5. Cấu trúc luận văn
3.1.2. Phẩm chất người trí thức trong thời đại mới
Trong tác phẩm, Yudin và Vdovin là hai kẻ đối đầu. Yudin là một nhà khoa học có tài còn Vdovin là kẻ bất tài nhưng ham quyền lực. Thế mạnh của người này là điểm yếu của người kia. Yudin giỏi về chuyên môn nhưng lại vụng về trong các công việc khác. Anh không khéo léo trong ngoại giao, không có khả năng lãnh đạo… Nhưng đó lại chính là những nhân tố cần thiết để anh có thể đưa Viện phát triển bản thể thoát ra khỏi nguy cơ bị chuyển về vườn quốc gia. Ngược lại, Vdovin lại thành thạo các thủ thuật luồn lách và ra dáng một người lãnh đạo. Hắn đưa ra những kế hoạch để phát triển viện: “Cần phải có một bàn tay để hướng các hoạt động của khoảng nửa tá phòng thí nghiệm với những quyền lợi nhiều khi mâu thuẫn của chúng, để đạt tới một sự “thu hoạch” tối đa là hiệu quả thực tế, phối hợp công việc của viện với các cơ quan khoa học khác, làm công tác tổ chức cán bộ, chạy chọt lên các cấp trên, phân phối một cách hợp lý nhất các vấn đề ngoại tệ khống chế dành cho viện” [10, tr. 208]. Chính bởi vậy, Vdovin đã trở thành giám đốc vườn quốc gia. Tuy nhiên, chỉ có sự khôn ngoan, lọc lõi mà không có kiến thức, Vdovin giống một tên lái buôn hơn: “Ở vườn quốc gia, hắn ta để một bộ râu đồ sộ, chính nó đã lột mặt hắn một cách chính xác, một tay lái buôn miền Vonga thực thụ, với tầm cỡ làm ăn kiểu châu Âu và sự khôn ngoan kiểu châu Á, lại là dân mugích tháo vát.” [10, tr. 104]. Những gì thiếu hụt trong Yudin, ta đều tìm thấy trong Vdovin. Thật ra, khi đặt Vdovin song hành cùng Yudin và giữa hai người thường xuyên có những đối thoại, tranh luận nảy lửa, tác giả Aleksandr Kron có dụng ý của mình. Nếu tổng hợp các thế mạnh của cả Yudin và Vdovin, chúng ta sẽ có một hình tượng người trí thức hoàn hảo.
Nhân tố tự bạch trong cấu trúc tiểu thuyết Thao thức của Aleksandr Kron
Trong cuộc đối mặt trực tiếp, Vdovin đã chỉ đúng những điểm yếu của Yudin cùng những lập luận sắc bén: “Tôi luôn luôn coi anh là người thứ hai sau Uspensky trong viện, và nếu tính nết anh khác đi thì vấn đề người kế tục đã quá rõ ràng. Nhưng trong thời đại chúng ta, khoa học không phải là công việc của cá nhân tài năng, đây là một quá trình tập thể, có định hướng và cực kỳ tốn kém. Một bác học không có sở thích đối với hoạt động tổ chức không thể đứng đầu một tập thể lớn, anh không có sở thích ấy, anh chui vào tháp ngà, anh cứ lơ lửng hoài trên chín tầng mây” [10, tr. 205]. Thời đại cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão đòi hỏi những nhà khoa học như Yudin không thể chọn cho mình lối sống khép kín và lối làm việc kinh viện như vậy được. Công việc làm khoa học cần sự chung sức của cả tập thể, nếu không hòa nhập với cộng đồng, Yudin sẽ bị lạc hậu.
Trong tác phẩm, nhà văn cũng đưa ra hình mẫu của một nhà khoa học lý tưởng, đó là giáo sư Uspensky: “Ông là một nhà bác học và nhà hoạt động xã hội nổi tiếng đã đạt đến tất cả những vinh quang mà một bác học có thể có và hoàn toàn xứng đáng với những vinh quang ấy, một nhà sinh lý học có ảnh hưởng rất lớn trong lĩnh vực phát triển bản thể ở Liên xô và trên thế giới. Ông là ca sĩ, người đam mê khiêu vũ, người có khả năng thuyết phục từ các viên chức hoài nghi trong các Bộ cho đến các giáo sư Cambridge cứng nhắc. Ông có thể uống rượu với những tay làm công nhật dựng nhà nuôi súc vật thí nghiệm cho viện, lại đã từng nổi lên trong các cuộc họp báo như một ngôi sao sáng” [10, tr. 26]. Từ việc xây dựng hai hình tượng xung khắc nhau nhưng lại bù trừ cho nhau, nhà văn cũng đưa ra bàn luận một vấn đề mang tính thời đại, đó là phẩm chất cần và đủ của một người trí thức trong thời đại mới, “khi trí thức cũng trở nên một lực lượng vật chất” [10, tr. 49]. Cuối những năm 70, đầu những năm 80 của thế kỷ XX, khi công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa của nước Nga-xô viết đã ở đỉnh cao và bộc lộ dấu hiệu khủng hoảng thì trọng
Nhân tố tự bạch trong cấu trúc tiểu thuyết Thao thức của Aleksandr Kron
trách đặt lên vai những người làm công tác khoa học như Yudin càng nặng nề hơn. Thực tiễn lúc này đòi hỏi người trí thức cần phải hội tụ nhiều phẩm chất, năng lực thì mới có thể gánh vác được nền khoa học nước nhà. Một nhà khoa học không thể chỉ biết khép mình trong tháp ngà để nghiên cứu mà còn phải có khả năng lãnh đạo tập thể và điều tiết tài chính. Bởi vậy, Aleksandr Kron đã tỏ ra lo lắng trước thực trạng đội ngũ các nhà khoa học đầu ngành sinh vật học của xô viết lúc bất giờ: “Phần lớn họ không thể làm công việc lãnh đạo được. Một số người thì bị cuốn hút bởi các thí nghiệm và không còn thấy gì xung quang, một số khác thì không thể tư duy với tầm cỡ quốc gia” [10, tr. 108].
Trong cuộc đối thoại ngầm giữa Vdovin và Yudin, độc giả có thể nhận thấy càng về cuối cuộc đối thoại, những lời lẽ trách móc Yudin của Vdovin càng trở nên có lý, bởi nó được lập luận sắc bén và quan trọng là nó có cơ sở từ thực tiễn: “Anh lạc hậu với cuộc sống quá rồi, Olek. Thời đại của những Galile và Edison đã qua rồi… cái thời mà nhà bác học ẩn náu trong tháp ngà của mình để có thể quan sát chuyển động của các tinh tú đã qua rồi. Ngày hôm nay, thiết bị khoa học đã trị giá hàng triệu rúp và trong nhiều lĩnh vực khoa học, lập một cuộc thí nghiệm cũng tốn kém như xây một lò cao hoặc tiến hành một cuộc tập trận. Và lẽ đương nhiên, nhà nước có thể giao quyền lãnh đạo công tác thực nghiệm cho một con người mà người ta có thể tin tưởng hoàn toàn, một người có những phẩm chất, ý chí cần thiết, biết tính tiền và quản lý nhân lực. Đó cũng là nhân tài, một người tài không kém phần quan trọng” [10, tr. 210]. Sau những lời lẽ sắc bén của Vdovin, Yudin bị thuyết phục và có cảm giác như đang “hứng chịu một đòn thấm thía”.
Trong Thao thức, Aleksandr Kron đặc biệt quan tâm đến sự suy thoái đạo đức trong một bộ phận trí thức mà trước hết là vấn đề vi phạm bản quyền khoa học. Để có được bản luận án tiến sỹ, Vdovin đã nhặt những mảnh vụn
Nhân tố tự bạch trong cấu trúc tiểu thuyết Thao thức của Aleksandr Kron
luận án phó tiến sĩ của Iliusa (một nghiên cứu sinh tài năng trong viện) để dựng cho mình luận án tiến sỹ. Chính vì vậy, Vdovin bị coi là một kẻ ăn cắp trong khoa học. Khi đã có bản luận án hoàn chỉnh, hắn tỏ ra kênh kiệu với đồng nghiệp: “Từ thuở Vdovin bảo vệ thành công luận án, chưa lần nào tôi nghe hắn ta nói “không biết” về một cái gì” [10, tr. 127]. Điều đáng nói hơn là trong số những kẻ tiếp tay cho Vdovin có cả Yudin. Để phòng thí nghiệm “lớn mạnh”, Yudin đã tham gia viết hộ một phần trong luận án của Vdovin. Yudin luôn bị dằn vặt vì sai lầm này. Trong chuyến đi Pari, anh đã bị Uspensky kết tội. Với khả năng cảm nhận tinh tế, vị giáo sư đã nhận thấy dấu ấn cá nhân của Yudin trong bản luận án: “Tôi tìm thấy trong đó vài ý nghĩa tỉnh táo, hơn nữa lại được diễn đạt rất đẹp, đến mức đáng phải ganh tỵ. Phong cách đấy chính là con người, có một cái gì đó trong phong cách ấy tôi thấy quen quen. Nói gọn lại – bàn tay cậu có phải không? Cậu và thím Varia đã viết thay cho hắn ta toàn bộ luận án, nghĩa là các vị đã thực hiện một hành động xuyên tạc khoa học… Cậu đồng mưu trong việc ăn cắp công trình” [10, tr. 134-135]. Lỗi lầm này cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến những cơn mất ngủ của Yudin.
Không chỉ là vấn đề bản quyền khoa học, sự xuống cấp đạo đức khoa học còn được thể hiện ở sự kết bè kết phái và những cuộc đấu tố cán bộ khoa học. Vdovin là một kẻ đầy thủ đoạn. Sau khi bảo vệ xong luận án, “Vdovin mạnh thế hẳn lên. Chẳng bao lâu sau hắn trở thành thư ký khoa học của viện.” [10, tr. 53]. Hắn bắt đầu kết bè kết phái và biến viện nghiên cứu thành “sân đấu bò tót” với sự độc ác, kèn cựa cùng nỗi nghi ngờ và sợ hãi. Có một kỷ niệm về viện mà không một thành viên nào quên được, đó là cuộc hội thảo khoa học của viện năm 1948. Ở đó, Vdovin đã ra mặt thanh trừng cán bộ, mục tiêu đầu tiên của hắn là loại bỏ Alyosha khỏi viện. Sau này, mỗi khi nhớ lại, cảm giác tức tối pha lẫn hổ thẹn lại trào lên trong Yudin: “Có lẽ cảm giác nặng nề nhất
Nhân tố tự bạch trong cấu trúc tiểu thuyết Thao thức của Aleksandr Kron
để lại trong tôi là về phiên họp thứ hai vào buổi chiều, lúc Vdovin, người được tôi chăm chút, người có bản luận án quá yếu đã được chúng tôi chung sức vực lên, bất ngờ tấn công và đánh gục một trong những nghiên cứu sinh tài năng nhất, Iliusa Xlavin” [10, tr. 48]. Cuộc hội thảo này đã làm đổi thay số phận nhiều người trong viện.
Không dừng lại ở đó, Vdovin lớn thế dần và hắn tìm cách “thay máu cán bộ”, những ai không cùng bè phái, hắn tìm cách đuổi khỏi viện. Nhiều cán bộ đã ra đi và ngay cả cụ Antônhêvich, một con người cần cù, tận tụy với công việc, thân phận nhỏ bé và lương thiện cũng bị hắn tìm cách sa thải. Thậm chí, hắn đã bội ơn Yudin và quay mũi nhọn tấn công sang anh. “Vdovin đã gạt bỏ khỏi viện những kẻ bướng bỉnh nhất và bắt những người khác câm lặng. Trước đây viện liên kết những người tuy suy nghĩ khác nhau nhưng cùng chung chí hướng, bây giờ thì bên trong mọi người lại chia rẽ sâu sắc.” [10, tr. 53]. Hắn bị coi là một con quỷ chui ra khỏi hũ, hắn coi khoa học như một ngành kinh doanh. Hắn đã kết bè kết phái, “chia rẽ các lực lượng khoa học, khơi lên những dục vọng thấp hèn và đầu độc không khí trong viện trong một thời gian dài.” [10, tr. 132]. Nhưng rốt cuộc, Vdovin cũng bị trừng phạt. Trong cuộc đại hội Đảng của viện, Vdovin và những kẻ hòa xướng của hắn đã đến lúc phải trả giá cho sự đắc thắng của chúng. “Chúng đã bị buộc tội thẳng vào mặt là đã hành hạ cán bộ khoa học, là đồ dốt nát, chính chúng đã đầu độc bầu không khí của viện và ném viện ngược trở lại mười năm” [10, tr. 61].
Khi đi sâu thể hiện sự xuống cấp đạo đức trong một bộ phận cán bộ khoa học, nhà văn Aleksandr Kron muốn đề cập đến những hiện tượng tiêu cực vẫn tồn tại trong xã hội. Không giống như những tác phẩm viết về người trí thức với âm hưởng ngợi ca, nhà văn muốn xem xét người trí thức ở nhiều góc độ và trong tính toàn vẹn nhất. Bên cạnh những con người hoàn thiện như Uspensky còn có những cá nhân đi ngược lại những nguyên tắc đạo đức của
Nhân tố tự bạch trong cấu trúc tiểu thuyết Thao thức của Aleksandr Kron
một cán bộ khoa học như Vdovin. Vdovin chỉ là một trường hợp và Viện phát triển bản thể là một mô hình xã hội thu nhỏ với đủ kiểu người để nhà văn có cái nhìn hoàn chỉnh và đúng đắn về công cuộc kiến thiết đất nước. Theo nhà văn, những người làm khoa học là những người nắm giữ chiếc chìa khóa của kho tàng trí thức và sự tiến bộ xã hội: “Khoa học ngày càng trở nên một sức mạnh vật chất đáng kể. Hàng trăm năm nay, đối với thiên nhiên, chúng ta chỉ là những kẻ bẻ khóa lẻn vào khoa học mang lại cho con người chìa khóa và giấy thông hành” [10, tr. 94]. Nhà văn cũng khẳng định lại giá trị đạo đức cần thiết nhất đối với người làm khoa học: “Kinh nghiệm của một nhà thực nghiệm nói với tôi rằng sự khách quan trước hết là khả năng thoát ra khỏi những quyền lợi thiết thân gẫn gũi để phụng sự chân lý hoặc là ít ra giữ mình ở một ranh giới mà nếu vượt qua khỏi khả năng tuyển chọn cuả ý thức, chúng ta sẽ biến thành định kiến” [10, tr. 207] và: “Một nhà bác học vì cố tình một cách độc ác mà gọi đen là trắng, gọi người khỏe là con bệnh và bệnh nhân là hoàn toàn lành mạnh, gọi đồ bỏ đi là xứng đáng và điều đã được chứng minh là sự dối trá, người ấy không đáng được gọi là nhà khoa học” [10, tr. 95]. Những câu nói thốt ra từ nhân vật Yudin thực ra cũng là những quan điểm triết lý của nhà văn. Ông đặc biệt đề cao thái độ khách quan vì nhờ nó mà nhà khoa học sẽ là những con người trung thực. Đồng thời, cái nhìn khách quan cũng giúp họ tránh xa những lỗi lầm và cám dỗ.
Chính nhờ cái nhìn khách quan, Yudin đã phát hiện ra hàng loạt những vấn đề tiêu cực trong chủ trương xây dựng xã hội chủ nghĩa, điển hình là mô hình hợp tác xã. Trong khu nhà ở của Yudin có một “tổ hợp phục vụ” đáp ứng đủ các nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, Yudin đã rất khó chịu trước quy cách làm việc quan liêu của nhân viên phục vụ. Mô hình lao động tập thể đã không còn phát huy được sức mạnh của nó mà trái lại đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết và trở thành sức ỳ của cả một xã hội. Tổ hợp phục vụ coi mình là
Nhân tố tự bạch trong cấu trúc tiểu thuyết Thao thức của Aleksandr Kron
thượng đế chứ không phải khách hàng. Họ coi dịch vụ của mình là sự ban phát của chế độ xã hội chủ nghĩa: “chúng tôi là những nhân vật tin cẩn của nhà nước, anh chỉ là một cá nhân thôi, chúng tôi ở đây là để thực hiện những nghĩa vụ của mình chứ không phải để chiều những mong muốn của anh, anh ở đây không có quyền lực gì, phàn nàn gì chúng tôi chỉ vô ích, bởi cấp trên quan tâm đến chúng tôi nhiều hơn các anh” [10, tr. 264]. Đặc biệt, căn bệnh bảo thủ và bệnh thành tích đã thâm nhập sâu vào tập thể này khi mọi ý kiến đóng góp đều bị bưng bít. Khi Yudin muốn ghi ý kiến của mình vào sổ góp ý thì ngay lập tức nhận được ánh mắt trách móc của các nhân viên phục vụ và bà giám đốc. Họ cho rằng Yudin là một người không có lương tâm vì “tổ hợp đang đấu tranh giành một lá cờ luân lưu nào đó, và bà giám đốc không bao giờ để xảy ra cái việc những người vô trách nhiệm viết bừa vào sổ góp ý… Vào những ngày kiểm tra thi đua, mọi lời trách móc vô căn cứ ghi vào sổ có thể làm hại thanh danh của tổ hợp” [10, tr. 258]. Điều này đã khiến Yudin bực bội: “quả thật tôi không giận cho bản thân. Tôi giận vì đất nước tôi. Tôi cảm thấy bị lăng mạ khi nghe người ta tôn lòng kiên nhẫn chịu đựng đối với sự cẩu thả và tắc trách lên làm biểu hiện cho lòng yêu nước… Làm như tất cả những thứ bệnh tật này là ưu điểm dân tộc của chúng ta” [10, tr. 257]. Những cá nhân như Vdovin và tập thể như tổ hợp phục vụ đều là những đối lượng lên án của Yudin. Họ chính là những hạt sạn trong công cuộc xây dựng xã hội mới. Là một nhà khoa học có cái nhìn công bằng, khách quan, Yudin đã thẳng thắn phê bình sự bất cập trong hình thức tổ chức sản xuất tập thể lúc đương thời, đồng thời thể hiện thái độ tẩy chay những kẻ vụ lợi, thủ đoạn như Vdovin. Điều này cũng thể hiện thái độ nhập cuộc và trách nhiệm công dân của một