Quyền sở hữu tài sản

Một phần của tài liệu tìm hiểu thu nhập của các hộ khai thác thuỷ sản truyền thống trên địa bàn xã vinh hưng- phú lộc- tt huế (Trang 43 - 44)

Quyền sở hữu tài sản được xem xét là sự tiếp cận nguồn tài nguyên của các nhóm hộ khai thác thủy sản kết quả khảo sát cho thấy rằng các hộ khai thác thủy sản cố định tiếp cận các diện tích nò sáo, chuôm, trộ đáy từ nhiều đời trước và thông qua sự tiếp cận này họ khai thác nguồn lợi tự nhiên trong các diện tích đó. Ngược lại đối với các hộ khai thác thủy sản cố định thì ngư trường khai thác của họ không cố định một địa điểm mà là toàn bộ diện tích mặt nước đầm phá ngoại trừ các diện tích đặt ngư cụ cố định của các hộ khai thác thủy sản cố định, các đường thủy đạo và diện tích các ao nuôi của các hộ nuôi trồng thủy sản.

Như vậy hoạt động khai thác di động và khai thác cố định có mối quan hệ qua lại với nhau. Tuy cùng là khai thác trên diện tích đầm phá nhưng khi số lượng các ngư cụ cố định tăng lên chiếm phần lớn ngư trường thì ngư trường khai thác của các nhóm hộ khai thác di động bị lại bị giảm đi dẫn đến thu nhập của nhóm hộ này ngày càng giảm xuống.

Quá trình khảo sát hộ cho thấy, thực tế hiện nay việc quản lý xắp xếp lại diện tích ngư cụ cố định đã tiến hành. Tuy nhiên các hoạt động khai thác cố định trên địa bàn không còn hiệu quả như trước, cạnh tranh sản lượng thấp so với các loại ngư cụ di động các hộ khai thác cố định đang có xu hướng đa dạng hoạt động khai thác là thêm các nghề khai thác di động. Do đó sự cạnh tranh ngư trường càng diễn ra mạnh mẽ hơn, kết quả là gia tăng sức ép lên tài nguyên đầm phá.

Sản lượng khai thác cũng như thu nhập của ngư dân phụ thuộc rất lớn vào quyền sở hữu diện tích khai thác trên đầm phá. Đặc biệt là nhóm hộ khai thác cố định, việc thực hiện quy định về quyền sử dụng diện tích khai thác cũng như quy định của địa phương của cộng đồng chính ngư dân về ngư trường khai thác là đảm bảo quyền lợi của họ và đảm bảo trật tự, tránh xung đột trong hoạt động khai thác của cộng đồng. Điều này cũng tác động đến hoạt động khai thác di động, khi mà trật tự ngư cụ cố định như đáy, nò sáo… được xắp xếp và quản lý sự phát triển tự phát, trả lại sự thông thoáng cho môi trường đầm phá thì sẽ tạo điều kiện thuân lợi cho hoạt động khai thác di động và ngược lại.

Phần 5. Kết luận và kiến nghị

Một phần của tài liệu tìm hiểu thu nhập của các hộ khai thác thuỷ sản truyền thống trên địa bàn xã vinh hưng- phú lộc- tt huế (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w