Tự bạch về tình yêu, tình bạn

Một phần của tài liệu Nhân tố tự bạch trong cấu trúc tiểu thuyết Thao thức của Aleksandr Kron (Trang 77)

5. Cấu trúc luận văn

3.2.Tự bạch về tình yêu, tình bạn

3.2.1. Tự bạch về tình yêu

Bên cạnh những trăn trở, suy nghĩ về sự nghiệp khoa học, Yudin còn bị dằn vặt bởi những lỗi lầm của anh trong tình yêu và tình bạn. Yudin trải qua nhiều mối tình, nhưng đáng kể nhất vẫn là ba mối tình: với Olga, với Beta và với Lida. Cả ba mối tình, Yudin đều là người chủ động chia tay và để lại vết thương lòng ở những người phụ nữ. Đầu tiên là mối tình với Olga. Olga là một cô học trò nhí nhảnh, ngây thơ được thực tập trong phòng thí nghiệm của

Nhân tố tự bạch trong cấu trúc tiểu thuyết Thao thức của Aleksandr Kron

Yudin. Cô ngưỡng mộ Yudin rồi yêu anh với một tình yêu tôn thờ và trong sáng. Nhưng Yudin lại “không có ý định nghiêm chỉnh về việc cưới Olga” [10, tr. 78]. Mối tình vụng dại ấy kết thúc khi Olga có thai và bỏ đi vì sợ ảnh hưởng đến Yudin và sự nghiệp của anh. Việc Olga rời khỏi viện khiến Yudin cảm thấy nhẹ nhõm như thoát khỏi gánh nợ “Việc Olga chuyển đi làm cho tôi buồn khổ nhưng lại cởi bỏ cho tôi những gì ràng buộc”. [10, tr. 80]. Thậm chí, Yudin còn đổ lỗi cho Olga vì sự ngây thơ, bồng bột của cô. Sau này khi hai người cùng làm việc ở viện, Yudin đã nhiều lần tìm cách tiếp cận Olga nhưng cô đã trưởng thành hơn và tỉnh táo hơn trước Yudin. Điều này lại khiến Yudin thực sự cảm mến Olga.

Mặc dù đang thắm thiết với Olga nhưng Yudin đã phải lòng Beta ngay từ lần gặp đầu tiên. Đó là mối tình sâu đậm nhất của Yudin vì “Beta buộc tôi phải chinh phục một cách chậm chạp và khó khăn” [10, tr. 80]. Yudin yêu Beta vì bản lĩnh cương nghị và cũng bởi tài năng của cô. Mối tình kéo dài được không lâu thì chiến tranh thế giới thứ II nổ ra và chia cắt họ. Sau đó, Beta cưới Uspensky. Một thời gian không lâu sau, anh cưới Lida (con một vị tướng trong quân đội) để trả thù sự phản bội của Beta. Nhưng vì tính tình không hợp nên không lâu sau, Yudin đã ly hôn với Lida. Yudin sớm nhận ra sai lầm khi cưới Lida: “Đáng ra, tôi không lên lấy vợ để làm hỏng cùng một lúc cuộc đời của cả hai người” [10, tr. 84]. Cả ba mối tình đều thể hiện sự ích kỷ và không chân thành trong con người Yudin. Ý thức được điều này, anh luôn bị dằn vặt bởi cảm giác tội lỗi với ba người phụ nữ. Anh thú nhận: “Suốt những ngày tiếp sau, tôi sống trong tâm trạng u ám, có thể nhận thấy trong đó có sự thõa mãn lẫn nỗi hối hận” [10, tr. 189]. Ở những dòng cuối tác phẩm, sau khi gặp gỡ những người bạn cũ và cả cô thiếu nữ Olia đáng yêu (con của Olga), Yudin nghĩ về Olga với sự hối lỗi và hổ thẹn: “Olga là một người đàn bà thật đáng quý. Lúc nào tôi cũng biết thế, nhưng chỉ bây giờ tôi mới có thể

Nhân tố tự bạch trong cấu trúc tiểu thuyết Thao thức của Aleksandr Kron

đánh giá được lòng vị tha và sức mạnh tinh thần của cô. Cảm giác có lỗi day dứt trong tôi.” [10, tr. 247]. Không chỉ là sự ích kỷ mà còn là thái độ không nghiêm túc đã khiến Yudin luôn đổ vỡ trong tình yêu và hôn nhân. Không chỉ vậy, anh luôn tìm đủ mọi lý do để biện minh cho lỗi lầm của mình. Đối với anh, phụ nữ chỉ đứng sau công việc và chỉ là một phương tiện để giải khuây. Chính bởi vậy, dù đã 49 tuổi nhưng Yudin vẫn cô độc.

3.2.2. Tự bạch về tình bạn

Trong hành trình tự kiểm điểm bản thân, Yudin còn có những tự thú về lỗi lầm trong tình bạn. Cũng như trong tình yêu, trong quan hệ bạn bè với Alyosha, con người ích kỷ trong anh bộc lộ rõ nét. Alyosha là cậu bạn thân duy nhất của Yudin từ thuở sinh viên. Tuy hơn tuổi Yudin nhưng tính tình Alyosha vô tư, trẻ con: “Alyosha sống như một con chim nhỏ không ai ràng buộc, say mê đấy rồi chán ngán đấy, cái gì cũng vớ lấy nhưng chỉ hăng được nửa vời, ngay đến trả thi tối thiểu để trở thành nghiên cứu sinh cũng không chị làm.” [10, tr. 171]. Còn Yudin lại là con người của công việc, luôn tận tụy và cầu toàn. Hai người cùng vào viện làm và được giám đốc Uspensky yêu quý. Chiến tranh và những biến cố xảy ra trong viện đã đưa họ đến những số phận khác nhau và đẩy họ xa nhau. Yudin trở thành nhà khoa học, một vị tướng còn Alyosha và Iliusa chuyển về vườn quốc gia làm công việc chăn nuôi gia súc: “Một tiến sĩ khoa học thành đạt và một người không bằng cấp. Một viên tướng sang trọng và một chiến sĩ tự vệ. Một trưởng giả sang trong và một kẻ gần như lang thang” [10, tr. 183].

Việc Alyosha và Iliusa phải rời khỏi viện không phải lỗi của Yudin, nhưng rõ ràng, nếu ngày ấy, Yudin đấu tranh thẳng thắn với Vdovin hơn mà không sợ ảnh hưởng đến quyền lợi của mình thì số phận hai người bạn anh đã khác. Trong chuyến thăm vườn quốc gia, Yudin cảm thấy chạnh lòng và cảm

Nhân tố tự bạch trong cấu trúc tiểu thuyết Thao thức của Aleksandr Kron

giác tội lỗi trước tình cảnh của Iliusa: “Thật hổ thẹn khi so sánh: Tôi quá đắt hàng, Iliusa lại không có việc làm, tôi ăn kiêng còn Iliusa thì chẳng có gì vào bụng. Thế mà tự cho rằng mình đã đấu tranh cơ đấy? Tốt hơn, nên nói rằng tôi đã chờ đợi cho khí hậu biến đổi theo chiều hướng có lợi hơn… Tôi tiến đến gần sự tự thú nặng nề nhất” [10, tr. 182). Sau những lời sám hối, người kể chuyện luôn đưa ra những lời biện minh cho bản thân và lần này cũng vậy, anh ta an ủi lương tâm trước tình cảnh khốn khó của hai người bạn bằng những lời lẽ có vẻ rất thuyết phục: “Tôi thậm chí cũng không biết rằng chúng tôi sẽ gặp nhau, còn trước đó thì lại không hề có một cố gắng nào để tìm bạn bè và can thiệp vào số phận của họ. Vâng, tôi đã bận rối tinh rối mù cả lên…” [10, tr. 182]. Cảm giác hổ thẹn của Yudin càng dâng lên khi tình cảm của Alyosha không hề thay đổi. Người bạn thân thời niên thiếu vẫn vô tư, nhiệt thành với anh. Chi tiết thể hiện rõ nhất lòng chung thủy với bạn bè của Alyosha là khi tìm được một chùm nấm gan – không chỉ là một loại nấm quý hiếm mà nó còn đang là tài liệu nghiên cứu khoa học của Alyosha, ngay lập tức anh đã quyết định mang về nhà đãi bạn, vì khi được rán lên, nó trở thành món ngon quý hiếm. Tuy chỉ là một hành động nhỏ nhưng nó đã chứng tỏ được tình cảm mến bạn không hề thay đổi trong Alyosha. Điều này càng khiến Yudin nhận thức rõ hơn về sự tha hóa trong con người anh.

Từ đầu đến cuối tác phẩm, Yudin lần lượt hiểu rõ bản chất từng người, theo quy luật từ những người gần gũi như Uspensky, Olga, Beta, Alyosha đến những kẻ được coi là đối thủ như Vdovin. Nhưng quan trọng hơn cả, trên cơ sở khám phá, tìm hiểu những người xung quanh, Yudin đã khám phá ra con người thật của chính mình, tự đánh giá chính mình. Anh đã thật nghiêm túc, khách quan thú nhận những lỗi lầm đã gây ra, đồng thời thể hiện ý định hối cải, sửa chữa để trở thành con người hoàn thiện. Chuyến thăm rừng quốc gia là cơ hội để Yudin kiểm tra lại nhân cách bản thân và cũng là cơ hội để tâm

Nhân tố tự bạch trong cấu trúc tiểu thuyết Thao thức của Aleksandr Kron

hồn anh được thanh lọc: “Trong một tuần, tôi đã sống bằng một năm. Một năm ấy không làm tôi già đi hay trẻ hơn, nhưng dù sao thì cũng đã làm cuộc sống của tôi rung chuyển dữ dội. Tôi không biết ngày mai mình sẽ như thế nào nhưng hôm nay, tôi đã không còn là con người hôm qua” [10, tr. 247]. Đó là kết quả của những suy tư và thể nghiệm ở nhân vật. Kết quả này chỉ có được khi nhân vật “suy nghĩ sâu sắc hơn về những mâu thuẫn của cuộc sống, về những hành vi và tư cách của chính mình, về những chuyện đời và chuyện người.” [18, tr. 759].

3.3. Triết lý về sự sống và hạnh phúc 3.3.1. Quan niệm về sự sống

Trong cuốn tiểu thuyết, câu chuyện về cái chết của vị giáo sư Uspensky gây tò mò với nhiều người đọc. Nguyên nhân dẫn đến sự đột tử của ông là gì? Là một nhà bác học trong lĩnh vực sinh lý và giải phẫu con người, ông đã tự tìm đến cái chết bằng cách tự hủy hoại trái tim, khiến mọi người nghĩ rằng một cơn đột quỵ hay nhồi máu cơ tim đã cướp đi sinh mạng ông. Người duy nhất phát hiện ra hành động tự vẫn của Uspensky, đó là Beta – vợ ông, cũng là một nhà khoa học trong lĩnh vực sinh lý. Sự qua đời của Uspensky không chỉ dừng lại ở hoạt động tự vẫn của một ông già sáu mươi hai tuổi mà nó còn ẩn chứa cả một hệ thống quan điểm về sự sống – cái chết của một nhà khoa học. Trong chuyến công tác ở Pari, ý định tự vẫn của Uspensky được manh nha khi biết rằng Lafargơ – con rể Kac Mac, cũng là một bác sỹ đã tự vẫn ở tuổi 70. Lý do dẫn đến cái chết của Lafargơ là : “Ông yêu cuộc sống và vì thế ông sợ không phải là cái chết mà là sự yếu đuối và lẩm cẩm.” [10, tr. 60], khi ông đã “rơi ra khỏi quỹ đạo làm việc của phòng thí nghiệm” [10, tr. 137]. Cũng như Lafargơ, điều mà Uspensky sợ nhất chính là tuổi già. Bề ngoài, ông vẫn cho nhân viên thấy hình mẫu một nhà khoa học hăng hái, năng động và đầy lòng

Nhân tố tự bạch trong cấu trúc tiểu thuyết Thao thức của Aleksandr Kron

nhiệt huyết. Những lúc riêng tư, ông lại thất vọng về chính bản thân mình khi thấy dấu hiệu của sự sa sút trí nhớ và khả năng tư duy. Có lần, ông tâm sự cùng Yudin: “Cậu có biết lần đầu tiên tôi hiểu mình già là vào lúc nào không? Ở lễ sinh nhật của mình… Chính khi người ta có ít cơ sở nhất để tự thỏa mãn, thì một ngày kỷ niện chẵn nào đấy lại đến, và mọi người lại tổ chức một cái gì đấy tựa như một cuộc tổng duyệt cho tang lễ tương lai của ông ta…” [10, tr. 127]. Đó không chỉ là mối lo cho cá nhân ông mà còn cho toàn xã hội: “Có bao nhiêu người già không sống mà chỉ tồn tại… và là một gánh nặng cho những người thân thích cũng như cho cả xã hội nói chung” [10, tr. 90]. Đứng trên cương vị của một nhà khoa học, suy nghĩ và hành động tiêu cực này của Uspensky là có cơ sở. Đối với một nhà khoa học tận tụy với công việc nghiên cứu, có lẽ không gì khiến họ khổ tâm hơn là sự bất lực trong tư duy. Uspensky cũng vậy, ông có nỗi khổ của riêng mình: “Không có gì đe dọa ông ta, ngoài tuổi già và sự suy sụp… ông cho rằng mình có lỗi trước khoa học và trước nhiều người” [10, tr. 148]. Nếu gạt bỏ sang một bên những thành kiến xã hội về hành động tự vẫn, người đọc hoàn toàn có thể cảm thông với Uspensky khi tuổi già đã cướp đi sự minh mẫn của ông. Ông không muốn mọi người và cả xã hội nhìn thấy một Uspensky già yếu, sống phụ thuộc vào người khác. Ông tìm đến cái chết là vì muốn giữ mãi trong tâm trí người thân và đồng nghiệp hình ảnh một nhà bác học nhanh nhẹn, sáng suốt. Ông quan niệm: “Qủa là buồn thảm cho số phận một nhà bác học sống qua thời của mình” [10, tr. 273]. Thực ra, khi nói đến cái chết của Uspensky, nhà văn muốn khơi dậy trong độc giả tình yêu, lòng quý trọng sự sống và tuổi trẻ. Cái chết của vị giáo sư không phải là một sự buông xuôi mà là một biểu hiện khác của tinh thần tự nhiệm với khoa học và cuộc sống.

Cũng giống như Uspensky, Yudin cũng nhận thức rất rõ về giá trị của thời gian và tuổi trẻ. Yudin là người nghiên cứu sâu về sự lão hóa ở con người

Nhân tố tự bạch trong cấu trúc tiểu thuyết Thao thức của Aleksandr Kron

và đang thực hiện những thí nghiệm để có thể tìm ra phương pháp làm chậm lại quá trình già đi ở con người. Bởi vậy, hơn ai hết, Yudin là người cảm nhận được rõ nhất giá trị của thời gian: “Thời gian – đấy là cuộc đời. Tiền bạc đến rồi lại đi, chỉ có thời gian và cuộc đời không sao quay trở lại được” [10, tr. 116]. Chính bởi vậy mà anh vẫn thầm ghen tỵ với tuổi trẻ của những nhân viên cấp dưới và thấy sốt ruột trước “sự thong thả của một người tin chắc rằng mình hãy còn nhiều thời gian phía trước” [10, tr. 127]. Cũng như người đàn anh Uspensky, dù mới bốn chín tuổi nhưng Yudin đã thảng thốt khi cảm nhận được rất rõ sự trôi chảy của thời gian: “Đôi khi tôi có cảm giác là có thể nhận biết được dòng chảy vội vã của thời gian. Qua các kẽ ngón tay… lúc bấy giờ tôi thấy hoảng sợ” [10, tr. 107] và “từ lúc nào đấy, tôi bắt đầu cảm thấy tuổi tác của mình” [10, tr. 127]. Cũng giống như Uspensky và mỗi chúng ta, Yudin cũng khát khao tuổi trẻ và sự minh mẫn trong tư duy.

Mỗi người, dù ít hay nhiều đều có những cảm thức về thời gian. Khi đã sang đến dốc bên kia cuộc đời, sự sa sút về trí tuệ và sức khỏe là điều không tránh khỏi. Càng về già, người ta càng ý thức rõ hơn về sự trôi chảy của thời gian, để rồi khi nhìn lại những gì đã qua, ai cũng muốn sống lại những hồi ức. Kỷ niệm dù buồn hay vui thì vẫn đẹp huyền ảo vì đó là những gì đã nằm ngoài tầm với. Tuổi trẻ một đi không trở lại, vậy nên nó luôn là sự nuối tiếc của mỗi người. Với những dòng suy tư, triết nghiệm dày đặc về thời gian, nhà văn Kron đã nói lên quan điểm của mình về sự sống và cái chết. Việc bày tỏ sự tiếc nuối tuổi trẻ và những cảm thức về thời gian là vấn đề không còn cũ trong văn học nhưng khi đọc đến Thao thức, người đọc được tiếp cận những quan điểm này trên cơ sở những cảm nhận của các nhà sinh lý học. Họ là những người trực tiếp nghiên cứu về con người. Vậy nên, những triết lý mà tác phẩm đưa ra không bị sáo rỗng mà trái lại, nó là sự khái quát từ thực tiễn khoa học và có sức thuyết phục.

Nhân tố tự bạch trong cấu trúc tiểu thuyết Thao thức của Aleksandr Kron

Qua Thao thức, nhà văn muốn gửi đến độc giả những thông điệp về giá trị quý giá của thời gian và tuổi trẻ. Chính cuộc đời sáng tác văn học của nhà văn cũng là một minh chứng sinh động cho những thông điệp đó. Tác giả Kron đã dồn hết sức lực để cho ra đời bộ tiểu thuyết Thao thức khi cả tuổi đời và tuổi nghề đều đã đi gần trọn.

3.3.2. Triết lý về hạnh phúc

Cùng với những cảm thức về giá trị của thời gian, nhân vật Yudin còn luôn trăn trở đi tìm định nghĩa về hạnh phúc. Cả cuộc đời Yudin chỉ chú tâm vào công việc và phấn đấu gây dựng công danh. Có trong tay nhiều thứ: học vị, quyền thế nhưng chưa lúc nào anh cảm thấy hạnh phúc. Đối với anh, hạnh phúc là cái gì xa vời, chưa với tới. Ngược lại, anh bạn Alyosha của anh lại luôn cảm thấy cuộc sống của mình là viên mãn. Dù không có học vị cao và cũng không được nhiều phụ nữ ngưỡng mộ như Yudin nhưng anh lại có một gia đình nhỏ ấm cúng. Dù chỉ là một người chăn nuôi gia súc cho vườn quốc gia nhưng tuyệt đối Alyosha không phải là người không có chí hướng. Alyosha luôn chuyên tâm nghiên cứu về các loại nấm và đã có những phát hiện quý giá về loài sinh vật này. Một người tưởng chừng như có tất cả như Yudin nhưng khi đọc đến cuối tác phẩm, người đọc lại thấy cảm thương cho

Một phần của tài liệu Nhân tố tự bạch trong cấu trúc tiểu thuyết Thao thức của Aleksandr Kron (Trang 77)