5. Cấu trúc luận văn
2.2. Sự lặp lại trong thời gian và sự mở rộng không gian
2.2.1. Sự lặp lại trong thời gian
Thời gian trần thuật (narrative time) cũng là một vấn đề quan trọng và chủ yếu của trần thuật học. Việc tìm hiểu thời gian trần thuật sẽ giúp ta thấy rõ hơn lối dẫn dắt, triển khai cốt truyện của nhà văn. Theo Manfred Jahn, khi nghiên cứu thời gian trần thuật, các nhà trần thuật học nên xem xét chủ yếu trên ba bình diện: Trình tự: nghiên cứu mối quan hệ giữa trình tự thời gian
Nhân tố tự bạch trong cấu trúc tiểu thuyết Thao thức của Aleksandr Kron
tiếp nối các sự kiện trong câu chuyện với trình tự thời gian giả được sắp xếp trong trần thuật; khoảng thời gian: kiểm soát sự cân xứng giữa thời gian trần thuật và thời gian diễn ngôn; tần xuất: đề cập đến các cách khả dĩ thể hiện một hành động đơn lẻ hay một chuỗi các hoạt động lặp đi lặp lại.
Tiểu thuyết Thao thức được chia làm ba phần gồm 23 phân đoạn và không tuân theo trình tự thời gian tuyến tính. Nhưng sự xáo trộn trật tự thời gian này là không đáng kể. Mặc dù câu chuyện quá khứ và câu chuyện hiện tại được kể đan xen nhau, đôi lúc khiến độc giả có cảm giác khó theo dõi nhưng nếu kiên nhẫn đi cùng người kể chuyện đến những trang cuối, bạn đọc sẽ hình dung ra toàn bộ mạch chuyện. Sự đảo lộn phi tuyến tính này có thể lý giải bằng sự rối rắm trong suy nghĩ của người kể chuyện. Trên hành trình tự ý thức, Yudin phải lục tìm mọi thứ, cả trong quá khứ lẫn hiện tại để từ đó có thể tự kiểm điểm chính mình. Sự sai trật niên biểu này còn cho thấy lối dẫn dụ mạch chuyện khéo léo của người kể chuyện. Nguyên nhân cái chết của Uspensky được hé lộ từ từ và phải đọc gần trọn cuốn tiểu thuyết, người đọc mới tìm được câu trả lời. Hay như câu chuyện về số phận hai anh bạn Alyosha và Iliusa sau khi thôi việc ở viện chỉ được hé lộ ở phần cuối cuốn tiểu thuyết. Đó là những thủ thuật phổ biến trong lối kể chuyện hiện đại khi người kể chuyện không dễ gì thỏa mãn ngay những tò mò của độc giả.
Trong ba bình diện nói trên của thời gian trần thuật, bình diện nổi bật và cần đi sâu tìm hiểu nhất trong Thao thức là vấn đề tần xuất. Theo nhà nghiên cứu Manfred Jahn, tần xuất (tức: thường xuyên thế nào?) “là sự phân tích, điều tra, nghiên cứu tần số xuất hiện chiến lược kể tóm tắt hoặc lặp đi lặp lại của người kể chuyện”. [9, tr. 78]. Theo ông, có ba kiểu tần số xuất hiện chủ yếu:
Nhân tố tự bạch trong cấu trúc tiểu thuyết Thao thức của Aleksandr Kron
b/ Kể lặp lại: kể nhiều lần những việc xảy ra một lần.
c/ Kể lặp đi lặp lại: kể lại một lần những việc xảy ra nhiều lần. Nhưng theo Genette, có bốn kiểu tần xuất, bao gồm:
a/ Kể một lần những gì xảy ra một lần b/ Kể nhiều lần những gì xảy ra một lần c/ Kể nhiều lần những gì xảy ra nhiều lần d/ Kể một lần những gì xảy ra nhiều lần
Như vậy, trong cách phân chia các kiểu tần xuất của Manfed Jahn có độ lệch nhất định so với cách phân chia của Genette. Chúng tôi sẽ ứng dụng cách phân chia của Genette để phân tích tần xuất thời gian trong Thao thức vì cách phân chia của Genette mới lột tả hết sự lặp đi lặp lại của một chi tiết hay một câu chuyện trong tác phẩm văn học.
Trong Thao thức, nổi bật hơn cả là kiểu tần số “kể nhiều lần những gì xảy ra nhiều lần”. Kiểu tần số này được sử dụng triệt để khi nói đến chứng mất ngủ của Yudin. Là một nhà khoa học nghiên cứu về sinh lý và cũng là một bác sỹ danh tiếng, hơn ai hết, Yudin hiểu được vai trò của giấc ngủ với sức khỏe. Nhưng trên thực tế, những cơn mất ngủ luôn hành hạ anh. Aleksandr Kron đã sử dụng tới kiểu tần xuất kể lặp đi lặp lại để diễn tả những cơn trằn trọc của Yudin. Qua khảo sát văn bản, chúng tôi đã thống kê được hai mươi lần người kể chuyện đề cập trực tiếp đến chứng mất ngủ của mình. Cụ thể như sau:
STT Số trang Nội dung văn bản Nguyên nhân mất ngủ Ghi chú 1 21 -Tôi tỉnh dậy lúc nửa
đêm, bị đánh thức bởi
Nhân tố tự bạch trong cấu trúc tiểu thuyết Thao thức của Aleksandr Kron
một linh cảm mơ hồ.
2 22 -Giấc ngủ biến đâu mất và cảm thấy nỗi lo âu cũng như cảm giác cô đơn cứ mỗi lúc một tăng, tôi hiểu rằng mình sẽ phải thao thức trọn đêm nay.
-Nghĩ về cái chết của Uspensky
Tập 1
3 23 -Khoảng bảy giờ, tôi kéo rèm che cửa sổ, nằm xuống giường và chắc là sẽ ngủ được đến mười một giờ, nhưng lúc chín giờ, một tiếng chuông lảnh lót, gián đoạn và kiên nhẫn buộc tôi phải nhổm ngay dậy.
-Nghĩ về Uspensky Tập 1
4 31 -Một lúc sau tôi thiêm thiếp ngủ với hy vọng sẽ trở dậy lúc bảy giờ sáng để bắt đầu cuộc sống lao động đều đặn. Song, công trình của tôi đã bị phá vỡ một
Nhân tố tự bạch trong cấu trúc tiểu thuyết Thao thức của Aleksandr Kron
cách bất ngờ.
5 31 -Rồi khi đến đêm, tôi hiểu rằng mình sẽ lại phải thức trắng.
-Nghĩ về Beta Tập 1
6 34 -Tôi tìm đâu đấy trong túi thuốc dã ngoại… được mấy viên thuốc, không biết là nembutan hay barbamin (thuốc ngủ) và lúc đã gần sáng, tôi thiếp đi trong một giấc ngủ nặng nề không chút sảng khoái.
-Nghĩ về Uspensky và Beta
Tập 1
7 114 -Đặc biệt về đêm, khi mất ngủ, tôi thường nghĩ về cả hai loại người này.
-Suy ngẫm về sự già đi của con người
Tập 1
8 114 -Đêm hôm qua, tôi hầu như không ngủ được
-Nghĩ về cái chết của Uspensky
Tập 1
9 170 -Tôi đi nằm đúng vào giờ thông thường, thiếp đi ngay và hai
Nhân tố tự bạch trong cấu trúc tiểu thuyết Thao thức của Aleksandr Kron
tiếng sau thức dậy, không có chút hy vọng nào sẽ ngủ lại được.
10 191 -Đêm trước chuyến bay về Moskva, một lần nữa hai chúng tôi thức trắng. -Trò chuyện cùng Lida Tập 1 11 328 -Tôi nằm xuống giường xếp và khép mí mắt lại. Tôi cảm thấy trong lòng nặng nề.
-Lo lắng về cuộc đối mặt với Vdovin Tập 1 12 80 -Tôi hiểu rằng mình chẳng thể nào chợp mắt được nữa. -Suy nghĩ về bản thân trong chuyến thăm quảng trường ở Pari
Tập 2
13 81 Tôi ngủ không yên giấc và dậy rất sớm.
-Tâm trạng bồn chồn Tập 2
14 149 Chỉ còn cách nhắm mặt lại, giả vờ ngủ.
-Hồi hộp khi sắp đến vườn quốc gia
Tập 2
15 150 -Tôi giả vờ ngủ lâu đến nỗi cuối cùng đã rơi vào nột trạng thái nào đó gần giống như giấc ngủ.
-Trằn trọc khi sắp đến vườn quốc gia
Nhân tố tự bạch trong cấu trúc tiểu thuyết Thao thức của Aleksandr Kron
16 170 -Qua tiếng gối, tôi nghe thấy tiếng đập của chính trái tim mình.
-Bị dằn vặt về số phận của Alyosha và Iliusa
Tập 2
17 172 -Tôi đã bắt đầu thiếp đi, thì từ xa vọng lại một tiếng rú kinh khủng làm giấc ngủ lập tức biến mất.
-Tiếng kêu của máy móc ở công trường
Tập 2
18 195 -Tôi hay bị mất ngủ -Lo nghĩ về cuộc sống Tập 2 19 188 -Tôi trở dậy vì
Alekxay cầm lấy hai vai tôi mà lắc.
-Bị Alyosha đánh thức
Tập 2
20 248 -Chắc là tôi cần phải thao thức suốt đêm nay. Và chắc cũng chưa thể là đêm cuối cùng.
-Yudin cảm thấy sự đổi mới trong tâm hồn anh
Tập 2
Hai mươi đoạn văn nói về chứng mất ngủ trong một cuốn tiểu thuyết là con số không hề nhỏ. Không phải ngẫu nhiên mà cuốn tiểu thuyết có nhan đề là Thao thức. Nhân vật chính – nhà khoa học Yudin đang phụ trách công trình nghiên cứu về sự lão hóa của con người, đặc biệt là những tác động của stress đến sức khỏe và tuổi thọ. Anh luôn cố gò mình vào giấc ngủ nhưng thường
Nhân tố tự bạch trong cấu trúc tiểu thuyết Thao thức của Aleksandr Kron
thất bại. Chứng bệnh mất ngủ không chỉ là hiện tượng sinh lý mà còn là hiện tượng tâm lý khi con người sống trong tâm trạng bất an. Qua bảng thống kê, ta thấy nguyên nhân dẫn đến những cuộc vật lộn với giấc ngủ của Yudin là do những lo lắng, dằn vặt về đủ thứ chuyện: suy nghĩ về bạn bè, tình yêu, kẻ thù và về chính mình. Hành trình tự hoàn thiện của Yudin không hề dễ dàng, anh chịu áp lực từ nhiều phía. Có thể nói, tâm trí Yudin hiếm khi ngơi nghỉ, ngay cả khi anh ngủ. Một trong những nguyên nhân chính của chứng mất ngủ đó là sự dằn vặt trong tâm hồn. Yudin là một người chưa hoàn thiện về nhiều mặt. Tuy là một nhà khoa học danh tiếng nhưng Yudin lại không hiểu được mối quan hệ mật thiết giữa khoa học và cuộc sống, vậy nên anh sống xa lánh với cộng đồng. Về phương diện tình cảm, Yudin là một kẻ ích kỷ. Vậy nên, dù yêu nhiều nhưng chưa mối tình nào trọn vẹn và khi đã năm mươi tuổi anh vẫn sống độc thân.
Bằng việc đặt tên cuốn tiểu thuyết là Thao thức và việc kể lặp đi lặp lại nhiều lần những đêm mất ngủ của Yudin, nhà văn muốn cho độc giả thấy sự dằn vặt thường trực trong tâm trí một người trí thức. Chứng mất ngủ xuất phát từ ý thức về lỗi lầm và mong muốn sám hối để hoàn thiện bản thân. Chỉ khi rơi vào tình trạng trằn trọc, thao thức, con người mới lắng lòng lại để suy ngẫm sâu sắc hơn về cuộc sống xung quanh và về chính mình. Chính nhan đề cuốn tiểu thuyết và tần số xuất hiện liên tục những cơn mất ngủ của nhân vật là một biểu hiện sâu sắc và rõ nét của nhân tố tự bạch của tác phẩm.
2.2.2. Sự mở rộng không gian
Theo định nghĩa của Manferd Jahn thì không gian văn học là “môi trường định vị vật thể và nhân vật, nói rõ hơn, là môi trường trong đó nhân vật sống và vận động” [9, tr. 81]. Trong Thao thức, nhân vật Yudin sống và vận động trong nhiều không gian khác nhau nhưng được đặc tả nhiều nhất là căn phòng
Nhân tố tự bạch trong cấu trúc tiểu thuyết Thao thức của Aleksandr Kron
trọ của anh và không gian ở vườn quốc gia. Không gian có sự dịch chuyển liên tục giống như sự vận động không ngừng trong ý thức của nhân vật. Cũng theo Manferd Jahn, “không gian văn học đòi hỏi phải có tính ngữ nghĩa cho nên nó báo hiệu rằng những nét đặc trưng về không gian có thể có ảnh hưởng quan trọng tới nhân vật và sự kiện. Trong nhiều trường hợp khác nhau, điều này thường dẫn đến việc ngữ nghĩa hóa hoặc nạp nghĩa cho không gian” [9, tr. 83]. Không gian trong Thao thức được ngữ nghĩa hóa sâu sắc, nó góp phần diễn tả sự vận động trong quá trình tự kiểm tra nhân cách của nhân vật.
Không gian trong tác phẩm được chia làm hai kiểu rõ rệt: không gian nhỏ hẹp và không gian rộng mở. Nếu khi đọc tập một, người đọc bị bủa vây bởi không khí ngột ngạt, bức bách của căn phòng Yudin trọ thì sang đến tập hai, cảm giác đó được thay thế bởi sự thoáng đạt, dễ chịu của thàng phố Pari và vườn quốc gia. Sự phân bổ không gian như vậy cho chúng ta thấy sự vận động có quy luật của không gian, đó là sự vận động từ cái tôi cá nhân đến cái ta rộng lớn.
Không gian nhỏ hẹp xuất hiện tập trung trong tập một với sự đặc tả không gian sống của Yudin. Là một nhà khoa học, Yudin cần có một căn phòng yên tĩnh để làm việc và nghiên cứu: “Tôi có một căn hộ một phòng trên tầng thứ tám của một ngôi nhà bảy tầng, tôi không có điện thoại cũng như vô tuyến truyền hình. Một tháp ngà thực thụ, như thể cố tình tạo ra để ẩn náu và suy tư”. [10, tr. 29]. Đó là một không gian biệt lập với bên ngoài. Đã thế, mọi phương tiện liên lạc với thế giới bên ngoài như: điện thoại, vô tuyến truyền hình cũng không được chủ nhà sử dụng. Căn hộ của Yudin đúng là một tháp ngà thực thụ, các vật thể trong không gian cũng toát lên tính biệt lập. Điều này được nhấn mạnh hơn khi tác giả miêu tả những con vật trong nhà. Yudin có nuôi một con vẹt không biết nói và chỉ phát ra những tiếng kêu líu ríu. Thậm chí, cả con gà trong khu nhà cũng gáy thất thường vì ít được giao tiếp với bên
Nhân tố tự bạch trong cấu trúc tiểu thuyết Thao thức của Aleksandr Kron
ngoài: “Than ôi, con gà sống duy nhất còn sót lại trong khu nhà chúng tôi gáy rất thất thường, bản năng định giờ của nó đã bị gặm mòn bởi nỗi cô đơn” [10, tr. 34]. Tuy là một khu nhà có nhiều hộ gia đình nhưng Yudin sống xa lánh với hàng xóm, không có bất kỳ một sự giao du nào: “hàng xóm không có một ai, thang máy chỉ lên đến tầng bảy. Ngay dưới phòng tôi ở là cửa vòm vào nhà có hai cánh cổng sắt” [10, tr. 34]. Sự cô lập bủa vây Yudin, mọi thứ đều toát lên sự chia cắt anh với thế giới xung quanh.
Hơn ai hết, Yudin ý thức rất rõ về không gian tù túng của mình nhưng đó lại là ý muốn của anh. Thậm chí, Yudin còn rất thỏa mãn với căn phòng trọ và tự hào gọi nó là “tháp ngà”: “Câu nói về tháp nàg do Uspensky buông ra, theo chỗ tôi hiểu, ông đặt vào đó chỉ một ý nghĩa tổng quát nhất: chỗ ẩn náu, nơi trốn tránh sự ồn ào thường nhật” [10, tr. 252]. Yudin ví mình như đang “rơi vào một tình trạng tồi tệ hơn so với Robinson trên hòn đảo không người” [10, tr. 253]. Yudin đã chuyển nhà nhiều lần nhưng dường như mọi căn phòng anh chọn đều toát lên vẻ bức bách, ngột ngạt. Ngay cả khi ở chiến trường Berlin trong thế chiến thứ hai, không gian chật hẹp lại xuất hiện thêm lần nữa: “Đơn vị của tôi, hay như người ta thường gọi bấy giờ, cơ nghiệp của tôi, bố trí ở Carthortx, một trong những vùng ngoại ô phía đông Berlin, còn bản thân tôi thì trú ngụ ngay gần đây, trong nhà của một bà Macta Kuyn nào đó, bé tí teo nhưng học đòi sang trọng, với hàng rào bằng gang đúc và những bậc tam cấp đồ sộ dẫn từ chiếc cổng kín suốt đến khung cửa lớn bằng gỗ sồi” [10, tr. 184]. Sống trong không gian nhỏ hẹp, khép kín, con người Yudin cũng trở nên ích kỷ, xa lạ với mọi người. Anh tự mãn coi tháp ngà là một thế giới lý tưởng cho việc nghiên cứu khoa học. Đồng thời, chính không gian ngột ngạt cũng đầu độc và ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách của anh. Khi không tiếp xúc với thế giới bên ngoài, những suy nghĩ của con người cũng bị giới hạn trong tầm nhìn nhỏ hẹp.
Nhân tố tự bạch trong cấu trúc tiểu thuyết Thao thức của Aleksandr Kron
Căn phòng trọ của Yudin gợi cho ta liên tưởng đến phòng trọ của nhân vật Raskolnikov trong Tội ác và hình phạt. Căn phòng trọ của nhân vật Raskolnikov cũng là căn phòng trên tầng áp mái ngột ngạt và cô lập với thế giới bên ngoài. Đó là một phòng xép thuê lại ở áp mái một ngôi nhà năm tầng. Căn phòng dài độ sáu bước, thấp đến nỗi người nào hơi cao một chút bước vào là thấy rờn rợn, cứ lo cộc đầu vào trần. Raskolnikov gọi căn phòng đó là “cái tủ”, “chuồng chó”, “góc xó”, người bạn của anh thì gọi nó là “buồng tàu thủy”, mẹ anh lên thăm con nhận thấy nó “giống như quan tài”. Đó là cả thế