1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh hưởng của lượng lân bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống lạc l14 vụ xuân 2008 tại xã nghi phong nghi lộc nghệ an

55 643 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 548 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA NÔNG LÂM NGƯ -------------- ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG LÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN NĂNG SUẤT GIỐNG LẠC L14 VỤ XUÂN 2008 TẠI NGHI PHONG - NGHI LỘC - NGHỆ AN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NGÀNH NÔNG HỌC Người thực hiện: Kao Tho Zua Na Lớp: 45 Nông học Người hướng dẫn: KS. Nguyễn Hữu Hiền VINH - 01.2009 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học do tôi trực tiếp thực hiện, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo KS. Nguyễn Hữu Hiền. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trình bày trong khóa luận là trung thực chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác ở trong nước ở nước ngoài. Tác giả Kao Tho ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bản khóa luận kỹ sư Nông nghiệp, trong quá trình học tập nghiên cứu, bên cạnh sự nỗ lực phấn đấu của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của tập thể, cá nhân gia đình. Nhân dịp này cho phép tôi bày tỏ lòng kính trọng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo KS. Nguyễn Hữu Hiền đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện cũng như hoàn chỉnh khóa luận. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ Khoa Nông Lâm Ngư Trường Đại Học Vinh đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập hoàn thiện khóa luận Sự thành công của khóa luận còn có sự đóng góp của các thầy giáo, cô giáo đã tham gia giảng dạy, sự quan tâm động viên khích lệ của gia đình, bố mẹ tôi. Một lần nữa cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả sự giúp đỡ khích lệ quí báu này. Tác giả Kao Tho iii MỤC LỤC TT Nội dung Trang Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Ký hiệu viết tắt iii Danh mục các bảng số liệu iv Mục lục v ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục đích yêu cầu 2 2.1. Mục đích nghiên cứu 2 2.2. Yêu cầu của đề tài 3 3. Cơ sở lý luận thực tiễn của đề tài 3 3.1. Cơ sở lý luận của việc bón phân cho lạc 3 3.2. Cơ sở thực tiễn của việc bón phân cho lạc 4 Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5 1.1. Tình hình sản xuất lạc 5 1.1.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới 5 1.1.2. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam 6 1.1.3. Tình hình sản xuất lạcNghệ An 7 1.2. Tình hình nghiên cứu phân lân trên thế giới Việt Nam 8 1.2.1. Tình hình nghiên cứu phân lân trên thế giới 8 1.2.2. Tình hình nghiên cứu phân lân ở Việt Nam 9 1.3. Đất trồng lạc 11 1.4. Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây lạc 12 1.4.1. Nhu cầu dinh dưỡng của cây lạc 14 1.4.2. Lân trong đất 15 1.4.3. Quan hệ đất cây trồng phân bón 16 Chương 2. NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17 2.1 Nội dung nghiên cứu 17 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu, vật liệu nghiên cứu 17 1 2.1.2. Điều kiện thí nghiệm 17 2.1.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm 18 2.1.4. Quy trình kỹ thuật 19 2.2. Các chỉ tiêu phương pháp nghiên cứu 20 2.2.1. Về cây trồng 20 2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu 23 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THẢO LUẬN 24 3.1. Ảnh hưởng của lượng lân bón đến các chỉ tiêu sinh trưởng 24 3.1.1. Ảnh hưởng của lượng lân bón đến chiều cao cây 24 3.1.2. Ảnh hưởng của lượng lân bón đến sự phát triển số lá trên thân chính 26 3.1.3. Ảnh hưởng của lượng lân bón đến số lá xanh còn lại trên thân chính sau thu hoạch 28 3.1.4. Ảnh hưởng của lượng lân bón đến chiều dài cành cấp một đầu tiên 30 3.1.5. Ảnh hưởng của lượng lân bón đến số lượng khối lượng nốt sần qua một số giai đoạn 31 3.2. Ảnh hưởng của lượng lân bón đến các chỉ tiêu phát triển 33 3.2.1. Ảnh hưởng của lượng lân bón đến tổng số hoa trên cây 33 3.2.2. Ảnh hưởng của lượng lân bón đến khả năng tích lũy vật chất tươi khô qua các thời kỳ sinh trưởng phát triển 35 3.2.3. Ảnh hưởng của lượng lân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất năng suất 37 KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 40 1. Kết luận 40 2. Kiến nghị 40 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 41 PHỤ LỤC 2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CT : Công thức KL : Khối lượng NSLT : Năng suất lý thuyết NSTT : Năng suất thực thu VC : Vật chất 3 DANH MỤC CÁC BẢNG STT TÊN BẢNG Trang Bảng 1.1 Diện tích, năng suất sản lượng lạc một số nước trên thế giới. 5 Bảng 1.2 Diện tích năng suất sản lượng lạc ở Việt Nam 7 Bảng 1.3 Diện tích, năng suất sản lượng lạcNghệ An 11 Bảng 1.4 Hiệu suất 1kg P 2 O 5 đối với 1kg lạc vỏ trên một số loại đất 12 Bảng 1.5 Hiệu lực của lân đến giống lạc L14 10 Bảng 1.6 Lượng dinh dưỡng khoãng cây lạc hấp thu 15 Bảng 1.7 Diễn biến khí hậu thời tiết vụ xuân 2008 trên địa bàn Nghệ An. 18 Bảng 3.1 Ảnh hưởng của lượng lân đến chiều cao thân chính 25 Bảng 3.2 Ành hưởng của lượng lân bón đến số lá trên thân chính 27 Bảng 3.3 Ành hưởng của liều lượng lân đến số lá xanh còn lại trên thân chính sau thu hoạch 29 Bảng 3.4 Ảnh hưởng của liều lượng lân đến chiều dài cành cấp một đầu tiên 30 Bảng 3.5 Ảnh hưởng của lượng bón đến lượng nốt sần qua một số giai đoạn 32 Bảng 3.6 Ảnh hưởng của lượng lân bón đến tổng số hoa tỉ lệ hoa hữu hiệu trên cây 34 Bảng 3.7 Ảnh hưởng của lượng bón đến khả năng tích lũy vật chất tươi vật chất khô qua các giai đoạn sinh trưởng phát triển 35 Bảng 3.8 Ảnh hưởng của lượng lân bón đến các yếu cấu thành năng suất năng suất 37 ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Cây lạc (Arachis hypogaea L.) còn gọi là cây (đậu phộng) có nguồn gốc từ Nam Mỹ được trồng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Lạc là cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp của cả nước nói chung, của Tỉnh Nghệ An nói riêng. Toàn bộ cây lạc đều có giá trị sử dụng, thành phần dinh dưỡng của hạt lạc chủ yếu là: protein lipit. Trong đó hàm lượng lipit chiếm từ 40 – 60%, hàm 4 lượng protein chiếm 26 – 34%, ngoài ra trong thành phần hạt lạc còn chứa nhiều vitamin quan trọng như: vitamin B1, B2, PP, E, … rất cần thiết cho con người [8]. Thân lá lạc là nguồn thức ăn có giá trị cho gia súc là nguồn phân bón rất tốt cho đồng ruộng. Vỏ quả lạc là nguyên liệu làm ván ép, chất đốt, ngoài ra còn làm thức ăn trong chăn nuôi lợn, gà vịt công nghiệp. Vv… Trên thế giới có khoảng 80% số lạc sản xuất ra được dùng dưới dạng dầu ăn, khoảng 12% được chế biến thành nhiều sản phẩm khác như: bánh, mứt, bơ,… 6% dùng cho chăn nuôi, 1% dành cho xuất khẩu [1]. Ở nước ta sản phẩm từ cây lạc là nguồn thu ngoại tệ quan trọng. Bên cạnh đó lạc là cây họ đậu có tác dụng cải tạo đất nhờ nhóm vi khuẩn cộng sinh (Rhizobium. spp)ước tính khả năng cố định đạm cho đất của cây lạc từ 72 – 124 kg N/ha/năm (FAO, 1984). Bởi vậy, nó đóng vai trò quan trọng trong hệ thống nông nghiệp bán khô hạn như Việt Nam, nơi mà khí hậu luôn biến động canh tác đặc biệt khó khăn. Chính vì vậy cây phát triển lấy dầu, trong đó chủ đạo là cây lạc đã được Bộ NN&PTNT xác định là một trong những vấn đề trọng điểm trong chương trình PTNN&NT nước ta. Đối với người dân Việt Nam cây lạc là một trong những cây gắn bó truyền thống . Đây là loại cây công nghiệp được trồng khắp đất nước chiếm diện tích khoảng 40% tổng diện tích gieo trồng cây công nghiệp ngắn ngày. Nghệ An là nơi trồng lạc lâu đời, là tỉnh đứng thứ 2 trong cả nước, sau Tây Ninh. Hàng năm gieo trồng khoảng 28000 ha. Tuy nhiên, năng suất lạcNghệ An đứng thứ 13 trong cả nước không ổn định [cục thống kê, 2007]. Theo các cơ quan khoa học của tỉnh, thì một trọng những nguyên nhân chính làm lạc tại Nghệ Annăng suất thấp là việc đầu tư chưa đầy đủ, chưa hợp lý cho sinh trưởng, phát triển của cây lạc. Hơn nữa, vùng đất cát pha phổ biến ở các vùng trồng lạc chính của Nghệ An được FAO - UNESCO xếp vào cột thứ 2 gồm 3 nhóm: Arenosol, Andosols Vetrisols, là nhóm đất có thành phần cơ giới nhẹ đất cát pha, có hàm lượng dinh dưỡng thấp cộng với điều kiện khí hậu nhiệt 5 đới nóng ẩm, quá trình khoáng hóa diễn ra mạnh mẽ do đó vấn đề dinh dưỡng của cây trồng việc bón phân trở nên rất quan trọng, làm thế nào để bón phân đầy đủ, hợp lý để cho cây trồng có năng suất cao, hiệu quả kinh tế cao là yêu cầu cần được quan tâm giải quết thỏa đáng. Vì vậy, để đẩy mạnh thâm canh cây lạc nâng cao hiệu quả kinh tế với sản xuất lạc, ngoài việc lựa chọn các giống tốt phù hợp sinh thái của vùng, việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật như: Mật độ, phân bón, tưới tiêu, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý…Là rất cần thiết mới phát huy được tiềm năng của giống. Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của lượng lân bón đến sinh trưởng, phát triển năng suất giống Lạc L14 vụ Xuân 2008 tại Nghi Phong, Nghi Lộc, Nghệ An”. 2. Mục đích yêu cầu 2.1. Mục đích nghiên cứu - Xác định được ảnh hưởng của lượng lân bón, đến sinh trưởng, phát triển năng suất của giống lạc L14. - Xác định lượng lân bón thích hợp nhất cho giống lạc L14. - Trên cơ sở đó có thể khuyến cáo trong sản xuất áp dụng công thức bón phân hợp lý trên loại đất này. 2.2. Yêu cầu của đề tài Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng lân bón đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, các yếu tố cấu thành năng suất năng suất giống lạc L14. 3. Cơ sở lý luận thực tiễn của đề tài 3.1. Cơ sở lý luận của việc bón phân cho lạc Bón phân là biện pháp kỹ thuật có ảnh hưởng quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm mang lại hiệu quả cho người sản xuất. Cây trồng nói chung cây lạc nói riêng có thể duy trì quá trình sinh trưởng, phát triển của mình nhờ được cung cấp dinh dưỡng từ đất mà không cần phải bón phân. Tuy nhiên, để đạt được năng suất cao, ổn định chất lượng nông sản tốt về chất lượng giống, 6 điều kiện thời tiết, mùa vụ biện pháp chăm sóc .cây lạc rất cần được cung cấp đầy đủ hợp lý các chất dinh dưỡng bổ sung. Phân chuồng là loại phân hữu cơ quý, có tác dụng cải tạo đất rất tốt như cải tạo lý tính, hóa tính nguồn cung cấp mùn cho đất. Việc bón phân đồng thời bón phân hóa học tác dụng lẫn nhau rất rõ. Phân hóa học thúc đẩy sự phân giải của phân chuồng, phân chuồng giữ cho phân hóa học khỏi bị rửa trôi, kích thích sự hút khoáng của cây làm tăng hiệu lực của phân hóa học [13]. Cùng với chất hữu cơ, vi sinh vật tồn tại trong đất, nước rễ cây có ý nghĩa quan trọng trong các mối tương tác của cây trồng, đất phân bón, hầu như mọi quá trình xảy ra trong đất đều có sự tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp của vi sinh vật (quá trình mùn hóa, khoáng hóa hợp chất hữu cơ, quá trình phân giải hoặc cố định chất vô cơ). Từ lâu con người đã nghĩ tác động của vi sinh vật nhằm tăng cường số lượng hoạt động của vi sinh vật có lợi, hạn chế số lượng hoạt động vi sinh vật có hại cho cây trồng. Phân vi sinh làm tăng số lượng cũng như chất lượng nốt sần của cây lạc trên tất cả các loại đất chính do vậy làm tăng lượng đạm đáng kể, nên nhu cầu bón đạm của cây lạc không lớn như các yếu tố khác. Mặt khác, nhu cầu lân của cây lạc rất lớn, lân có tác dụng kích thích bộ rễ, thúc đẩy hình thành nốt sần, tăng khả năng hút đạm, giúp cây lạc ra hoa đậu quả sớm, giảm tỷ lệ lép. Cây lạc cũng cần lượng kali cao, nếu năng suất cao nhu cầu kali tăng lên. Bón kali làm tăng tỷ lệ nhân, tăng năng suất dầu trong hạt. Các loại phân trung vi lượng như: Mg, Ca lạc có nhu cầu cao nhất là thời gian đâm tia. Các loại vi lượng như: Bo, Mo rất cần thiết để thúc đẩy hoạt động cố định đạm của vi khuẩn nốt sần [13]. Mặc dù cây lạc có nhu cầu về lượng phân bón như vậy, nhưng thực tế cho thấy, không phải cứ đầu tư lượng phân bón càng cao thì năng suất cây trồng nói chung cây lạc nói riêng đạt được năng suất càng cao. 7 . -------------- ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG LÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT GIỐNG LẠC L14 VỤ XUÂN 2008 TẠI XÃ NGHI PHONG - NGHI LỘC - NGHỆ AN KHÓA LUẬN TỐT NGHI P. nghi n cứu đề tài: Ảnh hưởng của lượng lân bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống Lạc L14 vụ Xuân 2008 tại xã Nghi Phong, Nghi Lộc, Nghệ An .

Ngày đăng: 18/12/2013, 10:19

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc một số nước trên thế giới - Ảnh hưởng của lượng lân bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống lạc l14 vụ xuân 2008 tại xã nghi phong   nghi lộc   nghệ an
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc một số nước trên thế giới (Trang 12)
Qua bảng số liệu cho thấy, diện tích trong những năm gần đây tăng lên nhưng không ổn định giữa các năm - Ảnh hưởng của lượng lân bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống lạc l14 vụ xuân 2008 tại xã nghi phong   nghi lộc   nghệ an
ua bảng số liệu cho thấy, diện tích trong những năm gần đây tăng lên nhưng không ổn định giữa các năm (Trang 14)
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc ở Nghệ An. - Ảnh hưởng của lượng lân bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống lạc l14 vụ xuân 2008 tại xã nghi phong   nghi lộc   nghệ an
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc ở Nghệ An (Trang 15)
Bảng 1.6. Lượng dinh dưỡng khoáng cây lạc hấp thu - Ảnh hưởng của lượng lân bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống lạc l14 vụ xuân 2008 tại xã nghi phong   nghi lộc   nghệ an
Bảng 1.6. Lượng dinh dưỡng khoáng cây lạc hấp thu (Trang 23)
Bảng 2.1. Sơ đồ thí nghiệm - Ảnh hưởng của lượng lân bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống lạc l14 vụ xuân 2008 tại xã nghi phong   nghi lộc   nghệ an
Bảng 2.1. Sơ đồ thí nghiệm (Trang 28)
Bảng 1.7. Diễn biến khí hậu thời tiết vụ Xuân 2008 trên địa bàn Nghệ An - Ảnh hưởng của lượng lân bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống lạc l14 vụ xuân 2008 tại xã nghi phong   nghi lộc   nghệ an
Bảng 1.7. Diễn biến khí hậu thời tiết vụ Xuân 2008 trên địa bàn Nghệ An (Trang 33)
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của lượng lân bón đến chiều cao thân chính - Ảnh hưởng của lượng lân bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống lạc l14 vụ xuân 2008 tại xã nghi phong   nghi lộc   nghệ an
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của lượng lân bón đến chiều cao thân chính (Trang 35)
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của lượng lân bón đến số lá trên thân chính - Ảnh hưởng của lượng lân bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống lạc l14 vụ xuân 2008 tại xã nghi phong   nghi lộc   nghệ an
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của lượng lân bón đến số lá trên thân chính (Trang 37)
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của lượng lân bón đến số lượng nốt sần qua một số giai đoạn - Ảnh hưởng của lượng lân bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống lạc l14 vụ xuân 2008 tại xã nghi phong   nghi lộc   nghệ an
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của lượng lân bón đến số lượng nốt sần qua một số giai đoạn (Trang 42)
Qua 3 giai đoạn theo dõi chúng tôi thu được số liệu ở bảng 3.7: - Ảnh hưởng của lượng lân bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống lạc l14 vụ xuân 2008 tại xã nghi phong   nghi lộc   nghệ an
ua 3 giai đoạn theo dõi chúng tôi thu được số liệu ở bảng 3.7: (Trang 45)
 Tổng số hoa trên cây: Qua bảng số liệu 3.6 chúng tôi thấy, bón lân với lượng 60 và 90 kg P2O5 /ha có tổng số hoa/cây cao nhất và có sự sai khác về mặt  thống kê so với công thức không bón lân. - Ảnh hưởng của lượng lân bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống lạc l14 vụ xuân 2008 tại xã nghi phong   nghi lộc   nghệ an
ng số hoa trên cây: Qua bảng số liệu 3.6 chúng tôi thấy, bón lân với lượng 60 và 90 kg P2O5 /ha có tổng số hoa/cây cao nhất và có sự sai khác về mặt thống kê so với công thức không bón lân (Trang 45)
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của lượng lân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất - Ảnh hưởng của lượng lân bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống lạc l14 vụ xuân 2008 tại xã nghi phong   nghi lộc   nghệ an
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của lượng lân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất (Trang 48)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w