Bảng 14 : Thực trạng áp dụng kỹ thuật trồng sắn ở nông hộ
4.4. Hiệu quả kinh tế
4.4.1. Hiệu quả kinh tế từ trồng sắn của các nhóm hộ năm 2010
Khi quyết định sản xuất một cây trồng hay làm một việc gì liên quan đến kinh tế gia đình thì lợi nhuận hay thu nhập là vấn đề được nơng hộ quan tâm nhất, trong đó trồng sắn cũng không phải là ngoại lệ.
Bảng 15: Hiệu quả kinh tế từ bán sản phẩm sắn tươi và bán sản phẩm sắn khơ của các nhóm hộ (tính bình quân/sào)
Chỉ tiêu ĐVT Hộ không nghèo N = 33 Hộ nghèo N = 12 Sắn Tươi Sắn khơ Sắn Tươi Sắn khơ 1. Tổng chi phí 1000đ 1.000 1.200 750 950 1.1 Chi phí giống 1000đ 92,33 92,33 86,23 86,23 1.2. Chi phí vật tư 1000đ 223,1 223,1 174,1 174,1 1.3. Chi phí cơng lao động 1000đ 707,7 907,7 514,7 710,7
2. Tổng thu 1000đ 1.290 1.400 1.220 1.330
3. Lãi thuần (2-1) 1000đ 290 200 470 380
4. Thu nhập ( 2- (1.1+1.2)) 1000đ 990 1.090 960 1.069 (Nguồn phỏng vấn hộ trồng sắn năm 2011) Số liệu thể hiện ở bảng 15 cho thấy hiệu quả kinh tế của các nhóm hộ là khác nhau khi bán sản phẩm dưới các hình thức khác nhau. Nhìn chung tổng chi phí từ việc bán sắn tươi của nhóm hộ nghèo và khơng nghèo là thấp hơn so với bán sắn khơ. Chi phí giống và chi phí vật tư của nhóm hộ khơng nghèo bán sắn tươi và sắn khơ đều giống nhau nhưng sắn khô phải trải qua giai đoạn sơ chế nên tốn nhiều công lao động hơn so với sắn tươi vì vậy chi phí cơng lao động cho sắn khô nhiều hơn sắn tươi 200 ngàn đồng tương đương với lớn hơn hai cơng lao động, cụ thể chi phí cơng lao động của sắn khơ là 907,7 ngàn đồng/sào cịn chi phí cơng lao động của sắn tươi là 707,7 ngàn đồng/sào dẫn đến tổng chi phí sắn tươi thấp hơn sắn khơ. Tương tự đối với nhóm hộ nghèo chi phí cơng lao động của sắn khô là 710,7 ngàn đồng/sào cịn chi phí cơng lao động của sắn tươi thấp hơn với 514,7 ngàn đồng/sào.
Do chi phí cơng lao động của sắn khơ cao hơn sắn tươi dẫn đến tổng chi phí của nhóm hộ bán sắn khơ sẽ cao hơn sắn tươi, với nhóm hộ khơng nghèo tổng chi phí của nhóm hộ bán sắn tươi là 1 triệu đồng/sào cịn nhóm hộ bán sắn khơ tổng chi phí là 1,2 triệu đồng/sào. Cịn đối với nhóm hộ
nghèo tổng chi phí của nhóm hộ bán sắn tươi là 750 ngàn đồng/sào và nhóm hộ bán sắn khơ tổng chi phí là 950 ngàn đồng/sào.
Đồng thời do khả năng đầu tư giống và vật tư của nhóm hộ nghèo thấp hơn nhóm hộ khơng nghèo cũng là nguyên nhân dẫn đến tổng chi của nhóm hộ khơng nghèo lớn hơn nhóm hộ nghèo.
Cụ thể nhóm hộ nghèo thường tận dụng các hom giống từ năm trước để lại nên chi phí giống thấp hơn với 86,23 ngàn đồng/sào cịn nhóm hộ khơng nghèo là 92,33 ngàn đồng/sào.
Tổng thu từ bán sắn khô là cao hơn bán sắn tươi, cụ thể tổng thu từ bán sắn khơ của nhóm hộ khơng nghèo là 1,4 triệu đồng/sào, nhóm hộ nghèo là 1,33 triệu đồng/sào. Tổng thu từ bán sắn tươi của nhóm hộ khơng nghèo là 1,29 triệu đồng/sào và nhóm hộ nghèo là 1,22 triệu đồng/sào. Có sự chênh lệch về tổng thu như vậy là do giá bán sắn tươi là 1,6 ngàn đồng/kg cịn giá bán sắn khơ là 5,2 ngàn đồng/kg.
Qua khảo sát nông hộ tôi được biết cứ 3 kg sắn tươi khi thái lát phơi khô cho 1 kg sắn khô, như vậy tỷ lệ giữa sắn tươi và sắn khô là 3 : 1. Trong khi giá sắn khô cao hơn nhiều so với sắn tươi, nhìn vào tỷ lệ khối lượng và sự chênh lệch về giá cả ta khẳng định được nhóm hộ bán sắn khơ sẽ lời hơn nhóm hộ bán sắn tươi, nói cách khác bán sắn khơ cho hiệu quả kinh tế hơn. Do tổng chi phí của sắn khơ cao hơn sắn tươi dẫn đến lãi thuần của sắn khô sẽ thấp hơn sắn tươi, lãi thuần thu được từ bán sắn khơ của nhóm hộ khơng nghèo là 0,2 triệu đồng còn lãi thuần thu được từ bán sắn tươi là 0,29 triệu đồng.
Hầu hết các hộ bán sắn tươi là nhóm hộ nghèo, đến vụ thu hoạch họ phải bán sắn ngay để trả tiền vật tư mua chịu, họ khơng có điều kiện để đầu tư cao trong sản xuất, cơng lao động bỏ ra để chăm sóc cho sắn ít hơn. Giống của nhóm hộ nghèo chủ yếu là tận dụng hoặc mua giống giá thấp chất lượng khơng đảm bảo. Đây là ngun nhân chính dẫn đến năng suất sắn của nhóm hộ nghèo thấp dẫn đến tổng thu của nhóm hộ nghèo khi bán sắn tươi cũng thấp hơn so với nhóm hộ khơng nghèo bán sắn khơ. Trong khi nhóm hộ khơng nghèo họ chủ động được vốn sản xuất vì vậy hầu hết sản phẩm của họ đều được sơ chế thái lát phơi khô trước khi bán nên họ bán được giá cao
hơn và công họ bỏ ra để sơ chế được lấy làm lời vì thế thu nhập của nhóm hộ bán sắn khơ ln cao hơn nhóm hộ bán sắn tươi.
Thu nhập của nhóm hộ khơng nghèo bán sắn khô là 1,09 triệu và thu nhập của hộ bán sắn tươi thấp hơn 0,1 triệu đồng cụ thể bán sắn tươi thu nhập của nhóm hộ là 0,99 triệu đồng. Cịn nhóm hộ nghèo do tổng thu thấp hơn nên thu nhập của hộ cũng thấp hơn nhóm hộ khơng nghèo, thu nhập của nhóm hộ nghèo từ bán sắn khơ là 1,069 triệu đồng và bán sắn tươi là 0,96 triệu đồng.
Sắn thái lát phơi khơ bán có thu nhập cao hơn vì vậy trong năm 2010 mặc dù nhà máy Phong Điền không thu mua sản phẩm nhưng nông hộ vẫn tăng diện tích sắn KM94 để thái lát phơi khơ bán cho thu mua trong xã và bán tại chợ tạo thu nhập trong gia đình.
4.4.2. So sánh hiệu quả kinh tế của cây sắn với cây trồng phổ biến của nhóm hộ năm 2010 (tính bình qn/sào) nhóm hộ năm 2010 (tính bình qn/sào)
Bảng 16: So sánh hiệu quả kinh tế của cây sắn với cây trồng phổ biến của nhóm hộ năm 2010 (tính bình qn/sào)
Chỉ tiêu ĐVT Hộ khơng nghèo N = 33 Hộ nghèo N = 12 Trồng sắn Trồng khoai Trồng sắn Trồng khoai 1. Tổng chi phí 1000đ 1.200 1.350 950 1.050 1.1 Chi giống 1000đ 92,33 215,9 86,23 188,2 1.2 Chi vật tư 1000đ 223,1 385,3 174,1 315,7 1.3 Chi lao động 1000đ 907,7 787,9 710,7 583,3 2. Tổng thu 1000đ 1.400 1.680 1.330 1.560 3. Lãi thuần (2-1) 1000đ 200 330 380 510 4. Thu nhập ( 2- (1.1+1.2)) 1000đ 1.090 1.078 1.069 1.056 (Nguồn phỏng vấn hộ trồng sắn năm 2011)
Qua bảng so sánh hiệu quả kinh tế giữa cây sắn với cây khoai, loại cây trồng phổ biến của nơng hộ tại xã tơi nhận thấy: nhìn chung tổng chi phí
cho trồng khoai ở cả hai nhóm hộ nghèo và khơng nghèo là cao hơn tổng chi phí cho trồng sắn. Mặc dù trồng khoai ít tốn cơng lao động hơn trồng sắn nhưng do chi phí vật tư và chi phí giống tính bình qn trên sào cho trồng khoai là cao hơn nhiều so với trồng sắn.
Bình quân 1 sào khoai nhóm hộ khơng nghèo cần chi phí giống là 215,9 ngàn đồng trong khi trồng sắn chỉ mất 92,33 ngàn đồng/sào thấp hơn khoai 123,57 ngàn đồng. Tương tự chi phí giống khoai của nhóm hộ khơng nghèo 188,2 ngàn đồng, chi phí giống của sắn chỉ 86,23 ngàn đồng. Chi phí vật tư cho trồng khoai của nhóm hộ khơng nghèo là 385,3 ngàn đồng/sào, chi phí vật tư của trồng sắn là 223,1 ngàn đồng thấp hơn chi phí vật tư của khoai là 162,2 ngàn đồng. Hiện nay trên thị trường giá bán của khoai là từ 5,8 - 6 ngàn đồng/kg trong khi giá bán của sắn khô là 5,2 ngàn đồng/kg. Giá bán khoai cao hơn sắn đồng nghĩa với tổng thu từ trồng khoai sẽ cao hơn trồng sắn vì vậy trong những năm gần đây diện tích khoai của nơng hộ có xu hướng tăng lên.
Do tổng thu của sắn thấp hơn tổng thu của khoai nên lãi thuần từ trồng sắn của nhóm hộ khơng nghèo thấp hơn khoai 0,13 triệu, cụ thể lãi thuần từ trồng khoai là 0,33 triệu còn từ trồng sắn là 0,2 triệu. Mặc dù trồng khoai cho hiệu quả hơn nhưng diện tích trồng khoai vẫn cịn thấp hơn diện tích trồng sắn vì chi phí đầu vào cho trồng khoai khá lớn.
Chi phí giống và chi phí vật tư của khoai khá cao đã phần nào ảnh hưởng đến diện tích trồng của nơng hộ, đa số hộ trong tổng số 45 hộ khảo sát là hộ có mức sống trung bình và hộ nghèo nên khơng có khả năng đầu tư, vì vậy đa số nhóm hộ chọn trồng sắn vì khi trồng sắn hộ sẽ tận dụng được hom sắn của năm trước để lại làm giống, chi phí vật tư của sắn cũng thấp hơn phù hợp với những hộ nghèo.
Chi phí cơng lao động trồng sắn của nhóm hộ khơng nghèo là 907,7 ngàn đồng/sào, của khoai là 787,9 ngàn đồng/sào. Mặc dù chi phí cơng lao động cho trồng sắn cao hơn nhưng thường lao động của hộ tại khu vực nông thơn hầu hết đều tận dụng trong gia đình để lấy cơng làm lời vì vậy trồng sắn cho thu nhập cao hơn trồng khoai. Thu nhập từ trồng sắn của nhóm hộ khơng nghèo là 1,09 triệu, của nhóm hộ nghèo là 1,069 triệu. Thu nhập từ
trồng khoai của nhóm hộ khơng nghèo là 1,078 triệu và của nhóm hộ nghèo là 1,056 triệu đồng.
Qua số liệu ở bảng trên cho thấy thu nhập từ trồng sắn trên đất cát còn chưa cao, mặc dù sắn là cây của người nghèo nhưng trồng sắn vẫn chưa thực sự giúp nơng hộ thốt nghèo đó là vấn đề lâu dài cần được sự quan tâm nhiều hơn khi mà diện tích trồng của hộ chưa tập trung cịn manh mún, nhỏ lẻ, trong khi cịn khá nhiều diện tích đất trong xã đang còn bị bỏ hoang.
Trong ba thơn khảo sát có đến hai thơn thuộc hai hợp tác xã nhưng qua tìm hiểu sâu tơi nhận thấy vai trị của hợp tác xã trong sản xuất còn chưa rõ ràng, chưa có sự liên kết với nơng hộ trong khâu cung cấp đầu vào cho sản xuất cũng như trong tiêu thụ để giúp nơng hộ nâng cao thu nhập.
4.5. Tình hình tiêu thụ sản phẩm sắn
Đầu ra đóng vai trị hết sức quan trọng cho sự phát triển của bất cứ một ngành sản xuất nào. Đối với nông hộ vấn đề tiêu thụ sản phẩm cũng như sử dụng sản phẩm đó vào mục đích gì cần được đặc biệt chú ý, có như vậy thì mới biết được vị trí của sản phẩm đó trong sự phát triển của nơng hộ như thế nào. Để thấy rõ hơn tình hình tiêu thụ sản phẩm sắn của nông hộ tôi đã tiến hành điều tra và cho kết quả như sau:
Tình hình tiêu thụ sắn có sự biến động theo hai giai đoạn là trước và sau năm 2007.
Trước năm 2007 khi có nhà máy tinh bột sắn thu mua sản phẩm tại xã thì phần lớn sắn được bán ở dạng củ tươi cho nhà máy.
Từ giai đoạn năm 2007 đến nay khi nhà máy tinh bột sắn không tiến hành thu mua sản phẩm của nơng hộ thì sản phẩm sản xuất ra được nơng hộ sơ chế thái lát phơi khô chủ yếu để tự cung tự cấp trong gia đình, một phần bán cho thu gom địa phương và một số có phương tiện đem ra chợ huyện bán.
Để thấy rõ hơn sự khác biệt trong khâu tiêu thụ sắn của nông hộ khi có đầu ra là nhà máy thu mua tinh bột sắn Phong Điền và tại thời điểm nhà máy không tiến hành thu mua tơi đã tiến hành tìm hiểu kênh phân phối của sản phẩm sắn trước năm 2007 và sau giai đoạn năm 2007 như sau:
4.5.1. Tình hình tiêu thụ sắn của nông hộ trước năm 2007
Qua khảo sát nông hộ tôi được biết trước giai đoạn năm 2007 xã Phú Đa là vùng nguyên liệu của nhà máy tinh bột sắn Phong Điền nên diện tích trồng sắn trong xã giai đoạn này được mở rộng rất lớn, đồng thời nhờ nhà máy đầu tư giống cao sản KM94 và hỗ trợ một phần phân bón cho người dân nên sắn giai đoạn này thu hoạch cho năng suất cao.
Hộp 1: “ Trước giai đoạn năm 2007 khi còn bán sản phẩm sắn cho nhà máy
thì đến vụ thu hoạch hợp tác xã sẽ chủ động thông báo cho người dân thời điểm thu hoạch cụ thể để bà con thu hoạch tập trung, sắn được chất thành đống lớn tập trung một chỗ là có xe của nhà máy về cân, trồng sắn có đầu ra nên diện tích trồng sắn của các hộ được mở rộng”.
Ơng Nguyễn Văn Chung phó chủ nhiệm hợp tác xã II thôn Trường Lưu – xã Phú Đa – huyện Phú Vang – tỉnh Thừa Thiên Huế
Giai đoạn trước 2007 sắn bán trực tiếp cho nhà máy tinh bột sắn Phong Điền chiếm tỷ lệ lớn nhất 57,77% tổng lượng sắn thu được. Kênh tiêu thụ thứ hai là thu gom trong xã với 22,22%, người thu gom trong xã sau khi thu mua và tập trung sắn thì đều bán lại cho nhà máy để lấy lợi nhuận từ giá chênh lệch. Kênh tiêu thụ thứ ba là bán cho người thu mua ngoài xã (chiếm 11,11% số sắn tiêu thụ), đối với kênh tiêu thụ này sắn mua xong một phần được bán lại cho nhà máy, một phần bán cho thu mua tại chợ huyện Phú Vang. Nhờ trước đây sắn trong xã trồng với diện tích lớn nên mới có kênh tiêu thụ này cịn sau năm 2007 khi diện tích sắn sụt giảm, số lượng bán ít chủ yếu thu gom trong địa phương mua nên kênh tiêu thụ này khơng cịn. So với hiện tại thì trước năm 2007 sản phẩm sắn để chăn ni trong gia đình chỉ chiếm phần nhỏ 8,8%.
Qua sơ đồ 2, tôi nhận thấy người dân trồng sắn giai đoạn này đã có những cơ hội tiêu thụ sản phẩm hơn hiện tại. Như vậy kênh tiêu thụ là nhà máy đóng vai trị hết sức quan trọng trong khâu đầu ra của người trồng sắn, sản phẩm bán ra của họ sẻ tập trung hơn, đem lại thu nhập cho người dân ổn định hơn.
Sơ đồ 2: Kênh phân phối sản phẩm sắn trước năm 2007
(Nguồn : Số liệu điều tra hộ sản xuất và thu gom năm 2011)
Nhà máy Người thu mua
trong xã
Người thu mua
ngồi xã trong gia đìnhChăn ni
Người thu mua chợ huyện Người buôn bán lẻ 57,77% 22,22% 11,11% 8,8% 22,22% HỘ TRỒNG 7,03% 4,08% Người tiêu dùng
4.5.2. Thực trạng tiêu thụ sắn của nông hộ năm 2010
Hộp 2: Địa bàn xã tôi hằng năm thường gặp lụt tiểu mản, trồng sắn phải thu
hoạch trước thời vụ nên chất lượng tinh bột khơng đạt u cầu đó cũng là nguyên nhân chính dẫn đến từ năm 2007 đến nay nhà máy không về thu mua. Hiện nay sản phẩm sắn sản xuất ra người dân tôi thái lát phơi khô để chủ động thời điểm bán, mặc dù phải bỏ công lao động ra sơ chế nhưng bù lại sắn khô bán với giá cao hơn, bán sắn khô lãi hơn sắn tươi nhiều.
Ơng Đặng Văn Thành, hộ sản xuất sắn thơn Nam Châu – xã Phú Đa – huyện Phú Vang – Thừa Thiên Huế .
Bảng 17: Thực trạng tiêu thụ sắn của nông hộ năm 2010
(ĐVT: trung bình/hộ/năm) Tiêu thụ Hộ khơng nghèo N = 33 Hộ nghèo N = 12
Sắn khô Sắn tươi Sắn khô Sắn tươi
KL (tạ) % KL (tạ) % KL (tạ) % KL (tạ) % Để chăn ni trong gia đình 4,76 49,95 0 0 4,46 44,68 0 0
Thu mua trong địa phương 2,48 26,02 0 0 5,52 55,32 31,12 100 Người mua sỹ tại chợ huyện 2,29 24,03 0 0 0 0 0 0 Tổng 9,53 100 0 0 9,98 100 31,12 100
(Nguồn: Số liệu điều tra hộ sản xuất năm 2011)
Qua số liệu ở bảng 17, tôi nhận thấy thực trạng tiêu thụ sắn của nhóm hộ khơng nghèo và nhóm hộ nghèo có sự khác biệt.
Đối với nhóm hộ khơng nghèo thì 100% sản phẩm tiêu thụ dưới dạng khơ, trong đó lượng sản phẩm sắn sử dụng làm thức ăn chăn ni trong gia đình chiếm tỷ lớn nhất chiếm 49,95% trong tổng khối lượng sắn khô. Thực trạng này chứng minh cây sắn trên đất cát chưa có giá trị trong sản xuất hàng hóa.
Ngồi để sử dụng trong gia đình thì nhóm hộ khơng nghèo cịn bán