Nhiễm môi trường

Một phần của tài liệu tìm hiểu thu nhập của các hộ khai thác thuỷ sản truyền thống trên địa bàn xã vinh hưng- phú lộc- tt huế (Trang 42 - 43)

Bên cạnh tác động tiêu cực của sự phát triển ngư cụ, ô nhiễm môi trường cũng được xem xét là yếu tố có tác động tiêu cực đến thu nhập của nông hộ, nguyên nhân là khi môi trường nước bị ô nhiễm làm thay đổi môi trường sống của tôm cá, tôm cá dần mất đi chỗ trú ẩn, kiếm mồi và các bãi sinh sản tự nhiên.Trước tình trạng đánh bắt ồ ạt hiện nay cộng với ô nhiễm môi trường thủy sinh làm cho quá trình sinh sản và phát triển của tôm cá bị kìm hãm. Do đó thu nhập của ngư dân ngày càng bị giảm sút là một điều dễ hiểu.

Hộp 2: “ nước ô nhiễm làm tôm cá trốn đi hết ”

Môi trường ô nhiễm đã làm tài nguyên thủy sản suy thoái nghiêm trọng gây ảnh hưởng tiêu cực tới thu nhập của người dân thể hiện ở việc một số loài tôm, cá có giá trị hiện nay ít xuất hiện. Nếu có thì kích thước nhỏ và số lượng rất ít. Ví dụ như cá ong hương, ong bầu là những loài cá đặc sản một thời của đầm phá, nhưng 4, 5 năm nay ít thấy xuất hiện. Thường thì vào tháng 4 hàng năm là đã có cá lớn để bắt nhưng hiện nay đến tháng 4 mới chỉ có cá con, nếu còn cá thì đến tháng 7 mới lớn được. Một số loài khác như tôm bạc, cá lệch, cua cũng có chung hiện tượng trên. Nguyên nhân là tôm cá không thể lớn và sinh sản kịp trong môi trường sống đã bị ô nhiễm để phục hồi lại số lượng lớn đã bị đánh bắt.

Phỏng vấn sâu: ông Nguyễn Cọ, 55 tuổi làm nghề lưới tại thôn Trung Hưng

“ …trước đây khi mà các ao nuôi ô đầm còn rất ít, thì những chỗ nớ là nơi ở của tôm cá, nhất là tôm đất vì đó có nhiều cồn đất và nhiều bãi rong, cỏ. Trời mưa tui chỉ cần thả lưới xuống là tha hồ tôm cá…nhưng giờ chừ thì còn mô…mấy chỗ nớ họ ngăn ô nuôi tôm hết rồi thải nước nhớp ra nên không còn một con tôm cá ở.”

“…bữa ni muốn làm nghề có thì phải bơi xuồng ra xa nhưng cũng không có được mấy con… ”

Một phần của tài liệu tìm hiểu thu nhập của các hộ khai thác thuỷ sản truyền thống trên địa bàn xã vinh hưng- phú lộc- tt huế (Trang 42 - 43)