1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác động của chính sách miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp và môi trường kinh doanh trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc

28 874 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 433,74 KB

Nội dung

Tác động của chính sách miễn, giảm thuế Thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệpmôi trường kinh doanh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Thị Thùy Dương Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS ngành: Tài chính Ngân hàng; Mã số: 60 34 20 Người hướng dẫn: PGS.TS. Đặng Đức Sơn Năm bảo vệ: 2012 Abstract: Nghiên cứu lý thuyết về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) chính sách miễn giảm thuế TNDN. Phân tích những tác động tích cực tiêu cực của chính sách miễn giảm thuế TNDN đối với các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Đề xuất những giải pháp hoàn thiện, đổi mới chính sách miễn, giảm thuế TNDN trong thời gian tới. Keywords: Chính sách thuế; Doanh Nghiệp; Thuế kinh doanh; Thuế thu nhập Content 1. Tính cấp thiết của đề tài Chủ trương thực hiện chính sách miễn giảm thuế TNDN đã được Nhà nước áp dụng từ lâu ngay từ khi có luật thuế TNDN song việc thực thi chính sách miễn giảm thuế TNDN khó có thể tránh khỏi những sai lầm, những hạn chế trong việc không những không kích thích được sự phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà còn có thể làm sai lệch mục đích sử dụng chính sách miễn giảm thuế TNDN của Nhà nước. Chính vì lẽ đó, việc triển khai nghiên cứu đề tài: “Tác động của chính sách miễn, giảm thuế TNDN đối với các doanh nghiệp môi trường kinh doanh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc” là hết sức cần thiết. Mặc dù việc nghiên cứu tác động của chính sách miễn, giảm thuế TNDN chỉ trong phạm vi một tỉnh, song với địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc các doanh nghiệptính đặc thù với cơ cấu hoạt động sản xuất, kinh doanh rất đa dạng, phong phú. Vì vậy, nghiên cứu những tác động của chính sách miễn, giảm thuế TNDN đối với các doanh nghiệp trên địa bàn Vĩnh Phúc cũng có thể đưa ra những kết luận chung về tác động của chính sách miễn giảm thuế TNDN ở nước ta. 2. Tình hình nghiên cứu Qua thực tế tìm hiểu tôi đã tham khảo được một số tài liệu, công trình nghiên cứu về thuế thu nhập doanh nghiệp có liên quan. Tôi nhận thấy hiện nay chưa có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu khoa học luận văn thạc sĩ nghiên cứu về vấn đề tác động của chính sách miễn, giảm thuế TNDN đối với các doanh nghiệp nói chung trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng. Các bài viết, các công trình nghiên cứu khoa học, luận văn thạc sĩ nghiên cứu về thuế thu nhập doanh nghiệp nói chung, tác động của chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp tới hoạt động của các doanh nghiệp là chưa nhiều. Do đó việc đánh giá về tác dụng thực sự của chính sách miễn giảm thuế TNDN đối với quá trình phát triển kinh tế của đất nước còn nhiều hạn chế. Với mong muốn góp một phần nhỏ trong việc nghiên cứu tác động của chính sách miễn, giảm thuế TNDN đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, tôi cho rằng đề tài “Tác động của chính sách miễn, giảm thuế TNDN đối với các doanh nghiệp môi trường kinh doanh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc” là một đề tài mang tính cấp thiết. 3. Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn tập trung làm rõ một số vấn đề: - Nghiên cứu lý thuyết về thuế TNDN chính sách miễn giảm thuế TNDN. - Phân tích những tác động tích cực tiêu cực của chính sách miễn giảm thuế TNDN đối với các doanh nghiệp hiện đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. - Tác động của chính sách miễn, giảm thuế TNDN đối với Ngân sách của tỉnh. - Đề xuất những giải pháp hoàn thiện, đổi mới chính sách miễn, giảm thuế TNDN trong thời gian tới. 4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài Luận văn là tác động của chính sách miễn giảm thuế TNDN nói riêng trong hệ thống ưu đãi, miễn giảm thuế nói chung cũng như các chính sách thu hút, ưu đãi đầu tư khác của Đảng Nhà nước. Phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn là các vấn đề lý thuyết về tác động của chính sách ưu đãi, miễn, giảm thuế nói chung thuế TNDN nói riêng, đồng thời nghiên cứu những nội dung của chính sách ưu đãi, miễn, giảm thuế TNDN được quy định trong luật thuế TNDN các văn bản liên quan từ năm 2003 đến năm 2009; nghiên cứu thực tế áp dụng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Từ đó chỉ ra những tác động tích cực tiêu cực của chính sách ưu đãi, miễn giảm thuế TNDN hiện hành. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn tiếp cận các lý thuyết về thuế TNDN các chính sách miễn, giảm thuế TNDN, chú trọng đến những tác động của các chính sách này. Ngoài ra luận văn có tham khảo các tài liệu về thuế TNDN cũng như các vấn đề có liên quan. Luận văn sử dụng các số liệu điều tra thống kê tại Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc các Chi cục Thuế trực thuộc, các số liệu thống kê thứ cấp có chọn lọc, đáng tin cậy khác phân tích, mô tả, đánh giá những ưu nhược điểm của sắc thuế. Ngoài ra, luận văn cũng có sử dụng những số liệu sơ cấp điều tra tại một số doanh nghiệp trong tỉnh để làm rõ vấn đề. Cuối cùng, luận văn tổng hợp các vấn đề nghiên cứu trên, suy diễn logic phục vụ đề xuất định hướng giải pháp cho việc hoàn thiện chính sách công tác thực thi chính sách miễn, giảm thuế TNDN. 6. Những đóng góp mới của luận văn Luận văn đã góp phần khái quát được những vấn đề cơ bản về miễn, giảm thuế TNDN cũng như những vấn đề về miễn, giảm thuế. Qua vấn đề miễn, giảm thuế thấy được những tác động đối với các doanh nghiệp, đối với môi trường đầu tư, những ảnh hưởng cần khắc phục cũng như những khiếm khuyết cần khắc phục, điều chỉnh của chính sách miễn, giảm thuế TNDN. Những vấn đề lý luận cũng như những bài học kinh nghiệm là cơ sở để đánh giá thực tiễn cũng như là cơ sở cho thực tiễn vận dụng. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được trình bày thành 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung về thuế TNDN miễn, giảm thuế TNDN Chương 2: Thực trạng triển khai chính sách miễn, giảm thuế TNDN đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc Chương 3: Hoàn thiện chính sách công tác tổ chức thực thi chính sách miễn, giảm thuế TN 5 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP VÀ MIỄN GIẢM THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 1.1 Những vấn đề chung về thuế thu nhập doanh nghiệp 1.1.1 Khái nhiệm thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là một loại thuế trực thu đánh vào thu nhập chịu thuế của cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong kỳ tính thuế. Mức độ động viên thông qua thuế TNDN chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khách quan chủ quan. Trong thực tế, thuế TNDN không chỉ là công cụ động viên nguồn thu cho NSNN mà còn được Nhà nước sử dụng như là một trong những công cụ hướng dẫn, điều tiết quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thông qua việc xác lập hệ thống thuế suất, quy định các khoản chi phí được khấu trừ, quy định chế độ miễn, giảm. Đối với NSNN, thuế TNDN chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng số nguồn thu huy động của NSNN. Ở Việt Nam trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng số lượng các doanh nghiệpcác khu vực công tác cải cách hệ thống chính sách thuế nói chung, cải tiến công tác quản lý thuế nói riêng đã góp phần quan trọng nâng cao tỷ trọng thuế TNDN trong tổng số thu của NSNN. Năm 2006, số thu thuế TNDN chiếm 9,48% trong tổng thu NSNN, năm 2007 là 12,48%, 2008 là 11,05% Nguồn thu từ thuế TNDN chiếm tỷ trọng lớn trong NSNN không chỉ phản ánh sự gia tăng các doanh nghiệp mà còn phản ánh về chất nguồn thu của NSNN do kết quả lao động thặng dư mà có, đồng thời tạo cho NSNN có tính ổn định nhất định. Đối với kinh tế, thuế TNDN là công cụ quan trọng điều chỉnh các mục tiêu kinh tế của Nhà nước. Trong quá trình cải cách thuế TNDN, Nhà nước Việt Nam đã thực hiện chủ trương: - Ban hành một hệ thống pháp luật về thuế TNDN áp dụng chung cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế, tạo sự bình đẳng trong cạnh tranh, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển. 6 - Thực hiện sự ưu đãi về thuế TNDN nhằm khuyến khích việc áp dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào các vùng sâu, vùng xa, vùng còn nhiều khó khăn … - Đưa ra thuế suất ưu đãi áp dụng đối với từng ngành nghề, mặt hàng, khu vực, thể hiện mức độ khuyến khích hay không khuyến khích của Nhà nước đối với những ngành nghề, mặt hàng, lĩnh vực đó trong nền kinh tế. - Khuyến khích bỏ vốn đầu tư vào các ngành nghề, mặt hàng, các vùng mà Nhà nước cần tập trung khuyến khích đẩy mạnh sản xuất. Xét trên phương diện xã hội, thuế TNDN là một trong những công cụ góp phần quan trọng thực hiện chính sách công bằng xã hội của Nhà nước. Một trong những mục tiêu của thuế TNDN là điều tiết thu nhập, đảm bảo sự công bằng trong phân phối thu nhập xã hội. Thuế TNDN được áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, không những đảm bảo bình đẳng công bằng về chiều ngang mà còn cả công bằng về chiều dọc. Tóm lại, thuế TNDN trong thực thi có vai trò quan trọng không chỉ đối với nguồn thu NSNN mà còn là công cụ trợ giúp Nhà nước trong việc điều chỉnh các mục tiêu của kinh tế vĩ mô, bảo đảm yêu cầu công bằng trong phân phối thu nhập giữa các doanh nghiệp. 1.1.2 Nội dung chính của thuế TNDN 1.1.2.1 Đối tượng nộp thuế Nhìn chung các nước đều quy định thu nhập của một pháp nhân kinh doanh phải nộp thuế TNDN. Thu nhập của thể nhân kinh doanh hoặc cá nhân không kinh doanh phải nộp thuế thu nhập cá nhân. 1.1.2.2 Cơ sở tính thuế hay căn cứ tính thuế Bao gồm thu nhập chịu thuế thuế suất. Thu nhập chịu thuế Thu nhập chịu thuế là phần thu nhập làm cơ sở đánh thuế thu nhập. Nó được xác định trên cơ sở các khoản thu nhập nhận được sau khi đã trừ một số khoản thu nhập được trừ chi phí để tạo ra thu nhập đó. 7 Thu nhập chịu thuế = {Doanh thu - Chi phí được trừ} + Các khoản thu nhập khác Thuế suất thuế TNDN Thuế suất là mức độ động viên của Nhà nước trên một đơn vị của đối tượng tính thuế. Thuế suất được xác định bằng đại lượng tuyệt đối hay bằng tỷ suất. 1.2 Một số vấn đề cơ bản về miễn, giảm thuế TNDN 1.2.1 Khái niệm, đặc điểm miễn, giảm thuế TNDN Miễn, giảm thuế TNDN là hình thức dành cho NNT được hưởng những điều kiện thuận lợi khi thực hiện nghĩa vụ thuế TNDN. Các đặc điểm của miễn, giảm thuế TNDN: - Ưu đãi, miễn, giảm thuế thuộc thẩm quyền duy nhất của Nhà nước các tổ chức quốc tế, có sự thỏa thuận giữa các nước thành viên trong lĩnh vực thuế khóa. - Ưu đãi, miễn, giảm thuế luôn chứa đựng các quan điểm giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội của Nhà nước, của các tổ chức kinh tế quốc tế trong từng giai đoạn phát triển nhất định. - Ưu đãi, miễn, giảm thuế chứa đựng tính hai mặt tích cực tiêu cực, đồng thời thường xảy ra tính xung đột về mặt lợi ích. - Việc phân tích tính hiệu quả của chính sách ưu đãi, miễn, giảm thuế khi áp dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh khó lượng hóa mà thường mang tính chất định tính. 1.2.2 Điều kiện nguyên tắc miễn, giảm thuế TNDN 1.2.2.1 Về cơ chế áp dụng ưu đãi - Cơ chế tự động: cho phép doanh nghiệp, dự án đầu tư nhận được các ưu đãi một cách tự động ngay khi đáp ứng đủ mục tiêu cụ thể theo tiêu thức như số tiền đầu tư tối thiểu của dự án vào các khu vực nhất định của nền kinh tế. Các tiêu thức này thường được quy định hoặc trong những luật có liên quan, hoặc trong các quy định thực hiện luật. 8 - Cơ chế xét duyệt: gắn liền với việc chấp thuận hay từ chối đơn xin áp dụng ưu đãi trên cơ sở đánh giá mức thực tế đạt được so với các điều kiện ưu đãi đã đưa ra ban đầu. 1.2.2.2 Về phạm vi ưu đãi Ưu đãi thuế có thể chia thành hai cấp độ: - Ưu đãi trên phạm vi quốc tế: là việc một tổ chức quốc tế, một quốc gia nào đó dành những điều kiện, những quyền lợi đặc biệt hơn về thuế cho một hay một số quốc gia khác trong phạm vi một công ước quốc tế, một hiệp định song phương, đa phương… so với các quốc gia khác khi tham gia vào thương mại quốc tế. - Ưu đãi trên phạm vi quốc gia: là việc một quốc gia dành những điều kiện, những quyền lợi đặc biệt hơn về thuế cho một tổ chức, một doanh nghiệp… nhằm khuyến khích hay hạn chế sự phát triển của một lĩnh vực, một ngành nghề hay một mặt hàng nào đó… theo mục tiêu hoặc đường lối mà Chính phủ đã đặt ra. 1.2.2.3 Mục tiêu hướng của ưu đãi thuế Việc ưu đãi thuế có mục đích trực tiếp là giảm gánh nặng thuế cho NNT gián tiếp tạo điều kiện giúp đỡ về kinh tế cho người chịu thuế, qua đó tạo điều kiện cho NNT hoặc người chịu thuế. Ưu đãi thuế còn nhằm thực hiện một số chủ trương chính sách kinh tế, xã hội của Đảng Nhà nước qua các thời kỳ, khuyến khích các hoạt động thuộc đối tượng chịu thuế. Tùy vào điều kiện mỗi nước cũng như định hướng phát triển của từng thời kỳ mà Chính phủ có thể lựa chọn các hướng ưu đãi sau: - Các ưu đãi nhằm mục tiêu đặc biệt vào các dự án đầu tư định hướng xuất khẩu - Các ưu đãi phát triển ngành - Các ưu đãi phát triển vùng - Ưu đãi cho các ngành công nghiệp non trẻ - Ưu đãi chuyển giao công nghệ - Ưu đãi việc làm 1.2.3 Nội dung cách thức miễn, giảm thuế TNDN 9 1.2.3.1 Hình thức ưu đãi chủ yếu Các dạng ưu đãi thuếbản gồm: - Miễn, giảm thuế có thời hạn: Miễn, giảm thuế có thời hạn là không đánh thuế hoặc giảm thuế thu nhập đối với các dự án đầu tư đủ tiêu chuẩn trong một thời gian nhất định. Các thời kỳ doanh nghiệp được miễn, giảm thuế thường được gọi là các kỳ nghỉ về thuế. - Thuế suất giảm: Áp dụng mức thuế suất thấp hơn thuế suất chuẩn đối với các dự án đầu tư dạt đủ điều kiện. - Trừ chi phí đầu tư hoặc khấu trừ thuế, trợ cấp đầu tư khấu hao nhanh: + Quy định tỷ lệ phần trăm của chi phí đầu tư ban đầu sẽ được trừ ngay trong chi phí của thời kỳ hiện hành, ngoài mức khấu hao thông thường (biện pháp trừ chi phí) hoặc quy định tỷ lệ phần trăm chi phí đầu tư sẽ được trừ vào nghĩa vụ thuế TNDN (biện pháp khấu trừ thuế). Mục tiêu của loại ưu đãi này là nhằm khuyến khích việc đầu tư đối với các nhà xưởng thiết bị trong những ngành cần tập trung. + Trợ cấp đầu tư: Nhà nước chi từ Ngân sách các khoản trợ cấp cho đầu tư, kể cả những khoản đầu tư không mang lại lợi nhuận. + Khấu hao nhanh: Là hình thức chi phí mua tài sản được khấu hao với mức độ nhanh hơn so với mức khấu hao được cho phép theo lịch trình khấu hao thông thường. Nói cách khác nó cho phép trừ chi phí đầu tư trong những năm đầu tiên nhanh hơn so với năm sau. - Trợ cấp tái đầu tư: thực chất là được miễn thuế lợi tức thông qua việc cho phép số lợi tức dùng để tái đầu tư, hay một phần của nó được trừ khỏi lợi tức chịu thuế khi tính thuế, hoặc bằng cách cho các cổ đông được hoàn thuế đã thanh toán với một tỷ lệ nhất định của tổng số lợi tức tái đầu tư. - Giảm thuế khấu trừ tại nguồn: Việc giảm thuế khấu trừ tại nguồn là việc sử dụng mức thuế suất bằng không hay cắt giảm mức thuế khấu trừ tại nguồn nhằm thu hút đầu tư nước ngoài hay khuyến khích một số dự án về chuyển giao công nghệ. - Các khoản giảm trừ đặc biệt: Khoản giảm trừ đặc biệt là khấu trừ gấp đôi cho một số loại chi phí nhất định. 10 - Giảm thuế thu nhập cá nhân bảo hiểm xã hội: Việc giảm thuế đối với tiền lương đóng góp bảo hiểm xã hội thường được sử dụng để thu hút đầu tư vào những vùng có tỷ lệ thất nghiệp cao hay để khai thác một số lực lượng lao động nhất định. - Miễn, giảm thuế tài sản - Giảm thuế nhập khẩu nghĩa vụ hải quan - Quy định khởi điểm thu thuế mức miễn thu: thể hiện sự chiếu cố nhứng người có thu nhập thấp, có gia cảnh khó khăn… - Các đặc khu kinh tế: Các đặc khu kinh tế bao gồm nhiều hình thức quy mô khác nhau, phục vụ cho những mục đích nhất định: Khu miễn thuế xuất nhập khẩu, khu kinh tế tự do, khu thương mại tự do, khu thương mại quốc tế đặc khu kinh tế. Về bản chất các khu này là các khu công nghiệp mà nhà đầu tư được hưởng các đặc lợi, trong đó có đặc lợi rất lớn về thuế. - Các vùng miễn thuế hải quan: Đặc điểm cơ bản của các hình thức khác nhau của vùng miễn thuế hải quan là chúng được hưởng sự miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. 1.2.3.2 Công cụ ưu đãi - Thuế suất thấp: là mức thuế suất được đưa ra thấp hơn mức thuế suất thông thường (thuế suất phổ thông). - Giảm tỷ lệ thuế: Giảm tỷ lệ thuếgiảm tỷ lệ % nhất định trên mức thuế phải nộp. - Thời gian ưu đãi: Là khoảng thời gian nhất định doanh nghiệp được áp dụng những ưu đãi về thuế. Thời gian bắt đầu ưu đãi thuế có thể do doanh nghiệp hoặc cơ quan thuế lựa chọn. 1.2.4 Tính hai mặt của vấn đề miễn, giảm thuế TNDN 1.2.4.1 Tác động của miễn, giảm thuế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Trên giác độ doanh nghiệp: Làm tăng tích lũy vốn cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh hoặc tạo điều kiện cho doanh nghiệp có vốn để đầu tư đổi mới công nghệ, cải tiến quy trình chất lượng sản phẩm trong thời gian nhất định. Trên giác độ Nhà nước [...]... song phần nào chính sách miễn, giảm thu thu nhập doanh nghiệp đã có những đóng góp nhất định vào bức tranh đó 2.2 Chính sách miễn, giảm thu thu nhập doanh nghiệp thực trạng triển khai đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 2.2.1 Chính sách miễn, giảm thu thu nhập doanh nghiệp Chính sách miễn, giảm chủ yếu được thực hiện dựa trên cơ sở của luật thu thu nhập doanh nghiệp được Quốc... Đối tượng nộp thu thu nhập doanh nghiệp theo bao gồm doanh nghiệp các tổ chức thu c các thành phần kinh tế có hoạt động sản xuất, kinh doanhthu nhập Các đối tượng nộp thu thu nhập doanh nghiệp này khi đáp ứng đủ các điều kiện về miễn, giảm thu được quy định trong luật sẽ được miễn, giảm thu thu nhập doanh nghiệp Về mức miễn, giảm 22 Thu suất thu thu nhập doanh nghiệp theo luật thu mới được... định hướng hoàn thiện chính sách miễn, giảm thu Thu nhập doanh nghiệp Hai là, quá trình thực thi chính sách miễn, giảm thu Những vấn đề trên đây cho thấy việc nghiên cứu những vấn đề chung về thu Thu nhập doanh nghiệp miễn, giảm thu Thu nhập doanh nghiệp là một việc làm 15 cấp thiết Chương 2 THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH MIỄN, GIẢM THU THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN... chính sách ưu đãi, miễn, giảm thu thu nhập doanh nghiệp, Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã chỉ đạo sát sao các ngành các cấp, nhất là Cục thu triển khai thực thi chính sách ưu đãi, miễn, giảm thu thu nhập doanh nghiệp, bước đầu đã đạt được một số kết quả tích cực 2.3 Phân tích những tác động của chính sách miễn, giảm thu thu nhập doanh nghiệp đối với quá trình sản xuất, kinh doanh của các doanh. .. miễn, giảm thu thu nhập doanh nghiệp - Các cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước thì đều cho rằng chính sách ưu đãi miễn, giảm thu thu nhập doanh nghiệp ra đời là rất phù hợp 2.3.2 Những kết quả đạt được đối với doanh nghiệp, đối với kinh tế tài chính của tỉnh Đối với các doanh nghiệp, miễn, giảm thutác dụng kích thích đầu tư, tích luỹ vốn để sản xuất, tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường. .. NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC 2.1 Thực trạng về hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 2.1.1 Vài nét về số lượng, quy mô, cơ cấu ngành nghề của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 2.1.1.1 Tổng quan về tỉnh Vĩnh Phúc 2.1.1.2 Các khu công nghiệp hiện đang hoạt động tại tỉnh Vĩnh Phúc Một số khu công nghiệp đang hoạt động như: - Khu công nghiệp Bình... giảm thu nói chung thu thu nhập doanh nghiệp nói riêng, phân tích thực tế áp dụng chính sách ưu đãi miễn, giảm thu thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, từ đó chỉ ra những tác dụng tích cực những mặt còn hạn chế của chính sách ưu đãi miễn, giảm thu thu nhập doanh nghiệp hiện đang có hiệu lực ở nước ta Cho đến... rõ được các vấn đề có tính lý luận về ưu đãi miễn, giảm thu thu nhập doanh nghiệp, phân tích lý thuyết tác dụng của chính sách miễn, giảm thu thu nhập doanh nghiệp trên hai góc độ: tích cực tiêu cực, đồng thời khái quát hoá các quy định về miễn, giảm thu thu nhập doanh nghiệp hiện đang có hiệu lực ở nước ta Cùng với việc nghiên cứu lý thuyết, Luận văn đã đi sâu nghiên cứu kinh nghiệm của các nước... áp dụng chính sách miễn, giảm thu thu nhập doanh nghiệp rút ra những bài học cần thiết đối với Việt Nam Đặc biệt, Luận văn đã hoàn thành một khối lượng khá lớn về phân tích, đánh giá tác dụng thực tế của chính sách ưu đãi miễn, giảm thu thu nhập doanh nghiệp hiện đang được áp dụng đối với các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc Qua phân tích, đánh giá Luận văn cho rằng tác dụng... rằng tác dụng tích cực của chính sách miễn, giảm thu thu nhập doanh nghiệp là chủ yếu, những mặt còn hạn chế là khó tránh khỏi trong bối cảnh hoạt động sản xuất kinh doanh đa dạng phức tạp Trong bối cảnh mới của đất nước nói chung hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng, việc tiếp tục thực hiện chính sách ưu đãi miễn, giảm thu thu nhập doanh nghiệp là hết sức cần . Tác động của chính sách miễn, giảm thu Thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp và môi trường kinh doanh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc . những tác động của chính sách miễn, giảm thu thu nhập doanh nghiệp đối với quá trình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Ngày đăng: 06/02/2014, 21:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w