Có nhiềuyếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ khai thác thủy sản truyền thống và sự phát triển ngư cụ được xem là một trong những nguyên nhân chính tác động tiêu cực đến thu nhập của nông hộ.
Hộp 1: “ ngư cụ càng nhiều thì tôm cá càng ít ”
Trước đây, người dân chỉ biết làm Sáo tre, thả Lưới bạc với mắt lưới lớn, không bắt được tôm, cá nhỏ nhưng từ 2005, nghề Lừ phổ biến, Lừ xếp chằng chịt dưới mặt nước vì vậy không có con tôm, con cá nào trong khu vực thả lừ có hy vọng thoát thân, chỉ cần tôm, cá động đậy nhẹ là đã mắc Lừ. Ngoài ra rà điện, xung điện cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy thoái tài nguyên đầm phá làm cho thu nhập của nông hộ ngày càng giảm sút.
Như vậy từ những biểu hiện về suy thoái tài nguyên đầm phá do sự phát triển ngự cụ khai thác một cách ồ ạt ta có thể rút ra một nhận định là thu nhập của nhóm hộ khai thác thủy sản đang phải chịu một áp lực lớn từ việc cạn kiệt tài nguyên đầm phá. Khác với trước đây, nghề khai thác thủy sản là nghề hái ra tiền, hễ chèo xuồng ra phá là mang được đầy ắp cá tôm về nhưng hiện nay, dù làm nhiều nghề hơn trước ngư dân vẫn không kiếm được bao nhiêu. Về lâu dài nếu không có biện pháp để khắc phục thì sinh kế của một phần đông ngư Phỏng vấn sâu: ông Nguyễn Càng, 65 tuổi làm nghề nó sáo tại thôn Trung Hưng
“Gia đình tôi chuyên làm nghề nò sào từ nhiều đời nay, trước đây toàn là sáo bằng tre nhưng một ngày tôi thu được từ 8 đến 10 kg, bán cũng được vài ba trăm ngàn…Số tiền ni để chi tiêu và sửa lại sáo cũng có thừa ra… nhưng chừ làm sáo mùng rồi mấy nghề khác làm nhiều quá, chừ làm không có ăn… ”
Hiện tại, đối mặt với gánh nặng làm ăn ngày một khó khăn, các hộ chỉ còn cách gia tăng số lượng ngư cụ: sắm thêm Lưới, Lừ, đặt thêm nò vào Sáo và giảm kích thước mắt lưới ngư cụ tuy nhiên nhìn chung không có hiệu quả về kinh tế mà ngược lại còn làm tăng thêm sự cạn kiệt nguồn tôm cá.