1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác động của chính sách ưu đãi thuế thu nhập DN vốn đầu tư nước ngoài đến NLCT của Samsung Electronics Việt Nam

81 345 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 2,08 MB

Nội dung

+ Kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách kinh tế đối với Nhà nước + Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.. + Đề xuất một số giải pháp đối với Nhà nước v

Trang 1

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ vi

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

MỞ ĐẦU 1

1.4.2 Qúa trình phân tích chính sách 4

1.1 Những vấn đề chung về cạnh tranh 4

1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh 4

1.1.2 Các hình thức cạnh tranh 6

1.1.3 Vai trò của cạnh tranh 7

1.2 Những vấn đề chung về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 8

1.2.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 8

1.2.1.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh của quốc gia 9

1.2.1.2 Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 9

1.2.1.3 Khái niệm năng lực cạnh tranh của sản phẩm 10

1.2.1.4 Mối quan hệ giữa ba cấp độ của năng lực cạnh tranh 11

1.2.2 Ý nghĩa của nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 11

1.2.3 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 12

1.2.4 Các yếu tố tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 14

1.2.4.1 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp: 14

1.2.4.2 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp 19

1.2.5 Các mô hình lý thuyết phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: mô hình ma trận SWOT, mô hình kim cương của Michael E.Porter.21 1.2.5.1 Mô hình ma trận SWOT 21

1.2.5.2 Mô hình kim cương của Michael E.Porter 21

Trang 2

NAM 23

2.1 Tổng quan về công ty Samsung Electronics Việt Nam 23

2.1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển 23

2.1.2 Sản phẩm dịch vụ 24

2.1.3 Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của Samsung Electronics Việt Nam 25 2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của Samsung Electronics Việt Nam 27

2.2.1 Năng lực tài chính 27

2.2.2 Năng lực quản lý và nguồn nhân lực 28

2.2.3 Chất lượng về sản phẩm 30

2.2.4 Năng lực về thương hiệu 31

2.2.5 Năng lực phát triển thị phần 31

2.3 Tác động của chính sách ưu đãi thuế TNDN đến năng lực cạnh tranh của Samsung Electronics Việt Nam 32

2.3.1 Các chính sách ưu đãi thuế TNDN với Samsung Electronics Việt Nam 32 2.3.2 Tác động của chính sách ưu đãi thuế TNDN đến năng lực cạnh tranh của Samsung Electronics Việt Nam 35

2.4 Những vấn đề rút ra sau nghiên cứu 41

2.4.1 Ưu điểm 41

2.4.2 Nhược điểm 41

2.4.3 Đánh giá chung 41

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SAMSUNG ELECTRONICS VIỆT NAM 42

3.1 Kiến nghị đối với nhà nước 42

3.2 Kiến nghị đối với Công ty Samsung Electronics Việt Nam 42

KẾT LUẬN 43

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 44

PHỤ LỤC 46

Trang 3

ĐTDĐ Điện thoại di động

KCN Khu công nghiệp

KTTT Kinh tế thị trường

SEV Samsung Electronics Việt Nam

TNDN Thu nhập doanh nghiệp

Trang 4

Hình 1.2 Mô hình ma trận SWOT 21

Hình 1.3 Mô hình kim cương của Michael E.Porter 22

Biểu đồ 2.1 Tiến trình Samsung Electronics đầu tư vào Việt Nam từ năm 2008 27

Biểu đồ 2.2 Doanh thu của SEV giai đoạn 2010 – 2016 28

Biểu đồ 2.3 Thị phần di động tại Việt Nam giai đoạn 2014 – 2016 32

Biểu đồ 2.4 Lợi nhuận sau thuế của những doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 36

Trang 5

Bảng 2.2 Tài sản, Nợ, Doanh thu bán hàng và Lợi nhuận sau thuế của SEV năm 2014 38Bảng 2.3 Tài sản, Nợ, Doanh thu bán hàng và Lợi nhuận sau thuế của SEV năm 2015 39Bảng 2.4 Tài sản, Nợ, Doanh thu bán hàng và Lợi nhuận sau thuế của SEV năm 2016 40

Trang 6

1 Lý do chọn đề tài

Trong những năm qua, Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi thuế đối với hoạt động đầu tư nước ngoài nhằm thu hút nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội Bên cạnh những kết quả tích cực mang lại, một số chính sách thuế đối với hoạt động này cũng còn nhiều bất cập, tồn tại những kẽ hở để các doanh nghiệp lợi dụng trốn thuế Để thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài, trong những năm qua Việt Nam đã thực hiện chính sách “trải thảm đỏ” kêu gọi thu hút đầu tư nước ngoài bằng nhiều chính sách, khuyến khích, ưu đãi đầu tư, trong đó có chính sách ưu đãi về thuế Cụ thể: Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) được ban hành năm 2008 và Luật số 32/2013/QH13 sửa đổi một

số điều của Luật Thuế TNDN được Quốc hội thông qua ngày 19/6/2013 (có hiệu lực từ 01/01/2014) được đánh giá là có sự đổi mới mạnh mẽ với nhiều chính sách

ưu đãi, khuyến khích DN đầu tư phát triển.

Theo đó, ưu đãi thuế suất (10% lên đến 15 năm và 20% lên đến 10 năm); miễn, giảm thuế có thời hạn (tối đa đến 9 năm); cho phép chuyển lỗ (trong vòng 5 năm); miễn đánh thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài; hoàn thuế cho lợi nhuận tái đầu tư; cho phép được khấu hao nhanh Để được hưởng các ưu đãi này, Luật Thuế TNDN trước đây (năm 2008) và Luật Thuế TNDN hiện hành (được ban hành năm 2013) đã quy định nhiều tiêu chí ưu đãi khác nhau, như: Địa bàn, khu kinh tế, khu công nghệ cao; lĩnh vực công nghệ cao, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng của Nhà nước, sản xuất sản phẩm phần mềm, lĩnh vực giáo dục - đào tạo và môi trường Việc đổi mới chính sách thuế theo hướng ưu đãi, khuyến khích đầu tư nói chung và đầu tư nước ngoài nói riêng trong thời gian qua đã góp phần khơi thông nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam Và việc thay đổi này tác động không nhỏ tới khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong đó có Samsung Electronics Việt Nam.

Chính vì lý do này, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Tác động của chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đến năng lực cạnh tranh của Samsung Electronics Việt Nam”

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài

Hiện nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề tác động của chính sách ưu đãi thuế TNDN nói chung và thuế TNDN cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nói riêng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp như:

Trang 7

tranh của doanh nghiệp”, Tạp chí Tài chính, Kỳ 2 – Tháng 4/2015 (607), tr 21-23.

Bài viết nêu lên các chính sách thuế nói chung cùng ưu và nhược điểm khidoanh nghiệp áp dụng Từ đó đưa ra các điều kiện sử dụng chính sách thuế để nângcao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

- Trần Hoàng Long (2013), “Nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách giãn thuế,giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của cácdoanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh”, luận văn thạc sĩchuyên ngành quản trị kinh doanh, Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội

Luận văn chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu những tác động của chính sáchgiãn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinhdoanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

Tiểu luận của chúng tôi cũng kế thừa các lý luận và thực tiễn ấy để từ đó phát triển nghiên cứu về đề tài của mình Trong phạm vi nghiên cứu tại Samsung Electronics Việt Nam chúng tôi nhận thấy tác động của chính sách ưu đãi thuế TNDN cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là vô cùng quan trọng, mong muốn tìm ra các giải pháp có tính thiết thực và hiệu quả nhất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

-Mục đích chung: Đề xuất các biện pháp và kiến nghị có đủ cơ sở khoa học

(cả lý thuyết và thực tiễn) nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Samsung

Electronics Việt Nam

+ Kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách kinh tế đối với Nhà nước

+ Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

- Mục tiêu: Trên cơ sở đó 3 mục tiêu được đặt ra:

+ Tổng hợp lý thuyết cơ bản về: cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp+ Đánh giá thực trạng tác động của chính sách TNDN cho các doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

+ Đề xuất một số giải pháp đối với Nhà nước và bản thân doanh nghiệp nhằm nângcao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong thời gian tới

Trang 8

- Đối tượng nghiên cứu: Tác động của chính sách ưu đãi thuế TNDN cho các

doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đến năng lực cạnh tranh của SamsungElectronics Việt Nam

- Phạm vi nghiên cứu: tổng hợp và phân tích dữ liệu từ năm 2010 đến 2016 Từ đó

đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của của SamsungElectronics Việt Nam trong giai đoạn 2017 – 2020

5 Phương pháp nghiên cứu

Tiểu luận sẽ sử dụng các phương pháp khác nhau mang tính chất truyền thống trong nghiên cứu kinh tế làm cơ sở cho việc nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu tại bàn: Các thông tin thứ cấp được thu thập và sửdụng chủ yếu từ các nguồn: các sách báo, tạp chí chuyên ngành liên quan, tài liệu từcác cổng thông tin internet, báo cáo tài chính của Samsung Electronics Việt Nam

- Phương pháp nghiên cứu phi thực nghiệm: điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn

- Kết hợp các phương pháp thống kê, phân tích và so sánh để đánh giá thực trạngnăng lực cạnh tranh của Samsung Electronics Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất một sốgiải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Samsung Electronics Việt Nam

6 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận và danh mục các hình vẽ, biểu đồ, bảng và tài liệu tham khảo, Tiểu luận được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề chung về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng tác động của chính sách ưu đãi thuế TNDN cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đến năng lực cạnh tranh của Samsung Electronics Việt Nam

Chương 3: Một số kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Samsung Electronics Việt Nam

Trang 9

I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH KINH TẾ, THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA

DOANH NGHIỆP1.1 Tổng quan về Chính sách kinh tế

1.1.1 Nhà nước và các công cụ của nhà nước

- Hệ thống pháp luật Hệ thống pháp luật là một công cụ quản lý vĩ mô của Nhànước, nó tạo ra khuôn khổ pháp luật cho các chủ thể kinh tế hoạt động,

phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo đảmcho nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa Hệ thống pháp luậtbao trùm mọi hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm những điều luật cơ bản vềhoạt động của các doanh nghiệp (Luật Doanh nghiệp), về hợp đồng kinh tế, vềbảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, bảo vệ môi trường, v.v Các luật đó điềuchỉnh hành vi của các chủ thể kinh tế, buộc các doanh nghiệp phải chấp nhận sựđiều tiết của Nhà nước

- Kế hoạch hoá Cơ chế vận hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa là kế hoạch kết hợp với thị trường Kế hoạch và thị trường là hai công cụquản lý của Nhà nước, chúng được kết hợp chặt chẽ với nhau Sự điều tiết củathị trường là cơ sở phân phối các nguồn lực, còn kế hoạch khắc phục tính tựphát của thị trường, làm cho nền kinh tế phát triển theo định hướng của kếhoạch Kế hoạch nói ở đây được hoạch định trên cơ sở thị trường, bao quát tất

cả các thành phần kinh tế, tất cả các quan hệ kinh tế, kể cả quan hệ thị trường

- Lực lượng kinh tế của Nhà nước Nhà nước quản lý nền kinh tế không chỉbằng các công cụ pháp luật, kế hoạch hoá, mà còn bằng lực lượng kinh tế củaNhà nước và tập thể để chúng dần dần trở thành nền tảng của nền kinh tế, hỗ trợcác thành phần kinh tế khác phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thúcđẩy sự tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững Nhờ đó Nhà nước có sức mạnhvật chất để điều tiết, hướng dẫn nền kinh tế theo mục tiêu kinh tế - xã hội do kếhoạch đặt ra

- Chính sách tài chính và tiền tệ Đối với nền kinh tế thị trường, Nhà nước quản

lý bằng các biện pháp kinh tế là chủ yếu Những biện pháp kinh tế điều tiết vĩ

mô của Nhà nước chủ yếu là chính sách tài chính và chính sách tiền tệ

Trang 10

Chính sách tài chính, đặc biệt là ngân sách nhà nước có ảnh hưởng quyết địnhđến sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế và xã hội Thông qua việc hình thành

và sử dụng ngân sách nhà nước, Nhà nước điều chỉnh phân bố các nguồn lựckinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng, bảo đảm công bằng trong phân phối và thựchiện các chức năng của mình Nội dung của ngân sách nhà nước bao gồm cáckhoản thu và các khoản chi Bộ phận chủ yếu của các khoản thu là thuế Chínhsách thuế đúng đắn không chỉ tạo nguồn thu cho ngân sách, mà còn khuyếnkhích sản xuất, điều tiết tiêu dùng

Chính sách tiền tệ Là một công cụ quản lý vĩ mô trọng yếu, vai trò của nó trongđiều tiết kinh tế vĩ mô ngày càng tăng cùng với sự phát triển của kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa Chính sách tiền tệ phải khống chế đượclượng tiền phát hành và tổng quy mô cho tín dụng Trong chính sách tiền tệ, lãisuất là công cụ quan trọng, là phương tiện điều tiết cung, cầu tiền tệ Việc thắtchặt hay nới lỏng cung ứng tiền tệ, kìm chế lạm phát thông qua hoạt động của

hệ thống ngân hàng sẽ tác động trực tiếp đến nền kinh tế

- Các công cụ điều tiết kinh tế đối ngoại

Để mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, Nhà nước sử dụng nhiềucông cụ, trong đó chủ yếu là thuế xuất - nhập khẩu, bảo đảm tín dụng xuấtkhẩu, trợ cấp xuất khẩu Thông qua các công cụ đó, Nhà nước có thể khuyếnkhích xuất khẩu, bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước, nâng cao khả năng cạnhtranh hàng hoá của nước ta; giữ vững được độc lập, chủ quyền, bảo vệ được lợiích quốc gia trong quan hệ kinh tế quốc tế

1.1.2 Tổng quan về các chính sách kinh tế

 Khái niệm chính sách kinh tế

Theo cách tiếp cận trên, chính sách kinh tế là tổng thể các quan điểm, các giảipháp và công cụ mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các chủ thể kinh tế - xã hộinhằm giải quyết các vấn đề kinh tế lặp đi lặp lại, thực hiện những mục tiêu nhất địnhtheo định hướng mục tiêu tổng thể của đất nước

Trong giáo trình này chúng ta sẽ nghiên cứu các chính sách kinh tế như mộtcông cụ quản lý Nhà nước Các chính sách đó là một bộ phận của các chính sách công

Các chính sách kinh tế trong hệ thống các chính sách kinh tế - xã hội

Các chính sách kinh tế - xã hội là công cụ quản lý quan trọng của nhà nước đốivới mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội, do đó chúng rất đa dạng Có thể phan

Trang 11

loại chính sách kinh tế - xã hội nói chung và chính sách kinh tế nói riêng theo nhiềutiêu chí khác nhau.

- Xét theo lĩnh vực tác động: Căn cứ vào lĩnh vực tác động, các chính sách kinh

tế - xã hội có thể được chia thành những nhóm chính sách sau:

+ Chính sách kinh tế: là những chính sách điều tiết các mối quan hệ kinh tếnhằm tạo ra động lực phát triển kinh tế - xã hội Các chính sách kinh tế tạothành một hệ thống phức tạp bao gồm nhiều chính sách:

 Chính sách tài chính;

 Chính sách tiền tệ-tín dụng;

 Chính sách phân phối;

 Chính sách kinh tế đối ngoại;

 Các chính sách cơ cấu kinh tế;

 Chính sách phát triển các ngành kinh tế;

 Chính sách cạnh tranh;

 Chính sách phát triển các loại thị trường;

Các chính sách kinh tế có tầm quan trọng hàng đầu đối với sự phát triểncủa đất nước vì đóng vai trò tạo ra cơ sở để thực hiện tất cả các chính sáchcông khác Công cuộc đổi mới hơn 20 năm qua đạt được các thành tựu đáng

kể như ngày nay là do Đảng và Nhà nước Việt Nam đã chú trọng đề ra vàthực thi thành công nhiều chính sách kinh tế đúng đắn

Ngoài ra các chính sách kinh tế tồn tại một cách độc lập, trong cácchính sách công khác cũng có thể tồn tại những bộ phận được coi là chínhsách kinh tế Chẳng hạn như chính sách cho nông dân nghèo vay vốn để sảnxuất kinh doanh là một bộ phận của chính sách xã hội rất lớn – chính sáchxóa đói giảm nghèo

+ Các chính sách xã hội: là những chính sách điều tiết các mối quan hệ xã hội,làm cho xã hội phát triển theo hướng công bằng, dân chủ và văn minh Cácchính sách xã hội cơ bản bao gồm:

 Chính sách lao động và việc làm;

 Chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình;

Trang 12

 Chính sách bảo vệ sức khỏe toàn dân;

 Chính sách xóa đói giảm nghèo;

 Chính sách xây dựng nền dân chủ xã hội;

 Chính sách đối với các giai tầng xã hội;

 Chính sách đối với các giới đồng bào;…

Nhà nước Việt Nam rất coi trọng các chính sách xã hội, bởi vì xét chocùng sự phát triển kinh tế là nhằm nâng cao đời sống vật chất tinh thần chocon người

+ Các chính sách văn hóa: là những chính sách nahwmf phát triển nền văn hóavới tư cách là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực phát triển xã hội Cácchính sách văn hóa cơ bản là:

Chính sách giáo dục và đào tạo;

Chính sách phát triển khoa học và công nghệ;

Chính sách văn hóa, thông tin;

Chính sách bảo tồn và phát huy di sản và truyền thống dân tộc v.v…+ Chính sách đối ngoại: là những chính sách điều tiết các mối quan hệ đốingoại của một đất nước với các quốc gia trên thế giới Đây là bộ phận chínhsách rất quan trọng vì trong điều kiện thế giới đang ở xu thế tăng cường mởcửa và hội nhập, nếu một quốc gia không có những quyết sách đối ngoạiđúng đắn thì sẽ bị cô lập và tụt hậu

+ Chính sách an ninh, quốc phòng: bao gồm các chính sách an ninh và cácchính sách quốc phòng Đó là những chính sách hướng vào việc tăng cườngtiềm lực quốc phòng, an ninh, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tạo điều kiệncho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước

1.1.3 Hoạch định chính sách kinh tế

1.1.3.1Tổng quan về hoạch định chính sách kinh tế

Chính sách quản lý nói chung và chính sách kinh tế nói riêng là tổng thể cácquan điểm, tư tưởng, các giải pháp và công cụ mà Nhà nước sử dụng để tác động lên

Trang 13

các đối tượng và khách thể quản lý nhằm giải quyết vấn đề chính sách, thực hiện cácmục tiêu nhất định, theo hướng mục tiêu phát triển kinh tế.

Theo đó, chính sách kinh tế hiện diện như là những công cụ của Nhà nước,được Nhà nước ban hành để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước.Chính sách kinh tế không phải là những đường lối chung, cũng không phải là nhữngđịnh hướng lớn, ngược lại, bao giờ cũng là cái cụ thể Chính sách kinh tế luôn hướngvào việc sử lý các vấn đề cấp bách ra từ thực tiễn của đời sống kinh tế- xã hội, tậptrung vào giải quyết các tình huống cụ thể nảy sinh trong quá trình hoạt động thực tiễncủa một giai đoạn nhất định

Có thể hình dung quá trình hoạch định chính sách kinh tế một cách vắn tắt nhưsau: trước hết, xuất phát từ một vấn đề bức xúc của thực tiễn hoặc từ một vấn đề quantrọng trong đời sống kinh tế xã hội, các chuyên gia tiến hành phân tích vấn đề, mụctiêu và đề xuất một số giải pháp để giải quyết vấn đề, hình thành nên các phương án,chính sách Sau đó toàn bộ những đề xuất về vấn đề, mục tiêu, giải pháp sẽ được đánhgiá để lựa chọn phương án tối ưu Bản dự thảo chính sách đó được trình lên cơ quan,nhà nước có thẩm quyền để xem xét, thông qua và giao quy định Quyết định được thểchế hóa và ban hành dưới hình thức một văn bản quy phạm pháp luật để đưa vào quátrình thực hiện

Tóm lại, hoạch định chính sách kinh tế là một quá trình bao gồm việc xác địnhcác mục tiêu, các giải pháp và công cụ để thực hiện mục tiêu, được cơ quan nhà nước

có thẩm quyền thông qua và ban hành dưới hình thức một văn bản quy phạm phápluật

Như vậy sản phẩm của quá trình hoạch định chính sách kinh tế là một chínhsách kinh tế được thể chế hóa Để tạo ra sản phẩm đó, quá trình hoạch định chính sách

có hai nhiệm vụ chính:

- Phải xây dựng được chính sách tối ưu hoặc hợp lý

- Phải thể chế hóa chính sách dưới hình thức văn bản quy phạm pháp luật

Chính sách phù hợp với từng thời kỳ, tránh quan điểm bảo thủ, đồng thời cũngtránh quan điểm nóng vội muốn đốt cháy văn bản

Trang 14

Hơn nữa để dánh giá một chính sách là hợp lý hay không hợp lý thì phải xâydựng được hệ thống chỉ tiêu, mà chỉ tiêu lại phụ thuộc lớn vào hoàn cảnh lịch sử.

1.1.3.2 Qúa trính hoạch định chính sách kinh tế

Hoạch định chính sách là một quá trình bao gồm một chuỗi các công việc liênhoàn cần tiến hành (gọi là các bước hoạch định chính sách) để đưa ra được một chínhsách kinh tế hợp lý được thể chế hóa Có thể có các cách tiếp cận khác nhau khi xemxét quá trình hoạch định chính sách kinh tế Chẳng hạn theo cách tiếp cận hành chính –

tổ chức thì quá trình hoạch định chính sách công nói chung, chính sách kinh tế nóiriêng gồm các bước:

- Phân tích tình thế xã hội, đề xuất sáng kiến về các vấn đề chính sách và đưa ra chương trình nghị sự về chính sách

- Cấp có thẩm quyền chấp thuận, giao cho cơ quan nào đó xây dựng dự thảo hoặc

đề án chình sách

- Các nhà phân tích sẽ tiến hành việc phân tích vấn đề, mục tiêu, giải pháp để lựa chọn phương án chính sách tối ưu

- Đề án được hoàn chỉnh và trình cấp có thẩm quyền quyết định chính sách

- Cấp có thẩm quyền tiến hành xét duyệt, điều chỉnh, xem xét

- Thông qua chính sách

- Thể chế hóa chính sách dưới dạng văn bản quy phạm pháp luật

Quá trình trên thường được áp dụng cho các chính sách kinh tế lớn đặc biệ quan trọng,thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội hay Chính phủ Còn việc xây dựng cácchính sách cụ thể thường được giao cho các Bộ, các cấp chính quyền địa phương vàcác cơ quan có liên quan khác; và thường được nghiên cứu cho cách tiếp cận côngnghệ xây dựng chính sách (còn gọi là quá trình hoạch định chính sách theo mô hìnhhợp lý) Song dù theo cách tiếp cận nào thì kết quả của nó cũng đều là một chính sáchkinh tế hợp lý được thể chế hóa

Trong chương này, chúng ta sẽ nghiên cứu quá trình hoạch định chính sáchkinh tế theo mô hình hợp lý, Theo cách tiếp cận này quá trình hoạch định chính sách

có nhiều điểm tương đồng với quá trình ra quyết định Đây là quy trình chung được sửdụng cho mọi loại hình chính sách, bao gồm các bước sau:

Trang 15

1 Phân tích vấn đề chính sách

2 Xác định mục tiêu của chính sách

3 Xây dựng các phương án tối ưu

4 Đánh giá và lựa chọn phương án tối ưu

5 Quyết định và thể chế hóa chính sách

Các bước này trên thực tế được tiến hành song song đồng thời bổ trợ cho nhau

1.1.4 Tổ chức thực thi chính sách

1.1.4.1Tầm quan trọng của tổ chức thực thi chính sách kinh tế

Có thể nói, quá trình tổ chức thực thi có ý nghĩa quyết định đối với sự thànhcông hay thất bại của một chính sách kinh tế và có tầm quan trọng lớn lao đối với hoạtđộng quản lý của Nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế Thật vậy:

- Để giải quyết các vấn đề kinh tế bức xúc và quan trọng của xã hội càn phỉahoạch định các chính sách kinh tế Nhưng đó chỉ mới là điều kiện cần và điều kiện tiênquyết để có một chính sách thành công Tiếp theo phải biến chính sách thành hànhđộng cụ thể, tức là phải có sự can thiệp của nhà nước vào quá trình kinh tế, tiến hànhcác giải pháp chính sách trên thực tế để thực hiện được các mục tiêu của chính sách.Một chính ssachs được hoạch định có tốt đến đâu chăng nữa nhưng nếu tổ chức thựcthi chinh sách không tốt thì mục tiêu chính sách cũng không dược thực hiện trên thực

tế, tức là dẫn đến sự thất bại của chính sách Như vậy, tổ chức thực thi chính sáchchính là điều kiện đủ, điều kiện quyết định để đưa chính sách vào cuộc sống, để cómột chính sách thành công

- Tổ chức thực thi chính sách nếu được tiến hành không tốt, sẽ dẫn đến sự thiếutin tưởng, thậm chí sự chống đối của nhân dân đối với Nhà nước Điều này hoàn toànbất lợi về mặt chính trị và xã hội, gây ra những khó khăn cho Nhà nước trong quản lýkinh tế và quản lý xã hội nói chúng

- Có những vấn đề thực tiễn mà trong giai đoạn hoạch định chính sách chưa phátsinh hoặc đã phát sinh nhưng các nhà hoạch định không nhận thấy, đến giải đoạn tổchức thực thi mới được phát hiện Quá trình thực thi chính sách với những hoạt độngthực tiễn còn góp phần điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện, chính sách, khiến cho chínhsách ngày càng phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của cuộc sống

Trang 16

- Cuối cùng, việc đánh giá một chính sách kinh tế chỉ có thể đầy đủ và có sứcthuyết phục sau khi thực hiện chính sách đó trên thực tế Qua tổ chức thực thi mới cóthể biết chính xác chính sách có được xã hội và đại đa số nhân dân chấp nhận haykhông, có đi vào cuộc sống hay không.

Như vậy, tổ chức thực thi chính sách là giai đoạn tổng hợp liên quan đến giaiđoạn hoạch định và cả đánh giá chính sách

1.1.4.2Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách kinh tế và các điều kiện cần

thiết để tổ chức thực thi chính sách kinh tế thành công

Có thế phân loại các yếu tố ảnh hưởng đến quá trính thực thi chính sách kinh tếlàm 2 nhóm:

- Yếu tố giao tiếp truyền đạt

- Năng lực tác động lên thái độ và hành động của nhân dân

1.1.4.3Qúa trình tổ chức thực thi chính sách kinh tế

Bao gồm các bước:

- Chuẩn bị triển khai chính sách

- Chỉ đạo thực thi chính sách

- Kiểm tra sự thực hiện chính sách

1.1.4.4 Lựa chọn các hình thức và phương pháp thực thi chính sách kinh tế

Trang 17

- Hình thức sốc

- Hình thức đi vào chiều sâu

Các phương pháp thực thi chính sách kinh tế

1.2 Những vấn đề chung về thuế thu nhập doanh nghiệp

1.2.1 Sự ra đời và bản chất của thuế:

Khi Nhà nước ra đời, để có tiền chi tiêu cho sự tồn tại và hoạt động của mình,Nhà nước đã đặt ra chế độ thuế khóa do dân cư đóng góp để hình thành quỹ tiền tệ củamình Xét về mặt khái niệm và bản chất thì cho đến nay đã xuất hiện nhiều quan điểmkhác nhau Một số khái niệm về thuế từ nhiều học giả khác nhau bao gồm:

Nhà kinh tế học Gaston Jeze (1934) trong cuốn "Tài chính công" đã đưa ra mộtkhái niệm về thuế và đây được coi là cổ điển nhất và cũng nổi tiếng nhất Theo tác giả,

"Thuế là một khoản đóng góp bằng tiền, có tính chất xác định, không hoàn trả trực tiếp

do các công dân đóng góp cho Nhà nước thông qua con đường quyền lực nhằm bù đắpcác khoản chi tiêu của Nhà nước" Theo thời gian, khái niệm cổ điển này đến nay đãđược bổ xung, chỉnh sửa và hoàn thiện như sau: "Thuế là một khoản đóng góp bằngtiền, có tính chất xác định, không hoàn trả trực tiếp do các công dân đóng góp cho Nhànước thông qua con đường quyền lực nhằm bù đắp những chi tiêu của việc thực hiệncác chức năng kinh tế - xã hội của Nhà nước"

Theo các nhà kinh điển, "Thuế là cái mà Nhà nước thu của dân nhưng không bùlại" và " Thuế cấu thành nên nguồn thu của chính phủ, nó được lấy ra từ sản phẩm củađất đai và lao động trong nước, xét cho cùng thì thuế được lấy ra từ tư bản hay thunhập của người chịu thuế"

Trên góc độ phân phối thu nhập, "Thuế là hình thức phân phối và phân phối lạitổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân nhằm hình thành nên quĩ tiền tệ tập trung

Trang 18

lớn nhất của Nhà nước (Quỹ ngân sách Nhà nước) để đáp ứng nhu cầu chi tiêu choviệc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước".

Trên góc độ người nộp thuế thì thuế được xác định: " Thuế là khoản đóng gópbắt buộc mà mỗi tổ chức, cá nhân phải có nghĩa vụ đóng góp cho Nhà nước theo luậtđịnh để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhànước; người đóng thuế được hưởng hợp pháp phần thu nhập còn lại"

Trên góc độ kinh tế học, Thuế được hiểu là biện pháp đặc biệt, theo đó Nhànước sử dụng quyền lực của mình để chuyển một phần nguồn lực từ khu vực tư sangkhu vực công nhằm thực hiện các chức năng kinh tế xã hội của Nhà nước

Mặc dù thuế có nhiều khái niệm khác nhau nhưng hệ thống thuế của bất kỳquốc gia nào cũng có một số đặc điểm chung Cũng theo VACPA, hệ thống thuế có bađặc điểm cơ bản sau:

- Trong xã hội hiện đại thuế là khoản đóng góp bằng tiền Sự phát triển của quan

hệ hàng hóa - tiền tệ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thuế, đổi lại, nghĩa

vụ nộp thuế của đổi tượng được thực hiện bằng tiền lại góp phần thúc đẩy sự phát triểncủa nền kinh tế thị trường

- Thuế là khoản đóng góp bắt buộc được thực hiện thông qua con đường quyềnlực chính trị Dù được thể hiện dưới hình thức nào, thuế vẫn mang tính chất bắt buộc,được thực hiện thông qua con đường quyền lực nhà nước Do đó, đối tượng nộp thuếbắt buộc phải tuân thủ các quy định pháp luật về kê khai, nộp thuế Đây là điểm khácbiệt giữa thuế với các khoản đóng góp mang tính chất tự nguyện

- Thuế là một khoản thu không có đối khoản cụ thể, không hoàn trả trực tiếpnhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước trong việc thực hiện trong việc thực hiệncác chức năng quản lý xã hội, chức năng kinh tế xã hội của Nhà nước Thuế khônghoàn trả trực tiếp cho người nộp thuế (tuy nhiên, một phần thuế được hoàn trả giántiếp cho người nộp thuế thông qua các khoản phúc lợi xã hội, phúc lợi công cộng),nguồn thu từ mỗi loại thuế không được quy định gắn với mục đích chi tiêu cụ thể nào

cả mà đều được sử dụng để đáp ứng nhu cầu chi tiêu chung của Nhà nước trong quátrình thực hiện chức năng kinh tế, xã hội và thực hiện nhiệm vụ của nhà nước

Trang 19

1.2.2 Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường

Lịch sử phát triển của thuế đã chứng minh rằng thuế có 3 chức năng cơ bản, đólà: (i) Chức năng bảo đảm nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước (NSNN) nhằm đáp ứngnhu cầu chi tiêu của Nhà nước (ii) Chức năng phân phối lại thu nhập và tài sản nhằmđảm bảo công bằng xã hội (iii) Chức năng điều tiết vĩ mô nền kinh tế

Thuế là nguồn thu cho NSNN

Chúng ta đều biết thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN Mức độ động viên cáckhoản thuế vào ngân sách phần lớn gắn liền với tổng số chi tiêu của Nhà nước vì cáckhoản thu này là nguồn bù đắp chủ yếu cho các khoản chi ngân sách Ngoài ra chingân sách còn được bù đắp bằng nguồn vay hoặc phát hành tiền tệ

Thuế nhằm đảm bảo công bằng xã hội

Về nguyên tắc gánh nặng về thuế phải được phân chia một cách công bằng; thuếphải có vai trò sửa chữa những khiếm khuyết của sự phân phối lần đầu để đảm bảo sựcông bằng và bình đẳng

Thuế để điều tiết vĩ mô nền kinh tế

Thuế là một công cụ của chính sách kinh tế có thế đóng vai trò khuyến khích,hạn chế hoặc ổn định nền kinh tế Thuế được sử dụng để khắc phục những bất cânbằng của thị trường Cách tiếp cận kinh tế vĩ mô phù hợp với cách nhìn tự do về sự canthiệp của Nhà nước mà với chức năng trợ cấp ngân sách, nhà nước có thể xóa bỏ đượcnhững vật cản nảy sinh trong nền kinh tế thị trường Cách tiếp cận kinh tế vĩ mô thuộcquan niệm của Keynes về chính sách kinh tế, thuế là một công cụ mà Nhà nước sửdụng nhằm ổn định tình huống (chính sách tác động trên tổng cầu) hoặc cơ cấu (chínhsách thuế nhằm tạo động thuận lợi cho sự tăng trưởng kinh tế) Khả năng của thuếtrong việc thực hiện các mục tiêu hiệu quả kinh tế này tùy theo quan điểm mà chứcnăng này được đánh giá cao hoặc thấp

1.2.3 Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là một loại thuế trực thu đánh trên thunhập của một tổ chức kinh doanh trong kỳ tính thuế

Ở Việt Nam, thuật ngữ "thu nhập doanh nghiệp" được biết đến khi triển khai công tácnghiên cứu nghiên cứu và ban hành Luật thuế TNDN năm 1997, thi hành từ năm 1999

Trang 20

để thay thế cho Luật thuế lợi tức trước đó Thuế TNDN là một loại thuế trực thu Tínhtrực thu của loại thuế này được biểu hiện ở sự đồng nhất giữa đối tượng nộp thuế vàđối tượng chịu thuế Thuế TNDN đánh vào thu nhập chịu thuế (TNCT) của doanhnghiệp, mức động viên vào NSNN đối với loại thuế này phụ thuộc rất lớn vào hiệu quảkinh doanh của doanh nghiệp.

Thuế thu nhập doanh nghiệp có các đặc điểm sau:

Thứ nhất, Thuế TNDN là loại thuế trực thu, đối tượng nộp thuế TNDN là các

doanh nghiệp, các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, đồng thời cũng

là người chịu thuế

Thứ hai, Thuế TNDN phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của các

doanh nghiệp hoặc các nhà đầu tư Thuế TNDN khác biệt với thuế GTGT, thuế TTĐB

có sự phụ thuộc vào tiêu dùng hàng hóa, ở điểm thuế TNDN là xác định trên cơ sở thunhập chịu thuế, nên chỉ khi các doanh nghiệp, các nhà đầu tư kinh doanh có lợi nhuậnmói phải nộp thuế

Thứ ba, Thuế TNDN là thuế khấu trừ trước thuế thu nhập cá nhân Thu nhập mà

các cá nhân nhận được từ hoạt động đầu tư như cổ tức, lãi tiền gửi, Là phần thunhập được phân chia sau khi đã khấu trừ TNDN Do vậy, thuế TNDN cũng có thế coi

Các khoản thu nhập

khácPhương pháp tính thuế thu nhập doanh nghiệp:

Thuế TNDN

phải nộp =

Thu nhậptính thuế -

Phần trích lập quỹ

Thuế suấtthuế TNDN

Trang 21

1.3Những vấn đề chung về cạnh tranh

1.3.1 Khái niệm về cạnh tranh

Cạnh tranh là sản phẩm khách quan của nền kinh tế vận động theo cơ thế thị trường Có rất nhiều tác giả quan tâm đến vấn đề này và khái niệm cạnh tranh được các tác giả trình bày dưới những góc độ khác nhau:

Theo K Marx: “Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà

tư bản nhằm dành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch”.

Hai nhà kinh tế học Mỹ P.A Samuelson và W.D.Nordhaus: “Cạnh tranh (Competition) là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để dành khách hàng hoặc thị trường”.

Cạnh tranh hiện nay đang là xu hướng chung của nền kinh tế, nó ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực, các thành phần kinh tế Thuật ngữ cạnh tranh được sử dụng nhiều, tuy nhiên, để hiểu đúng đăn, phù hợp và vận dụng nó một cách hiệu quả thì đòi hỏi chúng ta phải có sự nghiên cứu sâu sắc tương ứng với các mục tiêu

cơ bản, phạm vi sử dụng

Trong Thế kỷ XX, nhiều lý thuyết cạnh tranh hiện đại ra đời như lý thuyết của Micheal Porter, J.B.Barney, P.Krugman… Trong các lý thuyết đó, phải kể đến lý thuyết “lợi thế cạnh tranh” của Micheal Porter Theo đó, hiện tượng khi doanh nghiệp tham gia cạnh tranh thương mại quốc tế cần phải có “lợi thế cạnh tranh” và “lợi thế so sánh” Theo Micheal Porter, cạnh tranh được nhìn nhận là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm mọi biện pháp, cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt mục tiêu kinh tế của mình”.

Theo Đại từ điển Tiếng Việt, “khái niệm cạnh tranh được hiểu là một sự ganh đua giữa một nhóm người này sẽ làm giảm vị thế của những người tham gia còn lại”

Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối

đa hoá lợi ích Đối với người sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi.

Từ những cách nhìn nhận trên, có thể đưa ra khái niệm về cạnh tranh như sau:

“Cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm mọi biện pháp, cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều

Trang 22

kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất hoặc làm giảm vị thế của những chủ thể khác tham gia trên thị trường”

Đối với các doanh nghiệp, mục tiêu khi tham gia trường là tối đa hóa lợi nhuận mà mình đạt được Để đạt được mục tiêu đó, các đơn vị này phải tìm mọi biện pháp để giành cho mình vị thế nào đó trên thị trường Đặc biệt, khi nền kinh

tế thị trường phát triển mạnh mẽ như hiện nay thì việc giành được vị thế trên thị trường là vấn đề sống còn, quyết định sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp dù

- Cạnh tranh có tính hai mặt : tích cực và tiêu cực Hai mặt này tồn tại song songkhi cạnh tranh thực hiện các vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường Về mặt tíchcực, cạnh tranh là động lực thúc đẩy nền kinh tế, thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinhdoanh phát triển Không có cạnh tranh, không có tính năng động và sáng tạo trong nềnkinh tế Kinh doanh phải tính đến lợi nhuận Nếu việc tính toán đến lợi nhuận trên cơ

sở sáng tạo ứng dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ để đem đến cho người tiêu dùng nhữngsản phẩm, dịch vụ tốt nhất, giá cả hợp lý thì đó là biểu hiện của những hành vi kinhdoanh lành mạnh, cạnh tranh công bằng Cạnh tranh bằng những ưu thế vượt trội vềphương thức và tư duy kinh doanh, bằng khoa học công nghệ chứ không phải dựa vàonhững thủ pháp gian dối, lừa đảo để vượt qua đối thủ cạnh tranh, gây ra sự lãng phícủa cải và các nguồn lực trong xã hội

- Cạnh tranh luôn có xu thế hướng tới độc quyền Cạnh tranh thúc đẩy quá trìnhtích tụ, tập trung nguồn lực, vốn và các yếu tố khác trong quá trình tái sản xuất Cạnhtranh cao độ sẽ làm xuất hiện các doanh nghiệp lớn có khả năng khống chế được thịtrường và tiến tới độc quyền trong thị trường đó Xét trong quá trình cạnh tranh, sựphát triển về tiềm lực và sức cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp sẽ là nguy cơ dẫn đến

Trang 23

độc quyền, và hoạt động của các đối thủ cạnh tranh có tiềm lực và sức cạnh tranh hạnchế cũng có thể dẫn đến con đường hình thành độc quyền bằng cách liên kết lại vớinhau tạo ra ưu thế cạnh tranh trên thị trường và xu thế độc quyền tất yếu sẽ xảy ra.

1.3.2 Các hình thức cạnh tranh

Hiện nay, cạnh tranh được thể hiệu dưới nhiều hình thức đa dạng và có nhiều hình thức cạnh tranh tùy theo từng tiêu thức đánh giá.

Căn cứ chủ thể tham gia thị trường, cạnh tranh có các hình thức sau:

- Cạnh tranh giữa người mua và người bán: do sự đối lập nhau của hai chủ thểtham gia giao dịch để xác định giá cả của hàng hóa cần giao dịch, sự cạnh tranhnày diễn ra theo qui luật “mua rẻ, bán đắt” và giá cả của hàng hóa được hình thành

- Cạnh tranh giữa những người mua với nhau: sự cạnh tranh này hình thànhtrên quan hệ cung cầu Khi cung nhỏ hơn cầu thì cuộc cạnh tranh trở nên gay gắt, giá

cả hàng hoá và dịch vụ sẽ tăng lên, người mua phải chấp nhận giá cao để mua đượchàng hoá mà họ cần

- Cạnh tranh giữa người bán với nhau: Đây có lẽ là hình thức tồn tại nhiều nhấttrên thị trường với tính chất gay go và khốc liệt Cạnh tranh này có ý nghĩa sống cònđối với doanh nghiệp nhằm chiếm thị phần và thu hút khách hàng, kết quả là giá cảgiảm xuống và có lợi cho người mua

Căn cứ vào phạm vi ngành kinh tế, cạnh tranh có các hình thức sau:

- Cạnh tranh trong nội bộ ngành: Đây là hình thức cạnh tranh giữa các doanhnghiệp trong cùng một ngành, cùng sản xuất, tiêu thụ một loại hàng hóa hoặc dịch vụnào đó, trong đó các đối thủ tìm cách thôn tính lẫn nhau, giành giật khách hàng vềphía mình, chiếm lĩnh thị trường

- Cạnh tranh giữa các ngành: là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp khácnhau trong nền kinh tế nhằm tìm kiếm mức sinh lợi cao nhất, sự cạnh tranh này hìnhthành nên tỷ suất sinh lời bình quân cho tất cả mọi ngành thông qua sự dịch chuyểncủa các ngành với nhau

Căn cứ vào tính chất của cạnh tranh trên thị trường, cạnh tranh gồm có cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh không hoàn hảo và cạnh tranh độc quyền:

- Cạnh tranh hoàn hảo (Perfect Competition): là loại hình cạnh tranh mà ở đókhông có người sản xuất hay người tiêu dùng nào có quyền hay khả năng khốngchế thị trường, làm ảnh hưởng đến giá cả Cạnh tranh hoàn hảo được mô tả: Tất cảcác hàng hóa trao đổi được coi là giống nhau; tất cả những người bán và người mua

Trang 24

đều có hiểu biết đầy đủ về các thông tin liên quan đến việc mua bán, trao đổi; không

có gì cản trở việc gia nhập hay rút khỏi thị trường của người mua hay người bán

- Cạnh tranh không hoàn hảo (Imperfect Competition): là một dạng cạnh tranhtrong thị trường khi các điều kiện cần thiết cho việc cạnh tranh hoàn hảo không đượcthỏa mãn Các loại cạnh tranh không hoàn hảo gồm: Độc quyền; Độc quyền nhóm;Cạnh tranh độc quyền

Căn cứ vào thủ đoạn sử dụng trong cạnh tranh, cạnh tranh được chia thành:

- Cạnh tranh lành mạnh: Là cạnh tranh đúng luật pháp, phù hợp với chuẩn mực

xã hội và được xã hội thừa nhận, nó diễn ra sòng phẳng, công bằng, công khai

- Cạnh tranh không lành mạnh: Là cạnh tranh dựa vào kẽ hở của luật pháp, tráivới chuẩn mực xã hội và bị xã hội lên án (như trốn thuế, buôn lậu, móc ngoặc, khủng

bố )

1.3.3 Vai trò của cạnh tranh

Cạnh tranh là yếu tố tất yếu trong nền kinh tế thị trường, do đó cạnh tranh cũng có những đặc trưng nhất định Cụ thể:

- Cạnh tranh điều chỉnh cung cầu hàng hoá trên thị trường:

Khi cung một hàng hoá nào đó lớn hơn cầu, cạnh tranh giữa những người bán làm cho giá cả thị trường giảm xuống, chỉ những cơ sở kinh doanh nào đủ khả năng cải tiến công nghệ, trang bị kỹ thuật, phương thức quản lý và hạ được giá bán sản phẩm mới có thể tồn tại Như vậy, cạnh tranh là một nhân tố quan trọng kích thích việc ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến trong sản xuất.

- Cạnh tranh giúp việc sử dụng các nhân tố sản xuất hiệu quả hơn:

Do tính hiệu quả và mục đích tối đa hoá lợi nhuận, các chủ thể kinh doanh khi tham gia thị trường có tính cạnh tranh không thể không cân nhắc khi quyết định sử dụng các nguồn lực về vật chất và nhân lực của mình vào sản xuất kinh doanh Họ luôn phải sử dụng một cách tối ưu và hợp lý nhất các nhân tố sản xuất này sao cho chi phí sản xuất là thấp nhất, nhưng phải có hiệu quả cao nhất Vì vậy các nguồn lực được vận động, chu chuyển hợp lý về mọi mặt để phát huy hết khả năng vốn có, đưa lại năng suất cao

- Cạnh tranh tạo môi trường thuận lợi để sản xuất thích ứng với biến động củacầu và công nghệ sản xuất:

Trong nền kinh tế thị trường, sức tiêu thụ và sở thích của người tiêu dùng là trung tâm, họ có quyền lựa chọn những sản phẩm mà theo họ là tốt nhất và phù

Trang 25

hợp với yêu cầu của họ Nếu một sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu thị trường thì sự lựa chọn của người tiêu dùng và quy luật cạnh tranh sẽ buộc nó phải tự định hướng và hoàn thiện Các chủ thể sản xuất kinh doanh sản phẩm này phải chủ động đổi mới công nghệ, áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và phương thức kinh doanh để thoả mãn yêu cầu thị trường, nâng cao vị thế của chủ thể cạnh tranh và sản phẩm.

- Cạnh tranh giúp thực hiện phân phối và điều hoà thu nhập:

Trong từng thời điểm, một sản phẩm hàng hoá với những ưu việt nhất định thoả mãn yêu cầu của người tiêu dùng có thể chiếm được ưu thế trên thị trường, song vị trí của nó luôn bị đe dọa bởi các sản phẩm cùng loại khác tiến bộ hơn Có cạnh tranh, các nhà kinh doanh không thể lạm dụng mãi ưu thế của mình Vì vậy, cạnh tranh sẽ tác động một cách tích cực đến việc phân phối và điều hoà thu nhập.

- Cạnh tranh là động lực thúc đẩy đổi mới:

Giống như những quy luật tồn tại và đào thải của tự nhiên, quy luật cạnh tranh trong kinh tế luôn khẳng định chiến thắng thuộc về kẻ mạnh, những chủ thể kinh doanh có tiềm năng, có trình độ quản lý và tri thức về kỹ thuật công nghệ, có tư duy kinh tế và kinh nghiệm thương trường sẽ tồn tại và phát triển Còn những chủ thể kinh doanh yếu kém, không đủ năng lực cạnh tranh sẽ bị đào thải khỏi thị trường hay còn gọi là phá sản.

Những vấn đề chung về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.3.4 Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Thuật ngữ năng lực cạnh tranh được sử dụng rộng rãi trong phạm vi toàn cầu Cho đến nay, đã có rất nhiều khái niệm về thuật ngữ này được đưa ra như: Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD): “Năng lực cạnh tranh

là khả năng của các công ty, các ngành, các khu vực, các quốc gia hoặc khu vực siêu quốc gia trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế trên cơ sở bền vững”

Năng lực cạnh tranh là khái niệm tổng hợp được xây dựng trên cơ sở kết nối

và tổ hợp hệ thống nhiều yếu tố cả bên trong và bên ngoài ở các cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp doanh nghiệp với tư cách là những thực thể độc lập Do vậy có thể khẳng định, năng lực cạnh tranh là khả năng giành thắng lợi hay lợi thế của chủ thể cạnh tranh (cá nhân hay tổ chức, doanh nghiệp hay quốc gia) trong việc thực

Trang 26

hiện cùng mục tiêu nào đó, mục tiêu ấy được khái quát nhất là, hiệu quả cao và phát triển bền vững Kế thừa những quan niệm trên, nhóm đưa ra khái niệm về

năng lực cạnh tranh như sau: Năng lực cạnh tranh là khả năng tạo lập được

những thuận lợi hay lợi thế của chủ thể cạnh tranh thông qua quá trình đổi mới và sáng tạo liên tục nhằm đạt được mục tiêu với hiệu quả cao và bền vững

Năng lực cạnh tranh có thể chia làm 3 cấp: năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch

vụ

1.3.4.1Khái niệm năng lực cạnh tranh của quốc gia

Năng lực cạnh tranh quốc gia: là năng lực của một nền kinh tế đạt được tăng trưởng bền vững, thu hút được đầu tư, đảm bảo ổn định kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân.

1.3.4.2Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Khái niệm năng lực cạnh tranh được đề cập đầu tiên ở Mỹ vào đầu những năm 1990 Theo Aldington Report (1985): “Doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh là doanh nghiệp có thể sản xuất sản phẩm và dịch vụ với chất lượng vượt trội và giá cả thấp hơn các đối thủ khác trong nước và quốc tế Khả năng cạnh tranh đồng nghĩa với việc đạt được lợi ích lâu dài của doanh nghiệp và khả năng bảo đảm thu nhập cho người lao động và chủ doanh nghiệp” Định nghĩa này cũng được nhắc lại trong “Sách trắng về năng lực cạnh tranh của Vương quốc Anh” (1994)

Năm 1998, Bộ thương mại và Công nghiệp Anh đưa ra định nghĩa: “Đối với doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh là khả năng sản xuất đúng sản phẩm, xác định đúng giá cả và vào đúng thời điểm Điều đó có nghĩa là đáp ứng nhu cầu khách hàng với hiệu suất và hiệu quả hơn các doanh nghiệp khác”.

Hội đồng Chính sách năng lực cạnh tranh của Mỹ đưa ra định nghĩa: “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là năng lực kinh tế về hàng hóa và dịch vụ trên thị trường thế giới.”

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD): “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm cho các doanh nghiệp phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế.”

Theo Michael E Porter: “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng tạo ra những sản phẩm có quy trình công nghệ độc đáo, giá trị gia tăng cao,

Trang 27

phù hợp với nhu cầu khách hàng với chi phí thấp, năng suất cao nhằm nâng cao lợi nhuận.” (Michael E Porter (1985), Competitive advantage, New York Press) Tuy nhiên, khái niệm năng lực cạnh tranh đến nay vẫn chưa được hiểu một cách thống nhất Điểm lại các tài liệu trong và ngoài nước, có nhiều cách quan niệm về năng lực cạnh tranh doanh nghiệp Dưới đây là một số cách quan niệm

về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước đáng chú ý như:

“Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đo bằng khả năng duy trì và

mở rộng thị phần, thu lợi nhuận cho doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong nước và ngoài nước.” (Đặng Đức Thành – Lê Đăng Doanh (2010), Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thời hội nhập, NXB Thanh Niên, tr 28)

“Tầm quan trọng của việc gia tăng giá trị nội sinh và ngoại sinh của doanh nghiệp, đây chính là năng lực cạnh tranh mà mỗi doanh nghiệp cố gắng đạt được,

là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện các chiến lược kinh doanh của mình.”(Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2006), Thị trường, chiến lược, cơ cấu, NXB Trẻ, tr 22)

“Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có nghĩa là tìm và thực hiện các biện pháp tác động vào quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, làm cho nó có tính vượt trội so với đối thủ cạnh tranh, nhằm tăng lợi nhuận và mở rộng thị phần cho doanh nghiệp.” (Phan Ánh Hè – Nguyễn Tuyết Nhung (2014), Nâng cao năng lực canh tranh của doanh nghiệp trong thương mại quốc tế, NXB Công thương, tr.11)

Từ những quan niệm trên, nhóm đưa ra khái niệm về năng lực cạnh tranh như sau: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và bền vững.

1.3.4.3Khái niệm năng lực cạnh tranh của sản phẩm

Năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ là khả năng sản phẩm đó tiêu thụ được nhanh trong khi có nhiều người cùng bán loại sản phẩm đó trên thị trường, nó được đo bằng thị phần của sản phẩm dịch vụ thể hiện trên thị trường.

Khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ phụ thuộc vào lợi thế cạnh tranh của mình, đó là chất lượng, giá cả, tốc độ cung cấp, tính độc đáo của sản phẩm, dịch vụ, yếu tố công nghệ chứa trong sản phẩm dịch vụ đó, dịch vụ

đi kèm, uy tín của người bán, thương hiệu, quảng cáo, điều kiện mua bán.

Trang 28

1.3.4.4Mối quan hệ giữa ba cấp độ của năng lực cạnh tranh

Giữa ba cấp độ năng lực cạnh tranh trên có mối liên hệ mật thiết với nhau, tạo điều kiện cho nhau, chế định và phụ thuộc lẫn nhau Do đó, khi xem xét, đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp hay của sản phẩm, dịch vụ thì cần thiết phải đặt chúng trong mối tương quan chung giữa các cấp độ năng lực cạnh tranh này.

Một nền kinh tế có năng lực cạnh tranh quốc gia cao phải có nhiều doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh, đồng thời phải xây dựng môi trường kinh doanh, chính sách vĩ mô và kết cấu hạ tầng thích hợp

Ngược lại, để tạo điều kiện cho doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh thì môi trường kinh doanh của nền kinh tế phải thuận lợi, các chính sách kinh tế vĩ mô phải rõ ràng, có thể dự báo được, môi trường kinh tế phải ổn định; bộ máy nhà nước phải trong sạch, hoạt động có hiệu quả…

Đồng thời, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng thể hiện qua năng lực cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của sản phẩm luôn được xem xét phân tích trong mối quan hệ thuộc ngành Năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ được định đoạt bởi năng lực cạnh tranh của ngành bởi sẽ không có sức cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ cao khi năng lực cạnh tranh của ngành sản xuất kinh doanh sản phẩm, dịch vụ đó thấp

1.3.5 Ý nghĩa của nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một quy luật tất yếu khách quan Nó diễn ra hết sức gay gắt và khốc liệt, nhưng không phải là sự huỷ diệt mà

là sự thay thế Thay thế những doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, sử dụng lãng phí nguồn lực xã hội bằng những doanh nghiệp khác làm ăn có hiệu quả hơn, đáp ứng nhu cầu xã hội, thúc đẩy nền kinh tế quốc gia phát triển Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là một tất yếu khách quan trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới

Nếu doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu thị trường, biến nhu cầu thị trường thành đặc tính sản phẩm, làm cho sản phẩm phù hợp với nhu cầu về chất lượng, mẫu mã, giá cả, dịch vụ bán hàng… Từ những cố gắng nỗ lực đó, doanh nghiệp đã dần nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm, dịch vụ, nói cách khác là tạo ưu thế cho sản phẩm dịch vụ

về giá cả, uy tín, chất lượng Tuy nhiên cũng phải lưu ý rằng, để đạt được điều

Trang 29

này không phải là đơn giản bởi các đối thủ cạnh tranh cũng ý thức được điều kiện để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường Đồng thời nó càng trở nên khó khăn hơn khi cạnh tranh không chỉ diễn ra trong một ngành, trong một quốc gia mà vượt ra cả bên ngoài, lan toả ra phạm vi khu vực và toàn cầu Doanh nghiệp sẽ không chỉ cạnh tranh với các đối thủ trong nước mà cả với các đối thủ nước ngoài Chính vì vậy, việc nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch

vụ trở nên thật cần thiết nếu doanh nghiệp không muốn bị đào thải và thôn tính 1.3.6 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Cũng như bản thân doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là kết quả hợp thành của rất nhiều nhân tố khác nhau Việc đánh giá năng lực cạnh tranh phải được tiến hành toàn diện xác định được khả năng hiện tại của bản thân doanh nghiệp đồng thời nhận định được khả năng của các đối thủ cạnh tranh.

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thường được đánh giá qua các tiêu chí sau:

- Thị phần:

Tiêu chí này phản ánh mức độ chiếm lĩnh thị trường của bản thâm doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh Thị phần của doanh nghiệp bao gồm:

+ Thị phần của toàn bộ doanh nghiệp so với thị trường: tỷ lệ phần trăm giữa doanh

số của doanh nghiệp so với doanh số toàn ngành

+ Thị phần của doanh nghiệp so với phân khúc thị trường mà nó phục vụ: tỷ lệ phầntrăm giữa doanh số của doanh nghiệp so với doanh số toàn phân khúc thị trường.+ Thị phần tương đối: tý lệ so sánh về doanh số của doanh nghiệp so với đối thủcạnh tranh mạnh nhất

Doanh nghiệp theo dõi sự biến động của các chỉ tiêu này để biết được mình đang ở vị trí nào trong bức tranh thị trường và cần vạch ra chiến lược hành động như thế nào cho phù hợp Nếu thị phần của doanh nghiệp tăng có nghĩa là doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh tốt, doanh nghiệp đang thành công hơn các đối thủ cạnh tranh và ngược lại

- Nguồn nhân lực:

Nhân lực là một nguồn lực rất quan trọng vì nó đảm bảo nguồn sáng tạo trong mọi tổ chức Trình độ nguồn nhân lực thể hiện ở trình độ quản lý của các cấp lãnh đạo, trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên, trình độ tư tưởng văn hoá của mọi thành viên trong doanh nghiệp Trình độ nguồn nhân lực cao sẽ

Trang 30

tạo ra các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, thể hiện trong kết cấu kỹ thuật của sản phẩm, mẫu mã, chất lượng và từ đó uy tín, danh tiếng của sản phẩm sẽ ngày càng tăng, doanh nghiệp sẽ tạo được vị trí vững chắc của mình trên thương trường và trong lòng công chúng, hướng tới sự phát triển bền vững.

đủ vốn để triển khai tất cả các mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Vì vậy, điều quan trọng nhất là doanh nghiệp có kế hoạch huy động vốn phù hợp và phải có chiến lược đa dạng hóa nguồn cung vốn.

- Uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp:

Uy tín của doanh nghiệp là yếu tố được xây dựng qua nhiều quá trình Nó tác động rất lớn đề tâm lý và quyết định mua của khách hàng Doanh nghiệp có

uy tín sẽ tạo lòng tin cho khách hàng, nhà cung cấp và cả đối tác kinh doanh Uy tín là tài sản vô hình của doanh nghiệp, uy tín càng cao doanh nghiệp càng dễ dàng duy trì thị phần cũ, thâm nhập vào thị trường mới (cả trong nước và ngoài nước), thúc đẩy tăng trưởng sản phẩm dịch vụ tiêu thụ, tăng doanh thu, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp từ đó sẽ tăng lên.

Thương hiệu của doanh nghiệp không chỉ là dấu hiệu vật lý đề phân biệt sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác mà là những dấu ấn được định hình trong tâm trí của khách hàng và đối tác Thương hiệu tốt thể hiện một uy tín lớn, một niềm tin và sự trung thành của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị kĩ thuật công nghệ:

Cơ sở vật chất, trang thiết bị kĩ thuật công nghệ là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Công nghệ phù

Trang 31

hợp, kĩ thuật hiện đại cho phép tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả, giảm giá thành sản phẩm, dịch vụ tạo ra lợi thế cạnh tranh đối với sản phẩm của doanh nghiệp Công nghệ, kĩ thuật còn tác động đến tổ chức hoạt động kinh doanh, tối ưu hóa quy trình làm việc, nâng cao trình độ chuyên môn hóa tại doanh nghiệp

- Giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ:

Giá cả của sản phẩm, dịch vụ trên thị trường đã được hình thành thông qua quan hệ cung cầu Giá đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định mua hay không mua của khách hàng Nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh, khách hàng

có quyền lựa chọn san rphaarm mà họ cho là tốt nhất và với cùng loại sản phẩm

có chất lượng tương đương nhau, chắc chắn họ sẽ lựa chọn sản phẩm có mức giá thấp hơn.

Giá cả được thể hiện như một vũ khí cạnh tranh thông qua việc định giá của sản phẩm: định giá thấp, định giá ngang thị trường hay chính sách giá cao.

Với một mức giá ngang thị trường giúp doanh nghiệp giữ được khách hàng, nếu doanh nghiệp tìm ra những giải pháp giảm giá thành thì lợi nhuận thu được

sẽ tăng lên, hiệu quả kinh doanh cao Ngược lại, với một mức giá thấp hơn giá thị trường thì sẽ thu hút được khách hàng và tăng sản lượng tiêu thụ, doanh nghiệp

sẽ có cơ hội thâm nhập thị trường, chấm lĩnh thị trường mới Mức giá doanh nghiệp áp đặt cao hơn giá trị trường chỉ sử dụng được với các doanh nghiệp có tính độc quyền, điều này giúp doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận.

Để có được ưu thế trong cạnh tranh, doanh nghiệp cần có sự lựa chọn chính sách giá thích hợp cho từng giai đoạn trong chu ký sản phẩm hay tùy thuộc vào đặc điểm của từng vùng thị trường.

Chất lượng sản phẩm, dịch vụ là vấn đề quan trọng đối với doanh nghiệp đặc biệt trong môi trường cạnh tranh Một khi chất lượng sản phẩm không được đảm bảo, doanh nghiệp sẽ mất khách hàng, mất thị trường, Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ sẽ làm tăng uy tín của doanh nghiệp, kích thích khách hàng và

mở rộng thị trường.

1.3.7 Các yếu tố tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.3.7.1Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp:

- Thuộc môi trường vĩ mô: Môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến tất cả các ngànhkinh doanh, nhưng không nhất thiết phải theo một cách nhất định Các yếu tố môitrường vĩ mô gồm có:

Trang 32

+ Các yếu tố kinh tế vĩ mô: Đây là nhóm các yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến tháchthức và ràng buộc, nhưng đồng thời lại là nguồn khai thác các cơ hội đối vớidoanh nghiệp Các yếu tố kinh tế chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động doanh nghiệp baogồm: tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất, tỷ suất hối đoái và tỷ lệ lạm phát.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định sẽ làm cho thu nhập của tầng lớp dân cư tăng dẫn đến sức mua hàng hóa và dịch vụ tăng lên Đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng tạo nên sự thành công trong kinh doanh của mỗi doanh nghiệp Nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao và ổn định kéo theo hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đạt hiệu quả cao, khả năng tích tụ và tập trung sản xuất cao.

Tỷ giá hối đoái: Đây là nhân tố tác động nhanh chóng và sâu sắc với từng quốc gia và từng doanh nghiệp nhất là trong điều kiện nền kinh tế mở cửa khi đồng nội tệ lên giá sẽ khuyến khích nhập khẩu và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước sẽ giảm trên thị trường nội địa Các doanh nghiệp trong nước mất dần cơ hội mở rộng thị trường, phát triển sản xuất kinh doanh Ngược lại, khi đồng nội tệ giảm giá dẫn đến xuất khẩu tăng cơ hội sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước tăng, khả năng cạnh tranh cao hơn ở thị trường trong nước và quốc tế bởi khi đó giá bán hàng hóa trong nước giảm hơn

so với đối thủ cạnh tranh nước ngoài.

Lãi suất cho vay của ngân hàng: Nếu lãi suất cho vay cao dẫn đến chi phí kinh doanh của doanh nghiệp cao, điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhất là khi so với doanh nghiệp có tiềm lực vốn sở hữu mạnh.

Lạm phát: Lạm phát cao các doanh nghiệp sẽ không đầu tư vào sản xuất kinh doanh đặc biệt là đầu tư tái sản xuất mở rộng và đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất của doanh nghiệp vì các doanh nghiệp sợ không đảm bảo về mặt hiện vật các tài sản, không có khả năng thu hồi vốn sản xuất hơn nữa, rủi ro kinh doanh khi xảy ra lạm phát rất lớn.

Các chính sách kinh tế của nhà nước: Các chính sách phát triển kinh tế của nhà nước có tác dụng cản trở hoặc ủng hộ lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Có khi một chính sách kinh tế của nhà nước tạo cơ hội đối với doanh nghiệp này nhưng làm mất cơ hội cho doanh nghiệp khác.

+ Khoa học - công nghệ:

Trình độ khoa học – công nghệ quyết định đến hai yếu tố cơ bản nhất, tạo nên sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường đó là: chất lượng và giá bán

Trang 33

Khoa học – công nghệ phát triển làm ảnh hưởng đến bản chất của cạnh tranh, chuyển từ cạnh tranh giá bán sang chất lượng, cạnh tranh phần giá trị gia tăng của sản phẩm, cạnh tranh giữa các sản phẩm và dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao Đây là tiền đề mà các doanh nghiệp cần quan tâm để ổn định và nâng cao sức cạnh tranh của mình.

+ Văn hoá xã hội – nhân khẩu:

Các giá trị văn hoá xã hội tạo nên nền tảng của xã hội, sở thích, thái độ mua sắm của khách hàng Bất kỳ sự thay đổi nào của các giá trị này đều ảnh hưởng đến hiệu quả chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Nhân khẩu bao gồm các yếu tố như: dân số, cấu trúc tuổi, phân bố địa lý, phân phối thu nhập… tạo nên quy mô thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Do vậy, doanh nghiệp cần phải phân tích chúng để tận dụng các cơ hội

và giảm các nguy cơ.

+ Chính trị – luật pháp:

Các yếu tố này có tác động lớn đến mức độ của các cơ hội và đe dọa từ môi trường Sự ổn định chính trị, hệ thống pháp luật rõ ràng, sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp, là cơ sở đảm bảo

sự thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh có hiệu quả Doanh nghiệp cần phải phân tích các triết lý, chính sách mới của nhà nước như: chính sách thuế, luật cạnh tranh, luật lao động, chính sách tín dụng, luật bảo vệ môi trường…

+ Địa lý - tự nhiên:

Các yếu tố địa lý tự nhiên có ảnh hưởng đến quyết định của doanh nghiệp Các hoạt động sản xuất, khai thác tài nguyên của con người đã làm thay đổi và khan hiếm nguồn tài nguyên Do vậy, hoạt động của doanh nghiệp cần chú trọng đến việc bảo vệ môi trường, không làm ô nhiễm, mất cân bằng sinh thái, lãng phí tài nguyên.

- Các yếu tố thuộc môi trường ngành:

Các yếu tố môi trường ngành tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Theo Michael Porter, tình hình cạnh tranh ở một ngành nghề tuỳ thuộc vào năm lực lượng cạnh tranh cơ bản Sức mạnh của năm lực lượng này có thể thay đổi theo thời gian khi các điều kiện ngành thay đổi, mỗi tác động của chúng đến doanh nghiệp sẽ khác nhau và quyết định mức độ gay gắt trong cạnh tranh Do vậy, phân tích sự tác động của chúng,

Trang 34

sẽ xác định vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong bức tranh toàn ngành mà doanh nghiệp tham gia hoạt động.

Trang 35

Hình 1.1 Mô hình các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh

Trang 36

+ Các đối thủ tiềm năng:

Nguy cơ xâm nhập vào một ngành phụ thuộc vào các rào cản xâm nhập thể hiện qua các phản ứng của các đối thủ cạnh tranh hiện thời mà các đối thủ mới

có thể dự đoán Nếu các rào cản hay có sự trả đũa quyết liệt của các nhà cạnh tranh hiện hữu đang quyết tâm phòng thủ thì khả năng xâm nhập của các đối thủ mới rất thấp.

Theo Michael Porter, có 6 nguồn rào cản xâm nhập chủ yếu, đó là lợi thế kinh tế theo quy mô, sự khác biệt của sản phẩm, các đòi hỏi về vốn, chi phí chuyển đổi, khả năng tiếp cận với kênh phân phối và những bất lợi về chi phí không liên quan đến quy mô.

+ Các đối thủ hiện tại trong ngành:

Tính chất và cường độ của cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện tại trong ngành phụ thuộc vào các yếu tố sau:

Số lượng các đối thủ cạnh tranh đông đúc.

Tốc độ tăng trưởng của ngành.

Chi phí cố định và chi phí lưu kho cao.

Sự nghèo nàn về tính khác biệt của sản phẩm và các chi phí chuyển đổi.

Ngành có năng lực dư thừa.

+ Áp lực từ phía khách hàng:

Áp lực từ phía khách hàng chủ yếu có hai dạng là đòi hỏi giảm giá hay mặc

cả để có chất lượng phục vụ tốt hơn Chính điều này làm cho các đối thủ chống

Trang 37

lại nhau, dẫn tới làm tổn hao mức lợi nhuận của ngành Áp lực từ khách hàng xuất phát từ các điều kiện sau:

Khi số lượng người mua là nhỏ.

Khi người mua mua một lượng lớn sản phẩm và tập trung.

Khi người mua chiếm một tỷ trọng lớn trong sản lượng của người bán.

Các sản phẩm không có tính khác biệt và là các sản phẩm cơ bản.

Khách hàng đe dọa hội nhập về phía sau.

Sản phẩm ngành là không quan trọng đối với chất lượng sản phẩm của người mua.

Khách hàng có đầy đủ thông tin.

+ Áp lực của nhà cung ứng:

Nhà cung ứng có thể khẳng định quyền lực của họ bằng cách đe dọa tăng giá hay giảm chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung ứng Do đó, nhà cung ứng có thể chèn ép lợi nhuận của một ngành khi ngành đó không có khả năng bù đắp chi phí tăng lên trong giá thành sản xuất.

Những điều kiện làm tăng áp lực từ nhà cung ứng có xu hướng ngược với các điều kiện làm tăng quyền lực của người mua Áp lực từ nhà cung ứng sẽ tăng lên nếu:

Chỉ có một số ít các nhà cung ứng.

Khi sản phẩm thay thế không có sẵn.

Khi sản phẩm của nhà cung ứng là yếu tố đầu vào quan trọng đối với hoạt động của khách hàng.

Khi sản phẩm của nhà cung ứng có tính khác biệt và được đánh giá cao bởi các đối thủ của người mua.

Khi người mua phải gánh chịu một chi phí cao do thay đổi nhà cung ứng.

Khi các nhà cung ứng đe dọa hội nhập về phía trước.

1.3.7.2 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp

- Nguồn nhân lực:

Nhân lực là một nguồn lực rất quan trọng vì nó đảm bảo nguồn sáng tạo trong mọi tổ chức Bản thân doanh nghiệp phải tự tìm kiếm và đào tạo cán bộ quản lý cho chính mình Muốn có được đội ngũ cán bộ quản lý tài giỏi và trung

Trang 38

thành, ngoài yếu tố chính sách đãi ngộ, doanh nghiệp phải định hình rõ triết lý dùng người, phải trao quyền chủ động cho cán bộ và phải thiết lập được cơ cấu tổ chức đủ độ linh hoạt, thích nghi cao với sự thay đổi.

Trình độ nguồn nhân lực thể hiện ở trình độ quản lý của các cấp lãnh đạo, trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên, trình độ tư tưởng văn hoá của mọi thành viên trong doanh nghiệp Trình độ nguồn nhân lực cao sẽ tạo ra các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, thể hiện trong kết cấu kỹ thuật của sản phẩm, mẫu mã, chất lượng và từ đó uy tín, danh tiếng của sản phẩm sẽ ngày càng tăng, doanh nghiệp sẽ tạo được vị trí vững chắc của mình trên thương trường và trong lòng công chúng, hướng tới sự phát triển bền vững.

- Nguồn lực vật chất:

Cơ sở vật chất, trang thiết bị, công nghệ sản xuất là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Công nghệ phù hợp cho phép rút ngắn thời gian sản xuất, giảm mức tiêu hao năng lượng, tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra lợi thế cạnh tranh đối với sản phẩm của doanh nghiệp Công nghệ còn tác động đến tổ chức sản xuất của doanh nghiệp, nâng cao trình độ cơ khí hóa, tự động hóa của doanh nghiệp.

- Nguồn lực tài chính:

Một doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao là doanh nghiệp có nguồn vốn dồi dào, luôn đảm bảo huy động được vốn trong những điều kiện cần thiết, có nguồn vốn huy động hợp lý, có kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả để phát triển lợi nhuận và phải hạch toán các chi phí rõ ràng để xác định được hiệu quả chính xác Nếu không có nguồn vốn dồi dào thì hạn chế rất lớn tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp như hạn chế việc sử dụng công nghệ hiện đại, hạn chế việc đào tạo nâng cao trình độ cán bộ và nhân viên, hạn chế triển khai nghiên cứu, ứng dụng, nghiên cứu thị trường, hạn chế hiện đại hoá hệ thống tổ chức quản lý Trong thực tế không có doanh nghiệp nào có thể tự có đủ vốn để triển khai tất cả các mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Vì vậy, điều quan trọng nhất là doanh nghiệp có kế hoạch huy động vốn phù hợp và phải có chiến lược đa dạng hóa nguồn cung vốn.

- Tổ chức:

Tổ chức quản lý tốt là biết cập nhật, học hỏi và vận dụng những phương pháp quản lý hiện đại đã được doanh nghiệp của nhiều nước áp dụng thành công

Trang 39

như phương pháp quản lý theo tình huống, quản lý theo tiếp cận quá trình và tiếp cận hệ thống, quản lý theo chất lượng

1.3.8 Các mô hình lý thuyết phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: mô hình ma trận SWOT, mô hình kim cương của Michael E.Porter

1.3.8.1Mô hình ma trận SWOT

Ma trận SWOT là ma trận đánh giá điểm mạnh (Strengths) - điểm yếu (Weaknesses) của doanh nghiệp và uớc lượng những cơ hội (Opportunities) – thách thức (Threatens) của môi trường kinh doanh bên ngoài, để từ đó có sự phối hợp giữ năng lực của doanh nghiệp với tình hình môi trường

Nếu phân tích kỹ lưỡng và chính xác, ma trận này là công cụ kết hợp quan trọng để doanh nghiệp phát triển bốn loại giải pháp sau: Các giải pháp điểm mạnh – cơ hội (SO), giải pháp điểm mạnh – điểm yếu (WO), giải pháp điểm mạnh – nguy cơ (WT) và giải pháp điểm yếu – nguy cơ (WT)

Những nguy cơ (T) Liệt kê các

nguy cơ theo thứ tự quan trọng

Những điểm mạnh (S) Liệt kê

các điểm yếu theo thứ tự quan

Những điểm yếu (W) Liệt kê

các điểm yếu theo thứ tự quan

trọng

Các chiến lược WOHạn chế các điểm yếu đểkhai thác các cơ hội

Các chiến lược WTTối thiểu hoá các nguy cơ và né

tránh các đe dọa

Hình 1.2 Mô hình ma trận SWOT

1.3.8.2Mô hình kim cương của Michael E.Porter

Mô hình kim cương của Giáo sư Michael Porter phân tích các yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh đồng thời đánh giá một quốc gia hay vùng lãnh thổ có môi trường kinh doanh vi mô lành mạnh hay không

Trang 40

Hình 1.3 Mô hình kim cương của Michael E.Porter

Mô hình đưa ra 4 nhân tố tác động qua lại lẫn nhau và quyết định lợi thế cạnh tranh quốc gia/vùng lãnh thổ đó là:

Điều kiện đầu vào sẵn có: Điều kiện sẵn có của một môi trường kinh doanh bao gồm tính hiệu quả, chất lượng và sự chuyên môn hóa của các điều kiện sẵn có cho doanh nghiệp Các điều kiện này sẽ có tác động đến năng lực sáng tạo và năng suất lao động, bao gồm: vốn, con người, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng vật chất và hành chính, công nghệ thông tin Các yếu tố này cần được kết hợp một cách đầy đủ để tạo sơ sở hình thành lợi thế cạnh tranh.

Chiến lược cơ cấu và sự cạnh tranh của công ty: Các quy định, quy tắc, cơ chế khuyến khích và áp lực chi phối loại hình, mức độ cạnh tranh địa phương tạo

ra những ảnh hưởng lớn tới chính sách thúc đẩy năng suất.

Các điều kiện về nhu cầu: Nhu cầu thị trường ảnh hưởng tới quy mô và tăng trưởng thị trưởng đồng thời liên quan đến cả tính chất khách hàng Nhìn chung, môi trường kinh doanh lành mạnh sẽ có mức cầu cao từ các nhóm khách hàng địa phương phức tạp, do đó buộc các doanh nghiệp phải cung cấp hàng hóa và dịch vụ chất lượng cao hơn mới có khả năng thành công.

Các ngành hỗ trợ và có liên quan: Để có được sự thành công của môi trường kinh doanh vi mô cần có được số lượng lớn nhà cung cấp có năng lực tại địa phương và thay vì từng ngành công nghiệp riêng lẻ cần có các cụm ngành.

Ngày đăng: 20/03/2018, 13:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Bộ Tài Chính (2012), Kinh nghiệm cải cách chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp của một số nước trên thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm cải cách chính sách thuế thu nhập doanhnghiệp của một số nước trên thế giới
Tác giả: Bộ Tài Chính
Năm: 2012
[2] Bộ Tài chính (2014), Thông tư 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 hướng dẫn thi hành Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01/10/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 hướng dẫnthi hành Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01/10/2014 sửa đổi, bổ sung mộtsố điều tại các Nghị định quy định về thuế
Tác giả: Bộ Tài chính
Năm: 2014
[3] Chính phủ (2013), Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ quy định về việc xử phạt vi phạm pháp luật về thuế và hướng dẫn thi hành quyết định hành chính thuế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chínhphủ quy định về việc xử phạt vi phạm pháp luật về thuế và hướng dẫn thi hànhquyết định hành chính thuế
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2013
[4] Chính phủ (2013), Nghị định 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế TNDN, Hà Nội. 7. Chính phủ (2014), Nghị định 91/2014/NĐ-CP ngày 01/10/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 quy định chitiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế TNDN, Hà Nội. 7. Chính phủ (2014), Nghịđịnh 91/2014/NĐ-CP ngày 01/10/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều tại cácNghị định quy định về thuế
Tác giả: Chính phủ (2013), Nghị định 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế TNDN, Hà Nội. 7. Chính phủ
Năm: 2014
[5] Chính phủ (2015), Nghị định số 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luậtsửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một sốđiều của các Nghị định về thuế
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2015
[7] Chính phủ (2015), Nghị định số 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luậtsửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một sốđiều của các Nghị định về thuế
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2015
[6] Chính phủ (2013), Nghị định 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế TNDN, Hà Nội Khác
[8] Đặng Đức Thành – Lê Đăng Doanh (2010), Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thời hội nhập, NXB Thanh Niên Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w