BÁO CÁO MÔN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG HIỆU SUẤT CÔNG VIỆC KPIs
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM
- -KHOA SAU ĐẠI HỌC
BÁO CÁO MÔN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG HIỆU SUẤT CÔNG VIỆC KPIs
GVHD: TS VŨ VIỆT HẰNG
DANH SÁCH NHÓM 4
1 Nguyễn Vĩnh Luận
2 Huỳnh Long Hồ
3 Phan Trịnh Dũng Tâm
4 Hồ Thị Kim Cương
5 Lương Thị Ngọc Quỳnh
6 Hoàng Phương Thảo
7 Nguyễn Thanh Điền
TP Hồ Chí Minh, Tháng 06 năm 2013
GVHD: TS Vũ Việt Hằng Nhóm 4
1
Trang 21.Dẫn nhập
Quản trị theo mục tiêu (MBO - Management By Objectives) là một trong những hoc thuyết quản trị được khá nhiều tổ chức, doanh nghiệp áp dụng trong hoạt động của mình Việc vận dụng học thuyết quản trị này giúp chúng ta có thể liên kết giữa các mục tiêu lớn và mục tiêu nhỏ hơn, đến từng cá nhân; cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh, tính tập trung của thời gian và các nguồn lực; đa dạng hóa về giải pháp và tính hiệu quả của nó cũng như nâng cao cấp độ kết nối và cam kết trong doanh nghiệp Tuy nhiên, vấn đề ở đây là làm sao để áp dụng một cách có hiệu quả học thuyết này vào thực tiễn hoạt động quản trị tại doanh nghiệp? Việc này liên quan đến một chuỗi các hoạt động như: Hoạch định mục tiêu, thiết lập mục tiêu, liên kết mục tiêu và đặc biệt là làm sao để đo lường, đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu Các hoạt động này hiện tại được hỗ trợ đắc lực bởi các công cụ, phương pháp quản trị hiện đại và tiến tiên hiện nay
Đối với việc liên kết các mục tiêu, hiện có Mô hình Thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecard- BSC, sau đây gọi tắt là Thẻ điểm hay BSC) là một tập hợp các thước đo hiệu suất (để đánh giá kết quả hoàn thành công việc) bắt nguồn từ Chiến lược của tổ chức, thể hiện thông qua 1 hệ thống thẻ điểm được phân tầng tới các cấp độ và cá nhân Mỗi Thẻ điểm gồm 4 Viễn cảnh (Trụ cột, Phương diện, Perspective), bao gồm: Tài chính, Khách hàng, Quy trình nội bộ và Học hỏi & Phát triển Trong mỗi trụ cột lại bao gồm nhiều thước đo hiệu suất, chúng vừa là công cụ đánh giá, truyền đạt kết quả công tác vừa là công cụ dẫn dắt hiệu suất, thu hút nỗ lực từ nhân viên đến giám đốc để
từ đó thực thi thành công Chiến lược
Riêng việc xây dựng các tiêu chí đánh giá mục tiêu cũng như đo lường chúng đã và đang trở nên hết sức cần thiết, quan trọng và mang tính quyết định trong hiệu quả quản trị đối với mỗi doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay Mỗi người trong doanh nghiệp đều bị ràng buộc bởi một số mục tiêu gắn liền với công việc, chức vụ của họ và những mục tiêu này thường được cân đo đong đếm thường kỳ để đảm bảo công việc sẽ đạt được mục tiêu đề ra và không đi lệch hướng Nếu không có những công cụ và phương pháp theo dõi và đánh giá kết quả công việc so với mục tiêu đề ra thì chúng ta không biết được liệu mục tiêu có đạt được và khi nào thì đạt được mục tiêu đó Xác định được thành quả công việc của từng người sẽ là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp xác định nhóm nhân viên xuất sắc, phòng ban xuất sắc và những cá nhân, phòng ban có
Trang 3vấn đề cần điều chỉnh nhắm tới mục tiêu xây dựng nội lực của doanh nghiệp thông qua nền tảng con người Không có đội ngũ giỏi, không có đội ngũ nhân viên tốt trong tổ chức thì doanh nghiệp khó tồn tại và phát triển lâu dài
Và một trong những công cụ hữu hiệu và phổ biến nhất hiện nay dùng để giải “bài
toán” đo lường hiệu quả công việc chính là chỉ số KPI (Key Performance Indicator).
Chính vì tầm quan trọng của công cụ trong việc đánh giá, đo lường kết quả công việc nói riêng và hiệu quả quản trị nói chung mà Nhóm nghiên cứu chúng tôi quyết định đi sâu vào tìm hiểu, phân tích bản chất của KPI cũng như đánh giá mức độ thành công khi áp dụng công cụ này vào thực tế doanh nghiệp tại Việt Nam Từ đó, rút ra những nhận định, bài học kinh nghiệm và hướng đề xuất trong thời gian tới đối với việc vận dụng công cụ này vào thực tiễn công tác quản trị tại doanh nghiệp
2 Giới thiệu về CSF
2.1 Khái niệm
Để xây dựng được các KPI chúng ta phải bắt đầu bằng CSF (Critical Success Factor)
là các yếu tố quyết định đến việc đạt được các mục tiêu, được Tiến sỹ Ronald Daniel trình bày lần đầu tiên vào những năm 1960 và sau đó tiếp tục được John F Rockart, Trường quản lý MIT kế thừa và công bố
Mỗi tổ chức đều có sứ mạng và tầm nhìn riêng của mình và trong mỗi giai đoạn, doanh nghiệp phải xác định cho mình những mục tiêu chiến lược để đạt được tầm nhìn
ấy Các mục tiêu chiến lược thường được trình bày ở cấp độ cao, tổng quát Để đạt được mục tiêu chiến lược thì ta cần cụ thể hóa mục tiêu thành những yếu tố then chốt có thể quyết định đến việc đạt được mục tiêu đã đề ra (các yếu tố này gọi là CSFs) Các CSFs chủ yếu chú trọng đến các lĩnh vực quan trọng nhất và đi thẳng vào các vấn đề cần phải đạt được mục tiêu bằng cách nào Khi nhận dạng và kết nối các CSF lại với nhau, doanh nghiệp có thể đảm bảo hoạt động kinh doanh của mình được tập trung tốt nhất và tránh lãnh phí các nỗ lực và nguồn lực vào các yếu tố không quan trọng
2.2 Phương pháp xác định CSF của Rockart
Việc xác định CSF phụ thuộc vào 4 yếu tố cơ bản sau:
Yếu tố đặc thù ngành: Đây là những yếu tố đến từ đặc điểm của từng ngành kinh doanh riêng biệt và những việc doanh nghiệp cần phải làm để duy trì khả năng cạnh tranh
GVHD: TS Vũ Việt Hằng Nhóm 4
3
Trang 4 Yếu tố môi trường: Những yếu tố này là kết quả của ảnh hưởng môi trường vĩ mô lên doanh nghiệp (môi trường kinh doanh, nền kinh tế, đối thủ, và các tiến bộ kỹ thuật)
Yếu tố chiến lược: Những yếu tố này là kết quả của những chiến lược cụ thể của doanh nghiệp bao gồm định vị, tiếp thị, tăng trưởng, ổn định, phát triển tự thân…
Yếu tố nguồn lực: Những yếu tố đến từ các lực lượng nội tại trong tổ chức bao gồm các yếu tố con người, công nghệ, kinh nghiệm, hệ thống thông tin…
Trên thực tế, xác định CSF là một quy trình lặp đi lặp lại bởi vì CSF có liên kết với nhiệm vụ, mục tiêu chiến lược của tổ chức nên thường được tái xác định
2.2 Các bước tìm CSFs cho doanh nghiệp
Bước 1: Thiết lập mục tiêu chiến lược và nhiệm vụ cụ thể
Bước 2: Với mỗi mục tiêu chiến lược, doanh nghiệp tự hỏi yếu tố nào là thiết yếu
mà doanh nghiệp nên tập trung thực hiện để hoàn thành mục tiêu này? Câu trả lời
sẽ là đáp án để tìm ra CSF
Bước 3: Đánh giá danh sách các CSF tiềm năng để tìm ra nhân tố chủ chốt nhất quyết định đến việc đạt được các mục tiêu
Trong qua trính tìm tòi và đánh giá CSF, doanh nghiệp có thể khám phá một vài mục tiêu chiến lược mới hoặc chi tiết hóa các mục tiêu đó Do đó, doanh nghiệp cần phải thường xuyên đánh giá lại nhiệm vụ, mục tiêu và CSF của mình
Bước 4: Tìm hiểu cách giám sát và đo lường từng CSF
Bước 5: Kết nối CSF với các nhân tố quan trọng khác trong tổ chức hoặc chiến lược của dự án
Bước 6: Tiếp tục giám sát và tái đánh giá CSF nhằm đảm bảo doanh nghiệp vẫn đang vững bước đi tới mục tiêu cuối cùng Thật ra, CSF đôi khi khó đo lường hơn các mục tiêu khác nên bạn phải xác định càng kỹ càng tốt cách đo lường hoặc giám sát chúng
3.
Đo lường hiệu suất theo KPIs
3.1 Giới thiệu chung
KPI (Key Performance Indicator) là phương pháp đo lường kết quả thực hiện công
việc bằng cách thiết lập một Hệ thống chỉ số hiệu suất là một tập hợp có tính hệ thống của các chỉ số đo lường hướng vào các phương diện hoạt động của tổ chức
Trang 5Trọng tâm của các chỉ số hiệu suất này là đo lường các quá trình và các kết quả cốt yếu nhất quyết định đến thành công của tổ chức Hướng theo Sứ mệnh, Tầm nhìn, Chiến lược của tổ chức, hệ thống chỉ số này được thiết kế phân tầng từ cấp tổ chức đến cấp tổ/nhóm/cá nhân, thể hiện được kết quả hoạt động của tất cả các cấp độ trong tổ chức
3.2 Mục đích
Nhằm thực hiện thành công Sứ mệnh, Tầm nhìn và Chiến lược bằng việc xây dựng một hệ thống các chỉ số hiệu suất cho các cấp từ tổ chức cho đến tổ, nhóm trong tổ chức Dựa vào đó tiến hành thực hiện, đo lường và quản lý việc thực thi Chiến lược của tổ chức
3.3 Đặc điểm
- Phản ánh mục tiêu của tổ chức Khi doanh nghiệp đặt mục tiêu “trở thành doanh nghiệp có hiệu suất lợi nhuận cao nhất trong ngành”, các chỉ số KPI sẽ xoay quanh lợi nhuận và các chỉ số tài chính “Lợi nhuận trước thuế” và “Vốn/tài sản cổ đông”
là những chỉ số chính
- Là những thước đo có thể lượng hóa được KPI chỉ có giá trị khi được xác định và
đo lường một cách chính xác “Trở thành doanh nghiệp nổi tiếng nhất” không phải
là một chỉ số KPI do không có cách nào đo sự nổi tiếng của doanh nghiệp hay so sánh nó với các doanh nghiệp khác.Việc xác định rõ các chỉ số KPI và bám sát các chỉ số này rất quan trọng Đối với KPI “gia tăng doanh số”, cần làm rõ các vấn đề như đo lường theo đơn vị sản phẩm hay giá trị sản phẩm Sản phẩm trả lại sẽ bị khấu trừ trong tháng sản phẩm được bán ra hay trong tháng sản phẩm được trả lại? Doanh thu sẽ được tính theo giá niêm yết hay giá bán thực tế?
- Mỗi KPI cần phải có mục tiêu rõ ràng Cần phải đặt ra mục tiêu cho mỗi chỉ số KPI Ví dụ như doanh nghiệp đặt mục tiêu trở thành nhà tuyển dụng hàng đầu cần đưa “Tỉ lệ thay thế nhân viên” thành các chỉ số KPI Chỉ số này được định nghĩa là
“tổng số nhân viên tự nguyện xin nghỉ việc chia cho tổng số nhân viên ban đầu” và cách đo lường chỉ số này đã được thiết lập bằng cách thu thập dữ liệu từ hệ thống thông tin của phòng nhân sự (HRIS) Sau đó đặt mục tiêu cho chỉ số KPI, ví dụ như
“Giảm tỉ lệ thay thế nhân viên 5% một năm”
GVHD: TS Vũ Việt Hằng Nhóm 4
5
Trang 63.4 Phân loại
Thông thường KPIs được phân thành 02 loại:
- Lead - Chủ động định hướng sớm: là các thước đo đầu vào chủ động thúc đẩy hiệu quả
Ví dụ: Số giờ đào tạo, số lượng dịch vụ giá trị gia tăng cho khách hàng, Tỷ lệ vị trí
có bản mô tả công việc, Số qui trình ban hành mỗi năm
- Lag – Khó chủ động, chỉ ghi nhận sau khi xảy ra: là chỉ số ghi nhận trễ hay còn gọi là thước đo ghi nhận đầu ra
Ví dụ: Thị phần, doanh thu, lợi nhuận, sự hài lòng của khách hàng, tỷ lệ nhân viên thôi việc
Hai loại thước đo này thể hiện quy luật nhân quả Chúng ta cần cả 2 loại thước đo này với tỷ lệ hài hòa trong hệ thống KPIs Nếu có quá nhiều Lead KPIs thì doanh nghiệp hao tốn nỗ lực mà không chú trọng đủ nhiều đến việc đạt được kết quả mong muốn Ngược lại nếu có quá Lag KPIs thì doanh nghiệp đang “chờ sung rụng”, không chủ động nhiều để đạt kết quả
Mặt khác KPIs cũng có thể được phân loại theo Cực của chỉ tiêu:
- KPIs càng cao càng tốt Ví dụ: Doanh thu, sự hài lòng của khách hàng, Vòng quay hàng hóa…
- KPLs càng thấp càng tốt Ví dụ: Chi phí bán hàng, tỷ lệ thiếu hàng, nợ quá hạn…
3.5 Đối tượng áp dụng
Bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào có nhu cầu áp dụng các chỉ số đo lường hiệu suất (KPI) để cung cấp cho lãnh đạo, nhân viên, bên liên quan thông tin về KPI và nhằm đạt mục tiêu vận hành xuất sắc nhất dựa trên khả năng của tổ chức
KPI có thể áp dụng ở các cấp độ chung của tổ chức và các quá trình chức năng hỗ trợ:
KPI áp dụng cho quá trình chung ở cấp độ tổ chức/doanh nghiệp (ví dụ: 100% giao hàng/dịch vụ đủ và đúng hạn cho khách hàng của tổ chức, doanh nghiệp);
KPI áp dung cho quá trình chức năng (ví dụ: 100% bản vẽ hướng dẫn giao đủ
và đúng hạn từ phòng kỹ thuật tới phòng sản xuất)
3.6 Triết lý
“Cái gì đo lường được thì mới thực hiện được” và “Hãy đo lường những gì quan trọng”
Trang 7 Mục tiêu và Thước đo mục tiêu là “Nam châm” và “Kim chỉ nam” cho hành động của mọi người hướng đến Sứ mệnh chung
Cần phải đo lường một cách “Liên tục, Tức thời, trong cả Quá khứ Hiện tại -Tương lai”
Hãy đo lường và phát triển phần tài sản vô hình đang có tỉ trọng ngày càng lớn được chiếm giữ bởi nhân viên, bộ máy quản lý và khách hàng của mình
Mỗi người, mỗi bộ phận đều có thể biết rõ mình phải làm gì, làm như thế nào để đóng góp tốt nhất cho Mục tiêu chung của công ty
“Hiệu suất cần được đo bởi chính những người tạo ra nó” thay vì chỉ được đo lường bởi người khác
3.7 Nguyên tắc áp dụng
Quan hệ hiệu quả với nhân viên, các đoàn thể, các nhà phân phối và những khách hàng chủ chốt (các bên liên quan)
Trao quyền cho nhân viên một cách thích hợp, gồm người phụ trách dự án, đội ngũ quản trị cấp cao, cho đội ngũ nhân viên “tuyến đầu” và các bộ phận, nhân viên
Kết hợp với các biện pháp đo lường, báo cáo, thực thi cải tiến hiệu suất và nâng cao năng suất để luôn có được Hệ thống KPI phù hợp, khả thi và cải tiến liên tục
Hệ thống KPI cần phải nối kết được với Sứ mệnh, Tầm nhìn, Giá trị, Chiến lược
và viễn cảnh của tổ chức, theo sơ đồ sau:
GVHD: TS Vũ Việt Hằng Nhóm 4
7
Sứ mệnh,Tầm nhìn,Giá trị cốt lõi của tổ chức
Các Chiến lược của tổ chức
Các kết quả
Phát trển
Các quy trình nội bộ
Sự hài lòng của NV
Môi trường /Cộng đồng
CÁC YẾU TỐ THÀNH CÔNG THEN CHỐT (CSF)
CÁC CHỈ SỐ HIỆU SUẤT CỐT YẾU (KPIs)
Các kết quả
tài chính
Học hỏi và Phát trển
Các quy trình nội bộ
Sự hài lòng của NV
Môi trường /Cộng đồng
Sự hài lòng của KHàng
Hài lòng của khách hàng
Trang 83.8 Yêu cầu của phương pháp
Gồm 10 yêu cầu như sau:
Cam kết của lãnh đạo cao nhất
Cần xác định Sứ mệnh, Tầm nhìn, các Giá trị, Chiến lược cũng như quyết tâm, cung cấp nguồn lực thực thi dự án KPI thành công Đồng thời có sự cam kết tham gia của đội ngũ quản trị cấp cao ở các cấp độ
Xác định Sứ mệnh, Tầm nhìn, các Giá trị và Chiến lược của tổ chức một cách nhất quán trước khi xây dựng Hệ thống KPI.
Các tài liệu Chiến lược phải liên kết được với các viễn cảnh của Hệ thống KPI hay là các viễn cảnh phải được thể hiện trong Chiến lược của tổ chức
Cần xác định rõ các viễn cảnh của Chiến lược
Theo David Parmenter, KPI cần có 6 viễn cảnh: Tài chính, Khách hàng, Quy trình nội bộ, Học hỏi và phát triển, Sự hài lòng của nhân viên, Môi trường & Cộng đồng
Tài chính
Sử dụng hiệu quả tài
nguồn vốn, Tăng trưởng
lợi nhuận
Môi trường & Cộng đồng
Hỗ trợ địa phương, khả năng lãnh đạo cộng đồng
Khách hàng
Sự hài lòng, trung thành của khách hàng
Sứ mệnh, Các Giá trị, Tầm nhìn, Chiến lược của Công ty
Quy trình nội bộ
Tối ưu hóa công nghệ,
quan hệ hiệu quả với các
bên hữu quan, năng suất,
chất lượng, giao hàng…
Sự hài lòng của nhân viên
Hài lòng của nhân viên, gĩư và thu hút được nhân viên chủ lực
Đào tạo và phát triển nguồn lực
Trao quyền, tăng năng lực
và sự thích ứng, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển…
Phân cấp việc thiết lập các chỉ số hiệu suất xuống các cấp theo nguyên tắc từ Tổ chức, Bộ phận, Phòng ban, Tổ, Cá nhân (hay là Hệ thống, Quá trình và Công việc)
Các chỉ số hiệu suất cần đảm bảo: SMART
Trang 9Specific- Rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu
Measurable- Có thể đo lường được
Attainable- Có thể đạt được
Realistic- Có tính hiện thực
Timely- Có thời gian rõ ràng
Ngoài ra, các chỉ số hiệu suất cần:
Có liên quan đến nghề nghiệp và nhiệm vụ của nhân viên
Phù hợp với mục tiêu của bộ phận, Chiến lược của tổ chức
Đảm bảo tính hài hòa của các thước đo Việc cải thiện hiệu suất của chỉ số này không trở thành sự hi sinh của chỉ số khác
Có giải thích thật rõ ràng về mỗi chỉ số thông qua hồ sơ chỉ số hiệu suất
Tiêu chuẩn hóa hệ thống KPI
Cần thực hiện việc xây dựng, ban hành và áp dụng các tài liệu quy định về cách thức xây dựng, duy trì áp dụng, báo cáo và cải tiến hệ thống KPI trong tổ chức
Kết hợp việc đo lường với đánh giá, hoạch định và cải tiến hiệu suất
Về đo lường: sau khi đã xây dựng hệ thống KPI, cần tiến hành liên tục thống
kê các dữ liệu, tính toán và báo cáo, truyền thông kết quả hiệu suất đạt được
Về đánh giá: dựa trên việc so sánh kết quả đo được với chỉ tiêu đã đạt ra để đánh giá kết quả thực hiện của từng cấp độ, áp dụng khen thưởng, đãi ngộ
Về hoạch định: tiếp tục hoạch định chiến lược, mục tiêu, đề xuất sáng kiến
và cải tiến chế độ đãi ngộ một cách thích hợp theo hướng tập trung phát triển tài sản vô hình
Về cải tiến: Cần thực thi hệ thống KPI khởi thảo và tiếp tục cải tiến phù hợp với trình độ quản lý và liên tục tiêu chuẩn hóa hệ thống KPI mỗi khi có sự thay đổi
Đảm bảo tính thống nhất của hệ thống quản lý chung của doanh nghiệp
Cần phải triển khai áp dụng phương pháp KPI sao cho nó có thể tích hợp hoàn hảo nhất vào hệ thống chung của tổ chức
GVHD: TS Vũ Việt Hằng Nhóm 4
9
Trang 103.9 Cách thức xây dựng và áp dụng
Gồm 3 giai đoạn với 9 bước như sau:
1
Chuẩn bị
Khởi sự Chọn tư vấn, Cam kết của
lãnh đạo
chức & nhân sự
Thành lập Tổ dự án và Ban triển khai KPI
tố nền tảng và chương trình triển khai chi tiết
4
Giai đoạn xây
dựng hệ thống
KPIS
Phát động chương trình KPI
Phát động triển khai thực hiện chương trình KPI
thành công then chốt
Xác định các yếu tố thành công then chốt và các mục tiêu
của tổ chức, cấp bộ phận, phòng ban
KPIS
Xây dựng & phê duyệt hệ thống tài liệu quy định cách thức thực hiện hệ thống KPI 8
Giai đoạn áp
dụng & cải tiến
Áp dụng hệ thống KPI Thực thi hệ thống, áp dụng
các biện pháp để đo lường và cải tiến hiệu suất
9 Duy trì và cải tiến hệ
thống KPI
Duy trì hệ thống, đánh giá sự thay đổi và cải tiến các chỉ số
để luôn phù hợp