tìm hiểu thu nhập của các hộ khai thác thuỷ sản truyền thống trên địa bàn xã vinh hưng- phú lộc- tt huế

46 448 1
tìm hiểu thu nhập của các hộ khai thác thuỷ sản truyền thống trên địa bàn xã vinh hưng- phú lộc- tt huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM KHOA KHUYẾN NÔNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 0 Báo cáo này được thực hiện và hoàn thành trong quá trình thực tập tại Vinh Hưng, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đó là sự kết tinh những kiến thức và kinh nghiệm thực tế mà bản thân tôi đã tích lũy được cùng với sự giúp đỡ của gia đình, thầy cô và bạn bè, những người che chở, nuôi dưỡng tôi trưởng thành, cho tôi biết điều hay lẽ phải và mang đến cho tôi những hành trang kiến thức để bước vào đời. Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới thầy giáo Hồ Lê Phi Khanh, người thầy đã tận tâm chỉ bảo và hướng dẫn cho tôi trong suốt thời gian hoàn thành báo cáo tốt nghiệp. Xin cảm ơn cán bộ và nhân dân Vinh Hưng, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế đã cung cấp cho tôi những số liệu cũng như những kinh nghiệm thực tế quý báu, cảm ơn quý thầy cô giao trường Đại học Nông Lâm Huế đã dày công dìu dắt và chỉ bảo tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn tới gia đình, bạn bè và những người đã giúp đỡ, động viên tôi trong thời gian qua. Trong quá trình thực tập mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng để hoàn thành báo cáo đảm bảo nội dung khoa học, phản ánh đúng thực tiễn sản xuất tại địa phương. Song do khả năng, kiến thức, và thời gian có hạn đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi mong nhận được sự thông cảm và góp ý chân thành từ phía thầy cô và bạn bè để báo cáo hoàn thiện hơn. Một lần nữa tôi xin chân thành cám ơn! Huế, tháng 5 năm 2010 Sinh viên 1 Huỳnh Văn Quang Vũ 2 MỤC LỤC Phần 1. Đặt vấn đề 5 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 5 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 6 Phần 2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 7 2.1. Sinh kế 7 2.1.1. Khái niệm sinh kế 7 2.1.2. Sinh kế bền vững 7 2.1.3 Khung phân tích sinh kế 7 2.2 Thực trạng khai thác thủy sản tại Đầm phá Tam Giang 10 2.2.1 Bối cảnh đầm phá Tam Giang 10 2.2.2. Ngư cụ khai thác 11 2.3 Sinh kế của người dân vùng đầm phá Tam Giang 16 2.4 Các hoạt động khai thác thủy sản tại Vinh Hưng, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế 18 2.3.1 Khai thác thủy sản cố định 19 2.3.2 Khai thác thủy sản di động 21 Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 23 3.1 Chọn điểm nghiên cứu 23 3.2 Nội dung nghiên cứu 23 3.3 Phương pháp nghiên cứu 24 3.3.1 Đối tượng nghiên cứu 24 3.3.2 Phương pháp nghiên cứu 25 Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 27 4.1. Thông tin kinh tế - hội Vinh Hưng 27 4.1.1 Vị trí địa lý 27 4.1.2. Điều kiện tự nhiên 27 4.1.3 Tình hình dân số, lao động và ngành nghề 29 4.2 Đặc điểm các hộ khảo sát 32 4.2.1 Các hoạt động tạo thu nhập của nông hộ 32 4.2.2. Lịch thời vụ của các hoạt động khai thác 33 4.3. Hoạt động khai thác của các nhóm hộ 35 4.3.1 Sự biến động sản lượng khai thác của các nông hộ 35 4.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ khai thác thủy sản truyền thống 41 4.4.1 Sự phát triển của các loại ngư cụ 41 4.4.2 Ô nhiễm môi trường 42 4.4.3 Quyền sở hữu tài sản 43 Phần 5. Kết luận và kiến nghị 44 5.1 Kết luận 44 5.2 Kiến nghị 45 3 Danh mục bảng biểu Hình1: Sơ đồ khung sinh kế bền vững Hình 2: Lịch thời vụ các hoạt động khai thác Bảng 1: Danh sách ngư cụ đã và đang tham gia khai thác ở đầm phá Bảng 2: Phân loại ngư cụ theo họ ngư cụ Bảng 3:Phân loại ngư cụ theo phương thức khai thác Bảng 4: Các nhóm nghề cố định Bảng 5: Các nhóm nghề di động Bảng 6: Sự thay đổi ngư cụ theo thời gian Bảng 7: Tổng hợp những người cung cấp thông tin Bảng 8: Diện tích các loại đất của Vinh Hưng. Bảng 9: Tình hình dân số, lao động và ngành nghề Bảng 10: Số hộ tham gia các hoạt động tạo thu nhập bởi các nhóm khác nhau Bảng 11: Mô tả sự biến động sản lượng khai thác của nông hộ theo thời gian Bảng 12: Số lượng ngư cụ của các nhóm hộ Bảng 13: Số lượng ngày khai thác trung bình/ năm của các nhóm hộ Bảng 14: Sản lượng khai thác trung bình của các nhóm hộ qua các giai đoạnầDdafgdagsdf Hộp 1: “ ngư cụ càng nhiều thì tôm cá càng ít ” Hộp 2: “ nước ô nhiễm làm tôm cá trốn đi hết ” 4 Phần 1. Đặt vấn đề 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Với chiều dài gần 70 km và diện tích xấp xỉ 22 ngàn hecta, hệ đầm phá Tam Giang- Cầu Hai là một lagun ven bờ có diện tích lớn nhất khu vực Đông Nam Á, và là một trong những lagun có bề mặt vực nước lớn nhất trên thế giới. Trong 12 lagun ven bờ miền Trung Việt Nam, hệ đầm phá Tam Giang- Cầu Hai được đánh giá là tiêu biểu nhất. Các kết quả điều tra cơ bản trong 10 năm qua đã chỉ ra rằng Tam Giang- Cầu Hai hầu như có đủ tất cả các giá trị có thể có của một vùng đất ngập nước ven bờ nhiệt đới, trong đó không ít giá trị ở tầm quốc gia và quốc tế. Thừa Thiên Huế vốn nổi tiếng với hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai trù phú và đa dạng về nguồn lợi thủy sinh nhưng hiện nay nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi thủy sản kéo theo tình trạng đói nghèo của đại bộ phận ngư dân sống dựa vào nguồn lợi đầm phá là rất rõ ràng. Nghề cá quy mô nhỏ cũng như nghề cá đầm phá ở Thừa Thiên Huế đang nằm trong tình trạng trì trệ của cả nước nói chung. Sản lượng khai thác của các hộ khai thác thuỷ sản trên địa bàn liên tục giảm mạnh trong các năm trở lại đây. Nguyên nhân của vấn đề này là do thời gian gần đây sự gia tăng số lượng ngư cụ khai thác, đặc biệt là các ngư cụ mang tính huỷ diệt mong đạt thu nhập cao hơn đã làm nguồn lợi thuỷ sản giảm đi nhanh chóng. Bên cạnh đó việc lấn chiếm diện tích ao nuôi của các hộ nuôi trồng thủy sản đã làm giảm diện tích đánh bắt, ngư trường khai thác ngày càng bị thu hẹp làm cho sản lượng khai thác ngày càng giảm. Ngoài ra môi trường đầm phá ngày càng bị ô nhiễm do chất thải từ các ao nuôi cũng như việc bố trí dày đặc các ngư cụ ngăn cản sự lưu thông dòng nước đã làm suy giảm nguồn lợi thuỷ sản, giảm sản lượng đánh bắt của ngư dân. Do sức ép nghèo khó cộng với việc quản lý nghề cá vẫn chưa được quan tâm đầy đủ nên nguồn lợi thủy sản vốn có dấu hiệu kém bền vững tiếp tục bị khai thác quá mức. Do đó sinh kế của các hộ khai thác thuỷ sản gặp rất nhiều khó khăn, sự suy giảm sản luợng dẫn đến thu nhập của họ ngày càng giảm dần. 5 Xuất phát từ tình hình thực tiễn trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : Tìm hiểu thu nhập của các hộ khai thác thuỷ sản truyền thống trên địa bàn Vinh Hưng- Phú Lộc- TT Huế. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu - Tìm hiểu các hoạt động tạo thu nhập của các hộ khai thác thủy sản truyền thống tại điểm nghiên cứu. - Đánh giá sự thay đổi hoạt động tạo thu nhập của các nhóm hộ tại điểm nghiên cứu. - Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tạo thu nhập của những hộ khai thác thủy sản truyền thống. 6 Phần 2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 2.1. Sinh kế 2.1.1. Khái niệm sinh kế Một sinh kế bao gồm năng lực tiềm tàng, tài sản (cửa hàng, nguồn tài nguyên, đất đai, đường ) và các hoạt động cần có để kiếm sống. 2.1.2. Sinh kế bền vững Một sinh kế được xem là bền vững khi nó phải phát huy được tiềm năng con người để từ đó sản xuất và duy trì phương tiện kiếm sống của họ. Nó phải có khả năng đương đầu và vượt qua áp lực cũng như các thay đổi bất ngờ. Sinh kế bền vững không được khai thác hoặc gây bất lợi cho môi trường hoặc cho các sinh kế khác ở hiện tại và tương lai, trên thực tế thì nó nên thúc đẩy sự hòa hợp giữa chúng và mang lại những điều tốt đẹp cho các thế hệ tương lai. (Chambers and Conway1992). Sinh kế bền vững, nếu theo nghĩa này, phải hội đủ những nguyên tắc sau: Lấy con người làm trung tâm; dễ tiếp cận; có sự tham gia của người dân; xây dựng dựa trên sức mạnh con người và đối phó với các khả năng dễ bị tổn thương; tổng thể; thực hiện ở nhiều cấp; trong mối quan hệ với đối tác; bền vững và năng động.[3] 2.1.3 Khung phân tích sinh kế Phân tích sinh kế bền vững đơn giản là tìm hiểu về sinh kế của người dân và từ đó tìm cách để làm cho chúng trở nên bền vững. Để thực hiện điều này chúng ta sử dụng cộng cụ mang tên “ Khung sinh kế bền vững” (SLF). Khung sinh kế bền vững được Cơ quan phát triển quốc tế vương quốc Anh (DFID,2001) phát triển, đã nêu lên những yếu tố chính ảnh hưởng đến sinh kế của người dân. Các mối quan hệ tiêu biểu trong đó như sau: 7 Tài sản sinh kế Ảnh hưởng và khả năng tiếp cận Chính sách Cơ quan Thủ tục Kết quả sinh kế Tăng thu nhập Tăng sự ổn định Giảm rủi ro Nâng cao an toàn lương thực Sử dụng bền vững các nguồn lực tự nhiên Chiến lược sinh kế Các cấp chính quyền Thành Văn phần tư hóa nhân Chính sách Cơ quan Luật pháp Bối cảnh xung yếu Chấn động Xu hướng Thời vụ N (Tài nguyên mặt nước) H P F S Hình1: Sơ đồ khung sinh kế bền vững ( Nguồn DFID, 2001) Ghi chú: N= natural capital: nguồn vốn tự nhiên H= human capital: nguồn vốn con người S= social capital: nguồn vốn hội F= financial capital: nguồn vốn tài chính P= physical capital: nguồn vốn vật chất Khung này không chỉ đơn thuần là công cụ phân tích. Người ta xây dựng nó với dụng ý nó sẽ cung cấp nền tảng cho các hoạt động hướng đến sinh kế bền vững. Nghĩ đến các mục tiêu được miêu tả sinh động. Hãy nghĩ về các kết quả mà chúng sẽ hướng sự quan tâm đến các thành công gặt hái được, sự phát triển các thông số và sự tiến bộ trong xóa nghèo. 2.1.3.1 Các yếu tố tạo thành khung sinh kế bền vững 8 * Khả năng dễ bị tổn thương: là môi trường bên ngoài mà trong môi trường đó sinh kế con người và các tài sản sẵncủa họ bị ảnh hưởng cơ bản, vừa tích cực, vừa tiêu cực bởi những xu hướng, sự thay đổi đột ngột hoặc tính mùa vụ mà họ hạn chế được hoặc không thể kiểm soát được. * Tài sản sinh kế: - Nguồn lực con người: đây có lẽ là nhân tố quan trọng nhất. Nguồn lực con người thể hiện kỹ năng, kiến thức, năng lực để lao động, và cùng với sức khỏe tốt giúp con người theo đuổi những chiến lược sinh kế khác nhau và đạt được mục tiêu sinh kế của mình. Ở mức hộ gia đình thì nguồn lực con người là yếu tố về số lượng và chất lượng lao động sẵn có; yếu tố này thay đổi tùy theo số lượng người trong hộ, kỹ năng lao động, khả năng lãnh đạo, tình trạng sức khỏe… - Nguồn lực tài chính: đây là yếu tố trung gian cho sự trao đổi có ý nghĩa quan trọng đối với việc sử dụng thành công các yếu tố, tài sản khác.Nguồn tài chính nghĩa là các nguồn lực tài chính (chủ yếu là tiền mặt và các khoản tài chính tương đương) mà con người sử dụng để đạt được mục tiêu sinh kế của mình. Có 2 nguồn tài chính cơ bản, đó là nguồn vốn sẵn có và nguồn vốn thường xuyên. - Nguồn lực vật chất: Đề cập đến tài sản do con người tạo nên và các dạng tài sản vật chất. Nguồn vốn vật chất bao gồm cơ sở hạ tầng cơ bản và công cụ sản xuất hàng hóa cần thiết để hỗ trợ sinh kế. Cở sở hạ tầng được hiểu là một loại hàng hóa công cộng sử dụng mà không cần phải trả phải trả phí trực tiếp, bao gồm những thay đổi trong môi trường vật chất mà chúng giúp con người đáp ứng nhu cầu cơ bản của mình và đem lại nhiều lợi ích hơn. Công cụ sản xuất hàng hóa là những công cụ và thiết bị mà con người sử dụng để hoạt động mang lại năng suất cao hơn. Các công cụ đó có thể do một cá nhân hay nhóm người sở hữu cũng có thể thuê hoặc mua, phổ biến là đối với các thiết bị phức tạp. - Nguồn lực hội: Là các tiềm lực hội mà con người vạch ra nhằm theo đuổi các mục tiêu sinh kế của mình. Các mục tiêu này phát triển thông qua các mạng lưới và các mối liên kết với nhau, tính đoàn hội của các nhóm 9 chính thức, và mối quan hệ dựa trên sự tin tưởng, sự trao đổi và ảnh hưởng lẫn nhau. 2.1.3.2 Các chiến lược sinh kế và kết quả Chiến lược sinh kế là các kế hoạch làm việc dài hạn của cộng đồng để kiếm sống.Nó thể hiện sự đa dạng và kết hợp nhiều hoạt động và lựa chọn mà con người tiến hành nhằm đạt được mục tiêu sinh kế của mình. Kết quả sinh kế là những thay đổi có lợi cho sinh kế cộng đồng, nhờ các chiến lược sinh kế còn lại, cụ thể là thu nhập cao hơn, cuộc sống ổn định hơn, giảm rủi ro, đảm bảo tốt hơn an toàn thực phẩm và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên.[3] 2.2 Thực trạng khai thác thủy sản tại Đầm phá Tam Giang 2.2.1 Bối cảnh đầm phá Tam Giang Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai là tổng thể đầm phá ven biển miền Trung Việt Nam thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế trong phạm vi từ 16°14′ đến 16°42′ vĩ bắc và 107°22′ đến 107°57′ kinh đông. Khu đầm này trải dài 68 km thuộc địa phận năm huyện: Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang và Phú Lộc. Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai có diện tích 21.594 ha, dài 67km, rộng hơn 4km, gồm 1 phá và 4 đầm. Đây được đánh giá là hệ đầm phá rộng lớn và phong phú nhất khu vực Đông Nam Á về loài. Vùng phá Tam Giang - Cầu Hai đang lưu giữ một nguồn gene khá phong phú gồm hơn 600 loài. Trong đó có 43 loài có thể khai thác dùng cho công nghiệp, sản xuất phân bón; 12 loài tôm, 18 loài cua và nhiều loại thân mềm khác. Đặc biệt, có đến 223 loài cá, với 20 -25 loài có giá trị kinh tế cao như: Cá hanh, sạo chấm, đìa, dầy, mòi chấm Ngoài ra, còn có hơn 300 loài thực vật phù du, thực vật nhỏ bùn đáy, thực vật bậc cao, động vật phù du, động vật đáy Về mặt địa lý khu đầm này là bốn đầm nối nhau từ bắc xuống nam: Phá Tam Giang; Đầm Sam; Đầm Hà Trung-Thủy Tú; Đầm Cầu Hai. Hệ đầm hứng nước gần như tất cả các con sông lớn trong tỉnh Thừa Thiên Huế nên nước đầm tương đối ngọt rồi chuyển sang nước lợ vào mùa khô. Phá Tam Giang chạy dài khoảng 27 km bắt đầu từ cửa sông Ô Lâu đến 10 [...]... thủy sản toàn Nghề khai thác thủy sản là nghề truyền thống lâu đời của đại đa số ngư dân trong thôn và mang tính đặc trưng của địa phương.[6] 3.2 Nội dung nghiên cứu • Thông tin kinh tế hội tại điểm nghiên cứu • Đặc điểm của các hộ khai thác thủy sản truyền thống • Tình hình khai thác thu sản của các hộ ngư dân truyền thống (qua các mốc thời gian khác nhau) - Số lao động tham gia khai thác -... trên thuyền đối với các hộ này chính quyền đã tao điều kiện định cư nhưng hằng năm họ vẫn quay lại với đời sống cũ trên thuyền 31 4.2 Đặc điểm các hộ khảo sát 4.2.1 Các hoạt động tạo thu nhập của nông hộ Các hộ được khảo sát đại diện cho nhóm hộ khai thác thủy sản truyền thống trong cộng đồng nên các hoạt động tạo thu nhập của các hộ khảo sát cũng mang tính đại diên cho toàn bộ cộng đồng ngư dân khai thác. .. bắt, thực hành quyền tài sản của các hộ khai thác di động, sự thay đổi sản lượng, nguyên nhân thay đổi sản lượng 25 * Phỏng vấn hộ: Tham gia vào công cụ này bao gồm 10 hộ khai thác cố định và 20 hộ khai thác di động Với mục đích thu thập các thông tin cấp hộ về nôi dung: đặc điểm nhóm hộ, tình hình đánh bắt, sự thay đổi sản lượng khai thác, sự biến động về thu nhập của hộ qua các mốc thời gian Bảng 7:... ,chủng loại các ngư cụ sử dụng trước đây - Số lượng chủng loại các ngư cụ sử dụng hiện tại - Ô nhiễm môi trường đầm phá 3.3 Phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là những hộ khai thác thu sản truyền thống trên địa bàn thôn Trung Hưng, Vinh Hưng Bao gồm các hộ khai thác cố định và các hộ khai thác di động - Chọn mẫu +Tiêu chí chọn hộ: là các hộ ngư dân lấy nguồn thu từ... chi hội nghề 5 người - Sự thay đổi sản lượng cá, ngư dân - Nguyên nhân thay đổi sản lượng - Sự suy giảm số lượng, biến mất của một số loài Phỏng vấn hộ Time line Hộ khai thác thủy sản cố định, di động 10 hộ khai thác cố định và 20 hộ khai thác di dộng - Đặc điểm nhóm hộ - Thực trạng đánh bắt - Sự thay đổi sản lượng - Nguyên nhân thay đổi sản lượng - Sự thay đổi thu nhập Hộ khai thác 3 hộ khai thác. .. Hình thức khai thác thủy sản - Số ngư cụ được sử dụng khai thác - Số ngày khai thác (ngày/tháng, ngày/năm) 23 - Thời gian khai thác (giờ/ngày) • Sự biến động về sản lượng khai thác cuả hộ qua các năm - Sự thay đổi về sản lượng khai thác của các nhóm hộ - Sự biến mất của một số loài - Sự suy giảm số lượng một số loài • Sự thay đổi về thu nhập • Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi sản lượng khai thác - Diện... thủy sản hiện nay rất thấp “Thực trạng và một số giải pháp cho hoạt động đánh bắt thu sản tự nhiên tại đầm phá Tam Giang” của Nguyễn Ngọc Châu, 2007 đã kết luận: “ Thu nhập bình quân từ hoạt động khai thác tự nhiên của một hộ chuyên khai thác thủy sản tại vùng đầm phá Tam Giang là 10.047.300 đồng/năm Nếu loại trừ các nguồn thu nhập khác và thu nhập từ các sản phẩm thu sản phụ như cua, hến, rong…thì thu. .. trạng đánh bắt Thảo luận Hộ khai thác 1 lần với 5 hộ - Thực hành quyền tài sản của các nhóm thủy sản di tham gia hộ khai thác di động động - Sự thay đổi sản lượng - Nguyên nhân thay đổi sản lượng - Thực trạng đánh bắt Thảo luận Hộ khai thác 1 lần với 5 hộ - Thực hành quyền tài sản của hộ nhóm thủy sản cố tham gia khai thác cố định định - Sự thay đổi sản lượng - Nguyên nhân thay đổi sản lượng Phỏng Trưởng... động khai thác của các nhóm hộ 4.3.1 Sự biến động sản lượng khai thác của các nông hộ Bảng 11: Mô tả sự biến động sản lượng khai thác của nông hộ theo thời gian Năm Trước 1990 Mô tả - Sản lượng khai thác nhiều - Bình quân sản lượng từ 8-10 kg/ngày - Các loài đánh bắt chủ yếu là các loài tôm cá có giá trị như tôm rằng, cá ong hương, ong bầu, cá lệch… - Ngư cụ khai thác chủ yếu là nò sáo, đáy, lưới và các. .. bởi các nhóm khác nhau Nguồn thu nhập Hộ khai thác cố định Hộ khai thác di động Từ đánh bắt tự nhiên Đáy 4 Nò sáo 4 Chuôm 2 Lưới kéo 5 Lưới bủa 5 Lừ 10 Từ các hoạt đông khác Nuôi trồng thủy sản Chăn nuôi Buôn bán Trồng trọt Dịch vu, làm thu (Nguồn, khảo sát hộ, 2010) Các hộ được khảo sát là các nhóm hộ trung bình, nghèo, cận nghèo hoạt động khai thác thủy sản tự nhiên truyền thống với hai hình thức khai . tiễn trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : Tìm hiểu thu nhập của các hộ khai thác thu sản truyền thống trên địa bàn xã Vinh Hưng- Phú Lộc- TT Huế. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu - Tìm hiểu các hoạt. nông hộ 32 4.2.2. Lịch thời vụ của các hoạt động khai thác 33 4.3. Hoạt động khai thác của các nhóm hộ 35 4.3.1 Sự biến động sản lượng khai thác của các nông hộ 35 4.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu. đồng/năm. Nếu loại trừ các nguồn thu nhập khác và thu nhập từ các sản phẩm thu sản phụ như cua, hến, rong…thì thu nhập bình quân/khẩu/tháng của các hộ chuyên khai thác thủy sản đạt khoảng 141.000

Ngày đăng: 02/05/2014, 14:53

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Phần 1. Đặt vấn đề

    • 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

    • 1.2 Mục tiêu nghiên cứu

    • Phần 2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

      • 2.1. Sinh kế

        • 2.1.1. Khái niệm sinh kế

        • 2.1.2. Sinh kế bền vững

        • 2.1.3 Khung phân tích sinh kế

        • 2.2 Thực trạng khai thác thủy sản tại Đầm phá Tam Giang

          • 2.2.1 Bối cảnh đầm phá Tam Giang

          • 2.2.2. Ngư cụ khai thác

          • 2.3 Sinh kế của người dân vùng đầm phá Tam Giang

          • 2.4 Các hoạt động khai thác thủy sản tại xã Vinh Hưng, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế

            • 2.3.1 Khai thác thủy sản cố định

            • 2.3.2 Khai thác thủy sản di động

            • Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

              • 3.1 Chọn điểm nghiên cứu

              • 3.2 Nội dung nghiên cứu

              • 3.3 Phương pháp nghiên cứu

                • 3.3.1 Đối tượng nghiên cứu

                • 3.3.2 Phương pháp nghiên cứu

                • Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

                  • 4.1. Thông tin kinh tế - xã hội xã Vinh Hưng

                    • 4.1.1 Vị trí địa lý

                    • 4.1.2. Điều kiện tự nhiên

                    • 4.1.3 Tình hình dân số, lao động và ngành nghề

                    • 4.2 Đặc điểm các hộ khảo sát

                      • 4.2.1 Các hoạt động tạo thu nhập của nông hộ

                      • 4.2.2. Lịch thời vụ của các hoạt động khai thác

                      • 4.3. Hoạt động khai thác của các nhóm hộ

                        • 4.3.1 Sự biến động sản lượng khai thác của các nông hộ

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan