Sự biến động sản lượng khai thác của các nông hộ

Một phần của tài liệu tìm hiểu thu nhập của các hộ khai thác thuỷ sản truyền thống trên địa bàn xã vinh hưng- phú lộc- tt huế (Trang 35 - 41)

Bảng 11: Mô tả sự biến động sản lượng khai thác của nông hộ theo thời gian

Năm Mô tả

Trước 1990 - Sản lượng khai thác nhiều

- Bình quân sản lượng từ 8-10 kg/ngày

- Các loài đánh bắt chủ yếu là các loài tôm cá có giá trị như tôm rằng, cá ong hương, ong bầu, cá lệch…

cho ngư dân được đảm bảo tính ổn định và bền vững

Từ 1990-1999 - Sản lượng khai thác có dấu hiệu giảm dần do sự bùng phát hoạt động nuôi trồng thủy sản, môi trường đầm phá bắt đầu ô nhiễm

- Bình quân sản lượng khai thác 6-7 kg/ngày

- Số lượng các loài tôm cá có giá trị kinh tế dần giảm.

- Giai đoạn này đặc biệt phát triển các loại ngư cụ có tính “càn quét” như te quệu, giã cào, xung điện, xiếc điên…làm cho sản lượng giảm sút ngiêm trọng

Từ 2000-2005 - Sản lượng khai thác giảm nhanh theo thời gian khi mà số lượng các ngư cụ hủy diệt ngày càng tăng lên không có sự kiểm soát, hạn chế

- Bình quân sản lượng 3-4 kg/ngày

- Các loài khai thác củ yếu là cá bống, tôm đất, cá đối…các loài có giá trị trước đây giờ rất ít hoặc mất hẳn.

- Các ngư cụ truyền thống dần mất chỗ đứng thay vào đó là các ngư cụ hủy diệt: xung điện, xiếc điện…

Từ 2005 đến nay

- Sản lượng khai thác chỉ còn rất ít so với trước - Bình quân sản lượng còn 1-3 kg/ngày

- Ngư cụ hủy diệt đã được hạn chế nhưng do ô nhiễm môi trường và sự bùng phát ngư cụ lừ xếp làm cho các ngư cụ truyền thống dần mất đi tính hiệu quả

- Tôm cá khai thác được chỉ còn lại các loại nhỏ, giá trị thấp

(Nguồn, phỏng vấn hộ, 2010)

Quá trình khảo sát các hộ được chọn cho thấy rằng, nhìn chung nhóm khai thác cố định tuy số lượng ngư cụ không có biến động lớn trong khoảng thời gian vài năm trở lại nhưng ngày càng có xu hướng giảm dần về số lượng thời gian khai thác do hiệu quả khai thác thấp. Ngược lại nhóm khai thác di động tuy sản lượng không bằng trước nhưng so với ngư cụ cố định vẫn hiệu quả hơn. Từ đó để đảm bảo thu nhập người dân liên tục tăng số lượng ngư cụ di động cũng như thời gian khai thác mặc dù ngư trường khai thác bị thu hẹp khá nhiều do hoạt động nuôi trồng thủy sản.

Bảng 12: Số lượng ngư cụ của các nhóm hộ

Các loại ngư cụ Những nhóm sử dụng Số lượng/hộ 2002

Số lượng/hộ 2005

Nò sáo Nhóm khai thác cố định 1 trộ 1 trộ Đáy Nhóm khai thác cố định 1 trộ 1 trộ Chuôm Nhóm khai thác cố định 1 cái 1 cái

D = 20m D = 20m

Lưới kéo

Nhóm khai thác di động 1 vàng 1 vàng L = 100 sải L = 100 sải

Lưới bủa

Nhóm khai thác di động 10 đôi 30 đôi L = 400m L = 1.200m

Lừ

Nhóm khai thác di động Chưa có 100 cái (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn, khảo sát hộ, 2010)

Đối với nhóm khai thác cố định, do đặc tính của các ngư cụ như đáy, nò sáo, chuôm là khai thác cố định, và các ngư cụ này cũng như ngư trường của nó (nơi đặt ngư cụ cố định) đã được phân chia sở hữu, được truyền từ đời này sang đời khác. Do đó số lượng ngư cụ khai thác cố định của hộ thường không đổi, trừ khi xảy ra việc mua bán hay chuyển nhượng ngư cụ giữa các hộ. Nhưng với tình trạng sản lượng đánh bắt ngày càng giảm trong vài năm trở lại đây số lượng ngư cụ cố định không những không tăng lên mà dần ít hoạt động do ngư dân thôi không sử dụng hoặc giảm số ngày giờ khai thác. Thay vào đó là chuyển sang khai thác bằng các ngu cụ di động vì ngư cụ di động có tính linh động hơn, ngư trường khai thác rộng hơn. Nên các ngư cụ di động ngày càng được sử dung nhiều hơn, với số lượng tăng dần, đặc biệt là các loại mới, cải tiến như lừ, lưới (bủa) rê 3 lớp… hiện nay gần như 100% số hộ khai thác thủy sản đều sử dụng ngư cụ lừ (từ 100 - 200 cái/ hộ), tuy lừ chỉ mới xuất hiện từ giữa năm 2005 tại địa phương. Riêng đối với loại ngư cụ

cần từ 5 - 7 lao động, do đó số lượng ngư cụ cũng như hộ sử dụng lưới kéo rất hạn chế.

Tuy hầu hết các ngư cụ khai thác đều có thời gian khai thác là quanh năm nhưng trên thực tế thời gian khai thác còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như thời tiết, đặc tính ngư cụ, tập tính của thủy sản…mà số ngày khai thác trong năm có thể khác đi.

Bảng 13: Số lượng ngày khai thác trung bình/ năm của các nhóm hộ

Loại ngư cụ Các nhóm sử dụng bắt/năm 2002Số ngày đánh bắt/năm 2005Số ngày đánh Nò sáo Nhóm khai thác cố định 365 150

Đáy Nhóm khai thác cố định 365 180

Chuôm Nhóm khai thác cố định 12 4

Lưới kéo Nhóm khai thác di động 365 365 Lưới bủa Nhóm khai thác di động 365 365

Lừ Nhóm khai thác di động 365 365

(Nguồn, khảo sát hộ, 2010)

Qua bảng ta thấy, từ 2002 đến 2005 thời gian khai thác của nhóm ngư cụ cố định giảm rất nhiều, trước đây nò sáo hay đáy đều được khai thác hằng ngày nhưng hiện nay cứ vài ngày mới có tôm cá để thu hoạch nhưng với sản lượng cũng rất thấp. Cụ thể đối với nò sáo năm 2002 thì thu hoạch quanh năm nhưng năm 2005 chỉ thu hoạch 150/365 ngày, tương tự với ngư cụ đáy còn lại 180/365 ngày năm 2005.

Riêng đối với ngư cụ chuôm, do đặc tính của ngư cụ là tạo một ổ sinh thái nhân tạo, tạo điều kiên cho tôm cá kiếm ăn và trú ẩn, sau một thời gian khoảng một vài tháng thì thu hoạch bằng cách vây lưới để bắt tôm cá trú ẩn trong đó, sản lượng thu hoạch được thường rất cao. Vào thời điểm năm 2002 trở đi, lúc nguồn lợi thủy sản vẫn rất dồi dào, ngư dân chi cần thời gian 1 tháng là có thể thu hoạch. Nhưng thời gian gần đây phải chờ một thời gian là 3 tháng hoặc hơn nữa thu hoạch mới cho hiệu quả. Do đó chuôm hiện nay chỉ

khai thác được 4/365 ngày trong năm so với trước đây là 12/365 ngày trong năm.

Đối với nhóm ngư cụ khai thác di động, thời gian khai thác luôn là 365/365 ngày qua các giai đoạn tức là ngư dân luôn sử dụng ngư cụ di động khai thác mỗi ngày (trừ các ngày thời tiết xấu không khai thác được) nhờ hiệu quả khai thác ổn định hơn phương thức khai thác cố định. Tuy nhiên từ khoảng từ năm 2002 trở lại do sự suy giảm sản lượng thủy sản, buộc ngư dân tăng lên về số lượng ngư cụ di động để đảm bảo sản lượng khai thác được, trong đó chủ yếu là ngư cụ lừ và lưới bủa rê 3 lớp là một trong các loại ngư cụ có hiệu quả khai thác ổn định nhất tại địa phương.

Bảng 14: Sản lượng khai thác trung bình của các nhóm hộ qua các giai đoạn (Đơn vị tính 1000 đồng) Loại hoạt động Nhóm sử dụng Sản lượng đánh bắt một ngày năm 2005 (kg) Sản lượng đánh bắt một ngày năm 2009 (kg) % giảm (3) (3)={(1)- (2)}/(1)*100 Thu nhập bình quân một ngày năm 2005 Thu nhập bình quân một ngày năm 2009 % giảm (6) (6)={(4)- (5)}/(4)*100 Nò sáo Cố định 3,5 1 71,42 87.5 25 71,42 Đáy Cố định 3 1,5 50 75 37,5 50 Chuô m Cố định 0,45 0,28 37,77 11.25 7 37,77 Lưới kéo độngDi 35 25 28,57 700 500 28,57 Lưới bủa Di động 6 3 50 150 75 50 Lừ Di động 5 3 40 125 75 40 (Nguồn, khảo sát hộ, 2010)

Đối với nhóm ngư cụ cố định, nò sáo có sự giảm sút lớn nhất, rõ rệt nhất, năm 2009 giảm đến 71,42 % sản lượng so với 2005, từ trung bình 3,5 kg/ngày giảm còn 1 kg/ngày. Từ đó kéo theo sự sụt giảm về thu nhập của ngư dân từ 87500đ/ngày năm 2005 chỉ còn lại 25000đ/ngày năm 2009.

Tương tự sản lượng khai thác được của ngư cụ đáy cũng sụt giảm 50 % so với năm 2005, từ 3 kg/ngày năm 2005 còn lại 1,5 kg/ngày năm 2009. Do đó thu nhập cũng giảm theo từ 75000đ/ngày năm 2005 còn lại dưới 40000đ/ngày năm 2009. Điều này giải thích cho việc ngư dân ngày càng ít sử dụng ngư cụ khai thác cố định mà có xu hướng chuyển sang sử dụng các ngư cụ di động hiệu quả hơn.

Riêng đối với chuôm là một ngư cụ cố định có đặc tính khai thác riêng, số ngày khai thác trên 1 năm ít nên sự chênh lệch sản lượng từ 2005 đến 2009 thể hiện ít rõ ràng hơn, năm 2009 giảm 37,77 % so với 2005. Do số ngày khai thác trên 1 năm ít nên thu nhập bình quân 1/năm thấp, 11250đ/ngày năm 2005 còn 7000đ/ngày năm 2009.

Đối với nhóm ngư cụ khai thác di động, nghề lưới kéo là nghề có thu nhập rất cao và tương đối ổn định về sản lượng nhưng nó đòi hỏi vốn đầu tư ngư cụ và lao động lớn. Tuy nhiên sản lượng khai thác cũng giảm đáng kể 28,57% , 35 kg/ngày năm 2005 còn 25 kg/ ngày năm 2009, kéo theo thu nhập cũng giảm nhiều 700.000đ/ngày năm 2005 còn 500.000đ/ngày năm 2009.

Nghề lưới bủa cũng có sự giảm sút về sản lượng trầm trọng 50% so với 2005, từ 6 kg/ngày năm 2005 chỉ còn 3kg/ngày năm 2009.

Nghề thả lừ chỉ mới xuất hiện năm 2005, sử dụng dễ dàng với hiệu quả khai thác rất cao, nên đã phát triển ồ ạt. Đến nay sản lượng khai thác đã giảm đi khá nhiều 40% so với khi mới xuất hiện, từ đó thu nhập từ nghề thả lừ từ 125000đ/ngày năm 2005 nay chỉ còn 75000đ/ngày.

Tóm lại, sản lượng khai thác cũng như thu nhập từ các hoạt động khai thác của ngư dân liên tục giảm từ năm 2005 đến 2009. Đặc biệt là nhóm khai thác cố định, sự suy giảm sản lượng một cách rõ rệt kéo theo thu nhập thấp đã ảnh hưởng rất lớn đến phương thức khai thác của ngư dân, và ngày càng gây sức ép lên tài nguyên đầm phá.

Một phần của tài liệu tìm hiểu thu nhập của các hộ khai thác thuỷ sản truyền thống trên địa bàn xã vinh hưng- phú lộc- tt huế (Trang 35 - 41)