh lạc trên đất cát ven biển huyện Tĩnh Gia. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn. Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở phổ biến, khuyến cáo sử dụng phân bón hữu cơ khoáng 1-3-1 HC15 trong thâm canh lạc, nhằm khắc phục tình trạng khan hiếm nguồn phân hữu cơ, góp phần tăng năng suất, chất lượng và phát triển cây lạc bền vững tại huyện Tĩnh Gia và các địa bàn khác có điều kiện tương tự. 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU. 2.1. Vai trò của chất hữu cơ đối với độ phì nhiêu đất và dinh dưỡng cây trồng. 2.2 . Đặc điểm sinh thái và nhu cầu dinh dưỡng của cây lạc. 2.2.1. Đặc điểm hình thái. 2.2.2. Nhu cầu dinh dưỡng. 2.3. Kỹ thuật thâm canh lạc. 2.4. Kết quả nghiên cứu về bón phân cho lạc trên Thế Giới và Việt Nam. 2.5. Tình hình sản suất và kỹ thuật bón phân cho lạc tại xã Hải Hòa, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu. - Giống : Giống L14, là giống đang được trồng phổ biến ở địa phương. - Đất thí nghiệm: Đất cát ven biển. - Các loại phân hữu cơ, đạm urê, super lân, kali clorua, hóa chất bảo vệ thực vật hiện đang sử dụng phổ biến trong thâm canh lạc ở huyện Tĩnh Gia. - Phân bón hữu cơ vi sinh 1-3-1 HC 15 do công ty cổ phần phân bón Lam Sơn sản xuất theo công nghệ của Công ty cổ phần Fitohoocmon Hà Nội. Nguyên liệu cho sản xuất là các loại phế phụ phẩm của công nghiệp chế biến đường mía (bùn lọc, tro lò), than bùn tự nhiên, phân gia súc, gia cầm, các chủng vi sinh vật có ích (cố định đạm, phân giải lân, phân giải cellulo) và các loại phân đạm, lân, kali thông dụng trên thị trường. Phân bón hữu cơ vi sinh 1-3-1 HC 15 đã được Bộ Nông nghiệp công nhận “danh mục phân bón được phép sản xuất và sử dụng tại Việt Nam” tại Thông tư số 31/2012/TT- Bộ NNPTNT, ngày 20/7/2012 của Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn (trang số 12, mục 3: phân bón hữu cơ vi sinh). - Thành phần phân bón phân hữu cơ sinh học 1-3-1 HC 15 theo tiêu chuẩn công bố hợp quy phân bón số 16/2012/CBHQ- LSSC, cụ thể như sau: Công năng: phân hữu cơ vi sinh 1-3-1 HC 15 có tác dụng làm cho đất ngày càng màu mỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật có ích sinh sống 3 và phát triển, làm cho đất tơi xốp, thoáng khí, cải tạo lý tính, hóa tính đất, từ đó giúp cho cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm cây trồng một cách lâu dài và ổn định, làm cân bằng trạng thái sinh học trong đất, hạn chế vi sinh vật có hại. TT Thành phần ĐVT Mức chất lượng 1 Hàm lượng chất hữu cơ tổng số % 15,2 2 Hàm lượng Nitơ tổng số % 0,9 3 Hàm lượng P 2 O 5 hữu hiệu % 2,6 4 Hàm lượng P 2 O 5 tổng số % 2,9 5 Hàm lượng K 2 O tổng số % 1,24 6 Độ ẩm % 26 - 28 7 VSV cố định nitơ VSV/g 1.10 6 8 VSV phân giải photpho VSV/g 2.10 6 9 VSV phân giải celluloza VSV/g 1,7.10 6 3.2. Nội dung nghiên cứu. - Ảnh hưởng của phân bón khoáng 1-3-1 HC15 đến các đặc tính sinh trưởng phát triển lạc. -Ảnh hưởng của phân bón khoáng 1-3-1 HC15 đến tình hình phát triển sâu bệnh hại. -Ảnh hưởng của phân bón khoáng 1-3-1 HC15 đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lạc. 3.3. Phương pháp nghiên cứu. 3.3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu: + Địa điểm: huyện Tĩnh Gia –Thanh Hóa + Thời gian: Thí nghiệm được tiến hành trong vụ xuân năm 2015. 3.3.2. Công thức thí nghiệm: Thí nghiệm gồm 6 công thức và 3 lần nhắc lại và được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh. (Randomized Complete Block Design – RCB). Các công thức thí nghiệm : + Công thức 1 : Nền (Bón phân khoáng N, P, K theo qui trình đang áp dụng tại địa phương – Công thức đối chứng). + Công thức 2: Nền + 10 tấn/ha phân chuồng. 4 + Công thức 3: Nền + 0.5 tấn/ha 1-3-1-HC15 + Công thức 4: Nền + 1.0 tấn/ha 1-3-1-HC15 + Công thức 5: Nền + 1.5 tấn/ha 1-3-1-HC15 + Công thức 6: Nền + 2.0 tấn/ha 1-3-1-HC15 - Bảng thiết lập các công thức. TT Công thức Tên các công thức 1 I Nền (đối chứng) 2 II Nền + 0.5 tấn/ha 1-3-1-HC15 3 III Nền + 1.0 tấn/ha 1-3-1-HC15 4 IV Nền + 1.5 tấn/ha 1-3-1-HC15 5 V Nền + 2.0 tấn/ha 1-3-1-HC15 Sơ đồ thí nghiệm Chi chú: I, II , III : Công thức 1,2,3 : Lần nhắc lại 3.3.3. Các biện pháp kĩ thuật áp dụng trong thí nghiệm: - Thời vụ gieo trồng: Vụ Xuân năm 2015 - Mật độ khoảng cách trồng: + Mật độ 40 cây/m 2 + Khoảng cách 25cm x 20cm x 2 hạt/hốc - Phân bón: + Lượng phân bón/ha cho thí nghiệm: vôi 500 kg/ha, 30 kg N/ha, 90 kg P 2 O 5 /ha, 60 kg K 2 O/ha (áp dụng quy trình kỹ thuật của Bộ NN và PTNT) + Bón lót toàn bộ phân chuồng, đạm, lân, kali và 50% vôi bột 5 Dải bảo vệ III 1 IV 1 VI 1 V 1 II 1 I 1 I 2 V 2 VI 2 IV 2 III 2 II 2 VI 3 IV 3 III 3 I 3 II 3 V 3 Dải bảo vệ + Bón thúc 50% lượng vôi còn lại khi lạc bắt đầu ra hoa - Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh: + Lần 1: Khi cây lạc có từ 2 - 3 lá thật, xới nhẹ làm cho đất tơi xốp, diệt cỏ dại. + Lần 2: Khi lạc ra hoa và đâm tia , xới xáo, làm cỏ kết hợp bón thúc và vun cao. + Lần 3: Khi cây lạc vào cuối thời kỳ ra hoa rộ, xới xáo kết hợp với vun cao nhằm đáp ứng yêu cầu về ẩm độ và bóng tối cho tia quả phát triển. +Tưới nước: Sử dụng nước trời, không tiến hành tưới trong suốt quá trình thí nghiệm. + Phòng trừ sâu bệnh: Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng phòng trừ sâu bệnh kịp thời. 3.3.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi các chỉ tiêu. 3.3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi: Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, tình hình sâu bệnh hại, năng suất, hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm. 3.3.4.2. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu. * Các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển và năng suất. - Thời gian sinh trưởng: + Từ gieo đến bắt đầu nẩy mầm (có 10% số cây/ô thí nghiệm có lá mầm trồi lên mặt đất); + Từ gieo đến nẩy mầm tối đa (có 70% số cây/ô thí nghiệm có lá mầm trồi lên mặt đất); + Từ gieo đến phân cặp cành cấp 1 đầu tiên (khi các cây/ô thí nghiệm có cành cấp 1 đầu tiên dài 1cm); + Từ gieo đến bắt đầu ra hoa (có 10% số cây/ô thí nghiệm nở hoa); + Từ gieo đến kết thúc ra hoa (số hoa TB/ cây của ô thí nghiệm < 1 hoa liên tục trong 3 ngày); + Từ gieo đến thu hoạch (có 85% số quả/cây chín). 6 - Tính tỉ lệ cây chết/ô thí nghiệm khi cây có 3 lá thật. - Chiều cao cây: Định kỳ 10 ngày 1 lần, bắt đầu sau gieo 1 tháng đến thu hoạch. Cách đo: Đo từ chỗ phân cành cấp 1 đầu tiên đến đỉnh sinh trưởng của thân chính. Theo dõi 10 cây/1ô thí nghiệm theo đường chéo góc. - Tổng số lá/thân: Theo dõi tại ba thời điểm (bắt đầu ra hoa, đâm tia làm quả và thu hoạch). Lấy 10 cây/1ô thí nghiệm theo đường chéo góc. - Số lá xanh còn lại/thân chính khi thu hoạch. Theo dõi 10 cây/1ô thí nghiệm theo đường chéo góc. - Đo chỉ số diện tích lá (LAI): Bằng phương pháp cân nhanh. - Tổng số cành/cây: Theo dõi tại ba thời điểm (bắt đầu ra hoa, đâm tia làm quả và thu hoạch). Lấy 5 cây/1ô thí nghiệm theo đường chéo góc. Phân loại cành cấp 1 và cấp 2. - Thời gian ra hoa: Tính từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc ra hoa. - Tỉ lệ hoa hữu hiệu (%): Số quả chắc trên cây/tổng hoa trên cây x 100. - Nốt sần: Nốt sần được xác định tại ba thời điểm (bắt đầu ra hoa, đâm tia làm quả và thu hoạch). + Số lượng nốt sần: Số cây lấy ở mỗi ô thí nghiệm là 5 cây. Trước khi nhổ cây lấy mẫu, tiến hành tưới đẫm nước ở gốc cây, dùng dao bới gọn rễ, rửa nhẹ và tiến hành đếm nốt sần. + Chất lượng nốt sần: Trộn đều tất cả các nốt sần ngắt được, dàn mỏng ra trên mặt bàn, lấy mẫu 5 điểm chéo góc, cắt đôi các nốt sần và đếm số nốt sần có màu hồng. Số nốt sần có màu hồng/tổng số nốt sần của mẫu. - Số quả chắc trên cây: Theo dõi 10 cây/1ô thí nghiệm. Đếm số quả chắc trên từng cây. - Khối lượng 100 quả (g): Cân ngẫu nhiên 100g quả khô, đếm số quả và quy ra khối lượng 100 quả. Lấy 3 mẫu/1 ô thí nghiệm. - Tỉ lệ nhân: Lấy ngẫu nhiên và cân 3 mẫu/1ô thí nghiệm, 100 quả khô/mẫu. Bóc vỏ, lấy nhân và tiến hành cân để biết khối lượng nhân. Tính tỉ lệ 7 phần trăm trọng lượng nhân/quả. - Năng suất lý thuyết (tấn/ha): NSLT = -Năng suất thực thu (tạ/ha) = Năng suất thực tế của ô x 10.000 m 2 * Các chỉ tiêu theo dõi về sâu bệnh hại. Phương pháp theo tiêu chuẩn: QCVN 01-38 : 2010/BNNPTNT + Sâu hại: Tính mật độ con/m 2, , tỷ lệ hại (%) Mật độ sâu (con/m 2 ) = Tỷ lệ hại (%) = x 100 * Bệnh hại: Tính theo tỷ lệ hại và cấp bệnh Tỷ lệ hại (%) = x 100 + Bệnh đốm nâu và bệnh gỉ sắt: Điều tra 10 cây/ô theo 5 điểm đường chéo góc vào thời điểm trước thu hoạch: - Rất nhẹ - cấp 1: <1% diện tích lá bị hại - Nhẹ - cấp 3: 1 - 5% diện tích lá bị hại - Trung bình - cấp 5: >5 - 25% diện tích lá bị hại - Nặng - cấp 7: >25 - 50% diện tích lá bị hại - Rất nặng - cấp 9: >50% diện tích lá bị hại cấp hại + Bệnh thối đen cổ rễ (%): Được xác định bằng số cây bị bệnh/số cây điều tra (điều tra toàn bộ số cây/ô). + Bệnh héo xanh (%): Số cây bị bệnh/tổng số cây điều tra (điều tra toàn bộ số cây/ô). Đánh giá theo thang điểm. - Nhẹ: < 30% - Trung bình: 30 - 50% - Nặng: > 50% + Bệnh thối quả (%): Số quả thối/quả điều tra (điều tra 10 cây/ô theo phương pháp 5 điểm chéo góc trước thu hoạch) + Sâu khoang, sâu cuốn lá (%): Tính theo tỷ lệ hại vào thời điểm quả chắc 3.3.5. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế. + Tỷ suất chi phí lợi nhuận cận biên (MBCR) 8 MBCR (lần)= Chỉ tiêu đánh giá MBCR: MBCR < 1,5: Lợi nhuận thấp, không nên áp dụng MBCR 1,5 - 2,0: Lợi nhuận trung bình, có thể chấp nhận được MBCR ≥ 2,0 : Lợi nhuận cao, chấp nhận cho phát triển. 3.3.6. Phương pháp xử lý số liệu. Kết quả thí nghiệm được xử lý bằng chương trình Excel và chương trình IRRISTAT 5.0. PHẦN 4. DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. 4.1. Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh 1-3-1HC 15 đến các đặc tính sinh trưởng phát triển của lạc. 4.1.1. Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh 1-3-1HC 15 đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của lạc. Bảng 1. Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh 1-3-1HC 15 đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của lạc vụ xuân 2015 tại huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá. ĐVT: cm Công thức Ngày sau gieo Chiều cao cuối cùng CT1 (Đ/c) CT2 9 CT3 CT4 CT5 CT6 4.1.2. Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh 1-3-1HC 15 đến ra lá trên thân chính của lạc. Bảng 2. Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh 1-3-1HC 15 đến động thái ra lá trên thân chính cây của lạc vụ xuân 2015 tại huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá. ĐVT: Lá/thân Công thức Ngày sau gieo Thu hoạch CT1 (Đ/c) CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 4.1.3. Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh 1-3-1HC 15 đến khả 10 [...]... 5b Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh 1-3-1 HC15 đến năng suất của lạc vụ xuân 2015 tại xã Hải Hòa, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá 12 Năng suất cá thể Năng suất lý Năng suất thực (g/ cây) Công thức thuyết (tạ/ ha) thu (tạ/ ha) CT1 (Đ/c) CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 4.4 Hiệu quả kinh tế của vi c sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh 1-3-1 HC15 trong trồng lạc vụ xuân 2015 tại xã Hải Hòa, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh. .. Bệnh héo xanh CSB(%) CT1(Đ/c) CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 4.3 Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh 1-3-1 HC15 đến các yếu tố cấu thành và năng suất của lạc vụ xuân 2015 tại xã Hải Hòa, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá Bảng 5a Ảnh hưởng của phân bón vi sinh 1-3-1 HC15 đến các yếu tố cấu thành năng suất của lạc vụ xuân 2015 tại xã Hải Hòa, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá Tổng số Tỷ lệ quả/cây chắc/cây quả chắc (quả).. .năng hình thành cành cấp 1, cấp 2 của lạc Bảng 3 Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh 1-3-1HC 15 đến khả năng hình thành cành cấp 1, cấp 2 của lạc vụ xuân 2015 Công thức Tổng số Số cành Số cành cành/cây cấp 1/cây cấp 2/cây Chiều dài cành cấp 1 (cm) CT1 (Đ/c) CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 4.2 Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh 1-3-1 HC15 đến tình hình phát triển sâu bệnh hại Bảng4a Ảnh hưởng của phân bón. .. Hiệu quả kinh tế của vi c sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh 1-3-1 HC15 trong trồng lạc vụ xuân 2015 tại xã Hải Hòa, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá Công thức Năng suất (tạ/ha) Tổng thu (triệu đồng/ha) I(đ/c) II III IV V VI 13 Tổng chi Lãi thuần (triệu đồng/ha) (triệu đồng/ha) PHẦN 5 DỰ KIẾN TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN TT 1 2 3 Nội dung Thời gian Bắt đầu Kết thúc 06/12/2014 06/01/2015 Xây dựng và bảo vệ đề cương... triển sâu bệnh hại Bảng4a Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh 1-3-1 HC15 đến tình hình phát triển sâu hại Công thức Sâu hại xám Con/m2 TLH (%) Sâu hại xanh Sâu hại cuốn lá TLH Con/m2 (%) Con/m2 TLH (%) Rệp đen Con/m2 TLH (%) CT1 (Đ/c) CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 Bảng 4b Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh 1-3-1 HC15 đến mức độ nhiễm các loại bệnh hại chính trên lạc 11 Công Bệnh đốm đen thức TLH (%) CSB(%)... nghiệm 14/04/2015 13/01/2015 Triển khai nghiên cứu 12/01/2015 13/01/2015 nghiên cứu, báo cáo đề cương 24/05/2015 3.3 Báo cáo tiến độ lần 1 3.4 Báo cáo tiến độ lần 2 4 5 6 Xử lý số liệu, vi t dự thảo báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài Giảng vi n hướng dẫn đọc và sửa báo cáo Hoàn thiện và nộp báo cáo Trưởng khoa 25/05/2015 Trưởng bộ môn 14 GV hướng dẫn Sinh vi n Th.S Lê Hữu Cơ Cao Văn Tùng 1 http://luanvan.net.vn/luan-van/de-tai-phan-ung-cua-giong-lac -l14- voi-2yeu-to-dam-va-lan-tren-dat-cat-noi-dong-huyen-phu-vang-thua-thien-huetrong-vu-22676/... http://luanvan.net.vn/luan-van/de-tai-phan-ung-cua-giong-lac -l14- voi-2yeu-to-dam-va-lan-tren-dat-cat-noi-dong-huyen-phu-vang-thua-thien-huetrong-vu-22676/ 2 http://www.zbook.vn/ebook/nghien-cuu-anh-huong-cua-mat-do-va-lieuluong-phan-bon-den -sinh- truong-phat-trien-va-nang-suat-cua-mot-sogiong-lac-45652/ 3 http://luanan.nlv.gov.vn/luanan? a=d&d=TTcFqWuHpWte2013.1.11&e= -vi- 20 1 img-txIN -# 3 http://www.ioop.org.vn/vn/NCTK /Thanh- Tuu-Cua-Vien/Ban-Tin-KhoaHoc-Cong-Nghe/Nghien-Cuu-Tuyen-Chon-Giong-Lac-Co-Nang-Suat-CaoPhu-Hop-Voi-Dieu-Kien -Sinh- Thai-Tinh-Tra-Vinh/... a=d&d=TTcFqWuHpWte2013.1.11&e= -vi- 20 1 img-txIN -# 3 http://www.ioop.org.vn/vn/NCTK /Thanh- Tuu-Cua-Vien/Ban-Tin-KhoaHoc-Cong-Nghe/Nghien-Cuu-Tuyen-Chon-Giong-Lac-Co-Nang-Suat-CaoPhu-Hop-Voi-Dieu-Kien -Sinh- Thai-Tinh-Tra-Vinh/ 4 http://baothanhhoa.vn/vn/kinh-te/n128360/Hoi-Nong-dan-Tinh-Gia-tangcuong-lien-ket-phat-trien-san-xuat 15 . Sinh viên 14 Th.S Lê Hữu Cơ Cao Văn Tùng 1. http://luanvan.net.vn/luan -van/ de-tai-phan-ung-cua-giong-lac-l14-voi-2- yeu-to-dam-va-lan-tren-dat-cat-noi-dong-huyen-phu-vang-thua-thien-hue- trong-vu-22676/ 2 hoa và đâm tia , xới xáo, làm cỏ kết hợp bón thúc và vun cao. + Lần 3: Khi cây lạc vào cuối thời kỳ ra hoa rộ, xới xáo kết hợp với vun cao nhằm đáp ứng yêu cầu về ẩm độ và bóng tối cho tia quả. 1-3-1HC 15 đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của lạc. Bảng 1. Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh 1-3-1HC 15 đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của lạc vụ xuân 2015 tại huyện Tĩnh

Ngày đăng: 24/02/2015, 22:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w