Xã Vinh Hưng có địa hình khá phức tạp với tổng chiều dài toàn xã là 7 km. Tổng diện tích tự nhiên là 1,606 ha, trong đó diện tích đầm phá chiếm gần 535,14 ha, diện tích đất nông nghiệp chiếm 618,78 ha.
Vinh Hưng thuộc vùng đất cát đầm phá, vùng trũng do ảnh hưởng thủy triều của đầm phá Cầu Hai. Đất đai chủ yếu là đất nội đồng, có dang bồi tụ trên cát được chia làm hai loại chính.
Nhóm đất cát phân bố chủ yếu ở phía đông bắc, nghèo dinh dưỡng, hàm lượng NPK thấp, loại đất này dành cho trồng rừng, lúa màu, cây công nghiệp ngắn ngày và chuyên dùng.
Nhóm đất mặn phân bố ở phía tây nam nghèo dinh dưỡng và mùn thiếu lân, canxi…loại đất này dùng cho nuôi trồng thủy sản, một phần trồng lúa, một phần dùng cho đất ở và đất chuyên dùng.
Theo báo cáo quy hoạch sử dụng đất của UBND xã Vinh Hưng, tổng diện tích tự nhiên 1,606 ha được phân bố như sau:
Bảng 8: Diện tích các loại đất của xã Vinh Hưng. Các chỉ tiêu Đơn vị tính Xã Vinh Hưng Thôn Trung Hưng Đất nông nghiệp Ha 618,78 150 Diện tích trồng lúa Ha 123,8 0 Diện tích trồng màu Ha 35,38 0
Diện tích cây lâu năm Ha 4 0
Đất lâm nghiệp Ha 105,6 0
Đất nuôi trồng thủy sản Ha 350 150
Đất phi nông nghiệp Ha 967,15 402,26
Đất thổ cư Ha 130,08 23,4
Đất chuyên dùng Ha 86,88 13,05
Đất nghĩa địa, tôn giáo Ha 215,05 9,05 Đất mặt nước đầm phá Ha 535,14 356,76
Đất chưa sử dụng Ha 20,07 1,93
(Nguồn, ủy ban nhân dân xã Vinh Hưng)
Vinh Hưng với tổng diện tích mặt nước tương đối lớn 535,14 ha bao gồm đầm phá và sông ngòi, đều thuộc hệ đầm phá Tam Giang với đặc điểm đa dạng sinh học về các loài động thực vật thủy sản, có hơn 162 loài cá, 12 loài tôm trong đó có nhiều loài nhuyễn thể hai vỏ khác như ngao, sò, vẹm.. là một tiềm năng phá triển nuôi trồng thủy sản và nghề đánh bắt thủy sản truyền thống có từ lâu đời của địa phương như nò sáo, đáy, lưới…
Trung Hưng là một thôn nằm ven phá, nghề nghiệp chính của đại bộ phận cư dân là khai thác và nuôi trồng thủy sản gắn bó từ lâu đời, và đây cũng là sinh kế chủ yếu của cộng đồng ngư dân ven phá này. Do đó Trung Hưng mang nét đặc trưng của các cộng đồng ngư dân ven đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Với số dân khoảng 1775 người và số lao động tương đối lớn 864 lao
động Trung Hưng có một lợi thế lớn về nhân lực, tuy nhiên đa số lao động này đều rất hạn chế về trình độ văn hóa nên cũng rất khó khăn trong việc tiếp cận kỹ thuật mới. Trong vài năm trở lại đây việc nuôi trồng thủy sản đã mang lại hiệu quả rất cao góp phần nâng cao đời sống cho người dân diện tích nuôi trồng toàn thôn lên đến 150 ha (lấn sang cả xã Vinh Hà, Phú Vang), tuy nhiên hướng phát triển đầy triển vọng này chỉ kéo dài được vài năm khi mà giờ đây các hộ nuôi trồng thủy sản ngày càng điêu đứng vì thua lỗ do dịch bệnh và ô nhiễm.
Trung Hưng là một trong 4 thôn của xã Vinh Hưng có địa hình thấp trũng nhất, ngoài ra diện tích đất chủ yếu là đất nhiễm mặn chạy dọc và kéo dài ven phá, không có đất cho sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh khó khăn về địa hình thấp trũng thì diện tích đất cũng như chất lượng đất đai ở đây là một cản trở rất lớn cho việc đa dạng hóa thu nhập như trồng trọt, chăn nuôi để ổn định sinh kế cho cộng đồng ngư dân ven phá này. Cũng tương tự như các cộng đồng ngư dân ven phá khác, Trung Hưng cũng là một thôn nghèo, tuy nhiên có sự khác biệt ở đây là toàn bộ người dân của thôn đều không có các tư liệu sản xuất khác như đất đai, tài chính và cả trình độ kiến thức. Điều này càng trở nên bức thiết và ngày càng gây sức ép lên cộng đồng ngư dân nhất là trong tình trạng sản lượng thủy sản khai thác ngày càng giảm, thu nhập giảm trầm trọng trong thời gian trở lại đây và với sức ép này cuộc sống, sinh kế của ngư dân nghèo ở đây sẽ dần đi vào bế tắc nếu họ không có sự lựa chọn hay thay đổi nào về nghề nghiệp, các nguồn thu nhập hoặc một lựa chọn sinh kế mới.